Mùi của Tết, mùi của yêu thương

01/02/2022 09:00
Mùi của Tết, mùi của yêu thương

Vẫn còn đó âm hưởng Tết xa xưa đọng lại thời hiện đại. Rất nhiều thứ mùi đâu đây quanh ta, mùi quần áo, mùi người thân thương, mùi của món ăn ưa thích, mùi Tết...

Tết đến, xuân về. Khắp mọi nơi rực sắc đỏ. Hình như màu đỏ ngày càng đậm hơn mỗi dịp xuân về ở ta. Cổng chào đỏ, cờ đỏ, băng rôn đỏ, khẩu hiệu đỏ, đèn lồng đỏ khiến đôi khi cứ ngỡ đang ở đâu đó ngoài ta.

Mùi của Tết, mùi của yêu thương - 1

 Người phụ nữ rời chợ Nôm thuộc xã Đại Đồng (huyện Văn Lâm, Hưng Yên) với cành đào ưng ý cho Tết (Ảnh: An Thành Đạt).

Thêm vào đó là hoa và cây. Khắp nơi hoa và cây. Ngắm cây xanh, khóm hoa, thảm cỏ đẹp mê người trên đường phố, bỗng nghĩ đến những người hàng ngày âm thầm bên chúng. Không khí Tết lan tỏa, ban đầu thoang thoảng đâu đây cho đến khi cao trào ùa vào từng ngõ ngách, phố phường, nhà cửa.

Âm hưởng Tết xa xưa đọng lại

Thời buổi hiện đại làm cho nhiều thứ thay đổi. Đặt bánh chưng, giò, đặt gì có nấy và đồ được mang đến tận nhà theo đúng phương châm phục vụ, tiền trao, cháo múc. Kinh tế thị trường không còn quá xa lạ với dân ta. Có cầu khắc có cung, quá thuận tiện mua bán, còn gì hơn cho các nàng dâu "order" thời nay.

Thế nhưng, vẫn có cái gì đó của hình bóng, âm hưởng Tết xa xưa đọng lại Tết thời hiện đại. Tà áo dài truyền thống, khắp các nghĩa trang là con cái thắp nén hương mời người thân về ăn Tết, rồi cúng ông Công ông Táo... Hiện đại đến mấy cũng khó "nhân tạo" được miếng măng, miếng bóng, củ hành. Mẹ tôi lúc còn sống, dù tuổi cao nhưng năm nào cũng đích thân ra chợ chọn mua cho được thứ măng mình ưa thích. Trong con mắt mẹ, Tết phải có nồi canh măng ngon, chất và hành muối đậm với độ cứng vừa phải.

Mùi của Tết, mùi của yêu thương - 2

Sản vật làng quê ngày giáp Tết trong chợ Nủa, xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, Hà Nội (Ảnh: An Thành Đạt).

Hiện đại đến mấy cũng không thoát chuyện lì xì ngày Tết, cho dù ngày nay có cả lì xì qua mạng. Tân cổ, xưa nay hòa quyện vào nhau làm nên cái hương vị, cái không khí Tết người Việt. Tết xưa và nay vẫn vậy, luôn là sự sum vầy đầm ấm, yêu thương của gia đình.

Đó là cái không khí Tết theo cảm nhận của đa phần người Việt. Nhưng riêng đối với ông Saadi Salama, Đại sứ Palestine tại nước ta từng 19 lần đón Tết thì đó là cái mùi Tết chỉ riêng ta mới có. Mùi Tết truyền thống lưu giữ và truyền từ đời này sang đời khác. Rất nhiều thứ mùi đâu đây quanh ta, mùi quần áo, mùi người thân thương, mùi của món ăn ưa thích, của nồi nước mùi già và quá tuyệt khi thêm vào là mùi Tết. Quả là một cảm nhận tinh tế nơi ông. Mùi của Tết, mùi của yêu thương.

Mùi của Tết, mùi của yêu thương - 3

Tết không thể thiếu lá dong để gói bánh chưng (Ảnh: An Thành Đạt).

Còn những người bán quất, bán đào cảm nhận về Tết ra sao? Chính họ thấy được tình người khi nghe người đời mặc cả để mua cây này, bó hoa kia đón Tết. Tết sẽ vui hơn, ngon hơn khi họ tay "trắng" rời nơi bán.

Nhưng đời cũng éo le, bởi biết bao người đợi mua hoa, mua quất đúng vào tối 30 Tết với giá bèo, đổi lại là ánh mắt u buồn của người bán, bán như cho, bán tống bán tháo rồi về ăn Tết. Và Tết nào cảnh này cũng vẫn diễn ra chỗ này, chỗ kia. Điều này Nhà nước không can thiệp được, mọi sự phải tự điều chỉnh, phải thuận theo tự nhiên.

