Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó - Kỳ 5: Hòa hợp cơ thể các em với nhịp điệu sự sống

Quang Thanh20/08/2024 09:00
Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó - Kỳ 5: Hòa hợp cơ thể các em với nhịp điệu sự sống

Tiếp đến, chúng tôi bắt đầu cải thiện cảm giác về nhịp điệu của Connor. Nghe có vẻ lạ lùng nhưng nhịp điệu là thứ cực kỳ quan trọng.

Cùng nhịp tim với người mẹ

Nếu cơ thể không duy trì được nhịp điệu căn bản nhất của sự sống – nhịp tim – chúng ta không thể sống sót. Quá trình điều hòa nhịp tim cũng không đơn thuần là giữ một trật tự cố định hay nhất quán: tim và não không ngừng truyền tín hiệu cho nhau để điều chỉnh theo những thay đổi của cuộc sống. Chẳng hạn, nhịp tim chúng ta phải tăng nhanh để chuẩn bị chống trả hay trốn chạy, và nó buộc phải duy trì được nhịp đập nhịp nhàng như thế bất chấp những đòi hỏi khác. Quá trình điều hòa nhịp tim trong lúc căng thẳng và điều chỉnh nồng độ nội tiết tố căng thẳng là hai nhiệm vụ tối quan trọng đòi hỏi sự chính xác về mặt thời điểm của não bộ.

Bên cạnh đó, rất nhiều nội tiết tố khác cũng được điều hòa theo nhịp điệu. Bộ não không chỉ tuân theo một nhịp điệu duy nhất: nó điều khiển nhiều nhịp sinh học cùng lúc, và tất cả những nhịp điệu này cần phải đồng bộ không chỉ với chu kỳ ngày và đêm (ở phụ nữ, chúng còn phải đồng bộ với chu kỳ kinh nguyệt hay các giai đoạn mang thai và cho con bú), mà đồng thời phải đồng bộ lẫn nhau.

Sự rối nhiễu ở các khu vực phụ trách duy trì nhịp điệu của não bộ thường gây ra chứng trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác. Thế nên các tình trạng rối loạn tâm thần gần như lúc nào cũng song hành với các vấn đề về giấc ngủ (theo một cách nào đó là sự lẫn lộn nhịp điệu ngày và đêm).

Trong điều kiện phát triển bình thường, một đứa trẻ sẽ tiếp nhận một nhịp điệu quen thuộc, để từ đó nhiều cơ chế khác sẽ đồng bộ theo. Khi được mẹ âu yếm lúc cho bú sữa, đứa trẻ sẽ được vỗ về bởi nhịp tim của mẹ. Trên thực tế, xúc chạm gần gũi này phần nào giúp điều hòa nhịp tim ở trẻ sơ sinh: có một lý thuyết cho rằng hiện tượng Đột tử ở trẻ sơ sinh (tử vong bất ngờ và đột ngột ở trẻ em dưới một tuổi, thường xảy ra trong khi ngủ hoặc trong khu vực ngủ của trẻ) xảy ra khi trẻ không được tiếp xúc về mặt thể chất với người lớn và do đó không có được những xúc tác giác quan tối quan trọng.

Một số nghiên cứu thậm chí cho rằng khi còn trong bụng mẹ, đứa trẻ đã có cùng nhịp tim với người mẹ. Chúng ta đều biết rằng nhịp tim của người mẹ giúp tạo nên những tín hiệu theo khuôn mẫu, lặp đi lặp lại – giúp kích thích thính giác, dao động và xúc giác – vốn đóng vai trò tối quan trọng trong việc tổ chức thân não và các hệ thống dẫn truyền thần kinh điều tiết căng thẳng.

Khi một đứa trẻ khóc vì đói bụng, nồng độ các nội tiết tố căng thẳng trong cơ thể em sẽ gia tăng. Nhưng nếu cha hoặc mẹ thường xuyên có mặt để cho trẻ ăn, nồng độ các nội tiết tố này sẽ quay về mức bình thường, và qua thời gian, chúng được điều tiết theo một khuôn mẫu được lặp đi lặp lại nhờ thói quen hằng ngày. Tuy nhiên, có những lúc trẻ sẽ thấy khó chịu và quấy khóc dù không thấy đói, không bị ướt tã và không bị đau hay bị thương; những lúc như thế dường như không có cách gì giúp trẻ ngơi khóc. Khi gặp tình huống này, hầu hết các bậc cha mẹ sẽ ôm và đung đưa đứa trẻ theo nhịp.

