Trí thông minh là một trong những nhân tố mang đến sự thành công. Nó giúp chúng ta trở nên vượt trội và ưu tú hơn những người bình thường. Tuy nhiên, người sở hữu IQ cao cũng có những "góc tối" mà không phải ai cũng biết.
Hiểu rõ được 10 biểu hiện của người sở hữu IQ cao sau đây để cải thiện bản thân, trở thành người thông minh một cách toàn vẹn hơn.
Người có IQ cao suy nghĩ rất nhiều nên thường dẫn đến tình trạng sợ sệt và không có gan để thực hiện ý tưởng gì đó.
Đây không phải là biểu hiện của hành vi do dự dẫn đến việc bỏ lỡ những thời cơ tốt nhất, mà là nỗ lực quá chu toàn rồi tự gây mệt mỏi cho chính mình.
Thật ra, rất nhiều người có IQ cao đều hiểu rõ về cảm xúc của họ, nhưng lại lười thể hiện ra bên ngoài. Chính vì vậy, người khác sẽ cảm thấy họ hầu như không có “hỷ nộ ái ố”, mà đa số đều ở trong trạng thái trầm tư, ít nói và khó tiếp cận.
Trên thực tế, người có IQ cao thường đi đôi với việc sở hữu EQ cao. Nguyên nhân khiến họ hạ thấp EQ của bản thân trong mắt người khác là vì:
Một, lười.
Hai, cảm thấy không đáng để bản thân thể hiện cảm xúc với một ai hay thứ gì đó.
Người có IQ cao luôn nhìn rõ và đặt nặng những khuyết điểm cũng như sự yếu đuối hơn người bình thường. Điều này cũng dễ hiểu vì họ luôn muốn bản thân tiến bộ từng ngày. Việc quan sát để phát hiện khuyết điểm và sửa đổi là chuyện cấp thiết đối với họ.
Cũng chính vì thế mà người có IQ cao thường khiêm tốn, thậm chí đôi khi còn cảm thấy tự ti đến cùng cực.
Việc người có IQ cao sở hữu tư duy logic là chuyện không thể bàn cãi. Tuy nhiên, “người tính không bằng trời tính”. Đương nhiên vẫn sẽ có nhiều lúc mọi việc diễn ra vượt tầm dự liệu của con người.
Bản thân người có IQ cao luôn tin tưởng vào lối tư duy và phân tích vấn đề trong một việc nào đó, nhưng khi nó xảy ra khác với tính toán ban đầu, điều này sẽ trở thành cú “shock” cực mạnh đối với họ.
Trong các mối quan hệ xã hội, người có IQ cao cảm thấy duy trì tình bạn là việc vô cùng khó khăn. Theo đó, những cuộc tụ tập để gắn kết “tình nghĩa anh em” hay những buổi tiệc ăn uống với đồng nghiệp và cấp trên khiến cho họ cảm thấy bị lãng phí thời gian và bỏ lỡ những điều có giá trị thật sự trong cuộc sống.
Thay vì vậy, họ muốn sử dụng thời gian đó để hoàn thiện bản thân và làm ra những thứ có ý nghĩa hơn.
Người có IQ cao lúc nào cũng ưu tú vượt trội hơn người bình thường trong nhiều mặt. Đồng thời, họ cũng không hề quan tâm người khác nghĩ gì về mình mà chỉ tập trung giải quyết vấn đề và công việc của bản thân.
Điều này đương nhiên sẽ khiến cho những kẻ rảnh rỗi thích so đo với người khác phải “ghen ăn tức ở”.
Câu nói “người giỏi thường phải chịu cảnh cô độc” rất đúng khi áp dụng cho người có IQ cao.
Người có IQ cao thích tự học, tự mình mày mò nghiên cứu để tìm ra kết quả hơn là nhờ sự giúp đỡ hoặc hợp tác với người khác.
Chỉ cần hứng thú vào việc gì đó, họ có thể bỏ toàn bộ thời gian và sức lực để tìm ra đáp án, nhiều khi thành quả còn vượt bậc hơn những người đã có kỹ năng chuyên môn.
Những biểu hiện này không hẳn là “chứng bệnh” thật sự, mà là những vấn đề tâm sinh lý được hình thành bởi khả năng nhìn thấu mọi việc, tính cách nhạy cảm, khắt khe với chính mình của người có IQ cao.
Trên thực tế, bạn thường thấy rất nhiều thiên tài sở hữu IQ cực cao trên thế giới đều có một vài chướng ngại trong tâm lý, thậm chí còn mắc những chứng bệnh tinh thần nghiêm trọng.
Đặc điểm này có thể bắt nguồn từ hai nguyên nhân:
Một, người có IQ cao thật sự quá “bận”. Họ chuyên tâm vào những việc mà bản thân cho rằng có giá trị, đồng thời lược bỏ đi quá trình giao tiếp và thể hiện cảm xúc.
Hai, người IQ cao thường mắc chứng bệnh về tâm lý. Bản thân đã có trở ngại trong giao tiếp nên việc không biết cách thể hiện cảm xúc là điều không thể tránh khỏi.
Hạn chế trong việc thể hiện cảm xúc cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến họ trở nên khó gần và lạnh lùng trong mắt những người xung quanh.
Người có IQ cao thích phân tích vấn đề một cách cặn kẽ, tìm ra nguyên nhân dẫn đến sai lầm để từ đó sửa chữa và rút kinh nghiệm xương máu.
Đương nhiên, có IQ cao không đồng nghĩa việc chắc chắn sẽ thành công. Cùng với thời đại kinh tế đang không ngừng phát triển, công nghệ kỹ thuật tiên tiến, gen con người không ngừng tiến hóa, xã hội càng có nhiều người thông minh hơn.
Cạnh tranh trong xã hội thời nay không chỉ bị ảnh hưởng bởi IQ mà còn có EQ, nguồn lực hỗ trợ, sự may mắn, nhan sắc,...
(Nguồn: Zhihu)
Pháp Luật và Bạn đọc