Chuyện bút chuyện mực - kỳ 2

18/07/2019 16:36
Chuyện bút chuyện mực - kỳ 2

Nhiều anh sợ người ta chưa đánh giá hết tầm quan trọng và đẳng cấp của mình nên chơi luôn cả hai, ba chiếc bút Kim tinh, Hồng Hà cài lên túi áo, trông cứ như cửa hàng văn phòng phẩm di động.

Sang đầu thế kỷ 20, khi nho học tàn lụi, Tây học chiếm ưu thế và ngày càng phổ biến thì nhiều thứ bị cuốn theo, thay đổi. Không còn giấy bản, mực tàu, nghiên mực, bút lông nữa, mà người ta dùng giấy tây, mực tây, bút sắt. Chữ quốc ngữ theo mẫu tự Latinh thay thế chữ nho, hợp với bút sắt, mực tây. Dòng chảy cuộc sống theo lẽ tự nhiên như vậy, có cưỡng lại cũng không được.

Lứa chúng tôi, học cấp 1, cấp 2 (bây giờ gọi là tiểu học và trung học cơ sở) hệ 10 năm ở miền Bắc hồi thập niên 1960 chỉ dùng bút sắt (do có ngòi bằng sắt) và bút máy.

Như đã nói ở phần trước, bút sắt gồm quản bút, ngòi bút (lá tre), chấm mực, viết rất chậm. Chỉ học sinh cấp 1 (từ lớp 1 tới lớp 4) mới dùng loại bút này. Nhưng phải nói rằng, do đặc điểm của bút sắt, nó tạo cho đứa học trò tính cẩn thận. Viết chậm, nắn nót, giữ cho đừng dây mực, lem mực ra sách vở, quần áo. Hầu hết những đứa viết bằng bút này chữ đều đẹp, dễ coi.

Ở đây cũng cần nói thêm, ngày xưa, thế hệ học trong nhà trường thời Pháp, gần như chữ viết cùng một kiểu, dù học ở thành thị hay nông thôn, ở tận miền núi phía bắc hay tuốt sâu đồng bằng Nam Bộ. Cùng một kiểu chữ, kết hợp đủ cả sự rõ ràng, dứt khoát, uyển chuyển, chân phương, bay bướm. Và rất đẹp. Giờ đây, mỗi khi có dịp tìm được những văn bản viết tay thời Pháp, không khỏi kinh ngạc sao hồi ấy người ta lại có thể tổ chức được cách giáo dục nhất quán và chất lượng như thế. Đó là điều mà bây giờ chúng ta coi như không tưởng, không thể nào làm được.

Ngòi bút lá tre, dùng một thời gian sẽ bị cùn, mực tháo nhanh, chữ bị xấu, nhòe. Thời thập niên 60, giá bán cái ngòi bút chỉ 5 xu hoặc 1 hào nhưng nếu ngòi bút hỏng hoặc cùn, không phải lúc nào cũng có tiền mua thay. Anh trai tôi khéo tay, biết cách mài lại ngòi bút để nó vừa trơn đừng cào giấy, vừa chảy mực đều. Một lọ mực Cửu Long to bằng nắm tay của Xí nghiệp văn phòng phẩm Hồng Hà có thể dùng được cả học kỳ. Đó là với những đứa cẩn thận, chứ nhiều đứa, chỉ nhìn vào quần áo, sách vở cũng đủ biết chúng nó tốn mực đến thế nào.

Tôi thuộc diện hậu đậu, tốn mực, nay đổ mai đổ, bị bu tôi mắng suốt, trong khi đó anh Dinh con dì Được còn biết cách chế ra cả mực để viết, không thèm mua mực Hồng Hà, thế mới tài. Khi chúng tôi hì hục nặn từng hột mùng tơi hoặc quả thèn đen để lấy mực thì tay Dinh đã biết cách đốt vỏ xe cao su lấy muội đen hòa với cồn làm mực.

