“Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó” - Con đường gian nan chữa lành những bi kịch tuổi thơ

Thu An13/08/2024 08:00
“Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó” - Con đường gian nan chữa lành những bi kịch tuổi thơ

​​​​​​​Cuốn sách kể lại câu chuyện có thật về những đứa trẻ có cuộc sống vô cùng bi kịch ngay từ tuổi ấu thơ, dẫn đến những sang chấn, tổn thương với bộ não mà nó không thể được bù đắp, hồi phục hoàn toàn trong giai đoạn phát triển sau đó.

Sang chấn - vết hằn sâu trên những bộ não trẻ thơ

“Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó” là tác phẩm đầy tình thương và trách nhiệm dành cho trẻ em, và không chỉ trẻ em mà để cho cả người lớn nghiền ngẫm, được hai tác giả Bruce D. Perry và Maia Szalavitz phối hợp nhau viết từ năm 2001, tái bản năm 2017 với nhiều nội dung cập nhật.

Đó là câu chuyện về cô bé Tina được mẹ dẫn đến bác sĩ Perry điều trị khi mới bảy tuổi đầu. Tina bị một thiếu niên mười sáu tuổi, con trai người nhận trông coi cô bé, lạm dụng tình dục suốt hai năm dài, từ lúc Tina bốn tuổi đến sáu tuổi mới bị phát hiện. Gia cảnh cực kỳ khó khăn, mẹ Tina đơn thân nuôi Tina và hai đứa em nhỏ của Tina nên không có thời gian chăm sóc và bảo vệ con.

Hai năm dài bị lạm dụng trong tuổi ấu thơ đó đã để lại những sang chấn cực kỳ nghiêm trọng và những hành vi lệch lạc trong cuộc sống sau này của Tina, mà mọi nỗ lực cứu chữa đều không thể đạt kết quả tối ưu. Nó để lại nhiều băn khoăn, ray rứt trong lòng một bác sĩ dành cả cuộc đời mình để nghiên cứu, tìm ra mô hình trị liệu, chữa lành cho những đứa trẻ rơi vào hoàn cảnh này, và đưa ra những lời cảnh báo cấp thiết cho người lớn.

Hay như trường hợp bé Justin, bị mẹ ruột bỏ lại cho bà ngoại nuôi dưỡng khi mới hai tháng tuổi. Và thật không may, khi Justin mười một tháng tuổi bà ngoại em mất. Người bạn trai của bà đã tiếp tục nuôi Justin trong chuồng chó, hoàn toàn theo nghĩa đen. Hậu quả là khi bác sĩ Perry gặp, Justin là một đứa trẻ sáu tuổi không biết nói, không biết đi, chiếc nôi của em phải rào lại bằng các thanh sắt. Em liên tục đung đưa người, rên rỉ một giai điệu vô nghĩa, ném thức ăn và cả phân của mình vào các nhân viên điều trị.

Còn Laura là một trường hợp bị bỏ bê khác. Hậu quả là em bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển cả thể chất lẫn tâm trí. Đã lên bốn tuổi nhưng Laura nặng chưa đến 12 kg. Dù liên tục được truyền dinh dưỡng giàu calo nhưng em vẫn không chịu lớn. Các bác sĩ đã ròng rã làm rất nhiều xét nghiệm, kiểm tra đủ kiểu hệ tiêu hóa của em, kể cả phẫu thuật để tìm bệnh, và đưa ra rất nhiều chẩn đoán: “động kinh ruột”, “chứng biếng ăn tâm thần ở trẻ sơ sinh”… Tuy nhiên, tất cả liệu pháp điều trị  đều không đáp ứng.

Với kiến thức, kinh nghiệm, sự tận tâm của mình, bác sĩ Perry đã chỉ ra nguyên nhân: ngay từ lúc mới sinh Laura, mẹ em đã không biết cách chăm sóc con, hoàn toàn không có sự kết nối với con về mặt cảm xúc. Cô ít khi ôm hay ẵm con, không cho con bú trực tiếp mà vắt sữa vào bình rồi cho bú, không đu đưa con trong tay, không ru con ngủ, không thủ thỉ yêu thương, không nhìn thẳng vào mắt con… Thiếu vắng những tín hiệu về thể chất và cảm xúc này, những thứ cần thiết để kích thích quá trình phát triển, Laura đã ngừng tăng cân.

