Dạy Công nghệ thông tin

GS John Vu03/04/2023 11:00
Dạy Công nghệ thông tin

Trên khắp thế giới, từ châu Á tới châu Phi, từ châu Âu tới Australia, mọi trường đang xô vào chấp nhận Công nghệ thông tin (CNTT) trong chương trình của họ.

Ở Trung Quốc, khẩu hiệu phổ biến là: “Không bằng cấp công nghệ, không việc làm,” và ở Ấn Độ, khẩu hiệu còn trực tiếp hơn: “Không việc làm phần mềm, không hôn nhân.” Với nhu cầu cao và cung cấp thấp về công nhân có kĩ năng công nghệ trong thị trường việc làm toàn cầu, dễ hiểu tại sao mọi hệ thống giáo dục đều nhiệt tình với CNTT. Sự sút giảm liên tục về giá máy tính, laptops, máy tính bảng và điện thoại di động làm cho việc dùng CNTT thành việc đảm đương được cho mọi người.

Khi tôi ở Ấn Độ năm ngoái, một quan chức chính phủ bảo tôi: “Chúng tôi sẽ cung cấp mười triệu máy tính bảng cho các trường tiểu học và trung học trong nước chúng tôi. Trong mười năm tới, chúng tôi sẽ là “Trung tâm công nghệ của thế giới.” 

Về sau khi tôi ở Trung Quốc, một hiệu trưởng phổ thông nói cùng điều này: “Chúng tôi sẽ trang bị cho mọi trường ở nước chúng tôi bằng máy tính và trong mười năm tới, chúng tôi sẽ là nước công nghệ hàng đầu trên thế giới.” Tôi đọc trên báo chí rằng nhiều nước ở châu Phi cũng có những kế hoạch đưa nhiều máy tính vào lớp học của họ. Dường như là đưa nhiều phần cứng hơn vào trong lớp sẽ làm cho học sinh trở thành “thiên tài công nghệ” nhưng có những câu hỏi nào đó cần được đề cập nhưng tôi đã KHÔNG thấy câu trả lời.

Khi tôi hỏi: “Làm sao công nghệ thông tin giúp đạt tới mục đích giáo dục?”, “Ai sẽ dạy công nghệ?”, “Chi phí thực hiện công nghệ trong trường của bạn là gì và ích lợi được mong đợi là gì? “Làm sao bạn đo thành công của thực hiện công nghệ?” Câu trả lời được cho là ngây thơ và đáng nghi ngờ.

Một quan chức nói: “Máy tính bảng sẽ giúp học sinh truy nhập Internet.” “Thầy giáo sẽ dạy học sinh về công nghệ?” Người khác giải thích: “Sinh viên sẽ có được việc làm tốt bởi vì họ biết máy tính.” Một hiệu trưởng dường như không thoải mái: “Chi phí là chi phí về máy tính thôi. Cái gì khác nữa? Và sao thầy hỏi vậy?”  Không ai có khả năng trả lời những câu hỏi về làm sao đo được thành công.

Học về công nghệ KHÔNG đơn giản thế. Bạn không thể đặt máy tính vào trong phòng học và mong đợi học sinh trở thành “Bill Gates hay Steve Jobs”. Bạn cần các thầy giáo đào tạo họ và không có kế hoạch đào tạo thầy giáo, bạn sẽ không bao giờ nhận ra ích lợi. Mua phần cứng là dễ, mua phần mềm cũng dễ nhưng đào tạo thầy giáo KHÔNG đơn giản thế. Có những thầy không muốn thay đổi và có những thầy sau đào tạo sẽ bỏ việc dạy để làm việc trong công nghiệp để có lương tốt hơn.

Mua máy tính là rủi ro, vì yếu tố lỗi thời. Công nghệ máy tính thay đổi nhanh chóng và không có kế hoạch đúng tại chỗ, trong một thời gian ngắn, mọi phần cứng sẽ lỗi thời và chi phí thay thế là rất đắt. Phần mềm đào tạo cũng rủi ro, bởi vì yếu tố lỗi thời. Bạn có thể dạy sinh viên lập trình Java ở trường tiểu học nhưng đến lúc chúng vào trường trung học, lập trình có thể đổi sang cái gì đó khác cho nên học sinh sẽ không bao giờ có cơ hội dùng nó.

