Cách mạng thông tin

GS John Vu10/07/2024 12:00
Cách mạng thông tin

Chúng ta đang ở chỗ bắt đầu của cuộc cách mạng – Cách mạng Thông tin. Cuộc cách mạng này sẽ thay đổi cách chúng ta liên lạc, cách chúng ta ra quyết định, và cách chúng ta được tổ chức.

Nó sẽ tạo ra tác động như cuộc Cách mạng Công nghiệp đã tạo ra vào đầu thế kỉ 20 khi nó đã thay đổi nền văn minh từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. Cuộc Cách mạng Thông tin sẽ thay đổi các nước từ quốc gia công nghiệp thành nền kinh tế tích hợp toàn cầu và tác động đang trở nên rất lớn.

Với Cách mạng Thông tin, chúng ta đi vào một thế giới lấy trung tâm là mạng, nơi các cấu trúc sẽ khác biệt triệt để với bất kì cấu trúc nào chúng ta đã có trước đây bởi vì chúng ta sẽ cần thông tin tốt hơn để ra quyết định nhanh chóng. Với việc toàn cầu hoá, mọi thứ sẽ xảy ra với tốc độ của internet và thông tin sẽ được truyền trực tiếp sang người cần nó để làm việc, để ra quyết định và đó là lí do tại sao phần mềm sẽ ở trung tâm của mọi thứ.

Phần mềm lấy trung tâm là mạng sẽ thu thập dữ liệu, tích hợp dữ liệu thành thông tin, và tổ chức nó để cho phép mọi người ra quyết định nhanh chóng. Nó cũng sẽ cho phép người quản lí gửi thông tin cho những người cần có nó, người có thể biến nó thành sản phẩm và dịch vụ tốt hơn.

Một số người không đồng ý với tôi về thay đổi đã xảy ra và tầm quan trọng của phần mềm. Để tôi cho bạn một ví dụ hiểu sức mạnh của phần mềm lấy trọng tâm là mạng. Bốn mươi năm trước, khi tôi còn là sinh viên đại học, tôi dùng danh mục bìa trong thư viện để tìm sách tôi cần cho nghiên cứu. Việc tìm sách và thông tin của tôi rất chậm và tốn thời gian lâu. Ngày nay, có các động cơ tìm (Google, Yahoo v.v.) có thể truy nhập vào nhiều thông tin, tổ chức quá trình tìm và tối ưu nó.

Sinh viên ngày nay truy nhập được vào hầu hết các nguồn thông tin vô giới hạn, họ có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và có thể tiến hành nghiên cứu trên máy tính xách tay vào mọi lúc, ở mọi nơi trên thế giới. Google và Yahoo là gì? Nó là các công ti phần mềm lấy trung tâm là mạng và họ chỉ là vài thí dụ về nhiều hệ thống mạnh sẽ tới trong tương lai gần.

Gần như mọi thứ trong cuộc đời của người quản lí đều được dẫn lái bởi các biến cố hiện thời. Họ phải điều chỉnh lịch hàng ngày và ra quyết định về việc dùng tốt nhất thời gian của mọi người để làm cho công việc được thực hiện. Họ phải đọc nhiều bản ghi nhớ từ quản lí cấp cao hơn và thực hiện hành động dựa trên điều họ biết. Không lâu trước đây, tôi phải viết bản ghi nhớ lên giấy và gửi thư vật lí từ văn phòng của tôi tới chỗ các nhân viên kĩ sư của tôi đang làm việc. Ngày nay tôi có khả năng làm điều đó trên máy tính và gửi nó theo đường email cho kĩ sư của tôi, những người đang làm việc trên khắp thế giới. Công nghệ giúp tôi cải tiến hiệu quả của mình và làm cho công việc dễ dàng hơn là phần mềm. Trong thế giới dựa trên trọng tâm mạng, các bản ghi nhớ sẽ sẵn có một cách tự động thông qua email và hành động để giải quyết vấn đề được tự động ưu tiên hoá.

Tôi nghĩ vai trò của cấp quản lí sẽ thay đổi trong thế giới lấy trọng tâm là mạng. Vì mọi người có thể nhận thông tin để làm việc qua phần mềm, người quản lí sẽ không còn là người ra lệnh mà sẽ trở thành thầy giáo để dạy, chỉ dẫn và giúp cho người của mình làm việc của họ tốt hơn bằng việc bỏ đi các rào chắn. Điều này sẽ đem tới tính hiệu quả cho môi trường làm việc và cho phép công ti làm ra sản phẩm nhanh hơn, tốt hơn, và thâu tóm thị trường với những ích lợi khổng lồ.

