Ấn Độ và Nga giúp trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn

16/07/2019 11:21
Ấn Độ và Nga giúp trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Các chuyên gia phục hồi di tích cổ của Ấn Độ và Nga đang nỗ lực giúp Việt Nam phục hồi trùng tu các cụm tháp cổ tại khu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn của Việt Nam.

Thông tin từ Ban quản lý khu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Quảng Nam) cho biết, từ cuối tháng 6 và đầu tháng 7.2019, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia của hai nước Ấn Độ và Nga đã đến thánh địa Mỹ Sơn - nơi có 70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn minh Champa để xem xét nghiên cứu, và đưa ra những phương pháp khoa học nhằm giúp trùng tu, bảo tồn quần thể di sản văn hóa quý giá này.

Trong thời gian ở Mỹ Sơn, các nhà khoa học và đoàn chuyên gia từ Viện Cổ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga) đã kiểm tra, nghiên cứu trên các mẫu vật liệu như gạch, chất kết dính và tiến hành thử nghiệm trên nhóm tháp B (thử nghiệm này cũng đã được tiến hành từ năm 2015).

Một tháp trong nhóm tháp K đang được trùng tu

Sau khi có kết quả nghiên cứu từ các mẫu thí nghiệm dưới tác động của môi trường tự nhiên, mưa, độ ẩm, khí hậu đặc thù của vùng Quảng Nam, các chuyên gia Nga sẽ đề xuất các giải pháp khoa học phù hợp mang tính khả thi cao, nhằm giúp Ban quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn và các đối tác sản xuất ra các vật liệu tương thích với vật liệu gốc để sử dụng vào việc xây dựng, phục hồi các đền tháp Chăm ở đây. Bằng phương pháp khoa học này, việc trùng tu di sản Mỹ Sơn tiến hành cẩn trọng, trách các nguy cơ ngã đổ nhưng vẫn đảm bảo những giá trị cốt lõi của các cụm tháp Champa cổ ở quần thể di tích này.

Tháp Chăm (nhóm tháp K) đang được chống đỡ để trùng tu, phục hồi

Cũng trong thời gian này, các chuyên gia Ấn Độ đã thực hiện việc thu thập dữ liệu để tiến hành trùng tu nhóm tháp A trong giai đoạn từ nay đến năm 2021. Đây là nhóm tháp có quy mô kiến trúc cũng như các giá trị văn hóa được xếp hàng bậc nhất trong quần thể Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, trong đó có đền A1 được xem là kiệt tác kiến trúc Champa quần thể di sản này.

Một tháp Champa trong quần thể di tích Mỹ Sơn đã được các chuyên gia phục hồi gần như nguyên vẹn

Được biết nhóm chuyên gia, kỹ sư khảo cổ của Ấn Độ do chuyên gia Basudev Kumar làm trưởng nhóm đã có quá trình tiếp cận nghiên cứu phục hồi các cụm tháp ở Mỹ Sơn từ năm năm 2015. Trong vong 3 năm nhóm đã kết hợp với các chuyên gia Việt Nam trùng tu phục hồi thành công nhóm tháp K và nhóm tháp H khi hai cụm tháp này đối diện với nguy cơ ngã đổ bất cứ lúc nào. Sau khi trùng tu phục dựng nhóm tháp K và H đã đứng vững trở lại và đủ điều kiện để đón khách đến tham quan nghiên cứu.

Một cụm tháp cổ rêu phong ở Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn là quần thể di tích đền đài Champa nằm tại địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Mỹ Sơn Trà Kiệu 20km về phía Tây, cách thành phố Hội An 45km về phía Tây, cách thành phố Đà Nẵng 68km về phía Tây Nam. Mỹ Sơn từng là nơi người Champa tiến hành những nghi lễ tôn giáo, cúng tế, hôn cất các vị vua, hoàng thân quốc thích, tu sĩ cũng là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Champa xưa.

