Đừng trở nên xấu xa – Các gã trùm công nghệ đã phản bội nguyên tắc sáng lập của họ như thế nào

Vân Thảo24/04/2023 09:00
Đừng trở nên xấu xa – Các gã trùm công nghệ đã phản bội nguyên tắc sáng lập của họ như thế nào

Làm thế nào những Big Tech từng rao giảng về một thế giới tốt đẹp nơi “thông tin phải được miễn phí”, lại trở thành kẻ lừa dối khách hàng, thao túng chính trị và xé nát cấu trúc nền kinh tế?

Câu trả lời sẽ được nhà báo Rana Foroohar giải đáp đầy đủ trong “Đừng trở nên xấu xa”. Cuốn sách được xem như một bản cáo trạng về cách mà các công ty công nghệ lớn nhất hiện nay đang chiếm đoạt dữ liệu, sinh kế, phá vỡ kết cấu xã hội và hủy hoại tâm trí chúng ta.

Là biên tập viên kinh tế của Financial Times và nhà phân tích kinh tế toàn cầu cho CNN, Rana Foroohar đã dành nhiều năm quan sát, phân tích các tập đoàn công nghệ lớn (Big Tech), đặc biệt là 5 công ty lớn thuộc nhóm FAANG (Facebook, Apple, Amazon, Netflix và Google) từ đó đưa ra nhiều phát hiện “gây sốc” trong cuốn sách.

Nơi mọi dữ liệu đều quy ra tiền

Theo Rana Foroohar, sự giàu có của Big Tech là kết quả của sự chuyển dịch kinh tế cơ bản: từ một nền kinh tế dựa trên công cụ (và dịch vụ cung cấp công cụ) sang nền kinh tế dựa trên bit và byte. Nhờ cung cấp nhiều sản phẩm và nền tảng có sức hấp dẫn, biết lợi dụng tác động của hiệu ứng mạng để thu hút thêm người dùng và thu nhập nhiều dữ liệu, Big Tech ngày càng mở rộng quy mô đến mức ít ai ngờ đến.

Ước tính, khoảng 80% tổng tài sản doanh nghiệp hiện nay đang nằm trong tay 10% công ty công nghệ. Giá trị vốn hóa thị trường của FAANG hiện lớn hơn cả nền kinh tế của Pháp, hay số người dùng của Facebook cũng đã lớn hơn số dân của quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao một ngành công nghiệp từng rất nhiệt huyết, cách tân và lạc quan lại trở nên tham lam, phiến diện và cao ngạo chỉ sau vài thập niên? Tại sao Google, một công ty từng xem “Don’t be evil” (tạm dịch: “Đừng làm điều ác”) là câu mở đầu quan trọng trong Quy tắc ứng xử của mình, lại phản bội chính nguyên tắc đó và lừa dối người dùng?

Tất cả sẽ được Rana Foroohar giải đáp trong “Đừng trở nên xấu xa”. Cuốn sách hé lộ sự thật đằng sau mục đích nhân văn “cung cấp thông tin miễn phí” của các tập đoàn công nghệ, giải thích việc làm thế nào một phong trào ra đời vì mục đích “dân chủ hóa” thông tin lại đủ sức xé nát cấu trúc nền dân chủ, và làm thế nào các kỹ sư lãnh đạo của phong trào đó lại đi từ việc nghiên cứu bo mạch chủ trong tầng hầm đến tương lai thống trị nền kinh tế chính trị thế giới.

Thông qua cuốn sách, Rana Foroohar đã vén màn những mánh khóe kiếm tiền từ người dùng của các công ty Big Tech. Bằng cách giữ cho mọi người “sống” trên không gian mạng càng lâu càng tốt, Google, Facebook, Apple, Amazon… đang lén lút làm đầy túi tiền của mình bằng cách thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng và bán chúng cho những bên khác.

Bởi trong thời đại công nghệ thông tin, dữ liệu chính là “dầu mỏ”, là “nhiên liệu” thúc đẩy sự phát triển của những công ty vận hành bằng dữ liệu. Và con người nghiễm nhiên trở thành nguyên liệu thô trong mô hình kinh doanh ấy, được Big Tech sử dụng để tạo ra sản phẩm và bán cho các công ty quảng cáo.

