Học tích cực

Linh Bình16/12/2022 09:00
Học tích cực

Trong lớp của tôi, tôi thường yêu cầu sinh viên đóng laptop của họ lại và tắt điện thoại thông minh trong bài giảng và thảo luận trên lớp. Tất nhiên sinh viên thường cãi rằng họ có thể nghe bài giảng và dùng laptop đồng thời.

Tôi để cho sinh viên biết rằng mọi thứ tôi chiếu trên lớp là sẵn có trực tuyến mà họ có thể tải xuống trước khi lên lớp. Không cần ghi chép nhưng điều quan trọng với họ là chú ý và tham gia vào trong thảo luận. Tôi bảo họ rằng họ không thể nghe bài giảng và đồng thời nhận và gửi tin nhắn cho bạn gái hay bạn trai của họ trên điện thoại thông minh của họ. Tất nhiên sinh viên thường cãi rằng họ có thể nghe bài giảng và dùng laptop hay điện thoại thông minh đồng thời. Vì khó thuyết phục được họ do một số sinh viên tin rằng họ có thể làm cả hai việc được cho nên tuần trước, tôi cho lớp cái gì đó để chứng minh quan điểm của tôi.

Trong môn “Công nghệ và thị trường tương lai” của tôi, tôi cho phép nửa lớp bên phải nhận và gửi tin nhắn cho bạn bè họ hay dùng laptop để kiểm hay gửi email trong bài giảng nhưng bên trái phải tắt điện thoại và laptop. Sau bài giảng, tôi cho lớp bài kiểm tra 20 câu hỏi dựa trên bài giảng ngày đó. Kết quả là mọi sinh viên ngồi bên trái được điểm cao hơn nhiều với bài kiểm tra này. Sinh viên ở bên phải, những người thường gửi tin nhắn hay kiểm email chỉ có thể trả lời ít hơn một nửa các câu hỏi. Bây giờ cả lớp hiểu rằng họ không thể làm được nhiều thứ đồng thời. Họ càng dùng laptop hay điện thoại thông minh, họ càng ít học được gì. Sau trình diễn đơn giản này, không ai phàn nàn về qui tắc tắt các thiết bị trong lớp của tôi.

Ở đại học, qui tắc học tập là “Với một giờ trên lớp, sinh viên phải dành ra ít nhất hai tới ba giờ ngoài lớp để học và làm bài tập về nhà.” Với hầu hết sinh viên điều đó có nghĩa là 28 tới 32 giờ học một tuần. Nhưng sinh viên thực sự dành bao nhiêu giờ cho việc học trong tuần? Tôi thường hỏi các sinh viên: “Chúng ta hãy thực thà với nhau, các em có thực dành nhiều giờ để học không?” Câu trả lời hiển nhiên là “Không.” Sự kiện là phần lớn sinh viên chỉ dành quãng 10 giờ hay 15 giờ hay quãng một nửa điều họ cần học.

Để khuyến khích sinh viên hội tụ nhiều hơn vào học tập, tôi thường hỏi các câu hỏi khi tôi gặp họ trong phòng hay ở sân trường: “Em đang học cái gì hôm nay?” hay “Em đang học gì về toán trong tuần này?” Tôi không hỏi họ về môn của tôi nhưng hỏi họ liệu họ có tập trung vào học cái gì đó không. Tôi thỉnh thoảng còn đùa: “Đừng nói với thầy là em không học gì đấy nhé.” Tất nhiên, một số sinh viên không thoải mái với loại câu hỏi đó nhưng cuối cùng, họ biết rằng tôi chăm nom và quan tâm tới họ cho nên nhiều người đổi thái độ. Họ bắt đầu kể cho tôi về những khó khăn của họ, vấn đề của họ và mối quan tâm của họ và bằng việc biết họ, tôi có thể cung cấp những lời khuyên hữu dụng.

