Đừng trở nên xấu xa - Khi lợi ích kinh tế đánh bại lý tưởng tốt đẹp ban đầu

10/04/2023 09:00
Đừng trở nên xấu xa - Khi lợi ích kinh tế đánh bại lý tưởng tốt đẹp ban đầu

“Đừng trở nên xấu xa” là hồi chuông cảnh tỉnh rằng đã đến lúc chúng ta nên chấm dứt tình trạng cố tình mù quáng trước những việc làm của Big Tech.

Chúng ta đã bước vào kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo, nơi nền kinh tế phát triển mạnh dựa trên bite và byte thay vì những vật chất hữu hình. Một kỷ nguyên mà mọi sự tiện lợi đều bắt đầu chỉ với một “click" chuột hay một cái chạm màn hình. Với món lợi từ kinh doanh “dữ liệu, trí tuệ và thông tin", các công ty thuộc Big Tech ngày càng trở nên quyền lực và phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển này không chỉ được thể hiện trong lĩnh vực của họ, mà còn dần trở nên không thể thiếu trong mọi lĩnh vực đời sống. 

Theo nghiên cứu, số lượt tìm kiếm trên Google chiếm 90% tổng lượt tìm kiếm toàn cầu. Số những người trưởng thành dưới 30 tuổi đang sử dụng internet có đến 95% người sử dụng Facebook và Instagram. Hệ điều hành Google và Apple đang chạy trên 99% tổng số điện thoại di động toàn cầu. Apple và Microsoft cung cấp 95% hệ điều hành máy tính cho cả thế giới. Amazon chiếm 50% tổng doanh số thương mại điện tử của Mỹ. Và 80% tổng tài sản doanh nghiệp hiện được nắm giữ bởi chỉ 10% công ty - là những gã khổng lồ kỹ thuật số... Danh sách những con số ấn tượng này một lần nữa củng cố sự thật về tầm ảnh hưởng khủng lồ của công nghệ số lên đời sống của mỗi cá nhân. 

Tuy lợi ích mà nhóm Big Tech mang lại là không thể phủ nhận, nhưng trên thực tế rất nhiều vấn đề nguy hại đến kinh tế, chính trị hay chính cuộc sống của chúng ta cũng đang dần được nhận ra từ sự phát triển bành trướng của nhóm những ông lớn công nghệ này. 

Bậc thầy vĩ đại về quản trị Peter Drucker từng nói: “Trong mọi cuộc suy thoái kinh tế lớn trong lịch sử Mỹ, ‘kẻ phản diện' đều từng là những ‘anh hùng' của thời kỳ bùng nổ trước đó.” đến thời điểm hiện tại, có lẽ các công ty Big Tech này đang dần trở thành kẻ phản diện. Những kẻ phản diện với các vấn đề đáng lo ngại như phân mảnh kinh tế, cản trở tiến trình chính trị và che mờ tâm trí của chúng ta… 

Với mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề đã khiến mọi người lo lắng có liên quan đến Big Tech, cũng như cùng tìm ra cách để giải quyết những vấn đề đó, tác giả Rana Foroohar - Phó tổng biên tập của tờ Financial Times, chuyên gia phân tích kinh tế của CNN đã cho ra đời cuốn sách “Don’t be evil" với tựa việt “Đừng trở nên xấu xa". Cuốn sách không tô vẽ hay ca ngợi những lợi ích mà các công ty công nghệ này đã làm, mà tập trung nhìn nhận vào sự thật, những tác động đáng lo ngại hữu hình từ những công ty kinh doanh sản phẩm vô hình. 

“Don't be evil" là câu mở đầu nổi tiếng trong quy tắc ứng xử nguyên bản của Google. Nhưng theo Foroohar có vẻ không chỉ Google mà các công ty thuộc Big Tech cũng đã dần quên đi mục đích tốt đẹp ban đầu ấy của mình. 

Big Tech và những ảnh hưởng về kinh tế

Với kinh nghiệm ba mươi năm làm phóng viên kinh tế của mình, Rana Foroohar đã lần theo dòng tiền và nhận định Big Tech có nhiều tiền hơn bất cứ ngành nghề nào khác. 

Google, Facebook, Apple, Amazon, Netflix, Uber… là những cái tên đã thay thế nền kinh tế dựa vào công nghiệp của thế kỷ 19 và 20 bằng nền kinh tế dựa trên thông tin - thứ vốn đã và đang định hình thế kỷ 21. 