Câu hỏi của tôi là làm sao chúng ta lấy được đúng dữ liệu cho đúng người theo đúng cách? Câu trả lời là mặc dầu chúng ta cần xây dựng phần mềm dựa trên mạng nhưng phần mềm tốt nhất không thể làm được việc nếu con người không được đào tạo và huấn luyện đầy đủ. Chúng ta chỉ có thể trông đợi mọi người hành động một cách logic, theo nghĩa thường, và đưa ra quyết định tốt nhất nếu chúng đầu tư cho việc đào tạo và huấn luyện họ.

Logic nền tảng của tôi là: Chính con người mới làm cho công việc thành công hay thất bại và mọi công ti phải coi vấn đề con người là nhân tố quan trọng nhất trong mọi quyết định nghiệp vụ. Sẽ khó cho những người không được huấn luyện để làm việc trong môi trường mới này. Trong cuộc cách mạng Thông tin, cạnh tranh sẽ dữ dội vì mọi thứ sẽ xảy ra nhanh chóng. Nó sẽ không cho phép mọi người ngồi ở đường biên và phàn nàn bởi vì nếu bạn không tiến, đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ tiến lên.

Cách nhìn của tôi là ở chỗ nhiều công ti sẽ không tồn tại được bởi vì họ sẽ không có khả năng tạo ra việc chuyển đổi từ môi trường hiện tại sang cách thức mới để tiến hành nghiệp vụ. Để sống còn, mọi người phải làm việc vất vả và tự đào tạo bản thân mình về công nghệ mới nhưng đó là cuộc hành trình với phần thưởng lớn và cũng xứng đáng để thực hiện.

English version

Information Revolution

We are at the beginning of a revolution – the Information Revolution. This revolution will change how we communicate, how we make decisions, and how we are organized. It will produce impact just as the Industrial Revolution did in the beginning of the 20th century when it changed civilization from an agrarian economy to an industrial economy. The Information Revolution will change countries from industrial nations into a global integrated economy and the impact is going to be very big.

With the Information Revolution, we are moving into a network-centric world, where structures will be radically different from any structure we had before because we will need better information to make decision quickly. With globalization, everything will happen at the speed of the internet and information will be transferred directly to the person who needs it to do a job, to make decisions and that is why software will be at the heart of everything.

Network-centric software will collect data, integrate data into information, and organize it to allow people to make decisions quickly. It will allow managers to send information to people who need to have it, who can turn it into better products and services.

Some people do not agree with me about the change that already take place and the important of software. Let me give you an example to understand the power of network-centric software. Forty year ago, when I was a student at university, I used the card catalog in the library to find books that I need for my research. My searches for books and information were very slow and took a long time. Today, there are search engines (Google, Yahoo etc.) that can access more information, organize the search process and optimize it. Student today has access to almost limitless sources of information, they can save tremendous amounts of time and can do research on a laptop anytime, from anywhere in the world. What is Google and Yahoo? It is network-centric software companies and they are just a few examples of many powerful systems to come in the near future.

Almost everything in a manager’s life is driven by current events. They have to adjust to daily schedules and make decisions on the best use of people’s time in order to get the job done. They have to read a lot of memos from higher management and take actions based on what they know. Not long ago, I have to write memos on paper which had to be send physically from my office to locations where my engineer staff work. Today I have the ability to do it on computer and send it by email to my engineers who work around the world. The technology that help me to improve my efficiency and make the jobs easier is software. In network-centric world, memos will be available automatically via emails and actions to address issues are prioritized automatically.

I think the role of management will change in a network-centric world. Since people can receive information to do work via software. Managers will no longer be the one who give order but will become teachers who teach, mentor and help their people to do their work better by removing barriers. This will bring efficiencies to working environment and allow company to build products faster, better, and capture the market with enormous benefits.

My question is how do we get the right data to the right people in the right way? The answer is although we need to build better network-centric software but the best software can not do the work if people do not receive a good education and training. We can only expect people to act logically, with common sense, and make the best decisions if we invest in their education and training.

My fundamental logic is: It is the people that make the business success or failure and every company must look at the people issue as the most important factor in every business decision. It will be difficult for people who are not trained to work in this new environment. In this Information revolution, competition will be fierce since everything will happen fast. It will not allow people to sit on the sidelines and complain because if you do not make progress, your competitors will.

My view is that many companies aren’t going to survive because they won’t be able to make the transition from current environment to the new way of doing business.
To survive, it will require people to work hard and educate themselves on the new technology but it is a journey with huge rewards, and one worth taking.