Sau này những năm đầu thập niên 80 tôi có nghe nói ông vua lốp Nguyễn Văn Chẩn ở Hà Nội cũng từng chế mực kiểu này. Nhờ làm lốp xe đạp có chất lượng tốt hơn cả lốp của Xí nghiệp xe đạp Thống Nhất và làm mực viết mà ông thành đại gia. Ông Chẩn sau đó gặp nạn trong một vụ án kinh tế tai tiếng một thời.

Mực Hồng Hà có 2 loại màu chính là tím, xanh đen, mùi thơm thơm. Thày tôi bảo so với mực Parker của Pháp vẫn còn thua xa. Mà đúng thế thật, hôm rồi tôi lục lại được tờ giấy khai nhân khẩu của nhà tôi, từ năm 1959, chữ viết mực tím vẫn rất mới, đậm đà, rõ nét, cứ như vừa viết chứ không phải đã 60 năm. Bản khai ấy viết bằng mực tím Parker do nhà tôi bán hàng tạp hóa, còn lưu lại được mấy lọ, cất ở góc tủ quên đi nên mới còn, bu tôi bảo vậy.

Lên học cấp 2 (lớp 5 tới hết lớp 7) thì giã biệt bút lá tre. Các thầy cô giảng bài nhanh, phải viết nhanh mới kịp. Đứa nào cũng sắm bút máy. Nghèo cũng phải cố cho bằng anh bằng em. Không thể cứ lôi thôi đem cái lọ mực tới trường. Nguồn bút máy thời ấy có lẽ chỉ từ 2 địa chỉ: Bút do miền Bắc sản xuất ở nhà máy văn phòng phẩm duy nhất bấy giờ là Xí nghiệp Hồng Hà, và bút do Trung Quốc viện trợ.

Tôi còn nhớ Hồng Hà có 2 loại, bút Trường Sơn và bút Hồng Hà. Bút Trường Sơn đơn giản, rẻ tiền (giá hơn 1 đồng/cây), mau hỏng, nhựa xấu; còn bút Hồng Hà chất lương cao hơn, to hơn, đẹp hơn, và tất nhiên đắt hơn (khoảng 3 đồng/cây). Học trò nhà nghèo chỉ dám sắm bút Trường Sơn, một phần hợp với túi tiền, phần khác lỡ có mất cũng không tiếc. Đời học trò đứa nào chả vài lần mất bút. Còn bút Hồng Hà, chỉ cán bộ mới dám mua.

Khiếp nhất, nể nhất là bút Trung Quốc. Phải công nhận hàng Tàu khi ấy thứ gì cũng đẹp, chắc, bền. Những năm chiến tranh ở miền Bắc, ê hề hàng Trung Quốc viện trợ hoặc bán rẻ cho ta theo tình hữu nghị anh em. Quần áo vải Tô Châu bền tới mức mặc sà sã mấy năm trời vẫn chắc vẫn tươi màu. Chả hiểu nó nhuộm kiểu gì mà giặt hoài vẫn không phai. Chậu thau men, bát tráng men Trung Quốc thì bền thôi rồi, dùng khéo cứ cả chục năm vẫn y nguyên. Phích nước cũng vậy, một chiếc phích Trường Giang tuổi thọ phải gấp 3 lần phích Rạng Đông hàng nội.

Đối với đám học trò, thậm chí cả sinh viên, cán bộ, có được cây bút Trung Quốc giống như sở hữu niềm hãnh diện. Phổ biến nhất là 3 thứ, gồm Kim tinh, Anh hùng và Con trâu.

Bút Tàu cực đẹp, nhựa chắc chắn bóng ngời, nắp bút mạ vàng óng, ngòi bút bền cảm giác dùng thiên niên vạn đại viết mãi vẫn không mòn. Sắm được cây bút Kim tinh hoặc Anh hùng còn khó hơn sắm chiếc xe tay ga bây giờ. Loại cao cấp này giá chừng 10 đồng chiếc. Nên nhớ rằng tiền lương tháng công nhân chỉ có 36 đồng, lương trung cấp 48 đồng, lương kỹ sư 60 – 64 đồng. Bởi nó là “hàng hiệu”, độc quyền sở hữu của nhà giàu, của người quan trọng, nên thiên hạ chỉ cần nhìn vào túi áo ai đó, thấy chiếc bút Kim tinh, bút Anh hùng lóe ánh vàng trên ngực là biết mình đang được diện kiến những đẳng cấp cao trong xã hội. Vậy nhưng có nhiều anh sợ người ta chưa đánh giá hết tầm quan trọng của mình nên chơi luôn cả hai, ba chiếc bút cài lên túi áo, trông cứ như cửa hàng văn phòng phẩm di động.