Các công ty công nghệ này dần sở hữu sức mạnh không gì lay chuyển nổi và kéo theo những tác động có thể thấy rõ cho nền kinh tế. Báo chí đang dần bị nuốt chửng bởi Google và Facebook - hai công ty nắm giữ 60% thị trường quảng cáo trên Internet trong năm 2018. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự biến mất của khoảng 1.800 tờ báo tính từ năm 2004 đến năm 2008, khiến 200 hạt ở Mỹ hoàn toàn không còn báo chí. 

Kể từ khi Big Tech trỗi dậy và nắm giữ quyền lực khó lòng xoay chuyển, vốn đầu tư mạo hiểm cho giai đoạn đầu cũng như số lượng các công ty khởi nghiệp được tài trợ giảm mạnh, khiến số lượng việc làm mới và lương cũng giảm theo. Theo nghiên cứu của nhà kinh tế học Robert Litan từ Viện Brookings thì: “Động lực kinh doanh và tinh thần kinh doanh ở Mỹ đang trải qua một thời kỳ suy thoái trầm trọng, kéo dài.” Mặc dù xu hướng này đã diễn ra suốt nhiều năm nhưng lần giảm mạnh nhất là vào giữa những năm 2000, khi Big Tech thật sự bùng nổ. 

Khi các công ty công nghệ ngày càng lớn mạnh, họ càng tận dụng sức mạnh thị trường để đánh bại đối thủ cạnh tranh: họ mua lại công ty đối thủ, hoặc săn tìm những nhân tài từ công ty đó… điều này đã tạo nên sự nhiễu loạn cho những công ty mới thành lập và cho cả những người lao động. 

Quay trở lại với Google, ban đầu họ chủ yếu kiếm tiền từ việc nhượng quyền công nghệ tìm kiếm cho các trang nội dung khác nhau, tích luỹ lưu lượng truy cập để có thêm nhiều lưu lượng truy cập theo cách chậm mà chắc. Nhưng sau đó, dưới rất nhiều áp lực trong việc tạo ra doanh thu, Google đã dần đi ngược lại so với triết lý đạo đức của mình. Biến mình từ một công ty tự phát, vui tươi, lý tưởng trở thành một tập đoàn lớn nhưng lại bao phủ trong vô vàn câu hỏi về mặt đạo đức. 

Bất chấp việc người dùng bị xâm nhập dữ liệu, về việc giám sát khách hàng 24/7, hay quảng cáo tràn lan thì triển vọng của một nền kinh tế vận hành trên dữ liệu thay vì đồng tiền đô-la đơn giản là quá hấp dẫn, khó thể cưỡng lại. Các công ty công nghệ dần bị lợi ích kinh tế che mờ mắt, tìm mọi cách để giữ chân người dùng trên không gian mạng càng lâu càng tốt. Còn những hệ quả bắt nguồn từ đó thì có lẽ được cho là vấn đề của những người khác, sẽ được giải quyết vào lúc khác. 

Big Tech và những tác động chính trị 

Theo tác giả Foroohar, Facebook, Google và nhiều công ty công nghệ hoàn toàn có thể (và thực tế là) giám sát gần như mọi thứ chúng ta làm trên không gian mạng. Mặc dù vậy, họ vẫn muốn đi nước đôi và chối bỏ trách nhiệm khi trên nền tảng của mình xuất hiện những bài viết thù địch, tin giả hay quảng cáo nhằm mục đích chính trị. 

Suốt nhiều năm qua, dàn lãnh đạo của Youtube, Facebook, Google và Twitter đã luôn biết nền tảng của họ có nguy cơ bị kẻ xấu lợi dụng để tuyên truyền những thông tin sai trái. Nhưng họ chỉ xác định rằng việc khắc phục vấn đề không đáng để mạo hiểm mô hình kinh doanh của họ. 