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Đầu tư vào nhân viên của bạn

Một người quản lí gửi cho tôi một email: “Trong bài “Cải tiến qui trình bằng CMMI”, thầy đã viết: “Nếu bạn muốn đầu tư, xin đầu tư vào nhân viên riêng của bạn. Cung cấp đào tạo tốt hợn cho họ để cải tiến kĩ năng của họ.”
2

Ý kiến của sinh viên Công nghệ thông tin Ấn Độ

Người lập trình ở Mĩ và châu Âu bao giờ cũng cảm thấy rằng khoán ngoài là mối đe doạ cho việc làm của họ.
3

Mất nhân viên then chốt

Trong thời khủng hoảng tài chính toàn cầu, nếu công ti phần mềm giảm chi phí bằng cách sa thải thì có thể họ sẽ mất những nhân viên quan trọng và có thể không có khả năng xây dựng lại năng lực của mình khi kinh tế cải thiện.
4

Hệ thống giáo dục của Ấn Độ

Mối đe doạ về thiếu hụt kĩ năng trong khu vực CNTT đang hiển hiện, và công ti phải lập kế hoạch để giải quyết điều đó. Tăng trưởng của khu vực dịch vụ của Ấn Độ bị đe doạ bởi thiếu hụt lao động kĩ năng cao, nảy sinh từ nhược điểm của hệ thống giáo dục.
5

Trung Quốc và Ấn Độ

Tuần trước tôi đã ở Trung Quốc và Ấn Độ để làm việc, đây là blog mới của tôi:

Thành công của dự án phần mềm

Ba nhân tố mấu chốt quan trọng có thể xác định sự thành công của dự án phần mềm: Con người, Qui trình và Công cụ.

Ấn Độ sẽ chi phối ngành công nghiệp dịch vụ Công nghệ thông tin

Sau khi gặp vận may kì lạ, cộng đồng công nghệ Ấn Độ thấy mình đang phải giải quyết thách thức với việc nở hoa của kinh tế Trung Quốc.

Đào tạo người quản lý dự án

Ngày nay nhiều dự án phần mềm thất bại bởi vì người quản lí dự án không được huấn luyện, hay họ được huấn luyện bởi những người không có kinh nghiệm quản lí dự án . Sau đây là vài lời khuyên có thể có ích cho bạn.

Qui trình phần mềm

Qui trình là nhân tố thành công quan trọng cho bất kì doanh nghiệp nào nhưng nó là điều mấu chốt nhất trong phần mềm.

Quy trình phần mềm

Tuần trước, một sinh viên nói với tôi: “Phần mềm quá phức tạp và không thể nào loại bỏ mọi lỗi được. Em càng thử phần mềm, càng tìm ra nhiều lỗi hơn, và càng chữa các lỗi đó, lại càng nhiều lỗi xuất hiện thêm”.

Người quản lý dự án phần mềm

Hàng nghìn năm trước đây, triết gia Hi Lạp Socrates đã dạy học trò của mình “Tự biết mình”. Ngày nay, tôi muốn dùng cùng cách tiếp cận đó trong kĩ nghệ phần mềm bằng việc gợi ý rằng người quản lí dự án phần mềm.

Học tập

Khái niệm về học tập đang đối diện với những thay đổi nền tảng do sự thay đổi trong công nghệ và nền kinh tế toàn cầu.

Người kỹ sư phần mềm giỏi nhất

Bạn tôi hỏi tôi: Làm sao anh biết người kĩ sư phần mềm giỏi nhất so với người trung bình? Sau đây là ý kiến cá nhân của tôi:

Bí quyết trưởng thành - Mọi con đường đều có thể dẫn đến thành công

Sau thành công vang dội của “7 thói quen của bạn trẻ thành đạt”, Sean Covey đã viết tiếp “Bí quyết trưởng thành” với lời nhắn “Dành tặng các bạn trẻ ở khắp nơi trên thế giới, những người đang phấn đấu lựa chọn con đường đúng đắn”.

Trung Quốc và CMU

Blog GS John VU - GS John Vu - 07/09/2024 12:00
Tin mới nhất ở Trung Quốc:

Mười bậc thầy võ thuật lừng danh cuối thời nhà Thanh: Hoắc Nguyên Giáp không phải mạnh nhất

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 07/09/2024 11:00
Bậc thầy nào đứng ở vị trí đầu tiên?

Hàn Quốc: Lo sợ deepfake, hàng loạt bức ảnh selfie "bốc hơi" khỏi mạng xã hội

Phong cách sống - Thanh Tâm - 07/09/2024 10:00
Nhiều phụ nữ tại Hàn Quốc cho biết họ đã xóa mọi dấu vết của mình trên mạng xã hội vì lo ngại mình sẽ trở thành nạn nhân của deepfake.