Mười năm trước, Window XP là “nóng” rồi trong vài năm qua, Window 7 đã là “nóng hơn” và ngày nay có Window 8 và Microsoft không còn hỗ trợ cho Window XP. Không lâu trước đây, máy để bàn Desktop là “nóng” rồi Laptop là “nóng hơn” và ngày nay bạn có máy tính bảng và vài người thậm chí không mua desktop nữa.

Học về công nghệ như xử lí văn bản, tìm Web, gửi emails, tải xuống và tải lên các bài báo, thực hiện tính toán và viết các ứng dụng đơn giản tất cả đều là những “kĩ năng cơ bản” có thể được học trong vài ngày hay vài tuần nhưng không có đào tạo đúng từ các thầy giáo có chất lượng, nó có thể gây hại nhiều hơn là lợi. Chẳng hạn, một bộ kiểm tra chính tả trong xử lí văn bản có thể giúp kiểm tra chính tả cho một số từ, nhưng không đảm bảo từ đúng được dùng.

Điều này yêu cầu kĩ năng viết mà chỉ có thể do thầy giáo dạy. Web có thể cung cấp nhiều thông tin, nhưng KHÔNG phải mọi tài liệu đều đúng, các kĩ năng khác được cần để kiểm nghiệm tài liệu này và điều đó chỉ có thể được dạy bởi thầy giáo. Về căn bản máy tính KHÔNG THỂ thay thế cho thầy giáo, vì bạn cần có thầy giáo trong mọi lớp học để cung cấp việc đào tạo đúng cho học sinh. Tuy nhiên, khi tôi kiểm điểm mọi kế hoạch về thực hiện CNTT trong nhà trường, tôi đã KHÔNG thấy bản kế hoạch nào nhắc tới đào tạo thầy giáo.

Đây là câu trả lời duy nhất, trong vội vàng mua thêm nhiều máy tính và công nghệ, nhiều người đã quên mất rằng trong giáo dục thầy giáo là quan trọng nhất. Họ là quan trọng hơn mọi phần cứng và phần mềm. Họ quan trọng hơn mọi máy phục vụ và mạng internet mà mọi trường đang vội vàng đưa vào tại chỗ. Chi phí mua những trang thiết bị này là khổng lồ, trong nhiều trăm triệu đô la nhưng không có thầy giáo, trong vài năm chúng tất cả sẽ lỗi thời. Và điều đó có nghĩa là sẽ không có ích lợi. Nhưng nếu bạn đưa số tiền đó vào đào tạo thầy giáo, đầu tư vào mọi thầy giáo trẻ người vẫn đang học trong các đại học để phát triển thế hệ mới những thầy giáo công nghệ, mọi sự sẽ khác.

Năm ngoái, khi một nhóm quan chức chính phủ từ các nước đang phát triển tới thăm CMU, một quan chức giáo dục mức cao đã hỏi tôi về cách cải tiến hệ thống giáo dục. Câu trả lời của tôi là rõ ràng: “Các ông không thể cải tiến được hệ thống giáo dục nếu không có thầy giáo. Các ông phải bắt đầu với các thầy giáo thì mọi sự sẽ tốt.”

Ông ấy dường như ngạc nhiên: “Thế về máy tính bảng và laptop thì sao? Chúng tôi cần cái đó cho sinh viên của mình. Tôi mong đợi câu trả lời khác từ ông như một nhà chuyên môn máy tính.” Tôi mỉm cười: “Đừng quên rằng tôi cũng là một thầy giáo.” Về sau khi ông ấy tới thăm văn phòng của tôi, tôi chỉ cho ông ấy một áp phích trên bàn tôi: “Nếu bạn có thể đọc được điều này, cám ơn thầy của bạn.” Ông ấy gật đầu vì ông ấy hiểu thông điệp của tôi và chúng tôi bắt tay.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Việc quản lý dự án

Quản lí dự án phần mềm là việc khó.
2

Đại học

Tôi có nói chuyện với một người bạn là giáo sư đại học về cách thức đại học sử dụng ngân quĩ do chính phủ cấp. Anh ấy nói rằng ưu tiên thứ nhất là xây dựng kí túc xá, rồi cải thiện thư viện với nhiều sách hơn, cuối cùng mới tới phòng học.
3

