Chạnh lòng với tháp cổ Bằng An - Di tích văn hóa lịch sử quốc gia

17/07/2019 12:02
Chạnh lòng với tháp cổ Bằng An - Di tích văn hóa lịch sử quốc gia

Đứng sừng sững giữa một vùng đất ở miền Trung, tháp cổ Bằng An được xem là công trình kiến trúc mang dấu ấn văn hóa Chăm độc nhất vô nhị tại Quảng Nam, nhưng rồi theo năm tháng, ngọn tháp cũng đi vào hoang phế…

Tháp Bằng An (người dân địa phương gọi là tháp Bàng An) là một trong những tháp Chăm cổ còn sót lại ở tỉnh Quảng Nam.Tháp thuộc địa phận xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Tháp nằm cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km, cách phố cổ Hội An khoảng 14km và cách quốc lộ 1A khoảng 1,2km. Tháp Bằng An đã được nhà nước xếp hạng di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 100-VH-QĐ ngày 21.1.1989.

Tháp Bằng An tại Điện Bàn, Quảng Nam

Về nguồn gốc tháp Bằng An, có nhiều truyền thuyết, giai thoại đẹp được truyền miệng trong dân gian Quảng Nam, có truyền thuyết nói rằng tháp được xây dựng từ cuộc thi giữa người Việt và người Chăm để tộc người nào có khả năng dựng tháp cao hơn. Người Chăm dựng tháp bằng gạch, còn người Việt dựng tháp bằng tre, kết quả tháp của người Việt cao hơn, nhưng không tồn tại được lâu thì bị đổ bởi gió bão, còn tháp gạch của người Chăm vẫn tồn tại cho đến bây giờ.

Theo tài liệu của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Chămpa, tháp Bằng An được cho là xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ thứ 9 đầu thế kỷ thứ 10 dưới triều đại của vua Chămpa Bhadravarman. Giải mã nội dung trên bi ký tìm được tại tháp Bằng An, các nhà khoa học xác định chính vua Chăm Bhadravarman II đã cho xây dựng một đền thờ là Linga Paramesvara để dâng lên Isanesvara. Tháp được dùng để làm nơi thờ cúng và tế lễ của người Chăm. Bên trong tháp thờ thần Shiva – vị thần bảo vệ người dân và vương quốc Chăm.

2 pho tượng Gajasimha (tượng sư tử voi) linh vật thể hiện sự thông minh và hùng dũng của người Chămpa

Về tổng thể, Tháp Bằng An vẫn còn giữ được khá nguyên vẹn những giá trị về mặt lịch sử văn hóa tín ngưỡng điêu khắc, kiến trúc của nền văn minh Chămpa.

Bi ký tại tháp Bằng An

Bằng An cũng chính là ngôi tháp duy nhất có hình bát giác còn tồn tại đến nay. Về bố cục tháp có 2 phần tiền sảnh và điện thờ. Điện thờ trong tháp Bằng An có mặt bằng bát giác, cửa ra vào từ hướng Đông. Tỷ lệ và hình dáng của điện thờ như một khối Linga khổng lồ, mặt bằng của toàn bộ tháp lại gợi lên hình ảnh Yoni. Bên ngoài tháp hiện nay còn 2 pho tượng Gajasimha (tượng sư tử voi) bằng sa thạch.

Đỉnh tháp Bằng An

Có thể coi Bằng An là một tác phẩm điêu khắc bằng gạch lớn nhất trong lịch sử điêu khắc Chămpa, thể hiện bộ ngẫu tượng sinh thực khí Linga - Yoni.

Tồn tại nhiều thế kỷ, qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử chiến tranh loạn lạc và thiên tai bão lũ ở vùng đất miền Trung đầy khắc nghiệt nhưng tháp Bằng An vẫn đứng sừng sững với thời gian, trong khi đó nhiều quần thể di tích kiến trúc cổ Chămpa như đền tháp, thành luỹ đã dần biến mất.

