Bài cuối: Triệu Đà và nhà Triệu trong câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh

31/07/2019 15:27
Bài cuối: Triệu Đà và nhà Triệu trong câu thơ của Chủ  tịch Hồ Chí Minh

Trang 266, tập 3 "Hồ Chí Minh toàn tập", Hồ Chủ tịch đã nhắc đến nước Nam Việt khi khẳng định: "Mai sau sự nghiệp hoàn thành/Rõ tên Nam Việt, rạng danh Lạc Hồng".

Trong một vài số trước, chúng tôi đã có dịp nhắc về Triệu Đà trong bài trường thi lịch sử Đại Nam quốc sử diễn ca. Đó là phần nói về nhà Triệu trong đoạn 3. Xin ghi lại 4 câu đầu như sau:

Triệu Vương thay nối ngôi trời,

Định đô cứ hiểm đóng ngoài Phiên ngu (hay còn là Phiên Ngung).

Loạn Tần gặp lúc Ngư Hồ,

Trời nam riêng mở dư đồ một phương...

Về quy mô thì bản đầu của Đại Nam quốc sử diễn ca do Lê Ngô Cát viết có 3.774 câu, được án sát tỉnh Bình Định Phạm Đình Toái chỉnh lại như chúng ta hay đọc ngày nay là 2.054 câu. Để dễ so sánh thì chúng ta nên nhớ truyện Kiều của Nguyễn Du là 3.254 câu viết theo thể lục bát, bài Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều 356 câu theo thể song thất lục bát, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn 476 câu theo thể song thất lục bát...

Dùng thơ để kể lại lịch sử càng về sau đã thành một trào lưu. Có thể kể đến cuốn Việt sử thông lãm của Vũ Huy Chân xuất bản năm 1973 được viết theo dạng song thất lục bát. Trong đó, ông Chân cũng ca ngợi nhà Triệu như sau:

Đến đời Triệu, nước kêu Nam Việt

Vua Vũ vương oanh liệt một thời

Kiêu căng vốn sẵn tính trời

Dọc ngang nào biết trên đời có ai

Hay

Triệu vương giận xưng hoàng đế hiệu

Rồi đem quân vào nhiễu Trung Hoa

Trước vương phá quận Trường Sa

Sau bình giặc Hán sang ta báo thù...

Hay cuốn Quốc sử ngâm tổng lược gồm 100 câu của Huấn đạo Nguyễn Tống San viết năm 1938. Trong đó phần nhà Triệu có ghi:

Đến Võ vương dựng liền nhà Triệu

Chín sáu năm lo liệu mở mang

Phiên Ngung đóng quận vẻ vang

Đến năm Kiến Đức chuyển giang san Tàu.

Nhưng nếu nói về quy mô dài thì Đại Nam quốc sử diễn ca vẫn phải lép vế trước một bộ sử diễn ca hồi cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18 là Thiên nam ngữ lục. Đây là tác phẩm Nôm có dung lượng lớn nhất, gồm 8.136 câu thơ lục bát, có xen 31 bài thơ chữ Hán và hai bài thơ chữ Nôm được viết theo thể thất ngôn bát cú. Bài này cũng ca ngợi nhà Triệu như sau:

Non sâu, hang trất ai ai

Ống cơm bầu nước theo đòi chúa Thang

Hiệu xưng là Triệu Vũ Hoàng

Chín lần xem trị, bốn phương đẹp lòng

Rồi kỷ lục đó bị phá vào năm 2009 lại có 2 tác giả Hồ Đắc Duy, Nguyễn Bá Triệu viết Đại Việt sử lược diễn ca với số câu thơ lên đến hơn 8.500 câu theo thể thức song thất lục bát. Bài này cũng có những câu ca ngợi nhà Triệu như sau:

Nam Việt vương Triệu Đà xưng đế

Mậu Ngọ niên làm lễ lên ngôi

Giang sơn hùng cứ một thời

Cất quân chiếm lấy đất ngoài Trường Sa...

Nhắc đến các bài thơ trường ca kể về lịch sử đất nước thì không thể không nhắc đến tác phẩm Lịch sử nước ta được Chủ tịch Hồ Chí Minh biên soạn vào năm 1941 dùng làm tài liệu học tập cho cán bộ trong các lớp huấn luyện ở chiến khu và tuyên truyền trong nhân dân để giáo dục truyền thống yêu nước, và tác phẩm này được xuất bản vào tháng 2.1942.

