'Tứ trụ sử học' Việt Nam đồng nhất quan điểm về Triệu Đà

17/06/2019 15:52
'Tứ trụ sử học' Việt Nam đồng nhất quan điểm về Triệu Đà

Cả "tứ trụ sử học" của miền Bắc Việt Nam đều có quan điểm giống nhau về nhà Triệu và Triệu Đà. Cả 4 ông Lâm, Lê, Tấn, Vượng đều cho rằng Triệu Đà là kẻ xâm lược.

Triệu Đà, cách nhìn qua các thời kỳ: Nỏ thần trao tay giặc?Ngàn năm đô hộ giặc Tàu: Góc nhìn về Triệu Đà, lịch sử cũng... chia phe

Triệu Đà và cuộc bút chiến giữa hai học giả Phan Khôi-Trần Trọng Kim

Quan điểm đa chiều về Triệu Đà tại miền Nam trước 1975

Vai trò của Triệu Đà trong quan niệm 'lịch sử duy vật' của Đào Duy Anh

Trong phần trước, chúng ta đã nói về quan điểm của nhà sử học Đào Duy Anh với nhà Triệu. Sau Đào Duy Anh, các hậu bối hàng đầu trong làng sử học ở miền Bắc Việt Nam phải kể đến "tứ trụ" của ngành sử học là “Lâm, Lê, Tấn, Vượng”. Chúng ta thử điểm xem quan điểm của tứ trụ với nhà Triệu và nhân vật lịch sử Triệu Đà.

Vợ chồng Giáo sư Đào Duy Anh và các hậu bối

Nhưng trước khi nói về tứ trụ thì chúng ta nói về người thầy của họ là Giáo sư Trần Văn Giàu. Ông Giàu sinh ở Long An. Ngoài là một nhà cách mạng, là Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam bộ thì ông còn là một nhà nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực sử học. Đầu năm 1947, ông được điều trở về chiến khu Việt Bắc để đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc Nha Thông tin Bộ Nội vụ. Năm 1951, ông tham gia Bộ Giáo dục, xây dựng ngành dự bị đại học và sư phạm cao cấp, tham gia giảng dạy các môn khoa học chính trị, triết học, lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam (được coi là người sáng lập những ngành khoa học này của nền khoa học sư phạm Việt Nam hiện đại).

Quan điểm về Triệu Đà của ông được trình bày rõ ràng trong cuốn Triết học và tư tưởng. Trong cuốn đó, phần bài viết Tư tưởng chủ đạo của người viết sử, ông nêu:

“Triều đại phải là của người bản quốc, không phải của người nước ngoài, đất nước phải là độc lập tự chủ, không thuộc vào địa bàn thống trị của nước khác, người cầm quyền nước ta không xưng thần với ngoại bang. Điều này thì rõ ràng là đúng. Nhưng khi ứng dụng vào thực tế lịch sử thì có mấy chỗ khó. Các sử thần thời Nguyễn nhận thức đúng rằng Triệu Đà không phải là vua nước ta mà là vua nước Nam Việt đã thôn tính nước ta, nhưng họ vì thiếu sử liệu mà ngỡ rằng Thục An Dương Vương, vua nước Âu Lạc, mặc dầu đóng đô ở Cổ Loa cũng không được xem là chính thống”.

Nhà sử học Đinh Xuân Lâm – người đầu tiên theo thứ tự trong tứ trụ. Dưới sự dìu dắt của thầy Trần Văn Giàu, ông Lâm đã góp công đầu xây dựng bộ môn Lịch sử cận – hiện đại Việt Nam.

Quan điểm của ông Đinh Xuân Lâm về Triệu Đà được thể hiện trong bộ Từ điển Nhân vật lịch sử Việt Nam mà ông không hề coi Triệu Đà là một nhân vật trong lịch sử nước nhà nhưng vẫn có chỗ cho Thục Phán (An Dương Vương). Trong phần đó, ông coi Triệu Đà là kẻ xâm lược khi chép (với An Dương Vương thì ông dùng từ "sáp nhập" khi chấm dứt nhà nước Văn Lang):