Dù mang trên mình những giá trị về mặt lịch sử tôn giáo, tín ngưỡng dân tộc người Chăm, nhưng không có gì là bất biến theo quy luật của tự nhiên. Được người Pháp một lần trùng tu vào những năm 1940 nhưng cho đến nay tháp Bằng An cũng đã dần xuống cấp nặng nề. Sự tàn phá của thời gian, thiên tai bão lũ và chiến tranh vẫn không đáng kể bằng sự hờ hững của người đương thời đối với di tích độc đáo và quý giá này.

Tháp bị che chắn bởi những hàng cây um tùm

Đến tháp Bằng An, nhiều người không khỏi chạnh lòng với sự đìu hiu vắng vẻ ở nơi đây. Xung quanh tháp cây cối mọc um tùm, những ngọn cây xung quanh không được đốn tỉa, che phủ toàn bộ khu vực, quang cảnh bất hợp xung quanh di tích đã góp phần phá vỡ sự uy nghiêm trầm mặc của ngọn tháp cổ có đến hàng ngàn năm tuổi. Thân tháp bị dây leo um tùm xâm thực che phủ từ chân đến đỉnh.

Bên ngoài khuôn viên tháp, cánh cổng tháp im lìm dây leo phong kín, không thấy nhân viên bảo vệ hay người quản lý di tích. Nghĩa là người dân ở đây muốn làm gì cũng được. Bên trong tháp cũng không có bất cứ tấm biển ghi cảnh báo, nội quy của cơ quan quản lý đối với một di tích cấp quốc gia. Tấm biển công nhận di tích văn hóa cấp quốc gia nét chữ đã mờ theo thời gian...

Một bức tượng Phật Quan âm được mang vào khu vực tháp vào dịp tết Kỷ Hợi vừa qua

Dù là tháp dùng để thờ thần Shiva – vị thần bảo vệ người dân và vương quốc Chăm (vật thờ được cách điệu bằng tượng Linga) nhưng người dân địa phương vẫn đến nhang khói theo tín ngưỡng của người Việt. Thậm chí ở đây còn xuất hiện một tượng Phật Quan Âm với nhang khói mù mịt.

Bên trong điện thờ đã bị "Việt hóa", tượng Linga cũng bị một cái bàn bằng sắt chắn ngang che khuất

Được biết tháp Bằng An hiện nay được quản lý bởi Phòng Văn hóa Thông tin thị xã Điện Bàn (Quảng Nam), do nhiều điều kiện khách quan và chủ quan nên việc bảo vệ, bảo tồn, và phát huy những giá trị văn hóa của ngọn tháp cổ quý giá này dường như quá tầm đối với đơn vị này.

Một số hình ảnh tại tháp Bằng An:

Một góc tháp rêu phong cổ kính

Nhìn từ xa ngọn tháp đã bị hàng cây che chắn toàn bộ

Một tấm biển cổ động bên gần khu vực cổng vào tháp

Gốc cây lớn gần tháp dễ dẫn đến nguy cơ khi mưa bão gẫy đổ sẽ làm ngã tháp

Đường vào tháp Bằng An

Cổng vào tháp cổ

Mặt tiền của tháp bị cây cối che chắn, người dân địa phương cũng tự lập một bàn thờ theo tín ngưỡng của người Việt

Trạm nghỉ chân cho người tham quan, đổ nát hoang tàn

Ghế đá đầy chai nhựa

Xem clip tổng thể tháp cổ Bằng An:

Bài, ảnh, clip: Tiểu Vũ


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Sẽ có con đường mang tên Anh hùng liệt sĩ Gạc Ma Trần Văn Phương

Ông Nguyễn Văn Thống, cựu binh Gạc Ma quê ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết, lần đầu tiên có con đường mang tên anh hùng liệt sĩ Gạc Ma. 
2

36 năm sự kiện Gạc Ma: Tượng đài bất tử về tình yêu Tổ quốc

36 năm trước, vào ngày 14.3.1988, trong một cuộc chiến không cân sức, 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển sâu để bảo vệ chủ quyền của đất nước tại các bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ấn Độ và Nga giúp trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Các chuyên gia phục hồi di tích cổ của Ấn Độ và Nga đang nỗ lực giúp Việt Nam phục hồi trùng tu các cụm tháp cổ tại khu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn của Việt Nam.