Sau từng bài kiểm tra hay sau thảo luận trên lớp, tôi thường hỏi: “Các em đã học được gì từ bài kiểm tra hôm nay mà các em sẽ nhớ trong một thời gian dài?” hay “Các em đã học được gì về thảo luận trên lớp hôm nay? Có cái gì mà các em vẫn cảm thấy không rõ ràng không? Bằng việc hỏi các câu hỏi, bạn biết điều sinh viên nghĩ, điều họ học, và điều họ không hiểu.

Trước từng bài kiểm tra, tôi thường có một phiên ôn tập nhưng thay vì nói qua tài liệu môn học, tôi yêu cầu sinh viên làm việc ôn tập. Tôi yêu cầu họ làm việc trong tổ để trả lời câu hỏi: “Cái gì sẽ có trong bài kiểm tra?” Tôi để họ đoán các câu hỏi rồi thảo luận câu trả lời với nhau. Sau đó, tôi gọi từng nhóm để trình bày cho lớp về điều họ nghĩ câu hỏi có thể sẽ là gì và câu trả lời nên là gì.

Bằng việc phát sinh ra “những câu hỏi và câu trả lời có thể” của sinh viên trong lớp, phần lớn sinh viên sẽ học được nhiều hơn vì họ phải ôn lại mọi tài liệu để đoán các câu hỏi cũng như câu trả lời. Phương pháp “học tích cực” này buộc sinh viên phải học. Thay vì chờ đợi thụ động để thầy giáo làm bài ôn tập tài liệu môn học, họ phải chú ý và hội tụ vào việc học riêng của họ.

Khi tôi dùng phương pháp học tích cực này ở Trung Quốc, một số giáo sư hỏi: “Nó là gian lận sao? Sao lại cho sinh viên mọi câu hỏi và câu trả lời?” Tôi bảo họ: “Là thầy giáo, chúng ta biết câu hỏi nào cần hỏi và câu trả lời là gì cho nên tại sao làm ôn tập cho họ trước khi kiểm tra? Chính sinh viên mới cần học, cần thực hành và phát triển kĩ năng của họ.

Việc của chúng ta là “tạo điều kiện cho việc học, không phải là cho họ câu trả lời để họ có thể ghi nhớ.” Sinh viên phải thảo luận với những người khác để tự họ tìm ra câu trả lời đúng và đây là chỗ việc học xảy ra. Câu trả lời được thầy giáo cho không phải là giúp đỡ vì sinh viên sẽ ghi nhớ nó. Câu trả lời mà sinh viên đi tới sau khi họ phân tích và thảo luận với nhau thực tế mới là “học thực” và đó là điều “học tích cực” là gì.”

Mỗi ngày, quãng 10 phút trước khi kết thúc lớp, tôi yêu cầu sinh viên ôn tập lại tài liệu môn học mà họ vừa học cùng người khác và nhận diện ba điểm quan trọng nhất rồi tôi ngẫu nhiên chọn một sinh viên lên tóm tắt điều đó cho cả lớp. Bằng việc làm điều này, tôi muốn chắc rằng sinh viên chú ý tới bài giảng của tôi và tài liệu môn học và họ phải diễn đạt điều họ đã học cho cả lớp.

Điều này cũng sẽ cải tiến kĩ năng trình bày của họ vì không ai biết tôi sẽ gọi ai làm việc tóm tắt này. Tất nhiên, để khuyến khích họ, tôi sẽ cho điểm thưởng phụ cho sinh viên nếu họ có thể tóm tắt nội dung bản chất từ lớp. Phần lớn sinh viên bảo tôi rằng họ thực sự thích kĩ thuật này vì họ học được nhiều trong từng buổi lên lớp.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Khoán ngoài toàn cầu

Ngày nay Ấn Độ vẫn còn là nhà khoán ngoài CNTT mạnh, với $87 tỉ đô la xuất khẩu phần mềm so với $2.6 tỉ đô la dành cho Trung Quốc và $1.1 tỉ đô la cho Nga (dữ liệu 2009).

Tại sao chúng ta cần phương pháp học tích cực?

Ngày nay phương pháp học tích cực đang được dùng ở nhiều nước nhưng một số thầy giáo vẫn còn ngần ngại vì họ không thoải mái với ý tưởng rằng sinh viên là “người học tích cực” và chịu trách nhiệm cho việc học của họ.