Thời điểm đó, có một hội chứng thường gặp là FIT (viết tắt của “Failure to Thrive”, tạm dịch là “chậm lớn”). Trẻ sơ sinh được chẩn đoán FIT thường bị suy giảm nồng độ nội tiết tố tăng trưởng. Một nghiên cứu cho thấy hơn một phần ba trẻ em sống tại các cô nhi viện mà không có được sự quan tâm cá nhân đã sống không quá hai tuổi. Khuyến cáo của tác giả là “theo đúng nghĩa đen, trẻ em không thể lớn nếu thiếu tình yêu thương”.

Và còn nhiều nữa những trường hợp trẻ em bị lạm dụng, bị sang chấn, tổn thương, bị ngược đãi, bị bỏ rơi, bị làm “vật tế thần” trong các giáo phái, bị bạo hành ở chính các “mái ấm”, bị hành hạ ở chính gia đình cha mẹ nuôi… được nêu trong quyển sách, mà chắc rằng người đọc nào cũng cảm thấy phẫn uất, đau lòng, thương cảm, thậm chí bị sốc.

Tình người vượt trên những qui tắc khô cứng

“Trẻ nhỏ mau quên”. Khi đọc “Những đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó”, tôi nhận ra suy nghĩ sai lầm đó của người lớn. Tác giả cho biết, thời điểm ông học trường y, các nhà nghiên cứu hầu như không để tâm đến những tổn thương kéo dài mà các sang chấn tâm lý để lại. Các nghiên cứu về tác động của sang chấn lên trẻ em thậm chí còn ít ỏi hơn. Vấn đề này không được xem trọng, bởi trẻ em được cho là cố nhiên có khả năng “phục hồi”, với năng lực “vực dậy” bẩm sinh.

Bằng những nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm điều trị của mình, bác sĩ Perry đã chứng minh: Trái với lầm tưởng của nhiều người, trẻ em không được sinh ra với khả năng tự phục hồi. Những tổn thương - nhìn thấy được lẫn không nhìn thấy được - mà các em phải chịu trong giai đoạn thơ ấu sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng và kéo dài hơn so với người lớn.

Phân tích chức năng của bộ não, tác giả viết: Đối với con người, sinh vật đáng sợ nhất mà chúng ta có thể gặp phải chính là đồng loại… Kẻ săn mồi đáng sợ nhất mà con người phải đối diện chính là đồng loại. Bởi thế, hệ thống phản ứng với căng thẳng của chúng ta được kết nối chặt chẽ với các hệ thống thần kinh có chức năng đọc và phản ứng với các tín hiệu xã hội của con người.

Theo tác giả, ở những giống loài mang tính xã hội như loài người, cả ba chức năng bộ não phải định hướng để con người có thể tồn tại và phát triển đều phụ thuộc sâu sắc vào khả năng của bộ não trong việc tạo dựng và duy trì các mối quan hệ. Con người sẽ trở nên chậm chạp, yếu ớt và không đủ khả năng sinh tồn lâu dài ngoài tự nhiên nếu không có sự trợ giúp từ người khác. Nhận thức được tầm quan trọng của các mối quan hệ và các tín hiệu tương tác xã hội là vô cùng cần thiết cho quá trình trị liệu hiệu quả.

Điều đáng trân trọng ở quyển sách là tác giả không chỉ đưa ra những dẫn chứng đau buồn, mà thông qua những câu chuyện cụ thể đó đưa ra những mô hình điều trị hữu hiệu, những giải pháp chữa lành thuyết phục; đưa đến người đọc những hiểu biết sâu sắc về bệnh nhi, về lĩnh vực khoa học thần kinh. Quan trọng hơn, mang đến cho người đọc những suy nghĩ tích cực, những giá trị nhân văn, những niềm tin mạnh mẽ về con đường giải quyết thực trạng này.