Biết đâu, đến một lúc nào đó con người ta chán không đi mua hoa, mua cây vào đêm 30 nữa, rồi thì người trồng cũng sản xuất ra một lượng vừa đủ thì lúc đó cả người mua lẫn người bán đều "thắng", đều vui vẻ đón Tết, mừng xuân.

 Ước ngày nào cũng Tết

Không biết mọi người nghĩ thế nào, chứ riêng tôi chỉ ước ngày nào cũng Tết. Tết đến, đi lại ngon lành khác hẳn ngày thường. Ô tô, xe máy dường như sợ mấy ngày Tết nên biến đi đâu cả. Ít ra mấy ngày Tết cũng được đi lại bình an hơn chút. Mà cảnh sát giao thông cũng ít hẳn. Đi lại trật tự rồi thì không cần nhiều cảnh sát. Ít xe cộ nên hít thở cũng dễ chịu hơn, không khí đỡ ô nhiễm hơn. Rồi mọi thứ có vẻ cũng sạch hơn, đường phố, nhà cửa ngon lành hơn.

Mùi của Tết, mùi của yêu thương - 4

Trung tâm Sài Gòn thanh bình ngày Tết (Ảnh: Như Sỹ).

Người Việt mình đến là tài. Ngày thường rác vứt lung tung, đường xá bẩn bụi, nhưng Tết là khác, phải đẹp hơn, phải sạch hơn. Đôi khi chỉ ước lúc nào con người cũng vậy có phải tốt biết bao. Nhà này thì quét vôi, sơn lại mặt tiền, nhà kia thì sửa lại cái cổng, treo thêm cái đèn lồng mới cho lung linh màu sắc ban đêm...

Tất cả chỉ với một tâm niệm mọi thứ phải tốt hơn tý, hoàn hảo hơn tý để đón năm mới. Cả xã hội dường như chuyển mình sang một thứ hình hài khác ngày thường. Giá như cứ vậy mãi thì tốt biết bao.

Nhưng chắc có người sẽ bảo đừng mơ mộng hão huyền, chả cần Tết. Hơn mươi năm trở lại đây, tôi thường nghe câu nói quen thuộc của nhiều người cùng tuổi: lại Tết rồi. Nghe có vẻ như Tết là cái gì đó không mong muốn lắm, giá không có thì hơn. Lại Tết rồi, mà sao nhanh thế.

Nhiều người nói vậy, nhưng nói vậy mà không phải vậy, bởi hành động lại khác. Lao đi mua những món đồ ưa thích để trưng Tết. Đặt bánh chưng, mua giò lụa, sắm cành đào, ôm chậu quất. Mua biếu bố mẹ cái này, mua cho con cái kia. Rồi còn ông chú, bà bác...

Rất nhiều thứ phải lo và ta chợt nghiệm ra cái câu quen thuộc lại Tết rồi hàm chứa trong nó cái mong muốn ngầm thích nó. Nếu thiếu đi cái vất vả mua sắm, cái lo toan đón năm mới, cái vốn ngày thường trong năm không có thì sẽ ra sao, chẳng lẽ lại thốt lên tại sao không Tết?

Đấy là nói người lớn. Trẻ con thì sao? Mấy đứa cháu tôi đón Tết đúng theo kiểu thời hiện đại. Chúng không có cái tâm trạng như tôi khi xưa. Hồi đó, trẻ con chúng tôi quả là háo hức với Tết. Tết ít ra cũng là được ăn nhiều hơn, ăn ngon hơn.

Thời đó nói chung còn quá nghèo, ngày thường kham khổ, cho nên ngày Tết thường khá hơn. Trẻ con mong Tết đến để được ăn ngon hơn và nhất là có thêm quần áo mới mà bố mẹ hứa từ vài ba tháng trước. Cả mấy năm học cấp 2 và cấp 3, tôi đều ước có đôi dép nhựa Tiền Phong giá 5 đồng thời đó để đi mà cũng phải chờ đến Tết. Ước mong quá nhỏ nhoi so với mong ước thời nay của con trẻ.

Hình như bọn trẻ bây giờ đón Tết trước hết bằng cảm xúc sung sướng thế là được nghỉ học. Ngày thường phải học nhiều quá, nào ở trường, nào đi học thêm, lúc nào cũng học. Phần đông bố mẹ bọn trẻ ở ta bây giờ đều ép con cái học, cứ nghĩ học nhiều là tốt. Vì vậy, Tết với trẻ con là thoát cảnh học hành quá nhiều. Thứ nữa là nhận tiền mừng tuổi. Cuộc sống khá hơn nên tiền lì xì cũng khá hơn.

