Vài tuần trước khi tôi dạy một xê mi na ở Tokyo, tôi để ý nhiều sinh viên có iPhones và iPads, khi tôi hỏi họ: “Tại sao Apple mà không Sony?” câu trả lời đều nhất trí: “Nó tốt hơn và dễ dùng hơn.”
Một giáo sư Nhật Bản giải thích: “Chúng tôi đã rất thành công trong phần cứng như ti vi, radio, máy nghe cassette, ngay cả tủ lạnh, máy giặt v.v. nhưng chúng tôi đã bỏ qua phần mềm. Nếu ông nhìn vào thiết bị thành công nhất của chúng tôi, máy Sony Walkman với hàng trăm triệu chiếc được bán trên khắp thế giới, nó là thiết bị phần cứng không có phần mềm trong nó. Đột nhiên iPod xuất hiện với phần mềm phức tạp và mọi thứ thay đổi và thị trường của chúng tôi tan tành.”
Tôi hỏi: “Vậy iPod của Apple giết chết Walkman của Sony sao?”
Ông ấy lắc đầu: “Còn tệ hơn cả điều đó. Apple phá huỷ toàn bộ ngành công nghiệp phần cứng của chúng tôi. Họ đã không chỉ làm iPods mà cả iPhone rồi iPads và ai biết họ sẽ làm gì tiếp? Đây là thị trường mới hoàn toàn với phần mềm kiểm soát mọi thứ. Chúng tôi đã không nhìn vào phần mềm vì chúng tôi bị ám ảnh với phần cứng và thành công của chúng tôi đã cho chúng tôi một khái niệm không thể bị đánh bại rằng chúng tôi đã kiểm soát được thị trường tiêu thụ điện tử nhưng công nghệ đã thay đổi và chúng tôi không thể bắt kịp.”
Tôi hỏi: “Vậy là phần mềm đã làm thay đổi thị trường sao?”
Ông ấy giải thích: “Ngành công nghiệp điện tử của Nhật Bản đang đối diện với nhiều vấn đề: Về phần cứng, chúng tôi phải cạnh tranh với Hàn Quốc, nước có thể xây dựng cùng sản phẩm chất lượng nhưng có chiến lược tiếp thị và quảng cáo tốt hơn. Chúng tôi cũng phải cạnh tranh với Trung Quốc nước cũng xây dựng các sản phẩm tương tự với giá thấp hơn nhiều. Cả hai nước đó đều có ưu thế. Trong thế giới cạnh tranh này, nếu ông phạm sai lầm ông không thể phục hồi được. Sai lầm lớn nhất chúng tôi đã phạm phải là không chú ý tới phần mềm. Công nghiệp phần cứng bây giờ qua rồi vì với các chip tích hợp, dễ dàng xây dựng và nhiều nước có thể sao chép nó. Chính phần mềm mới tạo ra ưu thế cạnh tranh bây giờ.”
Tôi hỏi: “Vậy ông nghĩ tương lai là trong phần mềm sao?”
Ông ấy gật đầu: “Tất nhiên, nếu ông nhìn vào các công ti thành công ở Thung lũng Silicon, tất cả họ đều là các công ti phần mềm như Google, Facebook, LinkedIn, Twitter, và Amazon v.v. Những công ti này bây giờ chi phối thị trường mà không có đối thủ cạnh tranh. Để tồn tại Nhật Bản phải chuyển sang phần mềm.”
Tôi đắn đo: “Nước các ông có một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất và lực lượng lao động có giáo dục cao cho nên đổi từ phần cứng sang phần mềm chắc sẽ không khó khăn. Ông nghĩ việc biến đổi này sẽ xảy ra trong bao lâu?”
Ông ấy giải thích: “Trong nhiều năm, phần mềm đã bị bỏ quên ở Nhật Bản. Phần lớn các đại học đầy những giáo sư phần cứng nhưng không nhiều giáo sư phần mềm cho nên để chuyển sang phần mềm chúng tôi cần đào tạo nhiều giáo sư phần mềm. Để cải tiến giáo dục của chúng tôi với phương hướng mới hội tụ vào phần mềm, chúng tôi phải bắt đầu từ các giáo sư đại học và xây dựng chương trình đào tạo tốt. Điều này chắc sẽ mất vài năm trước khi chúng tôi có thể thực sự cải tiến vị thế của chúng tôi trong thị trường cạnh tranh toàn cầu. Ngày nay chúng tôi phải thuê nhiều kĩ sư phần mềm từ các nước khác và khoán ngoài việc phát triển phần mềm cho tới khi chúng tôi có đủ công nhân có kĩ năng.
Trong vài năm qua, chúng tôi đã có tiến bộ trong trò chơi máy tính trong máy PlayStation của Sony nhưng chúng tôi vẫn ở sau các nước khác nhiều năm. Tuy nhiên viễn kiến của chúng tôi là rõ ràng, nếu ông tới thăm website của Sony, ông có thể thấy thông điệp về chiều hướng mới của công ti này: “Sony đang phát minh lại bản thân mình để chuyển giao các kinh nghiệm mới và lí thú.” Sony đang làm việc trên nhiều thiết bị di động, máy chụp ảnh mới và tất cả chúng cũng kết nối với nhiều thiết bị trong nhà như đồ bếp, máy giặt v.v. Thị trường cạnh tranh tiếp sẽ được chiến đấu là trên thị trường vật dụng “Internet của các thứ.”
Chúng tôi tin rằng trong vòng vài năm nữa, mọi thứ điện tử sẽ được kết nối không dây với Internet và phần mềm sẽ là yếu tố tạo khả năng then chốt và bất kì ai kiểm soát được những phần mềm này sẽ kiểm soát được thị trường. Đây là thị trường trị giá 500 tỉ đô la Mĩ hàng năm cho nên chúng tôi không thể bỏ lỡ được. Đó là lí do tại sao chúng tôi để nhiều nỗ lực thế vào phát triển nhiều kĩ sư phần mềm. Chúng tôi hi vọng đảo ngược lại không may của chúng tôi trong phần cứng và thành công trong thị trường phần mềm mới này. Tất nhiên mọi thứ sẽ phụ thuộc vào khả năng của chúng tôi phát triển các kĩ sư phần mềm có kĩ năng cao và nhiều hơn cho đất nước chúng tôi.”