‘Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp’ - Một nghiên cứu dày công và thận trọng về luân hồi

Thu An15/07/2023 09:00
‘Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp’ - Một nghiên cứu dày công và thận trọng về luân hồi

“Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp” (Children Who Remember Previous Lives) của tiến sĩ, bác sĩ Ian Pretyman Stevenson là quyển sách chuyển tải khá đầy đặn những nghiên cứu dày công, thận trọng của ông về hiện tượng luân hồi.

Ký ức con người vẫn tồn tại sau khi chết

Hiện tượng luân hồi không phải là vấn đề mới được biết đến, nó đã được đề cập từ lâu trong cuộc sống con người. Khái  niệm luân  hồi  đã xuất hiện trong nhiều nền văn hóa và tín ngưỡng từ hàng ngàn năm trước và vẫn đang tồn tại. Tuy nhiên, đến nay nó vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Với nhiều người, nhất là ở Châu Âu, điều gì mà họ không thể chứng minh, giải thích được bằng các phương pháp khoa học, thì họ khó mà chấp nhận.

Hiểu được điều đó, Stevenson đã rất thận trọng và dày công, cùng các cộng sự của mình, nghiên cứu rất nhiều trường hợp mà ông coi là bằng chứng về sự luân hồi, chuyển kiếp, bằng thái độ và niềm tin của một người làm khoa học, một bác sĩ chữa bệnh, cứu người.

Ông đã dành hơn 40 năm để nghiên cứu thực địa, xác minh, phân tích, đánh giá, làm báo cáo khoa học từ gần 3000 trường hợp trẻ em có hiện tượng luân hồi ở nhiều nơi trên thế giới (trong đó có nhiều nước phương Tây như Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Thụy Điển…). Đa số các em còn rất nhỏ, trong đó nhiều em chỉ 2-3 tuổi, kể lại khá chi tiết nhiều sự kiện trong cuộc sống tiền kiếp: cha mẹ, anh chị em, người quen biết, địa danh nơi sinh sống, hình ảnh, tình tiết lúc họ qua đời.

Không chỉ nhớ được tiền kiếp, có em còn nói được những ngôn ngữ từ tiền kiếp mà với độ tuổi đó không thể biết và chưa được học theo cách thông thường. Nhiều em có mong muốn quay về nơi đã sống kiếp sống trước (có khi chỉ là vài năm trước) và nhận ra đúng nơi ở, cha mẹ, người quen cũ.. dù chưa một lần tới đó trong kiếp sống mới.

Trong quyển sách “Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp”, tác giả đã đưa ra những bằng  chứng khoa học cẩn trọng và thuyết phục về việc ký ức con người vẫn tồn tại sau khi chết, mà trong nghiên cứu của mình ông gọi là “tính cách con người”, “tính cách tiền kiếp”.

Đọc sách, độc giả sẽ hiểu rõ hơn quá trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và các kết luận cơ bản của Stevenson về hiện tượng luân hồi. Tác giả cũng nêu rõ, ngoài việc khái quát các phương pháp và kết quả chính từ các cuộc khảo sát, ông hi vọng quyển sách sẽ  giúp sửa chữa một số quan niệm sai lầm thường thấy về luân hồi. Và ông cũng hi vọng quyển sách sẽ giúp nhận được nhiều báo cáo về các trường hợp mới cần  khảo  sát, vì ông tin rằng nhiều trường hợp như vậy đã không được báo cáo đầy đủ, đặc biệt là ở  phương Tây. Trong thực tế, công trình nghiên cứu của ông đã được rất nhiều nhà khoa học kiểm chứng. Và cho đến nay, đã có thêm nhiều bằng chứng về luân hồi được kiểm chứng bởi các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới.

“Chứng sợ ý tưởng mới” gây đau khổ cho  con người

Trong sách, Stevenson phân tích khá kỹ những rào cản khiến người ta không tin vào khả năng luân hồi. Với thái độ của người làm khoa  học, ông viết: “Những điều tôi sắp trình bày không nhằm mục đích thuyết phục độc giả tin vào luân hồi. Tôi chỉ muốn độc giả chú ý đến những trở ngại mà tôi cho là thường ngăn cản mọi người đánh giá những trường hợp trẻ em nhớ về tiền kiếp bằng một thái độ cởi mở”.

