Vai trò của Triệu Đà trong quan niệm 'lịch sử duy vật' của Đào Duy Anh

13/06/2019 12:06
Vai trò của Triệu Đà trong quan niệm 'lịch sử duy vật' của Đào Duy Anh

Sông Bến Hải, cầu Hiền Lương là những địa danh lịch sử để nói về thời kỳ đất nước bị chia cắt. Trong giai đoạn đó, 2 miền có quan điểm khác nhau trên nhiều lĩnh vực và cả quan điểm về Triệu Đà.

Trong kỳ trước, chúng ta đã đề cập quan điểm về Triệu Đà tại miền Nam ở thời kỳ trước năm 1975. Tuy rằng, có những tranh cãi nhưng quan điểm chính thống được ghi vào sách giáo khoa ở miền Nam trước 1975 vẫn coi nhà Triệu là triều đại của người Việt mà Triệu Đà chính là người lập ra nhà Triệu.

Nhưng ở miền Bắc trước 1975 thì chỉ có một dòng quan điểm chủ đạo coi Triệu Đà là giặc mà nhà Triệu thì không được tính là triều đại chính thống của người Việt. Người đầu tiên nhắc đến là học giả Đào Duy Anh - tác giả của Cổ sử Việt Nam (giáo trình đại học, 1956) và Lịch sử Việt Nam (giáo trình đại học, 1956).

Trong cuốn Lịch sử cổ đại Việt Nam, Đào Duy Anh đã trình bày rất rõ quan điểm của ông về nhà Triệu. Ngay trong phần tự ngôn, Đào Duy Anh đã nhận trách nhiệm phải làm rõ ràng lại các quan điểm sai trái xưa cũ ngày xưa. Ông khẳng định:

Sử học phong kiến duy thần cũng như sử học tư sản và thực dân duy tâm và phản động đều đã xuyên tạc ít nhiều và bôi nhọ sự thực lịch sử. Đặc biệt về cổ sử Việt Nam thì giới sử học phong kiến chỉ để lại cho chúng ta một mớ truyền thuyết hoang-đường và một ít sử liệu vụn vặt nhiều khi chống chọi nhau, rải rác trong các thư tịch xưa.

Để phục vụ ý chí xâm lược và thống trị, bọn thực dân đã dụng tâm nghiên cứu lịch sử của ta, nên họ đã sưu tầm được ít nhiều tài liệu về tiền sử học, khảo cổ học, dân tộc học, ngôn ngữ học cùng là công bố được ít nhiều sử liệu trong thư tịch xưa. Song phần nhiều học giả của họ hay đứng trên lập trường của kẻ xâm lược, đã tự nhiên hay cố ý thuyết minh xuyên tạc mà bôi lọ tổ tiên ta.

Giới sử học tư sản Việt Nam thì lại đứng trên lập trường phản dân tộc của kẻ đầu hàng mà phụ hội những điều xuyên tạc của giới sử học thực dân, cũng như xưa kia giới sử học phong kiến Việt Nam đối với giới sử học phong kiến Trung Quốc. Nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta bây giờ là phải thanh toán tất cả những điều hoang đường, những điều sai lầm, những điều xuyên tạc mà xưa nay các nhà sử học phong kiến cùng các nhà sử học tư sản và thực dân đã đem ra mà huyễn hoặc nhân dân.

Nhưng để làm được công việc thanh toán ấy, chúng ta phải gắng sức xử lý thích đáng tất cả các tài liệu vụn vặt hiếm hoi mà sử học cũ còn để lại, lấy ánh sáng cùa phương pháp lịch sử mới, phương pháp lịch sử duy vật, và đứng trên lập trường nhân dân để thuyết minh, đặng khôi phục cái thực tế sinh hoạt và đấu tranh của nhân dân ở thời viễn cổ, tìm ra nguồn gốc chân xác của dân tộc và văn hoá Việt Nam.

Trong phần vấn đề về nhà Triệu, Đào Duy Anh viết:

“Trước hết, chúng ta hãy xem Triệu Đà là người thế nào và lập nước Nam Việt thế nào.

Chúng ta đã biết rằng sau khi chiếm được đất Bách Việt, nhà Tần đặt quận Mân Trung và ba quận Nam Hải, Quế Lâm và Tượng, rồi năm 34 (213 TCN) sai quan Úy là Triệu Đà đem quân gồm những người tù bị đầy xuống đóng giữ đất Việt, cho ở lẫn với người Việt, rồi cử Nhâm Ngao làm Đô úy quận Nam Hải, Triệu Đà làm huyện lệnh huyện Long Xuyên thuộc quận Nam Hải.