“Đất nước yên bình trong mấy chục năm. Cuối những năm 80 của thế kỷ II TCN, vua Nam Việt là Triệu Đà cất quân đánh Âu Lạc. Nhiều trận đánh diễn ra. Quân Triệu thua to, phải rút về nước. Biết không thế xâm chiếm Âu Lạc ngay được, Triệu Đà đã dùng mưu chia rẽ nội bộ triều đình Âu Lạc. Một số Lạc hầu như Cao Lỗ, Nồi Hầu cố sức khuyên can An Dương Vương chớ tin lời giặc, nhưng do quá tự tin vào thành lũy và quân đội của mình, An Dương Vương không nghe, lại đuổi họ về làng. Sau khi đã đạt được mục đích “phá hỏng nỏ thần”, Triệu Đà tiến quân xâm lược. Vì mất cảnh giác, không lo việc bố phòng, An Dương Vương không chống nổi giặc, phải bỏ thành Cổ Loa, cùng con gái phi ngựa chạy về phía nam. Quân giặc đuổi gấp. Biết không thể thoát được, An Dương Vương đã cùng con gái tự tận ở vùng biển Diễn Châu (Nghệ An). Hiện nay ở Cổ Loa cũng như ở Cao Xá (thuộc Diễn Châu) đều có đền thờ An Dương Vương, hằng năm cúng tế”.

Gần đây, trong cuốn Truyện đọc lịch sử Việt Nam 9 tập do Đinh Xuân Lâm làm chủ biên thì tập 1 được giới thiệu là “giai đoạn lịch sử nước ta từ thời nguyên thủy đến năm 179 TCN - đánh dấu bằng sự kiện Triệu Đà chiếm được Âu Lạc và đặt ách thống trị của phong kiến phương Bắc trên đất nước ta”.

Giáo sư Phan Huy Lê – người thứ 2 trong “tứ trụ” cũng trình bày quan điểm của ông rõ ràng trong phần mở đầu cuốn Đại Việt sử ký toàn thư do Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 1998. Ở phần Tác giả - văn bản – tác phẩm (trang 74 và 75) ông nêu rất rõ:

“Một sai lầm nghiêm trọng hơn là nhận thức về nhà Triệu, Đại Việt sử ký toàn thư- đã dành cả quyền 2 phần Ngoại kỷ chép về kỷ họ Triệu, coi nhà Triệu như một vương triều chính thống của ta. Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, sai lầm trên có nhiều nguyên nhân phức tạp của nó.

Triệu Đà là người Hán (quê ở huyện Chân Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc), làm quan lệnh huyện Long Xuyên quận Nam Hải thời nhà Tần. Nhân khi đế chế Tần sụp đổ, năm 207 tr.CN Triệu Đà đã chiếm cứ quận Nam Hải, Quế Lâm và Tượng (vùng Quảng Đông, Quảng Tây) lập thành một nước cát cứ ở phương Nam. Nước Nam Việt của Triệu Đà không phải là nước ta - lúc bấy giờ là nước Âu Lạc đời An Dương Vương. Hơn thế nữa, chính Triệu Đà là kẻ đã xâm lược và đô hộ nước Âu Lạc. Sự thật lịch sử là như vậy.

Nhưng Triệu Đà xây dựng lực lượng cát cứ, mưu đồ "tranh bá đồ vương" trên một địa bàn người Việt mà nhà Tần muốn thôn tính; cư dân tuyệt đại đa số là người Việt. Trong hoàn cảnh đó, để có lực lượng chống Tần, chống Hán, thực hiện mộng bá vương của mình, Triệu Đà và các vua Triệu kế tục đã thực hiện nhiều thủ đoạn mị dân nhằm tranh thủ các thủ lĩnh ngưòi Việt, tìm hậu thuẫn trong cư dân người Việt. Triệu Đà đặt tên nước là Nam Việt, coi như người phục hưng nước cũ của người Việt, tự xưng là “Man đại trưởng lão phu”, lấy vợ Việt, theo phong tục tập quán Việt (búi tó, ngồi xổm)... Những thủ đoạn cai trị đó cùng với hành động chống Tần, chống Hán (tất nhiên là chỉ vì mục đích cát cứ) của nhà Triệu, đã làm cho nhiều nhà viết sử của ta thời phong kiến không nhận ra bộ mặt cát cứ, xâm lược cùa nhà Triệu và ngộ nhận coi nhà Triệu như một triều đại của ta.