Tỷ phú Rockefeller dạy con: Không có chuyện giàu - nghèo, thành công - thất bại do di truyền

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 07/09/2024 09:00
"Cha không thể chôn vùi những đứa con thân yêu của mình bằng của cải và dại dột để các con trở thành những kẻ bất tài, không muốn tiến bộ mà chỉ biết trông cậy vào thành quả của cha mẹ", "vua" dầu mỏ bộc bạch.

Bí quyết trưởng thành - Mọi con đường đều có thể dẫn đến thành công

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 07/09/2024 08:00
Sau thành công vang dội của “7 thói quen của bạn trẻ thành đạt”, Sean Covey đã viết tiếp “Bí quyết trưởng thành” với lời nhắn “Dành tặng các bạn trẻ ở khắp nơi trên thế giới, những người đang phấn đấu lựa chọn con đường đúng đắn”.

Mất nhân viên then chốt

Blog GS John VU - GS John Vu - 06/09/2024 12:00
Trong thời khủng hoảng tài chính toàn cầu, nếu công ti phần mềm giảm chi phí bằng cách sa thải thì có thể họ sẽ mất những nhân viên quan trọng và có thể không có khả năng xây dựng lại năng lực của mình khi kinh tế cải thiện.

Gen Z mất dần kỹ năng đánh máy?

Kỹ năng - Cẩm Bình - 06/09/2024 11:00
Mọi người thường nghĩ Gen Z (sinh từ năm 1995 đến 2012) lớn lên trong thời đại công nghệ phát triển thần tốc nên là “bậc thầy” của mọi thiết bị điện tử. Tuy nhiên giới chuyên gia lo ngại thế hệ này đánh mất kỹ năng đánh máy.

Giàu nhất thế giới nhưng cơ thể đầy bệnh tật, vua dầu mỏ Rockefeller vẫn thọ 98 tuổi nhờ sớm tỉnh ngộ 1 điều

Suy ngẫm - Lưu Ly - 06/09/2024 10:00
Tập trung đầu tư vào sức khỏe bản thân là cách tỷ phú Rockefeller sống thọ 98 tuổi.

Hành trình mới đầy hào hứng với bộ sách cùng em đến trường

Từ sách - Phim - 06/09/2024 09:00
Ba tháng hè trôi qua thật nhanh, chẳng mấy hôm các bạn học sinh lại bước vào một năm học mới với nhiều điều thú vị. Dưới đây là những cuốn sách kỹ năng cần thiết giúp các bạn nhỏ có sự chuẩn bị cần thiết để bước vào hành trình mới.

Từ bi - Osho: 4 điểm chính yếu của lòng từ bi

Từ sách - Phim - Quìn - 06/09/2024 08:00
Từ bi không phải là điều gì đó to tát mà bạn ban tặng cho kẻ khác, đôi khi nó chỉ đơn giản là hành động xích sang một bên để không che mặt trời của kẻ khác.

Trung Quốc và Ấn Độ

Blog GS John VU - GS John Vu - 05/09/2024 12:00
Tuần trước tôi đã ở Trung Quốc và Ấn Độ để làm việc, đây là blog mới của tôi:

Đệ nhất cao thủ bắt chim bằng tay không, né được cả súng đạn

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 05/09/2024 11:00
Ít ai ngờ rằng, người đàn ông nhỏ bé, có phần gầy gò lại chính là cao thủ võ thuật hàng đầu cuối thời nhà Thanh.

"Gaslighting" thật khủng khiếp: Hãy tránh xa những người thường xuyên "tiêu diệt" may mắn của bạn

Kỹ năng - Diệp Anh - 05/09/2024 10:00
"Gaslighting" là một hình thức thao túng thường xuyên xảy ra trong các mối quan hệ có yếu tố kiểm soát.

Gia tộc họ Kiều từ nghèo khó phải xin ăn đến giàu có nhiều đời đều có lý do cả!

Từ sách - Phim - Diệp Anh - 05/09/2024 09:00
Bộ phim ăn khách một thời của Trung Quốc "Kiều gia đại viện" dựa trên câu chuyện có thật về thương nhân Kiều Trí Dung - đại công tử của Kiều gia, một gia tộc lớn vùng Kỳ Huyện, Sơn Tây (Trung Quốc).

7 thói quen của bạn trẻ thành đạt - Thói quen nhỏ, thành công lớn

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 05/09/2024 08:00
"7 thói quen của bạn trẻ thành đạt" (The 7 Habits of Highly Effective Teens) của Sean Covey, là cẩm nang quý giá giúp các bạn trẻ đạt được ước mơ của mình, xứng đáng với sự tin yêu của bạn bè, người thân, gia đình và xã hội.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 08/09/2024