Nhà Triệu từ mất 'sổ đỏ' đến 3 lần bị bêu tội trên SGK dạy sử hiện nay

Sau khi đất nước thống nhất, nhà Triệu tiếp tục trở thành giặc trên SGK dạy sử và cho đến nay cũng vậy. Trong chương trình dạy sử phổ thông hiện giờ, nhà Triệu 3 lần bị bêu tội trên sách.

Chuyện bút chuyện mực

Cụ Phương Đình Nguyễn Văn Siêu năm 1865 cho dựng tháp bút đài nghiên ở bên hồ Gươm, vừa để tôn vinh nho học, tôn vinh kẻ sĩ, vừa tạo một danh thắng nghìn năm cho chốn kinh thành.

Phá dỡ nhà thờ Bùi Chu: Báo cáo kiểm định mới chưa đủ tin cậy

Đã hơn hai tháng trôi qua kể từ ngày những người yêu di sản khắp nơi trong và ngoài nước cùng lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ nhà thờ Chính tòa Bùi Chu 134 năm tuổi trước nguy cơ bị phá dỡ hoàn toàn.

Gặp người viết thư tình xuyên thế kỷ ở Bưu điện Sài Gòn

8 giờ sáng, ông Ngộ đạp xe từ nhà đến bưu điện ngồi viết thư tay cho khách. Chiều 3 giờ 30 phút ông đạp xe về.

Vườn rau thuốc Nam nội trồng

Trong ánh nắng chan hòa, tôi thực sự ngỡ ngàng trước cái “cựa mình” trỗi dậy của cỏ cây hoa lá sau những ngày đông lê thê rét mướt.

Nhà Triệu từng 'hùng cứ một phương' trong Bình Ngô đại cáo rồi bị 'trục xuất'

Khi nhìn thấy đền thờ Triệu Đà, Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng đã nhớ đến việc sửa câu văn trong Bình Ngô đại cáo: “Tự Triệu Đinh Lý Trần tạo ngã quốc”, ông bèn nói có ý chê một vài tác giả của sử học có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau – bắt buộc hay tự nguyện đã tự ý bỏ đi chữ Triệu, làm sai lạc quy tắc văn bản học.

Di tích lò gốm 300 năm ở Sài Gòn bị san phẳng như thế nào?

Di tích Lò gốm cổ Hưng Lợi thuộc phường 16 (quận 8, TP.HCM), không nằm trong phạm vi khu vực trung tâm nhưng nằm trong khung niên đại hình thành đô thị Sài Gòn. Đây là di tích khảo cổ học duy nhất trong nội thành TP.HCM được khai quật.

Đắc nhân tâm - Một giọt mật ngọt hơn thùng nước đắng

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 28/03/2024 09:00
Có thể bạn chưa bao giờ bị gọi đến để giải quyết một vụ đình công hay nói chuyện với một hội đồng. Nhưng nếu bạn muốn được giảm tiền thuê nhà thì thái độ tiếp cận thân mật có thể giúp được bạn không?

Tu giữa đời thường - Điều tồi tệ nhất đối với tình trạng căng thẳng kinh niên là gì?

Từ sách - Phim - Quìn - 28/03/2024 08:00
Nhịp sống hiện đại khiến chúng ta không thật sự ở trong chế độ “nghỉ ngơi và tiêu hóa” đủ để có thể trở lại trạng thái cân bằng vốn có. Chính vì vậy chúng ta luôn sống trong trạng thái căng thẳng kinh niên.

Bất chấp nguy hiểm, cô gái nặng 45kg một mình đi thuyền vòng quanh thế giới

Phong cách sống - Ngô Trung Dũng - 27/03/2024 12:00
Cole Brauer (29 tuổi) đã vượt qua quãng đường khoảng 48.280km để trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng thuyền.

Đằng sau việc 'tải lậu' phim bom tấn 3 Body Problem của Netflix tăng đột biến ở Trung Quốc

Điện ảnh - Sơn Vân - 27/03/2024 11:00
Sự gia tăng đột biến việc vi phạm bản quyền trực tuyến series phim 3 Body Problem của Netflix ở Trung Quốc phản ánh sự quan tâm mãnh liệt của người dân nước này về việc hãng phát trực tuyến Mỹ xử lý như thế nào với tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nổi tiếng trên toàn cầu.

