Nghệ thuật và Khoa học

GS John Vu28/04/2023 11:00
Nghệ thuật và Khoa học

Bài báo này được Johnathan Miller viết, một người mới tốt nghiệp trong nghệ thuật đồ hoạ vì anh ta muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình với các sinh viên khác:

“Là sinh viên về nghệ thuật, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ học máy tính, toán học hay khoa học trong đại học. Cho dù tôi có học, tôi không nghĩ tôi sẽ học tốt trong các lớp này vì tôi yêu nghệ thuật và không quan tâm tới khoa học hay máy tính. Hệ thống giáo dục hiện thời phân chia sinh viên đại học thành các loại tách rời tuỳ theo điều họ học và khó cho sinh viên trong nghệ thuật học lớp khoa học hay ngược lại.

“Phân loại” này ép buộc phân tách giữa khoa học và nghệ thuật. Sinh viên trong nghệ thuật hiếm khi kết hợp với sinh viên trong khoa học. Chúng tôi học trong các toà nhà khác nhau, đi tới các lớp khác nhau, có các thầy khác nhau, và sinh viên nghệ thuật hiếm khi đi chơi cùng sinh viên khoa học. Chúng tôi có thể uống cà phê cùng với sinh viên triết học, nói chuyện với sinh viên sân khấu, đi chơi với sinh viên văn học, hay làm bạn với sinh viên xã hội học nhưng khoa học là thế giới khác.

Nếu tôi ngồi cạnh một sinh viên khoa học hay phần mềm, tôi nghĩ tôi ngồi cạnh người từ hành tinh khác vì không có cái gì chung giữa chúng tôi. Chúng tôi thường nói về cái đẹp và đam mê khi họ nói về logic và tính toán và đó là lí do tại sao phần lớn sinh viên trong nghệ thuật hài lòng trong thế giới riêng của họ và không thích phiêu lưu bên ngoài. Tuy nhiên trong năm thứ ba của mình, tôi cảm thấy tôi đang bỏ lỡ cái gì đó trong đời tôi.

Điều đã xảy ra là tôi đọc cuốn sách của Kimberle Crenshaw, một nhà xã hội học nổi tiếng ở đó bà ấy tranh luận rằng đại học nên cung cấp “chỗ giao nhau hợp lưu” như cách mới để hình thành nên một xã hội trí thức cao. Bà ấy phân tích cách thức nảy sinh đụng độ về giống nòi, giai cấp và giới tính cách nó đã làm thay đổi các cá nhân và xã hội. Bà ấy viết rằng khi những điều này “giao nhau” nó tạo ra tri thức tập thể, nơi từng người trở nên giầu có hơn, được thông tin nhiều hơn qua phần giao của nó với người khác. Chỗ tốt nhất cho những điều này xảy ra là trong đại học nơi sinh viên có thể kinh nghiệm tính đa dạng của lĩnh vực và học từ nhau. Bà ấy viết: “Hình dung một môi trường nơi nghệ thuật, nhân văn, khoa học và công nghệ hợp lưu lại. Có lẽ kiểu học khác toàn bộ sẽ nảy sinh.”

Cuốn sách khác mà tôi đọc là cuốn Tiểu sử của Steve Jobs, người sáng lập của Apple Computer. Ông ấy là người duy nhất làm thay đổi toàn thế giới qua viễn kiến riêng của ông ấy. Ông ấy là một nghệ sĩ yêu thư pháp (Không mấy người biết rằng ông ấy là người sáng tạo của mọi font chữ đẹp trong máy tính cá nhân) nhưng ông ấy cũng yêu công nghệ và qua công nghệ mà ông ấy đã làm thay đổi thế giới. Ông ấy có đam mê của người nghệ sĩ, tư duy của triết gia, tính toán của người kinh doanh và tri thức của nhà công nghệ. Ông ấy đã không hoàn thành đại học nhưng nhiều sinh viên đại học ngưỡng mộ ông ấy. Ông ấy đã không dạy nhưng điều ông ấy nói ảnh hưởng tới toàn thể thế hệ sinh viên trên khắp thế giới.