Nhu cầu kỹ sư phần mềm

Hiện nay có nhu cầu rất lớn về người làm phần mềm trên toàn cầu. Ở Mĩ rất khó thuê được kĩ sư phần mềm tại các thành phố chính như San Jose, Boston, Seattle hay New York.
4

Kỹ năng cần có để thành công

Tốt nghiệp Khoa học máy tính và làm việc như một người phát triển phần mềm, nhưng phần lớn thời gian em chỉ viết mã. Tuy nhiên, sau khi một người bạn giới thiệu cho em về blog của thầy, em bắt đầu tự hỏi em cần cái gì để thành công?
5

Người quản lý dự án

Tôi có một người bạn vừa được đề bạt làm người quản lí dự án phần mềm. Anh ấy sung sướng bởi vì sau nhiều năm làm người lập trình, cuối cùng anh ấy cũng đạt được chức vụ mà anh ấy hằng mong muốn.

Học Big Data ở đâu?

Nếu Big data là quan trọng như thầy đã viết, em học nó ở đâu?

Nhu cầu về Big data

Trong sáu tháng qua, nhiều công ti tới CMU để tìm người tốt nghiệp Big data vì thiếu hụt kĩ năng này đang tới lúc gay cấn.

Điện thoại thông minh

“Chúng em thảo luận về công nghệ và em trích dẫn blog của thầy về điện thoại thông minh sẽ thay thế cho máy tính cá nhân. Phần lớn sinh viên trong lớp không tin điều đó. Họ nói điện thoại là thiết bị liên lạc và không thể thay thế cho máy tính được.”

Thế giới được công nghệ dẫn lái

Chúng ta hiện thời đang trong “Thời đại tri thức” nơi công nghệ đang làm thay đổi nhiều điều và tạo ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp nếu họ biết cách nắm lấy chúng.

Các trang web học Big data

Nhiều sinh viên viết cho tôi hỏi lời khuyên về các công vụ và kĩ thuật Hadoop và MapReduce mà họ muốn học. Sau đây là những bài học nhanh về Hadoop mà bạn có thể dễ dàng học:

Thế giới thay đổi

Công nghệ thay đổi nhanh chóng và đe doạ mọi doanh nghiệp cũng như mọi nước.

Phần mềm nguồn mở

Một sinh viên hỏi: “Phần mềm nguồn mở và nguồn đóng là gì và ích lợi là gì? Xin thầy giúp.”

Học cả đời là một thái độ

Trong thế giới thay đổi nhanh chóng này, mọi người đều cần có kĩ năng học cả đời.

'Từ bỏ' để thành công

Từ bỏ - một ai đó, một điều gì đó, một thương hiệu đã dày công xây dựng, một doanh nghiệp đã miệt mài vun đắp, một danh tiếng đã kỳ công tạo dựng… luôn là một quyết định rất khó khăn, thậm chí cực kỳ khó khăn, của nhiều người.

Kỹ nghệ phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/04/2024 13:00
Kĩ nghệ phần mềm là bộ môn mà trong đó các kĩ sư tuân theo một qui trình xác định rõ để làm công việc của họ.

Cô gái học hết tiểu học được mời về làm việc vươn lên trở thành "nữ tướng" của Haidilao

Phong cách sống - Minh Hằng - 19/04/2024 12:00
Dù chỉ mới học hết tiểu học, nhưng cô gái này khiến nhiều người khâm phục khi vươn lên trở thành "nữ tướng" của Haidilao và là tỷ phú sở hữu khối tài sản hơn 42.000 tỷ đồng.

Kịch ‘Tiếng chim vườn ngọc’: Áp lực trên vai diễn viên trẻ

Giải trí - Nguyễn Huy - 19/04/2024 11:00
"Tiếng chim vườn ngọc" là tên mới của vở "Tiếng chim vườn ngọc lan" - vở kịch từng thành công vang dội tại sân khấu 5B Võ Văn Tần (TP.HCM) cách đây 25 năm.

4 kiểu người đừng bỏ lỡ, đồng hành với họ, sớm muộn bạn sẽ phát đạt

Suy ngẫm - Ngọc Tú - 19/04/2024 10:00
Đừng bỏ lỡ 4 kiểu người sẽ giúp bạn phát đạt khi họ xuất hiện sau đây.