Theo ông, “người phương Tây không quen với ý tưởng về luân hồi; giả định rằng tâm trí (và  ký  ức) của chúng ta nằm trong bộ não và không thể tồn tại ở nơi nào khác; niềm tin rằng chúng ta không thể hình dung được cuộc sống sau cái chết sẽ như thế nào; và nhiều người có khuynh hướng không muốn tự chịu trách nhiệm cho số phận mà họ có thể phải chấp nhận theo luân hồi”.

Ông cho rằng “chứng sợ ý tưởng mới” gây đau khổ cho con người khắp nơi trên thế giới. Ông dẫn: “Walter Baegot từng nói: ‘Một trong những nỗi đau lớn nhất của con người là nỗi đau về một ý tưởng mới’. Chúng ta có khuynh hướng né tránh những điều không quen thuộc và vội vàng đánh giá không hay về chúng trước khi xem xét bằng chứng. Ở đây tôi muốn nhắc rằng ý tưởng về sự tồn tại của tính cách con người sau khi chết là không quen thuộc đối với hầu hết những người có học thức ở phương Tây. Nếu vào năm thế kỷ trước, thái độ hoài nghi vào sự tồn tại sau khi chết gần như không tồn tại ở châu Âu (thậm chí có thể bị trừng phạt bằng cái chết) thì ngày nay, niềm tin vào sự tồn tại đó là quan điểm lập dị. Niềm tin vào sự sống sau cái chết đã dần bị xoá nhoà bởi những thành tựu khoa học, nơi tập trung vào những vấn đề tương  đối dễ quản lý của thế giới vật chất”.

Cũng với thái độ và trách nhiệm của người làm khoa học, trong phần kết quyển sách tác giả viết “Đây là tất cả những gì tôi có thể nói về bằng chứng mà chúng tôi có được liên quan đến nhân quả giữa hai kiếp sống… Tôi nghĩ mình nên kết thúc quyển sách này bằng việc thừa nhận, thậm chí nhấn mạnh rằng, chúng tôi vẫn còn rất nhiều điều chưa biết về luân hồi. Mặc dù quá trình nghiên cứu trường hợp của những đứa trẻ khẳng định nhớ chuyện tiền kiếp đã thuyết phục tôi rằng một số trường hợp trong đó thật sự là trường hợp đầu thai chuyển kiếp, nhưng đồng thời nó cũng khiến tôi chắc chắn rằng chúng ta gần như không biết gì về luân hồi”.

Đến nay, mười ba năm sau ấn bản đầu tiên của quyển sách, Stevenson đã có thể khẳng định “Chắc chắn chúng ta đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc tìm kiếm các trường hợp có bằng chứng mạnh mẽ hơn về một tiến trình siêu linh. Tôi hiện tại cũng đã tin tưởng hơn vào việc tâm trí và cơ thể là hai thực thể tách rời, gắn kết với nhau trong cuộc sống nhưng không còn gắn kết với nhau sau khi cuộc sống đó kết thúc. Tôi cũng tin tưởng hơn rằng luân hồi là cách giải thích thuyết phục nhất - dù không phải là cách duy nhất - về những trường hợp có bằng chứng mạnh mẽ mà chúng tôi đã nghiên cứu. Tuy vậy, hiện tượng luân hồi vẫn là một bí  ẩn. Nhưng tôi tin rằng các nhà khoa học thế hệ sau sẽ có thể tiến xa hơn trong nghiên cứu về đề tài này”.

“Những đứa trẻ  nhớ được tiền kiếp”, do vậy, là một quyển sách nghiêm túc, nhiều giá trị, đáng được tham khảo.

Trong sự nghiệp của mình, Stevenson đã có hơn 300 công trình nghiên cứu được xuất  bản, bao gồm 14 quyển sách về luân hồi. Ông cũng góp phần thành lập Society for Scientific Exploration (tạm dịch: Hội nghiên  cứu khoa học) chuyên tìm hiểu về những khía cạnh bị xem như không chính thống trong khoa học.