Trong “Đừng trở nên xấu xa", tác giả Foroohar đã thẳng thắn chỉ ra sự tác động thay đổi cục diện bởi những công ty công nghệ lớn trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Theo bà, cùng với sự phát triển về số lượng người dùng khổng lồ thì vấn nạn thao túng bầu cử thông qua nền tảng mạng xã hội tiếp tục trở thành một vấn đề nan giải của toàn thế giới, khi Google và Facebook vẫn được sử dụng để áp chế tiếng nói của người dân, hoặc thậm chí ủng hộ các cuộc diệt chủng hay giết người ở nhiều quốc gia, từ Châu Á đến Châu Phi. Thay vì với mục đích kết nối, lan toả như ban đầu, thì cuộc cách mạng kỹ thuật số này đang dần trở thành công cụ thu thập dữ liệu cá nhân để phục vụ những mục đích đen tối của một nhóm độc tài. Những người đứng đầu của Big Tech thay vì quan tâm đến tiếng nói của cộng đồng, họ chọn bận rộn ủng hộ cho bất kỳ bên nào có thể mang lại lợi ích cho họ nhiều nhất có thể. 

Với sự phát triển của mình, những tác động đến chính trị mà Big Tech gây ra là vô cùng lớn. Không chỉ trong vụ việc lan truyền phân biệt chủng tộc, tin giả hay thay đổi cục diện bầu cử năm 2016, mà còn trong việc xói mòn lòng tin của công chúng. Mạng xã hội càng phát triển, niềm tin của người dân đối với nền dân chủ tự do ngày càng suy giảm. Một phần nguyên nhân có liên quan đến những tin giả được phát tán tràn lan, thậm chí nhiều hơn tin thật đến 70%. 

Không ai đoán biết được dữ liệu cá nhân của chúng ta còn có thể được sử dụng cho những mục đích gì, nhất là khi tất cả được tiến hành trong bí mật. Hệ quả là nền dân chủ Mỹ ngày càng bị Big Tech lấn át, từng chút một. 

Ảnh hưởng của Big tech lên chính đời sống của chúng ta 

“Google và Facebook đã tìm ra cách khai thác dữ liệu và làm cho các quảng cáo nhắm mục tiêu của họ có độ chính xác không kém gì một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ nhắm vào một chỉ huy của tổ chức khủng bố IS, người vừa bước ra khỏi một boong-ke ở đâu đó trong lãnh thổ Syria vào lúc 3:13 chiều để hút một điếu thuốc.”

Đó là ví dụ mà Foroohar đã đưa ra để thấy được sự chính xác gần như tuyệt đối của việc phân phối các quảng cáo từ các nền tảng kỹ thuật số trong việc thu thập dữ liệu cá nhân. Khi lướt bất kỳ trang mạng xã hội nào hay sử dụng một ứng dụng nào, bạn đều được yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân để có thể đăng nhập và sử dụng các tiện ích. Những hành động tưởng chừng đơn giản ấy, nhưng đã khiến bạn tự mở hàng loạt ứng dụng theo dõi vị trí và hoạt động của bạn từng giây từng phút. Như Foroohar đã trực tiếp điểm mặt chỉ tên, những ứng dụng này đã và đang đại diện cho một ngành công nghiệp “tọc mạch" - trị giá đến 21 tỷ đô la và bên hưởng lợi nhiều nhất không chỉ có các công ty công nghệ lớn. 

Dù có không ít người nhận ra được mặt tối từ công nghệ số, nhưng không phải ai cũng thoát được khỏi cơn nghiện ấy. Chúng ta bị xao nhãng bởi dịch vụ cũng như sản phẩm bắt mắt, bóng bẩy và hấp dẫn mà họ tạo ra. Tất cả chúng ta đều nghiện những thiết bị tiện ích, ứng dụng cũng như các mạng xã hội nhiều đến mức không thể nhận ra vấn đề được nữa. Và theo tác giả Foroohar, điều này cũng chính là sức mạnh nguy hiểm nhất của Big Tech - sức mạnh thao túng suy nghĩ, hành động và cả não bộ của chúng ta. 

Các thương gia kinh doanh công nghệ số luôn tìm mọi cách để chúng ta gắn chặt trên không gian mạng, hoặc khiến chúng ta kết nối hết phương tiện truyền thông này đến phương tiện truyền thông khác. Ví dụ như, một danh sách phát liên tục trên Spotify, những trang mạng xã hội với bài viết và video nối tiếp nhau, các bộ phim tự động chuyển tập trên Netflix,... 

Mạng xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là các vấn đề về sức khỏe tâm thần đáng báo động. Trong một nghiên cứu gần đây, Hiệp hội Tâm lý học Mỹ đã đưa ra kết luận: “những người liên tục kiểm tra thiết bị (để xem email, tin nhắn hay lướt mạng xã hội) dễ bị căng thẳng hơn những người khác.” Và tình trạng trầm cảm ngày một gia tăng ở giới trẻ có sử dụng mạng xã hội.