Về độ dài thì tác phẩm nói trên chỉ hơn 200 câu kể sử nước ta từ thời dựng nước Hồng Bàng cho đến Việt Minh. Độ dài này vừa đủ để mọi người học thuộc theo đúng tinh thần “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

Tuy nhiên, độ dài chính xác của bài thơ này thì lại là một vấn đề đáng bàn. Theo bản chép ở Hồ Chí Minh toàn tập, từ trang 259 đến 266, tập 3 trong bộ 15 tập xuất bản năm 2011 thì chỉ chép có 208 câu.

Tuy nhiên, trong tập 9 của bộ 15 tập Lịch sử Việt Nam do Viện Sử học thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam vừa in năm 2014 lại có đoạn khẳng định bài Lịch sử nước ta của Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ Chủ tịch) có 210 câu. Như vậy thì bản chép trong Hồ Chí Minh toàn tập có thể thất lạc mất 2 câu chăng.

Đọc lại Lịch sử nước ta trong Hồ Chí Minh toàn tập chúng ta thấy "có vấn đề" ở câu 13.

11 An Dương Vương thế Hùng Vương,

12 Quốc danh Âu Lạc cầm quyền trị dân.

13 Nước Tàu cậy thế đông người,

14 Kéo quân áp bức giống nòi Việt Nam.

Có vấn đề là bởi gieo vần không chuẩn trong khi Hồ Chủ tịch khi làm thơ thường gieo vần rất chính xác. Vấn đề thứ hai là vắng Triệu Đà trong khi tất cả các bài sử diễn ca mà chúng tôi nêu trên thì những nhà tóm tắt sử trong thơ, dù ngắn 100 câu như Quốc sử ngâm tổng lược hay dài như Đại Việt sử lược diễn ca đều nói đến nhà Triệu.

Chúng tôi đã tìm trong cuốn Nhà Triệu, mấy vấn đề lịch sử do Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản năm 2017 có nêu bản thảo viết tay của Hồ Chủ tịch, trong đó nhắc đến 2 câu thơ về Triệu Đà trong bài Lịch sử nước ta. Điều đặc biệt là khi ghép vào thì khớp vần một cách hoàn hảo như sau:

11 An Dương Vương thế Hùng Vương,

12 Quốc danh Âu Lạc cầm quyền trị dân.

13 Triệu Đà là vị hiền quân,

14 Quốc danh Nam Việt trị dân năm đời.

15 Nước Tàu cậy thế đông người,

16 Kéo quân áp bức giống nòi Việt Nam.

Về sự tồn tại của câu "Triệu Đà là vị hiền quân" thì chúng tôi có thêm sự xác tín của nhà sử học Trần Quốc Vượng. Trong cuốn sách Trên mảnh đất nghìn năm văn vật thuộc dự án sách kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội do NXB Hà Nội in năm 2009, trang 233, xin trích câu chuyện như sau:

Khi tôi (tức GS Trần Quốc Vượng) với tư cách là một trong những người phụ trách Câu lạc bộ làng nghề truyền thống Việt Nam tới làng Đồng Sâm, Thái Bình - làng có nghề chạm bạc vàng truyền thống, làng tương truyền là quê vợ Triệu Đà thì tôi thấy một ngôi đền rất to, ngoài tam quan ghi “Nam Việt Triệu Tổ”, ở đây dân Thái Bình chỉ biết Triệu Đà, chứ không/ít biết chuyện Vua Hùng của vùng Phú Thọ đất Tổ.

Và Lê Văn Hưu - ông tổ nền Sử ký nước Việt cũng chỉ viết Sử Đại Việt từ “Triệu Vũ đế đến Lý Chiêu Hoàng”. Và Nguyễn Trãi Bình Ngô Đại Cáo cũng viết:

“Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần triệu tạo ngã quốc” (Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước ta), để có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau (bắt buộc hay tự nguyện) mà một vài tác giả của sử học mác xít đã tự ý bỏ đi chữ Triệu, làm sai lạc quy tắc văn bản học (textologic)? Thế Bác Hồ trong tác phẩm để đời Việt Nam quốc sử diễn ca (tức Lịch sử nước ta) viết rằng:

"Triệu Đà là đấng hiền quân"

thì liệu giới sử học mác xít nước ta có bao giờ dám phê Bác là “mất lập trường sử học mác xít” hay không?” (hết trích).

Cũng xin giới thiệu rằng Trên mảnh đất nghìn năm văn vật là tác phẩm rất tâm huyết của Giáo sư Trần Quốc Vượng, từng được báo Nhân dân có bài đánh giá rất cao: “Người đọc tiếp tục khám phá nét truyền thống, hiện đại, tinh hoa từ nghìn xưa với công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa hôm nay của Hà Nội; Hà Nội - Việt Nam và 1.000 năm giao thoa văn hóa Đông - Tây, Nam - Bắc dưới góc nhìn lý luận và thực tiễn; những suy nghĩ tản mạn nhân đọc lại bài Chiếu dời đô của Vua Lý Công Uẩn; Cổ pháp - Thiên Đức - Kinh Bắc - quê hương nhà Lý. Mỗi trang của cuốn sách đều chất chứa, thấm đượm tình yêu Hà Nội tha thiết, cháy bỏng với những khám phá, phát hiện bất ngờ của người nghiên cứu”.