Cho nên, mỗi thời mỗi khác, có khi không hình dung ra trước được. Có ai nghĩ Tết năm nay lại "cô vít" như vậy. Một cái Tết mà nghĩa sum họp rất ít. Tết chống dịch, Tết giãn cách và một cái Tết cầu mong hướng đến sang năm an lành và sum vầy hơn, yêu thương hơn, mùi Tết hơn.


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Tạm biệt năm 2021, chào 2022: Cuộc sống sẽ thưởng cho những người dũng cảm

Đừng quên! Nếu bạn đủ dũng cảm để nói lời “tạm biệt”, cuộc sống sẽ thưởng cho bạn một khởi đầu mới.

Nữ doanh nhân vướng tù tội, bị chồng bỏ, thành đại gia ở tuổi 81

Trải qua sóng gió gia đình sau cuộc hôn nhân tan vỡ của bố mẹ, bà Ngô Thắng Minh bước vào trang mới với sự vất vả, nỗ lực để gây dựng sự nghiệp.

Tri ân những 'người vận chuyển' kiên cường trong đại dịch!

Lực lượng tài xế, lái xe đã nỗ lực, kiên nhẫn chờ đợi những cuộc gọi để cứu người như chờ tin tức từ người thân của mình. Họ đã thức trắng đêm, ghì chặt vô lăng, ướt đẫm mồ hôi trong bộ đồ bảo hộ.

Nàng công chúa của nhà Walmart, quá nửa đời người mới 'làm lại cuộc đời'

Từng trải qua một thời tuổi trẻ sa ngã và bồng bột, song, ái nữ nhà Walmart đã vực dậy để "làm lại cuộc đời".

Nhà hàng Nhật thuê người già mất trí nhớ, món ăn thường xuyên bị sai nhưng khách không bao giờ 'quạu'

Gần 40% đơn gọi món đã bị nhầm nhưng có tới 99% khách hàng đều đánh giá hài lòng với trải nghiệm tại đây.

Vượt qua dị tật bẩm sinh trở thành Á hậu Hoàn vũ 2021

Nadia Ferreira, Á hậu cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2021, là cái tên nhận được nhiều sự quan tâm chú ý khi cuộc thi kết thúc. Cô được khán giả yêu thích bởi gương mặt xinh đẹp như búp bê barbie.

Kiatisuk: Người vợ khuyên chồng hãy đi Việt Nam bới lời đề nghị không tin nổi của bầu Đức

Bạn biết không, người con gái tuyệt vời mà bạn bảo tôi để lại Thái Lan ấy đã nhìn vào mắt tôi và nói: "Zico, thế thì hãy giúp Boss Đức! Hãy đi Việt Nam."

Vợ thờ người yêu của chồng và chuyện tình đặc biệt ở Ngã ba Đồng Lộc

Phía sau hai kỷ vật lọn tóc và chiếc lược đang được lưu giữ tại Bảo tàng Ngã ba Đồng Lộc là câu chuyện tình đặc biệt của nữ liệt sĩ và người lính trẻ ở nơi được mệnh danh là "tọa độ chết" này.

40 tác giả nổi tiếng nói gì về việc đọc sách

Kỹ năng - TĐ tổng hợp - 24/04/2024 11:00
Bất kỳ nhà văn vĩ đại nào cũng cần phải là một người ham đọc sách. Dưới đây là những câu nói của 40 tác giả nổi tiếng khi nói về việc đọc.

Nếu giỏi chụp ảnh bằng điện thoại và có kỹ năng photoshop, đây sẽ là công việc giúp giới trẻ kiếm bộn tiền

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 24/04/2024 10:00
Điện thoại thông minh không chỉ để giải trí, nó còn là phương tiện giúp nhiều bạn trẻ kiếm được một khoản thu nhập không nhỏ nhờ vào ứng dụng chụp ảnh.

Thích Đồng Tâm, 'từ bỏ' học vị, xuất gia viết sách giúp người an yên

Từ sách - Phim - Lưu Đình Long - VNN - 24/04/2024 09:00
“Mỗi một tác phẩm mang dấu ấn riêng về sự trải nghiệm Pháp (cuộc sống) vận hành theo từng giai đoạn khác nhau của quá trình tu học và chiêm nghiệm của bản thân tôi”, Đại đức Thích Đồng Tâm chia sẻ.