Thậm chí sự suy giảm nhận thức, mất trí nhớ hay đột quỵ và tử vong khi sử dụng “quá liều" các ứng dụng công nghệ số không còn là trường hợp hiếm gặp. Không dừng lại ở đó, Big Tech dường như còn không ngần ngại khi khai thác nỗi đau tinh thần mà họ đã góp phần tạo ra. Ví dụ: Facebook đã cố tình sử dụng các kỹ thuật thuyết phục để nhắm vào mục tiêu là những thanh thiếu niên trầm cảm ở Úc để quảng cáo sản phẩm/dịch vụ khác nhau. 

Phải làm gì để không trở nên xấu xa?

Câu chuyện về Big Tech và các tác động của nó vẫn đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Thậm chí mỗi phút trôi qua lại có thêm nhiều những câu hỏi mới về tác động của nó đến cuộc sống của chúng ta. Nhưng câu hỏi quan trọng và cấp thiết nhất phải tìm câu trả lời, theo tác giả Rana Foroohar chính là: 

Chúng ta sẽ làm gì? 

Chúng ta đang gặp phải rất nhiều trở ngại trong việc giải quyết các vấn đề độc quyền, công nghệ có tính gây nghiện và các vấn đề chính trị do các công ty công nghệ lớn gây ra. Mọi công nghệ mà chúng ta đang bị cuốn vào đều tiềm ẩn những nguy cơ, nhưng không phải ai cũng giữ vững được lập trường khi lướt qua các bài đăng Facebook hoặc Twitter, mà đa phần đều đang dựa vào cảm tính nhiều hơn là dựa vào sự thật. 

Với kinh nghiệm nhiều năm làm phóng viên chuyên mục kinh doanh toàn cầu và chuyên gia phân tích kinh tế, Rana Foroohar đã thẳng thắn phân tích những tác động của Big Tech đến các khía cạnh của đời sống, kinh tế và chính trị. Không phủ nhận những lợi ích mà những ông lớn công nghệ này đã mang lại cho nền kinh tế, nhưng cũng thẳng thắn đưa ra những lập luận và dẫn chứng về cách họ từng bước dỡ bỏ quy tắc ban đầu để chạy theo những lợi ích hấp dẫn khác. 

Với việc làm rõ những ảnh hưởng nghiêm trọng của Big Tech, Rana Foroohar đồng thời cũng đưa ra những hướng giải quyết để hạn chế sức mạnh độc quyền của Big Tech và giúp mỗi chúng ta trở thành người dùng thông minh hơn trong thế giới công nghệ số. Một số giải pháp mà Foroohar đưa ra có thể kể đến như: xem xét lại các quy định miễn trì pháp lý và quản lý dành cho Big Tech cũng như chính sách chống độc quyền dưới một góc độ rộng hơn về quyền lực chính trị, phân tích về vấn đề việc làm trong thời đại Big Tech có thể thay thế nhiều công việc của con người và quan trọng nhất là đưa ra hướng giải quyết cho việc nghiện sử dụng công nghệ… 

“Đừng trở nên xấu xa” là hồi chuông cảnh tỉnh rằng đã đến lúc chúng ta nên chấm dứt tình trạng cố tình mù quáng trước những việc làm của Big Tech. Sự giàu có và quyền lực của Big Tech đã khiến họ trở nên kiêu ngạo khủng khiếp. Họ đang cho rằng xã hội nên được định hình theo hình ảnh của họ. Quy mô và tốc độ phát triển của Big Tech trước nay đã gây ít nhiều những khó khăn cho việc theo dõi và kiểm soát của chính phủ. Nhưng nếu mỗi người dùng đủ tỉnh táo để phân tích và nhận ra mình nên từ bỏ và nên chọn lọc điều gì thì chính chúng ta đã giúp được mình thoát khỏi những cái bẫy trên không gian mạng. 

Sự tiện lợi, hào nhoáng, bóng bẩy của những công nghệ mới thường khiến người dùng mờ mắt và đem lại nguồn thu dồi dào cho những công ty đứng phía sau nó. Nhưng đã đến lúc chính chúng ta và cả những ông lớn công nghệ nên có trách nhiệm hơn với việc sử dụng công nghệ số. Đừng để những vật chất hấp dẫn trước mắt khiến chúng ta đi chệch khỏi đường ray đạo đức và trách nhiệm. Đừng trở nên xấu xa! 