Chúng ta lại cũng biết rằng do những cuộc dụng binh khố đố với Việt và đối với Hồ, nhân dân phẫn uất muốn nổi dậy, đặt nhà Tần vào thế nguy. Triệu Đà ý giả cũng muốn nhân cơ hội mà mưu lợi nên trong tình thế ấy, lại gửi thư về triều xin cấp cho 3 vạn đàn bà con gái không chồng để may vá quần áo cho binh sĩ. Tần Thủy Hoàng chỉ cấp được 1 vạn 5 ngàn người song vì đó mà “trăm họ ly tán, trong 10 nhà muốn nổi loạn có đến 7 nhà”.

Sang đến Tần Nhị Thế thì bùng nổ cuộc nông dân khởi nghĩa vĩ đại. Hào kiệt trong nước đều nổi lên đánh Tần. Các tù trưởng Đông Âu và Mân Việt trong quận Mân Trung cũng nổi lên theo các chư hầu mà đánh Tần. Bấy giờ, Nhâm Ngao đang đau nặng gần chết, cho mời Triệu Đà đến Phiên Ngung để khuyên Đà cát cứ và giao cho Đà thay mình mà trị quận Nam Hải.

Sau khi Tần bị diệt thì Triệu Đà đánh lấy cả Quế lam và Tượng quận, tự lập làm Nam Việt vũ vương. Trong sự lập quốc đó, Triệu Đà là người quan lại Hán tộc cát cứ, căn bản chỉ dùng tay chân mình cùng là người Hán tộc để cai trị nhân dân bản địa là người Việt tộc. Đối với nhân dân Nam Việt thì Triệu Đà cũng chỉ là kẻ thống trị ngoại tộc thôi. Sau đó, Triệu đà thần phục nước Âu Lạc, diệt An Dương Vương, chia đất Âu Lạc làm 2 quận, bắt thống thuộc vào nước Nam Việt, như thế thì đối với nhân dân Âu Lạc, Triệu Đà là kẻ ngoại xâm thôi”.

Rồi ông phê phán: “Thế mà, từ xưa các sử gia cũ nước ta, từ Lê Văn Hưu, trải qua Ngô Sĩ Liên đến Phạm Công Trứ đều nêu nhà Triệu làm một triều đại chính thống. Mãi đến cuối thời Lê mới thấy có một người phản đối quan điểm chính truyền ấy, tức là Ngô Thời Sĩ, tác giả sách Việt sử tiêu án.

Ông nói: “Sử cũ, sau khi An Dương Vương mất rồi, đem quốc thống trao cho họ Triệu tiếp nối, và viết lớn mấy chữ Vũ đế nhà Triệu. Người sau cứ theo vậy, không biết đó là lầm. Xét nước Việt ở miền Nam Hải, Quế Lâm không phải nước Việt ở miền Giao Chỉ, Cửu Châu và Nhật Nam. Đà Nổi dậy ở Long Xuyên, dựng nước ở Phiên Ngung, muốn mở mang bờ cõi mà gom chiếm nước ta để làm thuộc quán, đặt người giám chế để ràng buộc, thực chưa từng làm vua nước ta.

Nếu lấy lẽ làm vua nước Việt mà kể làm triều đại của nước ta thì sau đó có Lâu Sơ Hoẳng nổi ở Thẩm Dương, Lưu Nghiễm nổi ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng có thể buộc vào sử ta mà kể làm triều vua được. Đà gồm Giao Châu cùng Ngụy gồm đất Thục. Nếu sứ Thục mà có thể cho rằng họ Ngụy nổi lên để nối họ Trần thì sử ta mới có thể cho rằng họ Triệu nổi lên để nối An Dương. Nếu không thế thì xin chép làm Ngoại thuộc để phân biệt với nội thuộc vậy”.

Ở sau Ngô lại còn phản đối kịch liệt những nhà sử ta nhắm mắt tán dương Triệu Đà là một vị vua giỏi của nước ta mà cho rằng: “Nước ta hồi đó thuộc Trung Hoa từ Hán đến Đường, suy nguyên thủ họa chính là Triệu Đà”.

Có lẽ do ảnh hưởng của ý kiến ấy cho nên sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục của triều Nguyễn không chép riêng nhà Triệu làm một kỷ chính thống nữa nhưng vẫn cứ chép cả lịch sử nhà Triệu vào phạm vi quốc sử nước ta. Các nhà sử học hiện đại của ta cũng chịu ảnh hưởng của quan điểm phi dân tộc ấy, cho nên Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim cũng chép kỹ càng về lịch sử nhà Triệu. Những trang sử vẻ vang của Nguyễn Lân thì biểu dương Lữ Gia là trung thần của nhà Triệu làm vị anh hùng dân tộc đầu tiên của chúng ta.