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Khi nỗi đau cũng là một liều thuốc chữa lành

Từ sách - Phim - Quìn - 24/04/2024 08:00
Bởi nỗi đau cũng là một trong số những chất xúc tác giúp bạn kết nối với thế giới và trước khi bước vào kết nối rộng lớn ấy, bạn cần học cách kết nối với chính mình.

Phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/04/2024 12:00
Hiện nay phần mềm không còn là sản phẩm đem bán ra thị trường nữa mà là nhân tố bản chất chi phối cuộc sống của mọi người và ảnh hưởng chủ chốt cho nền kinh tế toàn cầu.

Ông Hoàng Nam Tiến: Đại học không phải cấp 4, hãy biến trí tuệ nhân tạo thành 'con sen', 'osin'

Kỹ năng - Ứng Hà Chi - 23/04/2024 11:00
Sinh viên cần bộc lộ khả năng làm chủ trí tuệ nhân tạo, tạo ra sự khác biệt chứ không phải dùng trí tuệ nhận tạo để tạo ra bài giải...

5 bí quyết giúp cuộc sống tiến vào trạng thái "ổn định"

Suy ngẫm - Trung Hạ - 23/04/2024 10:00
Sự thật về “ổn định” là gì? Gia đình có tài sản nhất định, cho dù gặp phải vấn đề gì cũng có thể giải quyết bằng số tiền này.

Bộ sách “Đủ duyên ta lại tương phùng” - Tìm bình yên trong từng ý niệm

Từ sách - Phim - Lan Phương - 23/04/2024 09:00
Những câu chữ trong bộ sách Đủ duyên ta lại tương phùng sẽ giúp độc giả có những phút dừng lại, chiêm nghiệm, từ đó, nhen lên trong lòng một chút ấm áp, thắp lên một chút bình an.

Người đàn bà trong tôi - Cô đơn trong chính gia đình mình

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 23/04/2024 08:00
Danh tiếng tạo nên thần tượng lớn và cũng chính danh tiếng khiến Britney Spears chìm trong khổ đau...

Sự phân chia công nhân công nghệ lớn lao

Blog GS John VU - GS John Vu - 22/04/2024 12:00
Với tấm bằng cử nhân về Khoa học máy tính, Rennie Sawade có thể kiếm việc làm dễ dàng trong ngành công nghệ phần mềm. Nhưng anh ta chỉ tìm được việc tạm thời, ngắn hạn kiểu như hợp đồng 5 tháng mà anh ta hiện đang làm tại một công ti ở Seattle.

Thầy giáo "Tây" đi bộ từ Hà Nội vào TPHCM gây quỹ 1 tỷ đồng cho trẻ nghèo

Truyền cảm hứng - Nguyễn Vy - DT - 22/04/2024 11:00
Bàn chân tứa máu, bầm dập, nhiều lần suýt mất mạng vì tai nạn khi đi bộ hơn 2.000 km từ Hà Nội vào TPHCM nhưng hai thầy giáo người nước ngoài đã hoàn thành hành trình, gây quỹ được gần 1 tỷ đồng.

Quan điểm ‘ngang ngược’ của người Do Thái về làm giàu: Cứ ‘bay lên’ trước, điều chỉnh tâm thái sau!

Suy ngẫm - Diệu Đan - 22/04/2024 10:00
Làm sai, tiền sẽ chảy đi nơi khác; làm đúng, tiền sẽ chảy vào túi. Đơn giản là vậy, nhưng khôg phải ai cũng kiên trì và quyết liệt hành động như người Do Thái.

Sát-na này là thiên thu - 8 hiểu biết để yêu thương không đau khổ

Từ sách - Phim - TĐ - 22/04/2024 09:00
Khi ta bắt đầu thương yêu một ai đó, hãy yêu thương như một người có trí tuệ, yêu theo cách người có trí, như thế sẽ chỉ có hạnh phúc chứ chẳng có khổ đau.

Từ bỏ - Tiêu chí khai tử giúp bạn nhận biết khi nào nên cất bước ra đi

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 22/04/2024 08:00
Trong cuốn sách "Từ bỏ", tác giả Annie Duke cho biết ưu điểm của tiêu chí khai tử là bạn luôn có cơ hội thiết lập nó bất cứ lúc nào khi đã bắt đầu một hành trình.

Tác giả Trung Nghĩa: ‘Đọc sách cũng như yêu’

Từ sách - Phim - Tiểu Vũ - 21/04/2024 12:00
Đọc sách cũng như yêu” là tác phẩm của nhà văn, nhà báo, Đại sứ văn hóa đọc Trung Nghĩa ra mắt nhân sự kiện Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tại TP.HCM.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 24/04/2024