Phần trang 233 trong cuốn Trên mảnh đất nghìn năm văn vật chính là đoạn trong chương 12: “Vài suy nghĩ tản mạn nhân đọc lại bài Chiếu về việc dời đô của vị vua sáng nghiệp triều Lý” do báo Nhân dân giới thiệu.

Còn về câu “Quốc danh Nam Việt trị dân năm đời” thì chúng tôi đã tìm thấy một chi tiết quan trọng từ chính trong trang 266 của tập 3 Hồ Chí Minh toàn tập. Đó là câu gần áp chót mà Hồ Chủ tịch khẳng định:

Mai sau sự nghiệp hoàn thành

Rõ tên Nam Việt, rạng danh Lạc Hồng.

Điểm lại lịch sử các triều đại trên nước ta thì chỉ duy nhất nhà Triệu dùng quốc danh là Nam Việt còn các triều đại khác đều chỉ dùng Vạn Xuân,Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Ngu, Đại Nam... trước khi dùng Việt Nam mà thôi. Nếu Hồ Chủ tịch đã khẳng định “Rõ tên Nam Việt, rạng danh Lạc Hồng” thì chắc chúng ta đều hiểu thái độ của tác giả đối với triều đại trên nước ta dùng quốc danh Nam Việt.

Anh Tú


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Công ty sách First News chuẩn bị kiện Shopee vì sách giả, sách lậu15

Công ty TNHH Văn hóa - Sáng tạo Trí Việt (First News) đang lập vi bằng và khẳng định chuẩn bị khởi kiện sàn thương mại điện tử Shopee Việt Nam.

Triệu Đà trong mắt các vị anh hùng dân tộc

Chúng ta đã điểm qua cái nhìn về Triệu Đà theo dòng lịch sử dưới cái nhìn từ giới sử gia. Trong bài này, chúng tôi muốn nói về Triệu Đà - dưới cái nhìn của vĩ nhân người Việt.

Việt Nam có 2 ngôi chùa trong 20 công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc nhất thế giới

Chùa Trấn Quốc và Thiền viện Tổ Đình Bửu Long được tạp chí Mỹ National Geographic của Mỹ đưa vào danh sách 20 công trình kiến trúc Phật giáo đặc sắc nhất thế giới.

Cổ vật ở đình Khánh Hội 'thi nhau đội nón' ra đi

Nhiều cổ vật có trị giá gần tỉ đồng liên tục bị mất cắp tại di tích kiến trúc – nghệ thuật đình Khánh Hội (quận 4, TP.HCM).

Chuyện bút chuyện mực - kỳ 2

Nhiều anh sợ người ta chưa đánh giá hết tầm quan trọng và đẳng cấp của mình nên chơi luôn cả hai, ba chiếc bút Kim tinh, Hồng Hà cài lên túi áo, trông cứ như cửa hàng văn phòng phẩm di động.

Chạnh lòng với tháp cổ Bằng An - Di tích văn hóa lịch sử quốc gia

Đứng sừng sững giữa một vùng đất ở miền Trung, tháp cổ Bằng An được xem là công trình kiến trúc mang dấu ấn văn hóa Chăm độc nhất vô nhị tại Quảng Nam, nhưng rồi theo năm tháng, ngọn tháp cũng đi vào hoang phế…

Ấn Độ và Nga giúp trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Các chuyên gia phục hồi di tích cổ của Ấn Độ và Nga đang nỗ lực giúp Việt Nam phục hồi trùng tu các cụm tháp cổ tại khu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn của Việt Nam.

Nhà Triệu từ mất 'sổ đỏ' đến 3 lần bị bêu tội trên SGK dạy sử hiện nay

Sau khi đất nước thống nhất, nhà Triệu tiếp tục trở thành giặc trên SGK dạy sử và cho đến nay cũng vậy. Trong chương trình dạy sử phổ thông hiện giờ, nhà Triệu 3 lần bị bêu tội trên sách.

Chuyện bút chuyện mực

Cụ Phương Đình Nguyễn Văn Siêu năm 1865 cho dựng tháp bút đài nghiên ở bên hồ Gươm, vừa để tôn vinh nho học, tôn vinh kẻ sĩ, vừa tạo một danh thắng nghìn năm cho chốn kinh thành.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 19/01/2025