Tồn tại suốt nhiều thế kỷ dưới các Vương triều Champa, rồi đi vào hoang tàn đổ nát quên lãng, thánh địa Mỹ Sơn như một minh chứng về lịch sử thăng trầm và những chuyển biến trong đời sống văn hóa của các triều đại Champa.

Một ngọn tháp uy nghiêm và huyền bí ở Mỹ Sơn

Mỹ Sơn được xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13), các đền tháp ở Mỹ Sơn là sự chắt lọc những tinh hoa của nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Champa xưa. Mỗi đền tháp ở Mỹ Sơn đều có một vẻ riêng mang nét đặc trưng riêng của kiến trúc tôn giáo Chămpa đầy uy nghiêm và huyền bí.Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.

Một ngọn tháp Chăm hùng vĩ trầm mặc trong nắng chiều

Sau hàng thế kỷ bị nằm ẩn mình dưới một thung lũng kín có địa thế núi non hùng vĩ, thâm nghiêm ở Quảng Nam, thánh địa Mỹ Sơn đã bị quên lãng, mãi đến năm 1885 Mỹ Sơn được người Pháp phát hiện. Từ băm 1898 - 1899, hai nhà nghiên cứu người Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière cùng kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H. Parmentier đã tới Mỹ nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Champa. Những năm 1903-1904 với những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc được giải mã.

Tại hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban Di sản Thế giới họp ở Marrakesh (Morocco) vào năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Bài và ảnh: Tiểu Vũ


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Nhà Triệu từ mất 'sổ đỏ' đến 3 lần bị bêu tội trên SGK dạy sử hiện nay

Sau khi đất nước thống nhất, nhà Triệu tiếp tục trở thành giặc trên SGK dạy sử và cho đến nay cũng vậy. Trong chương trình dạy sử phổ thông hiện giờ, nhà Triệu 3 lần bị bêu tội trên sách.

Chuyện bút chuyện mực

Cụ Phương Đình Nguyễn Văn Siêu năm 1865 cho dựng tháp bút đài nghiên ở bên hồ Gươm, vừa để tôn vinh nho học, tôn vinh kẻ sĩ, vừa tạo một danh thắng nghìn năm cho chốn kinh thành.

Phá dỡ nhà thờ Bùi Chu: Báo cáo kiểm định mới chưa đủ tin cậy

Đã hơn hai tháng trôi qua kể từ ngày những người yêu di sản khắp nơi trong và ngoài nước cùng lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ nhà thờ Chính tòa Bùi Chu 134 năm tuổi trước nguy cơ bị phá dỡ hoàn toàn.

Gặp người viết thư tình xuyên thế kỷ ở Bưu điện Sài Gòn

8 giờ sáng, ông Ngộ đạp xe từ nhà đến bưu điện ngồi viết thư tay cho khách. Chiều 3 giờ 30 phút ông đạp xe về.

Vườn rau thuốc Nam nội trồng

Trong ánh nắng chan hòa, tôi thực sự ngỡ ngàng trước cái “cựa mình” trỗi dậy của cỏ cây hoa lá sau những ngày đông lê thê rét mướt.

Nhà Triệu từng 'hùng cứ một phương' trong Bình Ngô đại cáo rồi bị 'trục xuất'

Khi nhìn thấy đền thờ Triệu Đà, Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng đã nhớ đến việc sửa câu văn trong Bình Ngô đại cáo: “Tự Triệu Đinh Lý Trần tạo ngã quốc”, ông bèn nói có ý chê một vài tác giả của sử học có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau – bắt buộc hay tự nguyện đã tự ý bỏ đi chữ Triệu, làm sai lạc quy tắc văn bản học.

Di tích lò gốm 300 năm ở Sài Gòn bị san phẳng như thế nào?

Di tích Lò gốm cổ Hưng Lợi thuộc phường 16 (quận 8, TP.HCM), không nằm trong phạm vi khu vực trung tâm nhưng nằm trong khung niên đại hình thành đô thị Sài Gòn. Đây là di tích khảo cổ học duy nhất trong nội thành TP.HCM được khai quật.