Dạy khái niệm mới

Tuần trước, một thầy giáo trẻ nói với tôi: “Tôi không hiểu tại sao nhiều sinh viên gặp khó khăn với những khái niệm cơ bản như sắp xếp, tìm kiếm và cây nhị phân. Tôi dành ra hai tuần dạy họ nhưng phần lớn vẫn không hiểu nó. Thật là thất vọng.”

Cảm giác lạc lõng ở đại học

Khi sinh viên vào đại học, tất cả họ đều có hi vọng cao. Thời gian ở đại học có lẽ là lí thú nhất trong đời họ với bạn mới, giáo sư mới, những điều mới để học và kĩ năng mới để phát triển.

Em bắt đầu với học tích cực như thế nào?

Một sinh viên viết cho tôi: “Em thích blog của thầy về học tích cực nhưng không biết phải làm gì hay bắt đầu thế nào; dường như blog của thầy viết cho các thầy giáo nhưng không cho sinh viên? Xin thầy giúp.”

Dạy bằng phương pháp học tích cực

Một thầy giáo hỏi tôi: “Thầy có cho rằng sinh viên có thể học tài liệu môn học theo cách riêng của họ bằng học tích cực được không? Trong trường hợp đó, tại sao họ cần thầy giáo? Xin thầy giải thích.”

Trong tương lai gần…

Tuần trước, tôi tham dự một cuộc hội nghị về các công nghệ tương lai nơi nhiều nhà nghiên cứu trình bày cách nhìn của họ về tương lai.

Phương pháp dạy hiệu quả

Tôi nghĩ phương pháp dạy truyền thống là “không hiệu quả” khi thầy giáo tiếp tục dạy tài liệu mà không biết liệu sinh viên có học các khái niệm hay không.

Thăng tiến nghề nghiệp của bạn

Một người phát triển phần mềm viết cho tôi: “Tôi đã từng làm việc cho một công ti phần mềm hơn bốn năm nhưng tôi muốn đi lên làm giám đốc hay người quản lí cấp cao. Tôi phải làm gì để đạt tới mục đích nghề nghiệp của tôi?”

Vì sao "Hồng Tỷ" lừa tình được gần 1.700 trai đẹp: Câu trả lời khiến người ta hoảng hốt nhưng "không thể cãi"

Suy ngẫm - VV - 11/07/2025 13:00
Câu trả lời nằm ở tâm lý học xã hội và nhu cầu cảm xúc bị đánh trúng tâm lý nam giới hiện đại.

Nhờ phim Sex Education mà tôi kịp bình tĩnh khi phát hiện kho tàng nhạy cảm của con trai

Điện ảnh - Thanh Hương - 11/07/2025 12:00
Con trai tôi đã khen bố mẹ văn minh và tinh tế.

Tra cứu mã vùng điện thoại cố định của 34 tỉnh thành

Kỹ năng - PT - 11/07/2025 11:00
Theo đó, mã vùng điện thoại cố định của 11 tỉnh, thành phố không thay đổi. Các quy định về định tuyến, quay số và tính cước giữ nguyên như hiện hành.

Google Maps vô tình ghi lại chuyện tình 10 năm cuối đời của đôi vợ chồng già khiến hơn 391.000 người dừng bước

Suy ngẫm - Phạm Trang - 11/07/2025 10:00
Mới đây, một bài đăng cảm động đang lan truyền nhanh chóng, ghi lại cuộc sống của một cặp vợ chồng lớn tuổi ở Philippines qua ống kính Google Maps đã chạm đến trái tim của hàng trăm nghìn người.

‘Nơi vết thương ánh sáng rọi vào’ - Cuốn sách tiên phong về Sang chấn Phức tạp

Từ sách - Phim - FN - 11/07/2025 09:00
Sẽ ra sao nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?