Đó là một sai lầm kéo dài mà các tác giả Đại Việt sử ký toàn thư đã đưa vào Quốc sử. Đến thế kỷ XVIII, nhà sử học Ngô Thì Sĩ đã kịch liệt phê phán quan điềm sai lầm ấy và chứng minh nhà Triệu hoàn toàn không phải là một triều đại của nước ta, hơn nữa là kẻ đã xâm lược nước ta. Ngô Thì Sĩ viết: "Đến như việc tán tụng công lao của Triệu Đà đă xướng ra cơ nghiệp đế vương trước tiên, Lê Văn Hưu sáng lập ra sử chép như thế, Ngô Sĩ Liên cứ theo cách chép ấy không biết thay đổi, rồi đến bài Tổng luận của Lê Tung, thơ vịnh sử của Đặng Minh Khiêm thay nhau mà tán tụng, cho Triệu Đà là bậc đế của nước ta. Qua hàng ngàn năm mà không ai cải chính, vì thế tôi phải biện bạch kỹ càng". Đại Việt sử ký tiền biên là bộ Quốc sử của Tây Sơn đã chính thức chấp nhận quan điểm của Ngô Thì Sĩ và phủ nhận, cải chính một sai lầm kéo dài trong sử sách”.

Cũng cần nói thêm rằng theo ông Phan Huy Thăng viết trên Dân trí thì ông Phan Huy Lê là hậu duệ đời thứ 4 của ông Phan Huy Chú (tác giả của Lịch triều Hiến chương loại chí). Và ông Phan Huy Chú lại là cháu ngoại của ông Ngô Thì Sĩ. Cách nhìn nhận về Triệu Đà từ của ông Ngô Thì Sĩ cho đến Phan Huy Chú rồi Phan Huy Lê là không khác nhau.

Một tứ trụ khác là ông Hà Văn Tấn, chính là người đã hiệu đính cho cuốn Đại Việt sử ký toàn thư do Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 1998. Phần quan điểm về Triệu Đà của ông Tấn cũng được thể hiện trong cuốn Sự sinh thành Việt Nam. Trong đó, ông dành 2 chương liên quan đến nhà Triệu là chương 15 (Triệu Đà chiếm nước Âu Lạc) và chương 16 (Từ ách thống trị của Nam Việt đến ách thống trị của đế quốc Hán).

Người cuối trong tứ trụ chúng tôi nhắc đến là Giáo sư Trần Quốc Vượng, ông cũng coi Triệu Đà là kẻ xâm lược. Trong bài nghiên cứu về An Dương Vương, thì ngay phần “Đã Nhất Trí” ở mục 3 ghi rõ “Khẳng định có cuộc kháng chiến chống Tần và chống Triệu Đà” với câu kết luận: “Sự thật chắc đúng là như vậy, bởi vì chẳng bao lâu sau trong lần thử thách của cuộc chống Triệu Đà xâm lược, người dân Âu Lạc – không hề phân biệt Âu Lạc hay Lạc – đã kề vai sát cánh chiến đấu tới cùng cho một mục đích chung giữ gìn đất nước”.

(còn tiếp)

Anh Tú


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Khai mạc triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca"

Sáng ngày 08/4 tại Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh đã chính thức khai mạc triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca".

Nhiếp ảnh gia Mỹ Dũng và những trăn trở về biển và ngư dân Việt Nam

"Biển trong chúng ta” của Mỹ Dũng là những bức ảnh đen trắng chụp "các câu ca dao" về ngư dân Việt Nam từ Móng Cái cho đến Cà Mau, mỗi bức ảnh là niềm trăn trở của người nghệ sĩ về thân phận lênh đênh của người dân làng chài.

Bộ VHTT-DL lên tiếng về việc cháu nội Vua Mèo tính đóng cửa dinh thự họ Vương

Dinh thự Vua Mèo Hà Giang lâu nay là địa điểm nổi tiếng với du khách khi ghé thăm cao nguyên Đồng Văn, Hà Giang, thế nhưng mới đây, ông Vương Duy Bảo - cháu nội vua Mèo Vương Chí Thành cho biết, dự kiến ngày 15.6, ông sẽ "đóng cửa" khu dinh thự vua Mèo.

Vai trò của Triệu Đà trong quan niệm 'lịch sử duy vật' của Đào Duy Anh

Sông Bến Hải, cầu Hiền Lương là những địa danh lịch sử để nói về thời kỳ đất nước bị chia cắt. Trong giai đoạn đó, 2 miền có quan điểm khác nhau trên nhiều lĩnh vực và cả quan điểm về Triệu Đà.