Khi Bill Gates nói rằng các đại học Mĩ phải dạy máy tính cho mọi sinh viên, Jobs không đồng ý và nói rằng sinh viên đại học phải học nghệ thuật để làm giầu cho bản thân họ vì thế giới cần nhiều thứ đẹp hơn. Khi Bill Gates làm ra hàng tỉ đô la, Jobs chỉ nhận lương $1 đô la hàng năm như ông ấy nói “Khi bạn chết, bạn không thể đem những thứ này đi cùng bạn tới nấm mồ của bạn.” Khi ông ấy được hỏi tại sao ông ấy không quan tâm tới việc làm giầu, ông ấy nói: “Tất cả chúng ta đều sẽ chết và cách tốt nhất tôi biết để tránh nghĩ rằng bạn có cái gì đó sẽ mất là bạn đã trần trụi rồi. Bạn tới thế giới này một cách trần trụi và bạn rời khỏi thế giới này một cách trần trụi cho nên không có lí do để KHÔNG đi theo trái tim bạn. Cứ làm điều bạn yêu mến và được hạnh phúc đi.”

Vì những người này và ý tưởng của họ tôi muốn mở rộng tri thức của tôi với công nghệ vì tôi hi vọng nó sẽ cung cấp cho tôi cái gì đó mà tôi có thể bỏ lỡ trong đời tôi. Tôi học lớp “Nhập môn công nghệ thông tin” một cách ngập ngừng và tự nhủ mình nếu tôi không học tốt tôi sẽ bỏ nó và quên về công nghệ nhưng môn này đã làm thay đổi tôi hoàn toàn.

Qua môn này, tôi đã phát triển một hiểu biết về công nghệ và cách nó thay đổi thế giới. Không có yêu cầu về toán học hay lập trình trong môn này vì tôi đã học về toàn cầu hoá, “Thế giới phẳng”, và liên nối giữa các nước, vấn đề môi trường, và tiến hoá của xã hội từ Thời đại Nông nghiệp sang Thời đại Công nghiệp và sang Thời đại Thông tin v.v. Tôi cảm thấy như tôi bước vào trong một vườn hoa đẹp đầy hoa và ong bướm lạ nơi tôi bị choáng về cách công nghệ làm thay đổi mọi thứ.

Có lẽ phần tốt nhất về lớp này là tôi đã học cách cộng tác với các bạn cùng lớp khác. Đây là lần đầu tiên tôi thực sự hiểu làm việc tổ. Trong nghệ thuật, bạn làm việc một mình. Bạn sáng tạo ra bất kì cái gì bạn cảm thấy và hầu như theo cách riêng của bạn. Bạn không làm việc với các nghệ sĩ khác để tạo ra bức tranh hay âm nhạc. Trong lớp này, tôi phải làm việc với những người khác và điều này giúp tôi thay đổi thái độ về sinh viên khoa học. Chúng tôi nói chuyện về những khác biệt của mình, những bất đồng của mình rồi chúng tôi thấy rằng chẳng có khác biệt gì giữa chúng tôi.

Không có khác biệt giữa nghệ thuật và khoa học và chúng tôi đã trên cuộc hành trình đi tới thế hệ tiếp của “tính giao nhau” nơi các ý tưởng khác, các phương pháp, thực hành và mối quan tâm cùng tồn tại trong quan hệ đối tác hợp tác. Thực tại, chúng tôi không bất đồng hay chia rẽ mà thay vì thế, chúng tôi làm việc hướng tới cộng tác giữa các sinh viên thuộc mọi lĩnh vực học tập để cho kết quả cộng tác tốt nhất. Chúng tôi dùng tri thức của lĩnh vực này để cải tiến lĩnh vực khác. Chúng tôi cải tiến tri thức riêng của mình và tổ hợp chúng vào trong trí tuệ riêng của chúng tôi.

Sau lớp này, tôi nói với giáo sư Vũ rằng chúng tôi cần tạo ra nhiều cơ hội hơn cho sinh viên từ nghệ thuật và khoa học để làm việc cùng nhau. Thầy thích ý tưởng của tôi và gợi ý rằng tôi nên xem lớp khác có tên là “Nghệ thuật đồ hoạ” dùng máy tính để vẽ tranh và tạo ra nghệ thuật bằng việc dùng công cụ công nghệ.