Gần như hoàn toàn theo bản năng, họ sẽ dùng những cử động nhịp nhàng và xúc chạm âu yếm để vỗ về đứa trẻ. Điều thú vị là nhịp điệu đung đưa của chúng ta khi dỗ trẻ con thường rơi vào khoảng tám mươi nhịp một phút, bằng với nhịp tim trung bình ở trạng thái nghỉ của người lớn. Nếu tốc độ nhanh hơn thế, đứa trẻ bị kích động bởi sự rung lắc; còn nếu chậm hơn thế, đứa trẻ sẽ không chịu nín khóc. Chúng ta dỗ dành trẻ nhỏ bằng cách hòa hợp cơ thể các em với nhịp điệu sự sống quan trọng nhất của chính mình.

Jane chỉ muốn tìm “đúng” thuốc và dạy Connor biết “hành xử”

Trên thực tế, một số lý thuyết trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ đã gợi ý rằng loài người đã học cách nhảy múa và ca hát trước khi biết nói, rằng âm nhạc mới thật sự là ngôn ngữ đầu tiên của con người. Và đúng là trẻ em có thể hiểu được nhạc điệu trong lời nói – ví dụ như ngụ ý của những tông giọng khác nhau – rất lâu trước khi hiểu được nội dung câu nói. Mọi người thường nói chuyện với trẻ sơ sinh – và hết sức thú vị là với cả thú cưng – bằng tông giọng cao để nhấn mạnh sắc thái trầm bổng, xúc cảm và tình yêu thương. Ở mọi nền văn hóa, dù hát hay hay hát dở thì người mẹ nào cũng hát ru con mình, điều này cho thấy âm nhạc và lời ca tiếng hát đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, Connor lại không được tiếp xúc với âm nhạc và nhịp điệu vào giai đoạn cậu bé cần đến nhất. Trong những tháng đầu đời, vào ban ngày, khi Connor bật khóc đã không có ai đến đung đưa và dỗ dành cậu bé để giúp hệ thống phản ứng căng thẳng và nồng độ hoóc-môn căng thẳng của em trở về trạng thái bình ổn. Dù cậu bé được chăm sóc bình thường vào các buổi tối và những ngày cuối tuần trong mười tám tháng đầu đời, nhưng khoảng thời gian tám tiếng liên tục bị bỏ mặc mỗi ngày đã để lại cho cậu bé những thương tổn kéo dài.

Để bù đắp lại những mất mát của Connor, chúng tôi quyết định cho cậu bé tham gia một lớp học về âm nhạc và chuyển động nhằm giúp cậu bé học cách giữ nhịp có ý thức, và hy vọng có thể giúp não bộ của cậu bé có được cảm nhận chung về nhịp điệu. Connor gặp rất nhiều khó khăn vào thời gian đầu tham gia lớp học, và Jane bắt đầu nản lòng.

Đến thời điểm đó, chúng tôi đã điều trị cho Connor được khoảng chín tháng. Những cơn bột phát của cậu bé không còn diễn ra thường xuyên như trước, nhưng đến một ngày, cậu bé bỗng nổi cơn thịnh nộ dữ dội ở trường. Nhà trường đã gọi cho Jane ở chỗ làm, yêu cầu cô phải đến trường đón con ngay lập tức.

Tôi vốn đã quen với những cuộc gọi đều đặn, lúc nào cũng trong trạng thái bấn loạn của cô, vài lần một tuần, nhưng sự cố này đã đẩy nỗi tuyệt vọng của cô đến giới hạn. Cô cho rằng việc điều trị cho Connor đã hoàn toàn thất bại, và tôi đã phải vận dụng hết mọi khả năng thuyết phục để cô đồng ý tiếp tục kiên trì với liệu trình của chúng tôi, liệu trình mà ai cũng công nhận là khác thường. Cũng như rất nhiều phụ huynh của các trẻ em gặp rối nhiễu khác, cô chỉ muốn chúng tôi tìm ra “đúng” thuốc và dạy Connor biết “hành xử” đúng tuổi.

Một cuối tuần nọ, tôi cau mày khi nhìn thấy số điện thoại của Jane hiện lên trên máy nhắn tin của mình một lần nữa. Tôi không muốn phải gọi lại cho cô và nghe thêm về một bước lùi khác, hay phải một lần nữa khuyên cô không nên thử những phương pháp thay thế chỉ gây phản tác dụng đến từ một “chuyên gia” nào đó mà cô mới được rỉ tai. Tôi phải ép bản thân gọi lại cho cô và hít một hơi thật sâu để giữ bình tĩnh. Tôi ngay lập tức nhận ra giọng nghẹn ngào của cô ở đầu dây bên kia, xác nhận nỗi lo sợ lớn nhất của tôi dường như đã thành hiện thực.