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

[PRE-ORDER] Con đường chuyển hóa - 50 Bài giảng về con đường chân chánh giúp chuyển hóa nỗi khổ niềm đau

“Con đường chuyển hóa - 50 Bài giảng về con đường chân chánh giúp chuyển hóa nỗi khổ niềm đau”. Cuốn sách là sự tiếp nối những lời giảng sâu sắc của thầy Thích Pháp Hòa, mở ra hành trình mới giúp độc giả tìm thấy tự do và an lạc trong cuộc sống.
2

Đôi điều cần suy ngẫm - J.Krishnamurti: “Hạnh phúc không xuất hiện khi bạn tìm kiếm nó”

Như một vòng tròn luẩn quẩn, hầu hết chúng ta đều không ngừng đi tìm kiếm hạnh phúc thông qua vô vàn sự thay đổi ở mỗi giai đoạn tuổi tác của chúng ta.
3

Biến tiềm năng thành tài năng - Ông Hoàng Nam Tiến: Nghĩ không cũ về những điều không mới

Biến tiềm năng thành tài năng (Hidden Potentinal) là tác phẩm mới nhất của Adam Grant. Với tôi, mỗi tác phẩm của ông là một cuộc đối thoại về cách tư duy, phát triển con người đầy khác biệt và thú vị.  
4

Miền đất hứa - 15 trích dẫn của Barack Obama về một nước Mỹ lý tưởng mà ông muốn

15 trích dẫn thể hiện lý tưởng của Barack Obama về một nước Mỹ mà ông muốn hướng tới, và theo ông cuốn sách này là dành cho những người trẻ tuổi với lời mời gây dựng lại một nước Mỹ sánh ngang với tất cả những gì tốt đẹp nhất...
5

Ai cũng có “đứa trẻ tổn thương bên trong” cần được chữa lành

Nhiều người nghĩ mình cá biệt khi cảm nhận bên trong có “một đứa trẻ” cần được vỗ về. Tuy nhiên, bạn không đơn độc. Những tổn thương từ thuở ấu thơ luôn tồn tại bên trong mỗi người, kể cả các ngôi sao lớn cũng không ngoại lệ.

Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp - Sự sống sau cái chết là thứ có thể hình dung được

Vũ trụ có ít nhất hai cõi: một cõi vật chất và một cõi tinh thần (hoặc tâm linh), và khi không còn bị cơ thể vật lý cản trở, chúng ta sẽ tồn tại trong cõi tinh thần.

Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp - Có cuộc sống sau cái chết không?

Tiến sĩ, Bác sĩ y khoa Ian Stevenson đã dành hơn 40 năm để nghiên cứu và xác minh gần 3.000 trường hợp trẻ em có ký ức về những trải nghiệm ở kiếp trước. Đây là công trình nghiên cứu nổi tiếng của ông về hiện tượng luân hồi.

Tư duy truy tìm sự thật - Kiểu người tiềm ẩn khả năng phi thường: Sở hữu 'tư duy trinh sát'

Tư duy truy tìm sự thật" của Julia Galef xoay quanh một lối tư duy rất phổ biến: lập luận theo động cơ, nghĩa là con người vô thức chọn hướng lập luận dẫn đến kết luận mà họ mong muốn.

 Sao ta làm điều ta làm - Để tự do, phải hiểu về ràng buộc đích thực

Abraham Maslow đã nói rằng: “Trách nhiệm chính là niềm vui, niềm vui chính là hoàn thành trách nhiệm của mình”.

Muôn kiếp nhân sinh 3 - Đầu tư vào lòng nhân ái và sự tử tế

​​​​​​​Trong một chuyến công tác đến Chicago, thay vì đến các tiệm ăn sang trọng, hợp với địa vị của mình, tỷ phú Farnum đưa tôi đến một quán ăn bình dân, có đông người xếp hàng trước cửa để chờ đến lượt vào dùng bữa.

Nghệ thuật sống vững vàng - Thói quen liên tục kiểm tra điện thoại dẫn đến chứng sao nhãng

Công trình nghiên cứu của một công ty điều phối viễn thông ở Vương quốc Anh cho thấy cứ trung bình mười hai phút chúng ta lại kiểm tra điện thoại một lần.