Triệu Đà và cuộc bút chiến giữa hai học giả Phan Khôi-Trần Trọng Kim

Cách chia mục của Trần Trọng Kim trong "Việt Nam sử lược" đã thể hiện rõ việc coi nhà Triệu là triều đại chính thống của người Việt mà Triệu Đà chính là người sáng lập nhà Triệu. Nhưng quan điểm của Trần Trọng Kim bị học giả cùng thời là Phan Khôi phản đối dữ dội.

Tô Thùy Yên - Một đời làm thơ, một đời yêu thương, một thời chơi vơi

Tiếng cười của Tô Thùy Yên đêm ấy và hình ảnh anh chạy lúp xúp trong mưa tôi còn nhớ rõ. Tiếng cười sao mà hồn nhiên ngây thơ so với hình ảnh Tô Thùy Yên oằn mình dưới gánh khoai mì hôm nay thật là một sự đối nghịch quá đau lòng.

Khúc thêm cho Bùi Chu

Số phận của ngôi thánh đường 134 năm thấm đẫm cốt nhục của tiền nhân, như một chứng tích đức tin vững vàng của Giáo phận Bùi Chu nói riêng, và Giáo hội Công giáo Việt Nam nói chung, với những giá trị di sản không thể xóa nhòa, cần xứng đáng nhận được sự quan tâm ân cần và ứng xử thận trọng, kỹ lưỡng, tận tình.

Tranh của Nguyễn Phan Chánh, Phạm Hậu được bán với giá 21 tỉ đồng

Hai bức tranh của danh họa Nguyễn Phan Chánh và Phạm Hậu vừa được bán với giá hơn 21 tỉ đồng tại Hồng Kông.

Ngàn năm đô hộ giặc Tàu: Góc nhìn về Triệu Đà, lịch sử cũng... chia phe

Đại Nam quốc sử diễn ca chép: "Triệu Vương thay nối ngôi trời/Định đô cứ hiểm đóng ngoài Phiên ngu/Loạn Tần gặp lúc Ngư Hồ/Trời nam riêng mở dư đồ một phương".

Putin - Logic của quyền lực : Nhân vật lịch sử hay biểu tượng của kiểm soát tuyệt đối?

Trong thời đại mà hình ảnh các nhà lãnh đạo thường bị bóp méo bởi truyền thông, thì "Putin – Logic của quyền lực" như một cánh cửa hiếm hoi hé lộ hậu trường quyền lực thực sự.

Xem "Sex Education", tôi chết lặng vì hành động từng làm với cha: Có những tổn thương mà ta day dứt cả đời

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 10/05/2025 13:00
Đôi khi, ước mơ đẹp nhất không phải là những điều lớn lao, mà chính là hạnh phúc giản dị của những người thân yêu.

Tại sao không nên dùng vân tay để mở khóa điện thoại?

Kỹ năng - KV - 10/05/2025 12:00
Touch ID (khóa vân tay) từng một thời được coi là phương pháp bảo mật lý tưởng, nhưng qua thực tiễn lại bộc lộ những điểm yếu về khả năng bảo mật.

Có phải vì biểu ca, Vương Ngữ Yên rời bỏ Đoàn Dự, câu trả lời đến từ Vân Trung Hạc

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 10/05/2025 11:00
Vì sao Đoàn Dự thất bại trong cuộc chinh phục trái tim Vương Ngữ Yên?

8 câu nói để đời của "huyền thoại đầu tư" Warren Buffett

Suy ngẫm - Cẩm Hà - 10/05/2025 10:00
Warren Buffett sẽ rời bỏ vị trí CEO Berkshire Hathaway vào cuối năm 2025. Dù về hậu trường, những câu nói kinh điển của ông vẫn là kim chỉ nam bất hủ cho giới đầu tư toàn cầu.

Phạm Xuân Ẩn, vị tướng tình báo huyền thoại của Việt Nam khiến địch lầm tưởng CIA

Phong cách sống - Thiên Bình - 10/05/2025 09:00
Tài năng và nhân cách của ông khiến giới báo chí quốc tế phải bày tỏ sự kính trọng, cho rằng trong lịch sử tình báo chiến tranh, ít ai thành công như ông.

Putin - Logic của quyền lực : Nhân vật lịch sử hay biểu tượng của kiểm soát tuyệt đối?