“Có vấn đề gì thế?”, tôi hỏi ngay.

“Ôi, bác sĩ Perry”, cô lên tiếng rồi nghẹn lại như đang cố dằn lòng trước khi nói tiếp. Tim tôi chùng xuống. Nhưng rồi cô tiếp tục: “Tôi phải cảm ơn anh. Hôm nay Connor đã chủ động đến gần tôi, ôm lấy tôi và nói rằng thằng bé yêu tôi”.

Đó là lần đầu tiên cậu bé bày tỏ tình cảm một cách tự nhiên đến thế. Thay vì lo ngại và hoài nghi như lúc trước, giờ đây Jane đã trở thành một trong những người ủng hộ nhiệt tình nhất đối với phương pháp điều trị của chúng tôi.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

[PRE-ORDER] Con đường chuyển hóa - 50 Bài giảng về con đường chân chánh giúp chuyển hóa nỗi khổ niềm đau

“Con đường chuyển hóa - 50 Bài giảng về con đường chân chánh giúp chuyển hóa nỗi khổ niềm đau”. Cuốn sách là sự tiếp nối những lời giảng sâu sắc của thầy Thích Pháp Hòa, mở ra hành trình mới giúp độc giả tìm thấy tự do và an lạc trong cuộc sống.
2

Đôi điều cần suy ngẫm - J.Krishnamurti: “Hạnh phúc không xuất hiện khi bạn tìm kiếm nó”

Như một vòng tròn luẩn quẩn, hầu hết chúng ta đều không ngừng đi tìm kiếm hạnh phúc thông qua vô vàn sự thay đổi ở mỗi giai đoạn tuổi tác của chúng ta.
3

Biến tiềm năng thành tài năng - Ông Hoàng Nam Tiến: Nghĩ không cũ về những điều không mới

Biến tiềm năng thành tài năng (Hidden Potentinal) là tác phẩm mới nhất của Adam Grant. Với tôi, mỗi tác phẩm của ông là một cuộc đối thoại về cách tư duy, phát triển con người đầy khác biệt và thú vị.  
4

Miền đất hứa - 15 trích dẫn của Barack Obama về một nước Mỹ lý tưởng mà ông muốn

15 trích dẫn thể hiện lý tưởng của Barack Obama về một nước Mỹ mà ông muốn hướng tới, và theo ông cuốn sách này là dành cho những người trẻ tuổi với lời mời gây dựng lại một nước Mỹ sánh ngang với tất cả những gì tốt đẹp nhất...
5

Ai cũng có “đứa trẻ tổn thương bên trong” cần được chữa lành

Nhiều người nghĩ mình cá biệt khi cảm nhận bên trong có “một đứa trẻ” cần được vỗ về. Tuy nhiên, bạn không đơn độc. Những tổn thương từ thuở ấu thơ luôn tồn tại bên trong mỗi người, kể cả các ngôi sao lớn cũng không ngoại lệ.

'Để con chăm sóc cha - mẹ': Đọc sách đã khóc, đọc review sách lại tốn thêm một bịch khăn giấy nữa

Những trang truyện vừa u buồn, vừa cảm động, vừa lấp lánh tình yêu thương đã gây tiếng vang lớn tại Malaysia và Đài Loan, chạm đến trái tim của hơn 2 triệu độc giả quốc tế. 

Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó - Hiểu đúng để chữa lành những vấn đề về sang chấn tâm lý ở trẻ em

Các chuyên gia nhận định rằng tình trạng bỏ bê, thiếu sự giao tiếp và chăm sóc phù hợp trong giai đoạn đầu đời của trẻ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về thể chất, tâm lý và nhận thức của trẻ.

Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó - Kỳ 4: Cách bắt tay có phần kỳ quặc của Connor

Connor bị bỏ bê gần như ngay từ khi mới chào đời cho đến tận 18 tháng tuổi. Hy vọng duy nhất là những buổi tối và ngày cuối tuần khi Connor được cha mẹ tự tay chăm sóc. Ít nhất thì cậu bé vẫn được trải nghiệm một vài khoảnh khắc yêu thương và vỗ về.

Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó - kỳ 3: Khi đứa trẻ không bao giờ khóc

Khác với trường hợp của Justin, Connor có một gia đình đầy đủ cha mẹ và một tuổi thơ thoạt nhìn không hề có biến cố. Cha mẹ Connor đều tốt nghiệp đại học và là những doanh nhân thành đạt.

Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó - Kỳ 2: 'Cám ơn bác sĩ Perry. Justin'

Tôi là chuyên gia y tế đầu tiên nghe Arthur tả lại cách ông nuôi đứa trẻ, bởi đáng buồn thay cho Justin, tôi chính là người đầu tiên hỏi về chuyện đó.