Tôi là sinh viên nghệ thuật đầu tiên học lớp này, lớp đầy sinh viên máy tính. Tuy nhiên tôi không sợ vì tôi biết rằng cho dù tôi không có kĩ năng lập trình nhưng những người này cũng không biết mấy về hội hoạ và thiết kế đồ hoạ nhưng nếu chúng tôi làm việc cùng nhau, tôi có thể học từ họ và họ có thể học từ tôi. Tôi học cách lập trình trong Java và Python trong vài tuần. Ngay cả trong mơ tôi cũng chưa bao giờ tin rằng tôi có thể làm được điều đó. Tôi thậm chí đã tạo ra website riêng của tôi với nhiều hình ảnh đẹp mà tôi đã tạo ra và điều đó lôi kéo sự chú ý của người quản lí Facebook. Cô ấy gọi tôi tới và gợi ý rằng tôi giúp thiết kế nhiều nghệ thuât đồ hoạ cho công ti. Đến lúc tôi tốt nghiệp, tôi có được đề nghị việc làm từ Facebook như nghệ sĩ đồ hoạ. Bây giờ các bạn biết làm sao một sinh viên mĩ thuật, chuyên môn trong vẽ tranh và mầu sắc lại có thể kiếm được việc làm ở một công ti phần mềm.

Giá trị của giáo dục đại học không hoàn toàn trong tri thức mà bạn học ở lĩnh vực của bạn nhưng nó có thể là điều bạn học trong các lĩnh vực khác nữa. Tri thức đó vẫn có đó và mọi điều các bạn phải làm là cho nó một việc thử. “Giá trị thực” của giáo dục đại học là ở những kết nối được tạo nên giữa các kiểu tư duy, hiểu biết và trao đổi khác nhau. Nó thực sự là về việc phá vỡ các phân chia giữa các nhóm, trường, khoa và lĩnh vực học tập bằng việc trao đổi ý tưởng và mở ra cách thức mới để mở rộng môi trường trí tuệ của đại học. “Tính giao nhau” là quan trọng vì nó thúc đẩy giá trị của tổng hợp, nó khuyến khích sinh viên mở mang đầu óc và thám hiểm các biên giới mới.

Giáo dục truyền thống phân loại sinh viên thành các nhóm khác nhau, các lĩnh vực học tập khác nhau và phân tách tri thức của chúng ta thành các phân loại đặc biệt nhưng ngày nay khái niệm này lỗi thời rồi. Ai nói nếu bạn học văn học ở trường phổ thông thì bạn không thể học về khoa học trong đại học? Ai xác định tương lai của bạn bằng việc buộc bạn vào một phân loại mà bạn phải tuân thủ? Chúng ta phải thay đổi nó vì ngày nay mọi thứ đều được liên nối. Đại học phải mở cho bất kì ai muốn học mà không có hạn chế nào. Đại học phải là chỗ mà nghệ thuật và khoa học và mọi lĩnh vực khác có thể hội nhập thành những lĩnh vực mới, khu vực mới và việc tổng hợp này là chỗ tính sáng tạo xảy ra, nơi phát kiến xảy ra và đó là tương lai của giáo dục cao hơn.

Tôi gợi ý rằng mọi sinh viên đại học, không thành vấn đề bạn học lĩnh vực nào, dù bạn quan tâm tới khu vực nào, đều nên học vài môn trong công nghệ thông tin. Chúng ta đang sống trong Thời đại thông tin và trong thời đại này, mọi thứ đều được kết nối và công nghệ làm cho những thứ mới xảy ra. Bạn có thể thấy rằng kĩ năng của bạn và tài năng của bạn sẽ được công nghiệp cần tới điều bạn chưa bao giờ nghĩ tới.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Đầu tư vào nhân viên của bạn

Một người quản lí gửi cho tôi một email: “Trong bài “Cải tiến qui trình bằng CMMI”, thầy đã viết: “Nếu bạn muốn đầu tư, xin đầu tư vào nhân viên riêng của bạn. Cung cấp đào tạo tốt hợn cho họ để cải tiến kĩ năng của họ.”
2

Ý kiến của sinh viên Công nghệ thông tin Ấn Độ

Người lập trình ở Mĩ và châu Âu bao giờ cũng cảm thấy rằng khoán ngoài là mối đe doạ cho việc làm của họ.
3

Mất nhân viên then chốt

Trong thời khủng hoảng tài chính toàn cầu, nếu công ti phần mềm giảm chi phí bằng cách sa thải thì có thể họ sẽ mất những nhân viên quan trọng và có thể không có khả năng xây dựng lại năng lực của mình khi kinh tế cải thiện.
4

