Minh Anh làm việc trong ngành kế toán, kiểm toán với mức lương mà nhiều người hằng mong ước 30 triệu đồng/tháng. Với mức lương cao như vậy, sau 7 năm đi làm, Minh Anh vẫn chưa tiết kiệm được cho mình một số vốn nhất định, nếu không muốn nói có tháng còn thâm hụt thu nhập, khó khăn, vay mượn.
Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ giao diện của cô gái trẻ này, người tinh ý sẽ phần nào đoán được nghịch lý ở cô ấy. Trên tay chiếc túi hàng hiệu cộng với chiếc điện thoại thông minh đời mới nhất thị trường, tay kia Minh Anh khư khư ly trà sữa. Xem ra lý do đã khá rõ ràng.
Khi được hỏi: "Cô nghĩ rằng một năm một người bình thường dành bao nhiêu tiền vào đồ uống?", Minh Anh liền đáp: "Chắc chừng vài triệu chứ mấy, nhiều nhất chắc cũng chừng 20 triệu đồng?"
"Nếu cô không uống trà sữa , một năm cô có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền?".
MinhAnh đáp: "Nếu tôi không uống mỗi ngày, chắc có thể tiết kiệm tầm 12 triệu/năm".
Phàm làm công việc kế toán thường rất nhạy cảm với các con số, do đó, ngay lập tức Minh Anh đã có thể tính ra được.
Thực chất, không ít người có mức lương không đủ dùng, tiết kiệm không nổi tiền. Nguyên nhân của việc này bắt nguồn từ: "Chưa có cách thức đúng đắn để cân bằng chi tiêu". Một ly trà sữa thông thường có giá 12,5 triệu đồng, chứ không phải là 50 nghìn đồng? Hãy xem là vì sao nhé.
Làm việc mệt mỏi, có lẽ bạn sẽ cần có một thứ thức uống yêu thích mỗi ngày để lấy lại năng lượng. Chỉ cần 50 nghìn đồng, bạn có thể đổi lại một cảm giác sảng khoái với ly cafe, trà trái cây hay trà sữa trên tay.
Nhưng nếu mỗi ngày làm việc bạn đều uống một ly. Ước tính mỗi năm có khoảng 250 ngày làm việc hoặc lâu hơn, vậy 50 nghìn đồng x 250 ngày = 12,5 triệu đồng/năm. Không sai, giá của một thức uống là 12,5 triệu đồng/năm.
Cũng là 50 nghìn đồng tiền đồ uống, mỗi ngày uống 1 ly, và mỗi tuần uống một ly sẽ có khác biệt rất lớn. Nếu bạn chỉ uống 1 đồ uống 1 tuần, 1 năm 52 tuần, tổng cộng bạn đã chi 2,6 triệu đồng/năm. Chỉ cần 1 thứ đồ uống, trong 1 năm đã có sự khác biệt đến 9,9 triệu đồng. Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của số tiền ít này.
Rõ ràng chỉ một ly trà sữa, tại sao lại ảnh hưởng nhiều đến như vậy?
Bởi vì bạn không sử dụng "dòng tiền" để suy tính! Thực tế, một ly trà sữa còn đắt hơn một chiếc iPhone? Hãy thử làm một phép tính.
Ví dụ: Một chiếc iPhone có giá 24 triệu, thoạt tiên bạn sẽ cảm thấy nó rất đắt. Giả sử một chiếc điện thoại di động có thể dùng trong 2 năm (24 tháng). Số tiền 24 triệu đồng phân bổ cho 24 tháng, như vậy chi phí hàng tháng chi trả cho chiếc iPhone là 1 triệu đồng.
Mỗi ngày bạn uống một ly trà sữa 50 nghìn đồng, chi phí mỗi tháng đã là 1,5 triệu đồng! Hãy xem, nếu đứng ở góc độ dòng tiền lưu chuyển mà suy xét, ly trà sữa thậm chí còn đắt hơn một chiếc iPhone.
Ngược lại, nếu mỗi tháng chúng ta có thể làm tăng thêm lưu lượng tiền mặt là 1 triệu đồng, điều đó tương đương bạn đã kiếm được một chiếc điện thoại iPhone mới.
Tương tự như vậy, cho dù đó là thông qua tăng lương, để kiếm thêm tiền ngoài, hoặc tiết kiệm tiền trà sữa. Nếu mỗi tháng có thể kiếm được một số tiền mặt ổn định là 1 triệu đồng, bạn không chỉ có thể mua được một chiếc iPhone, thậm chí bạn còn có thể cứ 2 năm đổi một chiếc điện thoại iPhone mới có giá 24 triệu đồng.
Tổng cộng 50 năm có thể thay đổi 25 iPhone mới. Một triệu đồng xem ra có vẻ nhỏ, nhưng nếu nó là "1 triệu đồng của dòng tiền lưu chuyển". Trên thực tế, sức mạnh của nó là rất lớn.
Do vậy, đừng nhìn vào mức chi tiêu hay kiếm tiền ở hiện tại để đánh giá thành quả của bản thân. Chi tiêu và tài chính cá nhân là một bài toán dài hạn, yêu cầu mỗi chúng ta có kế hoạch rõ ràng cụ thể để quản lý tốt tài sản tài chính cá nhân.
Pháp luật & bạn đọc