Giao lưu - Giới thiệu sách: 'Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó'

Buổi Giao lưu - Giới thiệu sách: 'Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó' - Ngăn ngừa và chữa lành sang chấn tâm lý ở trẻ em - Từ gia đình đến xã hội, sẽ được tổ chức tại Đường sách TP.HCM vào ngày mai, 17/8.

Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó - Kỳ 1: Hành xử như một con vật vì được đối xử như vậy

Một trong những đứa trẻ đầu tiên tiếp nhận điều trị bằng phương pháp trị liệu Thần kinh Tuần tự (liệu pháp dành cho trẻ em bị sang chấn và ngược đãi) đã trải qua tình trạng bỏ bê khủng khiếp hơn rất nhiều so với những gì trẻ em gặp phải.

7 trích dẫn đau lòng từ “Để con chăm sóc cha” & “Để con chăm sóc mẹ”

“Để con chăm sóc cha” & “Để con chăm sóc mẹ”: Ghi lại 12 năm chăm sóc cha mẹ đau bệnh của nữ hoạ sĩ Miew người Malaysia. Câu chuyện đã chạm đến trái tim của hơn 2 triệu độc giả quốc tế.

5 mẹo sử dụng ChatGPT hữu ích có thể bạn chưa biết

Kỹ năng - Sơn Vân - 21/11/2024 12:00
Nhiều người sử dụng ChatGPT để tạo công thức nấu ăn hoặc viết email công việc. Nick Turley, trưởng bộ phận sản phẩm của OpenAI, vừa chia sẻ 5 mẹo hữu ích mà người dùng ChatGPT có thể chưa biết hoặc muốn thử nghiệm.

Cuộc khủng hoảng cô đơn

Phong cách sống - Chi Chi - 21/11/2024 11:00
Sống giữa thành phố đông đúc nhưng nhiều người không thể tìm được một người để trò chuyện.

“Mẹ làm mọi thứ vì tốt cho con” là tình yêu độc hại nhất

Suy ngẫm - An Chi - 21/11/2024 10:00
Có một kiểu tình yêu độc hại của người mẹ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đứa trẻ.

Biến tiềm năng thành tài năng - Càng mắc nhiều lỗi, bạn càng tiến bộ nhanh hơn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 21/11/2024 09:00
Phần lớn chúng ta đều không thích phạm lỗi vì nỗi sợ bị đánh giá, nhưng giáo sư Adam Grant đã chỉ ra rằng để có thể phát triển, bạn phải dám mắc lỗi nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Từ sách - Phim - Quìn - 21/11/2024 08:00
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/11/2024 12:00
Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số

Kỹ năng - Nhật Anh - 20/11/2024 11:00
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Gửi lời tri ân qua trang sách

Tủ sách - Đan Thanh - 20/11/2024 10:40
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đã truyền cảm hứng và dìu dắt bao thế hệ trưởng thành.

“Bạn cần - tôi tặng (SAIGONGIVE)” group Facebook “cái gì cũng cho” ở Sài Gòn

Truyền cảm hứng - Phạm Trang - 20/11/2024 10:00
Sài Gòn - dưới cái dáng vẻ ngược xuôi ồn ã của phố thị, vẫn là những con người “quá trời dễ thương”.

Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

Từ sách - Phim - TĐ - 20/11/2024 09:00
Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”.

Chiến thắng con Quỷ bên trong - Napoleon hill và bí mật đằng sau thành công

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 20/11/2024 08:00
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, những cơ hội và thách thức mới liên tục xuất hiện, tạo nên áp lực vô hình lên con đường thành công của mỗi người.

Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/11/2024 12:00
Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt.

5 dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đã bị cài mã độc

Kỹ năng - KV - 19/11/2024 11:00
Những dấu hiệu bất thường sau trên điện thoại đang phản ánh thiết bị gặp vấn đề và có khả năng cao đã bị cài mã độc, phần mềm độc hại mà bạn không hề hay biết.

3 nguyên tắc tỷ phú Elon Musk thường xuyên áp dụng

Phong cách sống - Đoàn Giang - 19/11/2024 10:00
Những nguyên tắc này có lẽ có thể áp dụng tương tự vào bất kỳ ai, bất kỳ việc gì.

Tự do – Như chim tung cánh

Tủ sách - FN - 19/11/2024 09:00
Osho đã bàn về nhiều chủ đề: tình yêu, cảm xúc, sự sáng tạo, từ bi,… Ở tác phẩm “Tự do – Như chim tung cánh”, ông bàn đến một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tâm thức con người: tự do.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 21/11/2024