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 10/05/2025 08:00
Trong thời đại mà hình ảnh các nhà lãnh đạo thường bị bóp méo bởi truyền thông, thì "Putin – Logic của quyền lực" như một cánh cửa hiếm hoi hé lộ hậu trường quyền lực thực sự.

Xem "Sex Education", tôi hối hận vì lỗi với mẹ: Bài học đắt giá từ một câu nói của cô gái nghèo khó

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 09/05/2025 13:00
Bộ phim "Sex Education" đã giúp tôi thoát khỏi những ám ảnh về tuổi thơ. Tôi cũng nhận ra lỗi sai nghiêm trọng của mình đối với mẹ.

'Bố ơi, mình đi đâu thế?' trở lại: Nhiều khoảnh khắc 'đốn tim' khán giả

Truyền hình - Hạ Vĩ - 09/05/2025 12:00
Qua các thử thách “siêu ngầu” như chải tóc ngựa, đánh răng hà mã, các cặp bố con “triệu view” mang đến tiếng cười, nước mắt và bài học ấm áp về tình cha con. Biến hành trình tập sự thành chuyến đi, các ông bố cùng con khám phá thế giới rộng lớn hơn tất cả những gì các bé từng biết.

Cách giành lại quyền làm chủ bộ não khi nghiện ChatGPT và các chatbot AI

Kỹ năng - Sơn Vân - 09/05/2025 11:00
Nhiều thanh thiếu niên đang ở trên ranh giới mong manh giữa nhờ ChatGPT hỗ trợ nhiều thứ và sự lệ thuộc quá mức vào chatbot trí tuệ nhân tạo của OpenAI.

5 châm ngôn của Warren Buffett: Giá trị hơn cả mã cổ phiếu; tiết lộ bí quyết trường thọ

Phong cách sống - Trang Đào - 09/05/2025 10:00
Warren Buffett, 94 tuổi, không nói về các mô hình tài chính phức tạp mà nói với chúng ta bằng những lời thẳng thắn nhất: Đầu tư là một cuộc chạy marathon, đừng để bị phân tâm bởi những tiếng ồn ngắn hạn.

Bộ sách Khai mở cảm xúc và Khai mở hạnh phúc

Tủ sách - FN - 09/05/2025 09:00
Cảm xúc là gì, xuất hiện từ đâu? Chúng hoạt động như thế nào trong não và cơ thể? Có tốt hơn nếu chỉ trải nghiệm những cảm xúc tốt đẹp và rũ bỏ tất cả cảm xúc khó chịu? Và hạnh phúc là gì? Chúng ta có nhất thiết phải liên tục hạnh phúc, mãi mãi hạnh phúc không?

“Cứ tu thôi, đừng đổ thừa”: Phật pháp đời thường qua lời Thầy Thích Pháp Hòa

Từ sách - Phim - Quìn - 09/05/2025 08:00
"Chia sẻ từ trái tim" và "Con đường chuyển hóa" là hai cuốn tuyển tập những bài pháp thoại được nhiều người yêu mến của Thầy Pháp Hòa, được chọn lọc kỹ lưỡng nhằm giữ nguyên giọng văn mộc mạc nhưng thấm đẫm chiều sâu.

Sự cố 60 triệu người mất điện khiến tôi "sáng mắt": Có nhiều tiền mà lâm vào cảnh này cũng vô dụng

Suy ngẫm - Thùy Anh - 08/05/2025 12:00
Việc bị ngắt kết nối đột ngột khiến cuộc sống của nhiều người bị ảnh hưởng, họ nhận ra mình đã phụ thuộc vào công nghệ quá nhiều.

Giáo viên, dân văn phòng đều thích: AI tóm tắt tài liệu của Google “nói” được tiếng Việt

Kỹ năng - Lê Duy - 08/05/2025 11:00
Sau khi triển khai NotebookLM đến hơn 200 quốc gia vào năm ngoái, giờ đây, tính năng Audio Overviews của NotebookLM đã có tiếng Việt.

Tỷ phú Warren Buffett mượn cũi khi con chào đời, mời Bill Gates ăn bằng phiếu giảm giá và khoản đầu tư tệ nhất

Phong cách sống - Sơn Vân - 08/05/2025 10:00
Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett hiện có giá trị tài sản ròng 169 tỉ USD, theo Bloomberg Billionaires Index (chỉ số tỉ phú Bloomberg) và trở thành người giàu thứ năm thế giới.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 11/05/2025