50 tư duy của tỷ phú Jeff Bezos đế chế Amazon, ai cũng có thể học lỏm

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 27/03/2024 10:00
Tỷ phú Jeff Bezos đã áp dụng một số nguyên tắc nhất định trong cuộc sống, công việc để đạt được kết quả tốt.

‘Từ bỏ’ - Chìa khóa giúp bạn buông đúng lúc, bỏ đúng việc để thành công

Từ sách - Phim - FN - 27/03/2024 09:00
Có một niềm tin đã ăn sâu rằng người thắng cuộc không bao giờ bỏ cuộc và người bỏ cuộc sẽ chẳng đi đến đâu. Và chúng ta đang trả giá cho niềm tin đó, khi cân nhắc từ bỏ một công việc tồi tệ hay rời bỏ một mối quan hệ độc hại...

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong: Đứa trẻ tổn thương sẽ trở thành người lớn đau khổ

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 27/03/2024 08:00
Nếu không được chữa lành, phần tổn thương sẽ luôn chực chờ để bộc lộ ra, thay bạn nắm quyền kiểm soát và liên tục đưa ra những quyết định bốc đồng mà sau này phần người lớn có trách nhiệm phải giải quyết hậu quả.

Là thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 26/03/2024 12:00
Là thầy giáo là một chọn lựa và tất cả chúng ta đều làm chọn lựa đó khi chúng ta quyết định theo đuổi nghề này.

Thành lập Nhóm nghiên cứu và biểu diễn âm nhạc Trịnh Công Sơn

Giải trí - Tiểu Vũ - 26/03/2024 11:00
Tưởng nhớ 23 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (2001 - 2024), gia đình nhạc sĩ vừa thông báo thành lập Nhóm nghiên cứu và biểu diễn âm nhạc Trịnh Công Sơn để phát huy và lan tỏa những giá trị di sản của ông.

Cô Văn Thùy Dương dặn dò con gái chuyện làm vợ làm dâu

Suy ngẫm - Bảo Châu - 26/03/2024 10:00
Con gái cưng đi lấy chồng, cô Văn Thuỳ Dương viết tâm thư dặn dò con gái, gửi con rể và thông gia khiến nhiều người xúc động.

Đắc nhân tâm - Nghệ thuật biến thù thành bạn

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 26/03/2024 09:00
Khi đang trong cơn giận dữ mà ta có thể trút mọi bực tức vào kẻ đã gây ra nó thì chắc chắn chúng ta sẽ hả hê rất nhiều! Nhưng đối phương thì sao? Họ sẽ chẳng thể nào chấp nhận giọng điệu gay gắt và thái độ hằn học của ta.

Cho và nhận - Lên kế hoạch giúp đỡ người khác để đạt được tối ưu hiệu quả cho đi

Từ sách - Phim - Quìn - 26/03/2024 08:00
Thay vì giúp đỡ dàn trải và thiếu sự suy xét, họ bắt đầu cân nhắc cẩn thận hơn và nhờ vậy sự giúp đỡ cũng trở nên hiệu quả hơn

Cải tiến giáo dục

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/03/2024 12:00
Trong thế giới toàn cầu hoá này, để vẫn còn có tính cạnh tranh, một nước phải cải tiến hệ thống giáo dục của nó bằng việc thúc đẩy tiến bộ trong khoa học và công nghệ.

40% lao động sẽ bị ảnh hưởng bởi AI và người máy, sếp Hoàng Nam Tiến: Học 2 kỹ năng này để không bị thay thế!

Suy ngẫm - Đông - 25/03/2024 11:00
Việc trang bị 2 kỹ năng này đã trở thành chìa khóa giúp mọi người thích nghi với thời cuộc.

Câu chuyện về một nhà sinh vật học được phong là ‘Chiến binh Trái đất’

Phong cách sống - Thiên Di - 25/03/2024 10:00
Khi Constantino (Tino) Aucca Chutas nghe được một người dân Andean địa phương nói về việc sông băng tan chảy và những cánh rừng đang biến mất, ông biết mình phải hành động.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 28/03/2024