Bác sĩ Perry và đội ngũ của mình cho thấy hình ảnh những thầy thuốc không chỉ tìm hiểu triệu chứng bệnh mà luôn truy nguyên nguồn gốc bệnh. Không chỉ đến với người bệnh với tư cách một bác sĩ mà còn tiếp cận bệnh nhân với tấm lòng tràn ngập tình người. Không chỉ quan tâm đến các phương pháp điều trị cụ thể mà còn tìm kiếm các giải pháp để cảnh báo và phòng ngừa các bi kịch. Không chỉ chữa bệnh mà luôn tìm cách chữa lành những nỗi đau con người…

Điều đáng cảm động là xuyên suốt trong quyển sách, bác sĩ Perry luôn thể hiện một sự khiêm cung, một tâm trạng ray rứt trước những hạn chế của mình và của cả ngành y khi đối diện những ca bệnh khó; là sự chân thành cảm phục những bệnh nhi dũng cảm của mình và xem các em như những người thầy trong nghề để luôn học hỏi, nghiên cứu. Ông cùng các cộng sự đã tìm ra một mô hình chữa trị hữu hiệu là “Mô hình trị liệu thần kinh tuần tự” được triển khai rộng rãi sau đó. Nhưng quan trọng hơn, ông đã khai thông, làm thay đổi nhận thức của nhiều người về những vấn đề của trẻ em.

Bác sĩ Perry chia sẻ: những bài học cốt lõi mà tôi học được từ các em có giá trị với tất cả chúng ta. Bởi để hiểu được các sang chấn, chúng ta cần phải tìm hiểu về ký ức. Để đánh giá đúng việc trẻ em được chữa lành như thế nào, chúng ta cần hiểu cách trẻ học yêu thương, cách trẻ đối phó với khó khăn và cả việc căng thẳng ảnh hưởng đến trẻ như thế nào. Và khi nhận thức được rằng khả năng yêu thương và hành động của con người có thể bị hủy hoại nghiêm trọng bởi bạo lực và các mối đe doạ, chúng ta mới có thể hiểu rõ hơn chính mình và biết cách vun đắp, quan tâm đến những người thân yêu trong đời, nhất là trẻ nhỏ.

Đọc sách, tôi rút ra nhiều điều: Tình người vượt trên những qui tắc khô cứng. Tâm thiện vượt trên mọi sai phạm và sửa đổi mọi công thức chữa trị rập khuôn. Làm một bệnh nhân khổ lắm nhưng gặp một bác sĩ chỉ chữa bệnh bằng công thức và qui định còn khổ hơn nhiều. Người bệnh cần thêm một tấm lòng, một tâm từ bi và lòng can đảm từ bác sĩ để thách thức những niềm tin cố hữu…

“Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó” với 12 chương, 619 trang sách thật sự đáng nghiền ngẫm bởi những giá trị nó mang lại. Không chỉ là kiến thức, mà còn là những giá trị nhân văn, những cảm xúc tích cực, thiện lành.

(Thu An)


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Thay vì chữa lành hãy 'Chăm sóc bản thân thật sự'

Trước đây, chúng ta đã quá quen thuộc với những lời khuyên về "chữa lành", nhưng có lẽ thay vì đi tìm sự cứu rỗi từ bên ngoài, thứ ta thật sự cần là học cách chăm sóc bản thân thật sự (Real self-care) từ bên trong.
2

Chiến thắng con quỷ bên trong - Phụ nữ muốn sống một cuộc đời rực rỡ, nhất định phải hiểu 3 điều này

Khi nhận diện được những nỗi sợ đang chi phối mình, bạn đã đi được nửa chặng đường đến tự do.
3

Lời tiên tri Celestine - Bạn có đang lắng nghe những thông điệp từ vũ trụ

Đã bao giờ bạn chợt nghĩ đến một người mà rất lâu không liên lạc, rồi ngay hôm đó họ bất ngờ nhắn tin cho bạn?
4

Tự do - Như chim tung cánh: Chúng ta đang bị giam cầm mà không hay biết

Chúng ta nghĩ mình tự do, nhưng sự thật là, chúng ta chỉ đang sống trong một nhà tù vô hình - nơi nỗi sợ, định kiến và kỳ vọng xã hội là những bức tường giam giữ ta.
5

Con đường chính trực – Cuốn sách giúp bạn tìm lại chính mình giữa thế giới hỗn loạn

Chúng ta thường được dạy rằng phải theo đuổi thành công, phải sống một cuộc đời có giá trị, nhưng dường như hiếm có ai khuyên chúng ta hãy sống đúng với tiếng nói nội tâm của mình.