Hệ thống giáo dục của Ấn Độ

Mối đe doạ về thiếu hụt kĩ năng trong khu vực CNTT đang hiển hiện, và công ti phải lập kế hoạch để giải quyết điều đó. Tăng trưởng của khu vực dịch vụ của Ấn Độ bị đe doạ bởi thiếu hụt lao động kĩ năng cao, nảy sinh từ nhược điểm của hệ thống giáo dục.
5

Trung Quốc và Ấn Độ

Tuần trước tôi đã ở Trung Quốc và Ấn Độ để làm việc, đây là blog mới của tôi:

Nghề an ninh công nghệ thông tin

Theo một báo cáo công nghiệp, một trong những “việc làm nóng nhất” ngày nay là chuyên viên an ninh công nghệ thông tin (CNTT).

Dạy Khoa học máy tính

Theo báo cáo công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT), bắt đầu từ cuối năm nay (2014) khoa học máy tính (CS) sẽ được dạy ở nhiều trường trung học của Mĩ và được tính vào tín chỉ của môn toán học hay khoa học, thay vì là môn lựa chọn.

Làm việc tổ

Học tích cực yêu cầu sinh viên làm việc trong tổ để giải quyết vấn đề. Kết quả của phương pháp dạy này đã chỉ ra rằng nó hiệu quả hơn là phương pháp qui ước.

Lập kế hoạch nghề nghiệp của bạn

Nhiều sinh viên đại học KHÔNG biết cách chuẩn bị cho nghề nghiệp. Một số người chỉ chọn một lĩnh vực học tập, dự lớp, hi vọng tốt nghiệp RỒI và chỉ vậy rồi mới nghĩ về có việc làm.

Khoa học máy tính ở CMU lại xếp hạng 1

Kết quả gần đây nhất về xếp hạng các đại học từ xếp hạnh của US News & World Report vừa mới được đưa ra (2014). Lần nữa khoa học máy tính của CMU được xếp hạng số 1:

Xu hướng công nghiệp

Với robots và tự động hoá, những cơ xưởng không thuê công nhân lao động với qui mô như trước, vì máy móc đã thay thế con người gần như ở mọi điểm trong qui trình sản xuất.

Câu hỏi ngẫu nhiên hàng tuần

Một thầy giáo trẻ hỏi tôi: “Tôi gặp khó khăn với sinh viên thường đi học muộn, một số không đọc tài liệu được phân công và không tham gia vào thảo luận trong lớp. Tôi thích phương pháp học tích cực nhưng không biết cách giải quyết vấn đề này.”

Cách có việc làm ở Google

Ngày nay có việc làm là không dễ và có việc làm ở công ti hàng đầu là rất có tính cạnh tranh. Cố làm phân biệt bản thân bạn trong một nhóm người xin việc ở công ti hàng đầu là thách thức lớn.

Bí quyết trưởng thành - Mọi con đường đều có thể dẫn đến thành công

Sau thành công vang dội của “7 thói quen của bạn trẻ thành đạt”, Sean Covey đã viết tiếp “Bí quyết trưởng thành” với lời nhắn “Dành tặng các bạn trẻ ở khắp nơi trên thế giới, những người đang phấn đấu lựa chọn con đường đúng đắn”.

Trung Quốc và CMU

Blog GS John VU - GS John Vu - 07/09/2024 12:00
Tin mới nhất ở Trung Quốc:

Mười bậc thầy võ thuật lừng danh cuối thời nhà Thanh: Hoắc Nguyên Giáp không phải mạnh nhất

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 07/09/2024 11:00
Bậc thầy nào đứng ở vị trí đầu tiên?

Hàn Quốc: Lo sợ deepfake, hàng loạt bức ảnh selfie "bốc hơi" khỏi mạng xã hội

Phong cách sống - Thanh Tâm - 07/09/2024 10:00
Nhiều phụ nữ tại Hàn Quốc cho biết họ đã xóa mọi dấu vết của mình trên mạng xã hội vì lo ngại mình sẽ trở thành nạn nhân của deepfake.

Tỷ phú Rockefeller dạy con: Không có chuyện giàu - nghèo, thành công - thất bại do di truyền

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 07/09/2024 09:00
"Cha không thể chôn vùi những đứa con thân yêu của mình bằng của cải và dại dột để các con trở thành những kẻ bất tài, không muốn tiến bộ mà chỉ biết trông cậy vào thành quả của cha mẹ", "vua" dầu mỏ bộc bạch.