Một từ phòng the trần trụi trở thành cao quý lãng mạn trong tiếng Việt

Không chỉ chúng ta mà ngay cả bậc thầy ngôn ngữ là thi hào Nguyễn Du cũng quên luôn chuyện này khi viết câu thơ tả Thúy Kiều trong đoạn Mã Giám sinh đi dạm hỏi: “Mặn nồng một vẻ một ưa/Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu”.

5 mẹo sử dụng ChatGPT hữu ích có thể bạn chưa biết

Kỹ năng - Sơn Vân - 21/11/2024 12:00
Nhiều người sử dụng ChatGPT để tạo công thức nấu ăn hoặc viết email công việc. Nick Turley, trưởng bộ phận sản phẩm của OpenAI, vừa chia sẻ 5 mẹo hữu ích mà người dùng ChatGPT có thể chưa biết hoặc muốn thử nghiệm.

Cuộc khủng hoảng cô đơn

Phong cách sống - Chi Chi - 21/11/2024 11:00
Sống giữa thành phố đông đúc nhưng nhiều người không thể tìm được một người để trò chuyện.

“Mẹ làm mọi thứ vì tốt cho con” là tình yêu độc hại nhất

Suy ngẫm - An Chi - 21/11/2024 10:00
Có một kiểu tình yêu độc hại của người mẹ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đứa trẻ.

Biến tiềm năng thành tài năng - Càng mắc nhiều lỗi, bạn càng tiến bộ nhanh hơn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 21/11/2024 09:00
Phần lớn chúng ta đều không thích phạm lỗi vì nỗi sợ bị đánh giá, nhưng giáo sư Adam Grant đã chỉ ra rằng để có thể phát triển, bạn phải dám mắc lỗi nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Từ sách - Phim - Quìn - 21/11/2024 08:00
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/11/2024 12:00
Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số

Kỹ năng - Nhật Anh - 20/11/2024 11:00
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Gửi lời tri ân qua trang sách

Tủ sách - Đan Thanh - 20/11/2024 10:40
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đã truyền cảm hứng và dìu dắt bao thế hệ trưởng thành.

“Bạn cần - tôi tặng (SAIGONGIVE)” group Facebook “cái gì cũng cho” ở Sài Gòn

Truyền cảm hứng - Phạm Trang - 20/11/2024 10:00
Sài Gòn - dưới cái dáng vẻ ngược xuôi ồn ã của phố thị, vẫn là những con người “quá trời dễ thương”.

Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

Từ sách - Phim - TĐ - 20/11/2024 09:00
Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”.

Chiến thắng con Quỷ bên trong - Napoleon hill và bí mật đằng sau thành công

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 20/11/2024 08:00
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, những cơ hội và thách thức mới liên tục xuất hiện, tạo nên áp lực vô hình lên con đường thành công của mỗi người.

Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/11/2024 12:00
Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt.

5 dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đã bị cài mã độc

Kỹ năng - KV - 19/11/2024 11:00
Những dấu hiệu bất thường sau trên điện thoại đang phản ánh thiết bị gặp vấn đề và có khả năng cao đã bị cài mã độc, phần mềm độc hại mà bạn không hề hay biết.

3 nguyên tắc tỷ phú Elon Musk thường xuyên áp dụng

Phong cách sống - Đoàn Giang - 19/11/2024 10:00
Những nguyên tắc này có lẽ có thể áp dụng tương tự vào bất kỳ ai, bất kỳ việc gì.

Tự do – Như chim tung cánh

Tủ sách - FN - 19/11/2024 09:00
Osho đã bàn về nhiều chủ đề: tình yêu, cảm xúc, sự sáng tạo, từ bi,… Ở tác phẩm “Tự do – Như chim tung cánh”, ông bàn đến một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tâm thức con người: tự do.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 22/11/2024