Để con chăm sóc mẹ - Rồi cũng đến ngày tạm biệt

Đồng hành cùng mẹ trong những năm tháng cuối đời là một trải nghiệm đau buồn, đòi hỏi tinh thần vững vàng và ý chí mạnh mẽ của người con.

Để con chăm sóc cha - Chăm sóc tinh thần cho người chăm sóc

Trở thành người chăm sóc là một hành trình không hề dễ dàng. Không chỉ hy sinh thời gian, công việc và cuộc sống cá nhân, người chăm sóc còn phải chống chọi với nỗi lo âu, bất lực và buồn đau đang dày vò mỗi ngày.

Chia sẻ từ trái tim - Mùa Vu lan: Không phải mua chim mua cá mới là phóng sinh

Bởi vì đạo Phật là đạo từ bi, luôn khuyến khích mọi người bảo hộ sự sống, không giết chóc. Ngay cả giới thứ nhất mà Phật tử thọ khi quy y cũng là không sát sinh. Nghĩa là mình ý thức được sự khổ đau của việc giết hại.

3 bài học từ cuốn sách 'Đi tìm lẽ sống' sẽ giúp ích cho bạn

Frankl đã dành phần còn lại của cuộc đời mình để dạy lại những gì ông đã học được trong thời kỳ tồi tệ nhất: rằng mọi người có thể và phải tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống của mình, ngay cả khi tất cả những gì họ biết là nỗi đau khổ tột cùng.

Cởi trói linh hồn - Làm thế nào để sống một cuộc sống yên bình?

Học cách sống yên bình không phải là một điều dễ dàng, nhưng cũng không phải là không thể. Để đạt được sự yên bình, cần sự hiểu biết và kiên nhẫn.

Hồi ký chấn động của Britney Spears được chuyển thể thành phim điện ảnh

Hãng phim Universal vừa đấu giá thành công dự án chuyển thể hồi ký chấn động của "công chúa nhạc Pop" Britney Spears, dự sẽ gây sốt phòng vé trong thời gian sắp tới.

‘Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó’ - Liệu pháp chữa lành hiệu quả nhất chính là tình yêu thương

​​​​​​​Vào những năm đầu thập niên 80, tác động của sang chấn tâm lý lên trẻ em không nhận được nhiều sự quan tâm. Thậm chí, rất nhiều người lớn cho rằng trẻ em có khả năng “tự phục hồi”, với năng lực “vực dậy” bẩm sinh.

Chia sẻ từ trái tim - Nhân quả là luật chung chứ không của riêng một đạo nào

Nhiều người cho rằng chỉ những ai theo đạo Phật mới cần quan tâm đến nghiệp báo, nhân quả. Nhưng nhân quả là luật chung của vạn vật chứ không áp dụng vào riêng một tôn giáo nào, dù tin hay không, chúng ta vẫn đang chịu tác động của nó.

Sống an vui - Liệu có cách nào để tìm thấy bình yên giữa cuộc đời?

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 27/03/2025 14:00
“Sống an vui” của Khangser Rinpoche xuất hiện như một người bạn đồng hành, giúp ta tìm lại sự bình an trong tâm hồn.

Xem phim "Sex Education" tôi thấy phải yêu thương con gấp bội phần

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 27/03/2025 13:00
Xem phim "Sex Education" tôi bật khóc đau đớn khi nhận ra một sai lầm chí mạng trong cách hành xử với con cái chỉ nhờ một câu thoại đắt giá

9 sự thật phũ phàng của cuộc đời mà ai cũng phải chấp nhận

Suy ngẫm - Diệp Anh - 27/03/2025 12:00
Thực sự, 9 điều này không ai nói với bạn về cuộc sống, nhưng nghe đều thấm thía.

10 chiêu cứu mạng mà bố mẹ nào cũng phải dạy, giúp con luôn an toàn trong mọi tình huống khẩn cấp

Kỹ năng - Hiểu Đan - 27/03/2025 11:00
Những kỹ năng tự vệ này nhất định phải dạy cho con. Đừng để "mất bò mời lo làm chuồng".