Hạnh phúc tuổi trẻ - “Điều tốt cũng có thể hủy hoại bạn”, nghe vô lý nhưng chính bạn đang làm điều đó mỗi ngày

Từ sách - Phim - Quìn - 11/07/2025 08:00
Chúng ta lớn lên với niềm tin rằng phải giữ lấy điều tốt và loại bỏ điều xấu, như thể đó là cách duy nhất để sống hạnh phúc. Nhưng vì sao càng chạy theo những lựa chọn ấy, tâm trí lại càng mệt mỏi, càng đầy xung đột và lo lắng?

Mẹo nhỏ khi kết hợp tệp âm thanh với OpenAI

Kỹ năng - Anh Tú - 10/07/2025 13:00
Việc sử dụng các dịch vụ AI của OpenAI một cách nhanh chóng có thể khiến bạn tốn kém. Tuy nhiên, có một mẹo hữu ích giúp tiết kiệm chi phí: sử dụng API để tổng hợp các bản ghi âm.

Xem 'Sex Education', tôi học được hoá ra sống không vì chính mình sẽ khiến cuộc đời lao dốc

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 10/07/2025 12:00
Thông qua bộ phim, tôi nhận ra bấy lâu nay mình luôn sống một cuộc đời tẻ nhạt, thiếu ý nghĩa cuộc sống.

ChatGPT có bao nhiêu mô hình và bạn nên chọn loại nào là 'chân ái'?

Kỹ năng - Anh Tú - 10/07/2025 11:00
Lần đầu tiên, OpenAI cung cấp một bảng so sánh toàn diện 6 mô hình hiện có và đưa ra khuyến nghị rõ ràng về việc nên dùng mô hình nào trong từng trường hợp.

Bí ẩn người phụ nữ kể vanh vách chuyện "kiếp trước", gần 100 năm khoa học vẫn chưa thể lý giải

Suy ngẫm - Mộc Miên - 10/07/2025 10:00
Khi mới 4 tuổi, cô bé Shanti Devi ở New Delhi, Ấn Độ, đã bắt đầu kể chi tiết về cuộc đời " kiếp trước" của mình tại một thị trấn cách nhà hơn 100km.

Không còn bệnh tim - "Một quyển sách quý, rất đáng quý"

Từ sách - Phim - Chân Diệu Mỹ - 10/07/2025 09:00
Đọc xong cuốn sách "Không còn bệnh tim" (No More Heart Disease) của Tiến sĩ Louis J. Ignarro tôi nhận thấy đây là một quyển sách quý, rất đáng quý. Quý bởi vì tác giả đoạt giải Nobel về Y học sau 24 năm nghiên cứu về một thứ mà lúc khởi đầu chưa ai biết gì về nó...

Quán quân Olympia có sự nghiệp rộng mở ở nước ngoài vẫn từ chối lương cao để về nước

Phong cách sống - Kim Linh - 10/07/2025 08:00
Sau khoảng thời gian học tập và làm việc tại Úc và Anh, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 9 quyết định về nước công tác tại ĐH Huế.

AI có đang âm thầm làm suy thoái ngôn ngữ của chúng ta?

Kỹ năng - Anh Tú - 09/07/2025 13:00
Liệu AI có đang làm suy thoái ngôn ngữ của chúng ta? Không nhất thiết phải như vậy. Chuyên gia tư vấn ngôn ngữ Anne-Kathrin Gerstlauer chia sẻ những mẹo giúp người dùng cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của mình.

Xem Sex Education, chồng tôi bật khóc như mưa thú nhận đã dạy con sai lầm

Điện ảnh - Thanh Hương - 09/07/2025 12:00
Lần đầu tiên tôi nhận ra, nuôi dạy sai cách có thể ảnh hưởng đến tâm hồn một người như nào.

Google ra mắt ứng dụng AI phục vụ ngành thời trang

Thư giãn - Anh Tú - 09/07/2025 11:00
Google vừa thông báo ra mắt một ứng dụng thử nghiệm mới có tên Doppl, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để hình dung bạn sẽ trông như thế nào khi mặc các bộ trang phục khác nhau. Ứng dụng hiện đã có mặt trên iOS và Android tại Mỹ.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 11/07/2025