Dưới ngòi bút sắc sảo và văn phong mạch lạc của một phóng viên kinh tế kỳ cựu, Rana Foroohar đã phá vỡ câu thần chú đầy mê hoặc mà những gã khổng lồ công nghệ sử dụng với chính phủ các nước, đồng thời thức tỉnh những người dùng đang say sưa với các ứng dụng và thiết bị công nghệ bóng bẩy. Cuốn sách không chỉ phân tích các vấn đề kinh tế về sự méo mó của thị trường và quyền lực độc quyền, mà còn đi xa hơn khi xem xét những tác động xã hội lớn hơn do những “vị vua” công nghệ tại Thung lũng Silicon gây ra.

Sự kiêu ngạo những “vị vua” công nghệ

Trên thực tế, những vấn đề do Big Tech gây ra không chỉ gói gọn trong lĩnh vực kinh tế, mà còn ảnh hưởng đến khía cạnh chính trị và nhận thức. Sự trỗi dậy của Google, Facebook cũng như những gã khổng lồ khác đã đặt các nhà lãnh đạo của họ lên trên kỳ vọng, tiêu chuẩn đạo đức và cả những quy định pháp luật đang áp dụng cho công dân bình thường.

Đơn cử, Big Tech đã góp phần tiếp tay cho các thế lực nước ngoài thay đổi cục diện cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Các nhà vận động hành lang của Big Tech còn thao túng cả hệ thống để đảm bảo họ có thể tiếp tục hoạt động tự do mà không bị chính phủ can thiệp.

Sự trỗi dậy của Big Tech còn khiến số vốn đầu tư mạo hiểm cho giai đoạn đầu lẫn số lượng công ty khởi nghiệp được tài trợ giảm mạnh, làm cho số lượng việc làm mới cũng giảm theo. Và thay vì đóng thuế để tái đầu tư cho xã hội, Big Tech lại tìm cách đưa phần lớn lợi nhuận ra nước ngoài để lách luật và né tránh những quy định về thuế mà mọi công dân bình thường đều phải tuân thủ.

Dù vậy, Rana Foroohar cho rằng, suy cho cùng, tội lỗi thật sự của Google cũng như nhiều gã khổng lồ công nghệ khác ở Thung lũng Silicon có lẽ là sự kiêu ngạo. Những lãnh đạo cấp cao của Google luôn muốn công ty đủ lớn mạnh để xác lập luật chơi riêng. Và đây chính là mặt xấu của Google cũng như rất nhiều công ty Big Tech khác.

 “Larry Page và Sergey Brin tin rằng nếu bạn cứ làm những việc sai trái không ai biết, mọi người sẽ dần chấp nhận hành động của bạn cho đến khi họ nhận ra mình đã quá gắn bó với điều đó. Điều đáng buồn là lối tư duy này đã sớm trở thành phong cách của Google”, cô viết trong cuốn sách.

Họ nhất mực làm theo nguyên tắc bất thành văn “thà xin lỗi còn hơn xin phép”, dù thật sự là họ không xin lỗi mà chẳng xin phép. Họ cho rằng bản thân chỉ đơn giản là tìm cách nắm bắt những kiến thức đang ẩn giấu trong kho lưu trữ máy tính để mang lại lợi ích cho nhân loại. Và nếu việc đó mang lại lợi ích cho cả họ thì càng tốt.

Chính tư duy kiêu ngạo cùng tham vọng làm “nền tảng” cho mọi thứ đã khiến Big Tech ngày càng lún sâu vào việc lừa dối khách hàng, thao túng chính trị và xé nát cấu trúc nền kinh tế. Các gã khổng lồ công nghệ đã dùng quy mô của mình để nghiền nát hoặc nuốt chửng đối thủ, cũng như lấn lướt những tay chơi nhỏ hơn và đánh cắp tài sản trí tuệ của họ.

Với tư duy lý luận sắc bén, cùng kinh nghiệm thực tiễn phong phú, tác giả Rana Foroohar hy vọng cuốn sách là một lời cảnh tỉnh không chỉ cho các nhà điều hành và nhà lập pháp mà còn dành cho bất kỳ ai tin tưởng vào một tương lai tương sáng hơn. Tác phẩm “Đừng trở nên xấu xa” từng được trao giải Porchlight cho hạng mục Sách kinh doanh và được vinh danh là một trong những cuốn sách hay nhất của năm, theo Evening Standard.