Tế bào gốc - Chìa khóa của Suối nguồn tươi trẻ

Một nguy cơ của sự suy yếu ở tuổi già là chứng mất trí nhớ. Bộ não trải qua sự lão hóa giống như những phần còn lại của cơ thể. Ở một số người, quá trình này bắt đầu sớm hơn so với những người khác.

Tư duy truy tìm sự thật Kỳ 2 - Công bằng không có nghĩa là cả hai bên đều có phần đúng

Năm 1970, nhà sinh học Paul Ehrlich có một nhận định táo bạo: “Nếu là một tay cờ bạc, tôi sẽ cược năm ăn năm thua rằng nước Anh không thể tồn tại đến năm 2000”.

5 mẹo sử dụng ChatGPT hữu ích có thể bạn chưa biết

Kỹ năng - Sơn Vân - 21/11/2024 12:00
Nhiều người sử dụng ChatGPT để tạo công thức nấu ăn hoặc viết email công việc. Nick Turley, trưởng bộ phận sản phẩm của OpenAI, vừa chia sẻ 5 mẹo hữu ích mà người dùng ChatGPT có thể chưa biết hoặc muốn thử nghiệm.

Cuộc khủng hoảng cô đơn

Phong cách sống - Chi Chi - 21/11/2024 11:00
Sống giữa thành phố đông đúc nhưng nhiều người không thể tìm được một người để trò chuyện.

“Mẹ làm mọi thứ vì tốt cho con” là tình yêu độc hại nhất

Suy ngẫm - An Chi - 21/11/2024 10:00
Có một kiểu tình yêu độc hại của người mẹ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đứa trẻ.

Biến tiềm năng thành tài năng - Càng mắc nhiều lỗi, bạn càng tiến bộ nhanh hơn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 21/11/2024 09:00
Phần lớn chúng ta đều không thích phạm lỗi vì nỗi sợ bị đánh giá, nhưng giáo sư Adam Grant đã chỉ ra rằng để có thể phát triển, bạn phải dám mắc lỗi nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Từ sách - Phim - Quìn - 21/11/2024 08:00
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/11/2024 12:00
Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số

Kỹ năng - Nhật Anh - 20/11/2024 11:00
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Gửi lời tri ân qua trang sách

Tủ sách - Đan Thanh - 20/11/2024 10:40
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đã truyền cảm hứng và dìu dắt bao thế hệ trưởng thành.

“Bạn cần - tôi tặng (SAIGONGIVE)” group Facebook “cái gì cũng cho” ở Sài Gòn

Truyền cảm hứng - Phạm Trang - 20/11/2024 10:00
Sài Gòn - dưới cái dáng vẻ ngược xuôi ồn ã của phố thị, vẫn là những con người “quá trời dễ thương”.

Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

Từ sách - Phim - TĐ - 20/11/2024 09:00
Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”.

Chiến thắng con Quỷ bên trong - Napoleon hill và bí mật đằng sau thành công

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 20/11/2024 08:00
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, những cơ hội và thách thức mới liên tục xuất hiện, tạo nên áp lực vô hình lên con đường thành công của mỗi người.

Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/11/2024 12:00
Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt.

5 dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đã bị cài mã độc

Kỹ năng - KV - 19/11/2024 11:00
Những dấu hiệu bất thường sau trên điện thoại đang phản ánh thiết bị gặp vấn đề và có khả năng cao đã bị cài mã độc, phần mềm độc hại mà bạn không hề hay biết.

3 nguyên tắc tỷ phú Elon Musk thường xuyên áp dụng

Phong cách sống - Đoàn Giang - 19/11/2024 10:00
Những nguyên tắc này có lẽ có thể áp dụng tương tự vào bất kỳ ai, bất kỳ việc gì.

Tự do – Như chim tung cánh

Tủ sách - FN - 19/11/2024 09:00
Osho đã bàn về nhiều chủ đề: tình yêu, cảm xúc, sự sáng tạo, từ bi,… Ở tác phẩm “Tự do – Như chim tung cánh”, ông bàn đến một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tâm thức con người: tự do.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 21/11/2024