Nữ diễn viên 87 tuổi được Lưu Đức Hoa xin số điện thoại đã định nghĩa lại tuổi trẻ

Truyền cảm hứng - Diệp Anh - 27/03/2025 10:00
Khi nhắc đến diễn viên Ngô Ngạn Xu không phải ai cũng nhớ ra bà là ai, nhưng khi nhìn thấy ảnh, chắc hẳn bạn sẽ nhận ra bà. Bởi bà thực sự đẹp lão và mang lại thiện cảm ngay từ ánh nhìn đầu tiên.

Biến tiềm năng thành tài năng - Mắc kẹt không phải thất bại, ổn định không phải thành công

Từ sách - Phim - Quìn - 27/03/2025 09:00
Có bao giờ bạn cảm thấy mình bị mắc kẹt, mọi thứ cứ lặp đi lặp lại mà không có bất kỳ sự tiến triển nào?

Bí quyết sống tỉnh thức trong 8 ngày - Sống chậm lại, bí quyết tỉnh thức giúp bạn thoát khỏi căng thẳng

Từ sách - Phim - Quìn - 27/03/2025 08:00
Bạn có bao giờ cảm thấy tâm trí lúc nào cũng mệt mỏi? Những áp lực vô hình khiến bạn kiệt sức, dù nghỉ ngơi bao nhiêu cũng không thấy nhẹ nhõm hơn? Nhưng sự bình yên không phải là thứ xa vời – nó có thể đến từ chính những khoảnh khắc đơn giản trong ngày.

Tỷ phú Rockefeller dặn con: Trên đời có 2 loại người không thể giàu có

Suy ngẫm - Ánh Lê - 26/03/2025 13:00
Những người thích tiết kiệm, khư khư giữ tiền trong ngân hàng để an toàn. Nhưng làm như vậy không khác gì đóng băng tiền, bạn phải biết rằng bạn không thể làm giàu bằng cách dựa vào lãi suất", tỷ phú Rockefeller nhắn nhủ con trai.

Từ thế hệ "bông tuyết" đến "thuỷ tinh": Chúng ta đang nuôi dạy con trẻ mong manh hơn hay chỉ đổi tên?

Phong cách sống - Trang Vũ - 26/03/2025 12:00
Thế hệ trẻ giờ đây đang bị gắn cho những cái tên nghe vừa kêu vừa… đáng lo.

3 bước biết ngay ai đang chụp màn hình tin nhắn Messenger

Kỹ năng - KV - 26/03/2025 11:00
Tính năng này sẽ giúp hỗ trợ người dùng bảo vệ các thông tin riêng tư mà không lo người nhận chụp màn hình hay chia sẻ thông tin ra bên ngoài

Bức ảnh "chiếc ô nghiêng" gây sốt mạng xã hội

Truyền cảm hứng - Đông - 26/03/2025 10:00
Khi bên bố, con luôn cảm thấy an toàn, bình yên và tất cả những khó khăn đều trở nên nhỏ bé.

Bạn muốn xuất bản sách nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Hãy để First News đồng hành cùng bạn!

Tủ sách - 26/03/2025 09:00
Bạn có một ý tưởng sách tuyệt vời nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Bạn lo lắng về quá trình biên tập, thiết kế hay phát hành? Xuất bản sách là một hành trình không đơn giản, nhưng với sự hỗ trợ từ First News – Trí Việt, bạn sẽ không phải đi một mình.

Bản giao hưởng cuộc sống - Đối diện cuộc đời, can trường mà sống

Từ sách - Phim - Quìn - 26/03/2025 08:00
Thành công không phải là một điểm đến ngay lập tức, mà là hành trình của những bước đi nhỏ, bền bỉ mỗi ngày. Quan trọng không phải bạn đang ở đâu, mà là bạn có dám tiến lên hay không.

Tài năng nước ngoài

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/03/2025 13:00
Tạp chí Business Week đăng một bài báo thú vị: “Vẫn còn được cần tới: Tài năng nước ngoài và Thị thực.”

Cách dạy Văn độc lạ của cô giáo Đồng Nai nổi đình đám mạng xã hội

Truyền cảm hứng - Kim Anh - 25/03/2025 12:00
Nếu chỉ giảng dạy Ngữ văn theo phương pháp thông thường, cô Hương cho rằng giáo viên rất dễ trở thành "người gây mê" trong mắt học trò.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 27/03/2025