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Phim Sex Education, liều thuốc "chữa lành" cho mối quan hệ giữa tôi và con gái

Sau khi xem tập phim, tôi đã quyết định ngồi xuống nói chuyện với con gái.
2

Phim Sex Education: Hóa ra cha mẹ từ Đông sang Tây, không ai "thoát" khỏi giai đoạn này!

Thức cả đêm xem phim, tôi như mở mang đầu óc và ngộ ra 5 bài học cực đắt giá!
3

Bản giao hưởng cuộc sống - Bữa tối Giáng sinh giữa hai chiến tuyến

“Mỗi chúng ta là một thực thể nhỏ bé trên địa cầu này. Sự tồn tại của chúng ta là có giới hạn, nhưng chúng ta có thể học cách chia sẻ tình yêu thương không giới hạn đến với nhiều người.”
4

Nhờ xem phim Sex Education mà con gái tôi đã dám thú nhận 1 bí mật với mẹ!

Linh tính của người mẹ mách bảo tôi: Con đang gặp vấn đề!
5

'Tự do - Như chim tung cánh' - Câu chuyện sâu sắc về tự do từ Osho khiến bạn phải suy ngẫm

Tự do - Như chim tung cánh (Freedom The courage to be yourself). Liệu chúng ta có thực sự hiểu tự do là gì?

Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng - Tùy theo sức mạnh của ý nghĩ mà người ta có thể tạo ra quyền năng

Một người biết cách làm chủ suy nghĩ của mình, biết cách tập trung suy nghĩ, biết cách sử dụng, thu góp các sức mạnh khác trong tự nhiên để hỗ trợ cho suy nghĩ của mình gia tăng cường độ, thì có thể tạo ra các quyền năng vô cùng đặc biệt.

Sự độc hại của Instagram và nỗi bất lực của những người đã tạo ra nó

Instagram có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thế giới mà nó đã định hình. Năm 2018, Instagram đạt 1 tỷ người dùng hằng tháng - cột mốc “1 tỷ” thứ hai của họ.

Đừng trở nên xấu xa - Hành trình trở thành 'kẻ phản diện' của Big Tech

Khi khuyên nhân viên “đừng trở nên xấu xa”, Google biết rất rõ rằng cái xấu không chỉ là một sự cám dỗ mạnh mẽ mà còn ngầm ám chỉ sự xấu xa ấy có thể được hòa trộn vào các kế hoạch kinh doanh của mình.

Ngọc sáng trong hoa sen - Bạn đã học hỏi và biết áp dụng thế nào vào đời sống hiện tại?

Nếu đời sống là một dòng sông trôi chảy thì kiếp sống chỉ là những giọt nước kết hợp thành dòng sông, và tùy theo các điều kiện chi phối mà giọt nước sẽ mang hình thái khác nhau, trong hay đục, có phù sa hay rong rêu, v.v.

Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng - Người thầy siêu hạng của những điệp viên

Chúng ta thường hiếm khi được đọc các tác phẩm người thật việc thật về các nhà hoạt động tình báo của mình, kể cả trong các cuộc chiến chống ngoại xâm trước đây và giai đoạn bảo vệ, xây dựng đất nước hiện nay.

Những triết lí nhân sinh sâu sắc trong Người Ai Cập - Quyền lực và tình yêu

Mặc dù tác phẩm Người Ai Cập - Quyền lực và tình yêu lấy bối cảnh ở Ai Cập cổ đại nhưng thông điệp của nó mang tính phổ quát và trường tồn với thời gian.

Đi tìm lẽ sống - Khát vọng cống hiến cho tương lai

Mong rằng, qua những gợi ý của “Đi tìm lẽ sống” của Viktor E. Frankl, bạn sẽ thay đổi cách suy nghĩ và cách sống, đừng trở thành kẻ vật vờ trên thế gian này.

Thương vụ Facebook thâu tóm Instagram - Facebook và Instagram từng khác nhau như thế nào? 

Cuộc đấu tranh với “công ty mẹ” để giữ vững các giá trị văn hóa và đảm bảo lợi ích của người dùng đã kéo dài dai dẳng, cuối cùng kết thúc với sự ra đi của hai nhà sáng lập Instagram. Vậy Facebook và Instagram từng khác nhau như thế nào? 

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025