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Phim Sex Education, liều thuốc "chữa lành" cho mối quan hệ giữa tôi và con gái

Sau khi xem tập phim, tôi đã quyết định ngồi xuống nói chuyện với con gái.
2

Phim Sex Education: Hóa ra cha mẹ từ Đông sang Tây, không ai "thoát" khỏi giai đoạn này!

Thức cả đêm xem phim, tôi như mở mang đầu óc và ngộ ra 5 bài học cực đắt giá!
3

Bản giao hưởng cuộc sống - Bữa tối Giáng sinh giữa hai chiến tuyến

“Mỗi chúng ta là một thực thể nhỏ bé trên địa cầu này. Sự tồn tại của chúng ta là có giới hạn, nhưng chúng ta có thể học cách chia sẻ tình yêu thương không giới hạn đến với nhiều người.”
4

Nhờ xem phim Sex Education mà con gái tôi đã dám thú nhận 1 bí mật với mẹ!

Linh tính của người mẹ mách bảo tôi: Con đang gặp vấn đề!
5

'Tự do - Như chim tung cánh' - Câu chuyện sâu sắc về tự do từ Osho khiến bạn phải suy ngẫm

Tự do - Như chim tung cánh (Freedom The courage to be yourself). Liệu chúng ta có thực sự hiểu tự do là gì?

Đắc nhân tâm - Bí quyết thành công

Có hằng trăm hằng vạn cách để thành công và Đắc nhân tâm cuốn sách chứa những quy tắc vàng của Dale Carnegie chỉ ra đã có những kết quả thần diệu.

Hiểu về trái tim - Không chỉ là tri thức, sách còn là tâm hồn em đấy

Trái tim có nhiều ngăn và mỗi ngày là một loại cảm xúc. Chinh phục được nó là một quá trình dài, rất dài.

Thương vụ Facebook thâu tóm Instagram - Vén màn sự thật về tham vọng thống trị của Facebook

Sarah Frier đã kể lại câu chuyện hấp dẫn về hành trình trưởng thành của Instagram, cách ứng dụng này tạo ra ngành công nghiệp tỷ đô, và trở thành điểm đến hàng đầu của nền văn hóa đại chúng trên internet ​​​​​​​trong “Thương vụ Facebook thâu tóm Instagram”.

Cuốn sách sẽ thay đổi cuộc đời bạn Đắc nhân tâm

Tôi thường tự hỏi làm thế nào mỗi ngày sẽ là bước đệm để tôi thành công và có được thiện chí của người khác, cho đến khi tôi bắt gặp cuốn sách đã thay đổi cuộc đời rất nhiều người này “ĐẮC NHÂN TÂM”.

Minh chứng thiên đường - Trải nghiệm cận tử của một bác sĩ thần kinh Mỹ

Eben Alexander cho biết những gì mà ông đã trải qua đã giúp ông nhận ra rằng cái chết của cơ thể và bộ não không đồng nghĩa với sự chấm dứt của ý thức.

Tuyển tập Hạt giống tâm hồn - Cuốn sách thay đổi cuộc đời

Hạt giống tâm hồn là một cuốn sách nổi tiếng về các câu chuyện nghệ thuật sống, là nguồn cảm hứng thôi thúc con người vươn lên trong mọi nghịch cảnh, chiến thắng chính mình và sống xứng đáng với phẩm chất của mình.

Đừng trở nên xấu xa - Sự thật mà các ông trùm công nghệ luôn che giấu

Chúng ta đang sống trong thế giới thông tin mà không cần trả khoản phí nào cho việc tìm kiếm. Thế nhưng, Big Tech có đang “phục vụ cộng đồng hoàn toàn miễn phí" như họ tuyên bố.

Người Ai Cập - Quyền lực và tình yêu (tập 2): Những bài học từ khổ đau và mất mát

Người Ai Cập - Quyền lực và tình yêu (tập 2) của nhà văn Phần Lan Mika Waltari, kết thúc bằng câu nói của nhân vật chính: “Vì tôi, Sinuhe, là một con người; tôi sống trong mỗi người từng sống trước tôi và tôi sống trong mỗi người sinh ra sau tôi.”

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025