Bí quyết trưởng thành - Mọi con đường đều có thể dẫn đến thành công

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 07/09/2024 08:00
Sau thành công vang dội của “7 thói quen của bạn trẻ thành đạt”, Sean Covey đã viết tiếp “Bí quyết trưởng thành” với lời nhắn “Dành tặng các bạn trẻ ở khắp nơi trên thế giới, những người đang phấn đấu lựa chọn con đường đúng đắn”.

Mất nhân viên then chốt

Blog GS John VU - GS John Vu - 06/09/2024 12:00
Trong thời khủng hoảng tài chính toàn cầu, nếu công ti phần mềm giảm chi phí bằng cách sa thải thì có thể họ sẽ mất những nhân viên quan trọng và có thể không có khả năng xây dựng lại năng lực của mình khi kinh tế cải thiện.

Gen Z mất dần kỹ năng đánh máy?

Kỹ năng - Cẩm Bình - 06/09/2024 11:00
Mọi người thường nghĩ Gen Z (sinh từ năm 1995 đến 2012) lớn lên trong thời đại công nghệ phát triển thần tốc nên là “bậc thầy” của mọi thiết bị điện tử. Tuy nhiên giới chuyên gia lo ngại thế hệ này đánh mất kỹ năng đánh máy.

Giàu nhất thế giới nhưng cơ thể đầy bệnh tật, vua dầu mỏ Rockefeller vẫn thọ 98 tuổi nhờ sớm tỉnh ngộ 1 điều

Suy ngẫm - Lưu Ly - 06/09/2024 10:00
Tập trung đầu tư vào sức khỏe bản thân là cách tỷ phú Rockefeller sống thọ 98 tuổi.

Hành trình mới đầy hào hứng với bộ sách cùng em đến trường

Từ sách - Phim - 06/09/2024 09:00
Ba tháng hè trôi qua thật nhanh, chẳng mấy hôm các bạn học sinh lại bước vào một năm học mới với nhiều điều thú vị. Dưới đây là những cuốn sách kỹ năng cần thiết giúp các bạn nhỏ có sự chuẩn bị cần thiết để bước vào hành trình mới.

Từ bi - Osho: 4 điểm chính yếu của lòng từ bi

Từ sách - Phim - Quìn - 06/09/2024 08:00
Từ bi không phải là điều gì đó to tát mà bạn ban tặng cho kẻ khác, đôi khi nó chỉ đơn giản là hành động xích sang một bên để không che mặt trời của kẻ khác.

Trung Quốc và Ấn Độ

Blog GS John VU - GS John Vu - 05/09/2024 12:00
Tuần trước tôi đã ở Trung Quốc và Ấn Độ để làm việc, đây là blog mới của tôi:

Đệ nhất cao thủ bắt chim bằng tay không, né được cả súng đạn

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 05/09/2024 11:00
Ít ai ngờ rằng, người đàn ông nhỏ bé, có phần gầy gò lại chính là cao thủ võ thuật hàng đầu cuối thời nhà Thanh.

"Gaslighting" thật khủng khiếp: Hãy tránh xa những người thường xuyên "tiêu diệt" may mắn của bạn

Kỹ năng - Diệp Anh - 05/09/2024 10:00
"Gaslighting" là một hình thức thao túng thường xuyên xảy ra trong các mối quan hệ có yếu tố kiểm soát.

Gia tộc họ Kiều từ nghèo khó phải xin ăn đến giàu có nhiều đời đều có lý do cả!

Từ sách - Phim - Diệp Anh - 05/09/2024 09:00
Bộ phim ăn khách một thời của Trung Quốc "Kiều gia đại viện" dựa trên câu chuyện có thật về thương nhân Kiều Trí Dung - đại công tử của Kiều gia, một gia tộc lớn vùng Kỳ Huyện, Sơn Tây (Trung Quốc).

7 thói quen của bạn trẻ thành đạt - Thói quen nhỏ, thành công lớn

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 05/09/2024 08:00
"7 thói quen của bạn trẻ thành đạt" (The 7 Habits of Highly Effective Teens) của Sean Covey, là cẩm nang quý giá giúp các bạn trẻ đạt được ước mơ của mình, xứng đáng với sự tin yêu của bạn bè, người thân, gia đình và xã hội.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 08/09/2024