Chỉ có quan niệm lịch sử duy vật là lợi khí đấu tranh sắc bén của nhân dân ta và của dân tộc mới nhận thấy rành mạch rằng đối với dân tộc ta thì Triệu Đà là kẻ xâm lược mà lịch sử của nhà Triệu ở nước Nam Việt không thể nằm trong phạm vi lịch sử của Việt Nam”.

Đọc quan điểm của Đào Duy Anh thì chúng ta biết được giáo trình cổ sử Việt Nam mà ông biên soạn cho sinh viên thời đó đánh giá ra sao về Triệu Đà. Và quan điểm về Triệu Đà của Đào Duy Anh đã trở thành dòng chảy xuyên suốt ở miền Bắc.

Chẳng hạn, trong cuốn sách giáo khoa lịch sử lớp 5 năm 1967 (miền bắc khi đó chỉ có 10 lớp và lớp 5 là lớp đầu tiên của cấp 2) thì đã ghi rõ ngay tựa đề bài 8 là: Nước Âu Lạc bị nhà Triệu xâm lược và thống trị. Bài này trong chương 4 phần: Đất nước Âu Lạc buổi đầu thời Bắc thuộc. Quan điểm đó khác hẳn với sách giáo khoa miền Nam cùng thời kỳ.

(còn tiếp)

Anh Tú


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Công ty sách First News chuẩn bị kiện Shopee vì sách giả, sách lậu15

Công ty TNHH Văn hóa - Sáng tạo Trí Việt (First News) đang lập vi bằng và khẳng định chuẩn bị khởi kiện sàn thương mại điện tử Shopee Việt Nam.

Triệu Đà và cuộc bút chiến giữa hai học giả Phan Khôi-Trần Trọng Kim

Cách chia mục của Trần Trọng Kim trong "Việt Nam sử lược" đã thể hiện rõ việc coi nhà Triệu là triều đại chính thống của người Việt mà Triệu Đà chính là người sáng lập nhà Triệu. Nhưng quan điểm của Trần Trọng Kim bị học giả cùng thời là Phan Khôi phản đối dữ dội.

Tô Thùy Yên - Một đời làm thơ, một đời yêu thương, một thời chơi vơi

Tiếng cười của Tô Thùy Yên đêm ấy và hình ảnh anh chạy lúp xúp trong mưa tôi còn nhớ rõ. Tiếng cười sao mà hồn nhiên ngây thơ so với hình ảnh Tô Thùy Yên oằn mình dưới gánh khoai mì hôm nay thật là một sự đối nghịch quá đau lòng.

Khúc thêm cho Bùi Chu

Số phận của ngôi thánh đường 134 năm thấm đẫm cốt nhục của tiền nhân, như một chứng tích đức tin vững vàng của Giáo phận Bùi Chu nói riêng, và Giáo hội Công giáo Việt Nam nói chung, với những giá trị di sản không thể xóa nhòa, cần xứng đáng nhận được sự quan tâm ân cần và ứng xử thận trọng, kỹ lưỡng, tận tình.

Tranh của Nguyễn Phan Chánh, Phạm Hậu được bán với giá 21 tỉ đồng

Hai bức tranh của danh họa Nguyễn Phan Chánh và Phạm Hậu vừa được bán với giá hơn 21 tỉ đồng tại Hồng Kông.

Ngàn năm đô hộ giặc Tàu: Góc nhìn về Triệu Đà, lịch sử cũng... chia phe

Đại Nam quốc sử diễn ca chép: "Triệu Vương thay nối ngôi trời/Định đô cứ hiểm đóng ngoài Phiên ngu/Loạn Tần gặp lúc Ngư Hồ/Trời nam riêng mở dư đồ một phương".

Tác giả bài thơ 'Chiều trên phá Tam Giang', nhà thơ Tô Thùy Yên qua đời ở Mỹ

Nhà thơ Tô Thùy Yên, một trong tứ trụ của thi ca miền Nam trước 1975 vừa qua đời ở Mỹ, hưởng thọ 81 tuổi.

Học giả Nguyễn Quảng Tuân qua đời ở tuổi 94

Học giả Nguyễn Quảng Tuân qua đời tại nhà riêng ở TP.HCM do tuổi già, hưởng thọ 94 tuổi.

Triệu Đà, cách nhìn qua các thời kỳ - Bài 1: Nỏ thần trao tay giặc?

Trong loạt bài viết này, chúng tôi không có ý định xác quyết vai trò lịch sử của nhà Triệu hay Triệu Đà mà chỉ muốn đưa ra các quan điểm nhìn nhận trong từng thời kỳ và cố gắng lý giải vì sao lại có quan điểm như vậy.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 19/01/2025