'Từ bỏ' để thành công

Từ sách - Phim - Thu An - 19/04/2024 09:00
Từ bỏ - một ai đó, một điều gì đó, một thương hiệu đã dày công xây dựng, một doanh nghiệp đã miệt mài vun đắp, một danh tiếng đã kỳ công tạo dựng… luôn là một quyết định rất khó khăn, thậm chí cực kỳ khó khăn, của nhiều người.

Minh đạo nhân sinh - Luôn sẵn sàng chờ đợi và học cách xử lý bất cứ điều gì xảy ra

Từ sách - Phim - Quìn - 19/04/2024 08:00
Chúng ta không thể kiểm soát mọi việc xảy ra, nhưng chúng ta có một lựa chọn để hành động: tránh xa bức tường sắp đổ, để phản ứng với mệnh của chúng ta và định hình tương lai của chúng ta theo đó.

Top 5 vũ khí vô địch thiên hạ trong kiếm hiệp Kim Dung: Món thứ 3 là "hóa thân" của số 2

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 18/04/2024 13:00
Một trong số những món vũ khí này có quyền hiệu lệnh thiên hạ, người sở hữu là minh chủ võ lâm.

Vợ chồng son - Vì lý do này, bác sĩ pháp y người Pháp quyết tâm sang Việt Nam cưới vợ

Truyền hình - Lam Phương - 18/04/2024 12:00
Sau hơn một năm nhắn tin, Benjamin Bernardo quyết định bay từ Pháp đến Việt Nam để gặp mặt Thu Trang.

Dung nhan các thí sinh tại cuộc cuộc thi hoa hậu AI chưa từng có trong lịch sử ra sao?

Thư giãn - Băng Băng - 18/04/2024 11:00
Với khả năng của mình, AI sẽ tạo ra một hoa hậu trong trí tưởng tượng như thế nào?

Tại sao có 18 vị vua Hùng nhưng chỉ có một ngày Giỗ Tổ Hùng Vương?

Văn hóa - Diệu Đan - 18/04/2024 10:00
Theo truyền thuyết, các vua Hùng nối nhau trị vì nước Văn Lang trong 18 đời. Vậy 18 đời vua Hùng gồm những ai? Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ vị vua nào? Và tại sao chọn ngày 10/3 là ngày giỗ Tổ?

Sát-na này là thiên thu - 15 kỹ năng sinh tồn giúp bạn vượt qua đau khổ (Kỳ 2)

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 18/04/2024 09:00
Khổ đau có thể được ví như trận cuồng phong, địa chấn, cơn sóng thần hay như biển lửa. Sức tàn phá bên trong của nó rất khủng khiếp. Nếu không thể quản lý khổ đau, chúng có thể phá hủy cả cuộc đời bạn và người thương của bạn.

Từ bỏ - Chúng ta thích ảo tưởng về sự tiến triển hơn là từ bỏ khi thất bại

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 18/04/2024 08:00
Trong nhiều tình huống, khi gặp một trở ngại khó giải quyết, mọi người thường có xu hướng chuyển sang một hành động dễ dàng khác và nghĩ rằng mình đang tiến triển, dù sự thật là chúng ta đang lãng phí thời gian và tiền bạc cho những nỗ lực vô ích.

Người quản lý dự án

Blog GS John VU - GS John Vu - 17/04/2024 12:00
Tôi có một người bạn vừa được đề bạt làm người quản lí dự án phần mềm. Anh ấy sung sướng bởi vì sau nhiều năm làm người lập trình, cuối cùng anh ấy cũng đạt được chức vụ mà anh ấy hằng mong muốn.

Cách giải tỏa cơn giận hiệu quả

Kỹ năng - Cẩm Bình - 17/04/2024 11:00
Hãng tin AFP dẫn một nghiên cứu mới của Nhật Bản chỉ ra khi giận dữ không nên quát mắng đồng nghiệp hay hét với gối, mà hãy viết cảm xúc ra giấy rồi xé nhỏ hoặc vứt đi để bình tĩnh lại.

Những câu nói ‘để đời’ của CEO Apple Tim Cook: Nhiều khi trong cuộc sống, thà dựa vào trực giác!

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 17/04/2024 10:00
Nhiều khi trong cuộc sống, việc dựa vào trực giác sẽ phù hợp hơn. Điều thú vị là tôi thấy rằng trực giác đóng vai trò quan trọng khi đưa ra những quyết định quan trọng nhất", năm 2010, Tim Cook có bài phát biểu tốt nghiệp tại Đại học Auburn.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 19/04/2024