So với hai loại bút trên thì bút Con trâu khác lạ hơn. Nó to gấp rưỡi bút thường, đen tuyền. Có nhẽ vì vậy mà thiên hạ đặt nôm na tên cho nó là bút Con trâu. Ngòi cực bền, ruột chứa mực to khủng tới mức nếu bơm đầy có thể viết mấy ngày mới cạn. Bút này không để khoe nhưng dùng sướng lắm. Bạn bè tặng nhau cây bút Con trâu không khác chi trao cho nhau một thứ gia sản. Tôi hồi lớp 7 đi thi văn thành phố được giải khuyến khích, hiện vật là cây bút Tàu độc đáo này, dùng tới hết năm lớp 9 mới cùn ngòi, tiếc cứ giữ mãi, sau phải bỏ bởi không biết mua ngòi mới ở đâu. (còn tiếp)

Nguyễn Thông


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Chạnh lòng với tháp cổ Bằng An - Di tích văn hóa lịch sử quốc gia

Đứng sừng sững giữa một vùng đất ở miền Trung, tháp cổ Bằng An được xem là công trình kiến trúc mang dấu ấn văn hóa Chăm độc nhất vô nhị tại Quảng Nam, nhưng rồi theo năm tháng, ngọn tháp cũng đi vào hoang phế…

Ấn Độ và Nga giúp trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Các chuyên gia phục hồi di tích cổ của Ấn Độ và Nga đang nỗ lực giúp Việt Nam phục hồi trùng tu các cụm tháp cổ tại khu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn của Việt Nam.

Nhà Triệu từ mất 'sổ đỏ' đến 3 lần bị bêu tội trên SGK dạy sử hiện nay

Sau khi đất nước thống nhất, nhà Triệu tiếp tục trở thành giặc trên SGK dạy sử và cho đến nay cũng vậy. Trong chương trình dạy sử phổ thông hiện giờ, nhà Triệu 3 lần bị bêu tội trên sách.

Chuyện bút chuyện mực

Cụ Phương Đình Nguyễn Văn Siêu năm 1865 cho dựng tháp bút đài nghiên ở bên hồ Gươm, vừa để tôn vinh nho học, tôn vinh kẻ sĩ, vừa tạo một danh thắng nghìn năm cho chốn kinh thành.

Phá dỡ nhà thờ Bùi Chu: Báo cáo kiểm định mới chưa đủ tin cậy

Đã hơn hai tháng trôi qua kể từ ngày những người yêu di sản khắp nơi trong và ngoài nước cùng lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ nhà thờ Chính tòa Bùi Chu 134 năm tuổi trước nguy cơ bị phá dỡ hoàn toàn.

Gặp người viết thư tình xuyên thế kỷ ở Bưu điện Sài Gòn

8 giờ sáng, ông Ngộ đạp xe từ nhà đến bưu điện ngồi viết thư tay cho khách. Chiều 3 giờ 30 phút ông đạp xe về.

Vườn rau thuốc Nam nội trồng

Trong ánh nắng chan hòa, tôi thực sự ngỡ ngàng trước cái “cựa mình” trỗi dậy của cỏ cây hoa lá sau những ngày đông lê thê rét mướt.

Nhà Triệu từng 'hùng cứ một phương' trong Bình Ngô đại cáo rồi bị 'trục xuất'

Khi nhìn thấy đền thờ Triệu Đà, Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng đã nhớ đến việc sửa câu văn trong Bình Ngô đại cáo: “Tự Triệu Đinh Lý Trần tạo ngã quốc”, ông bèn nói có ý chê một vài tác giả của sử học có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau – bắt buộc hay tự nguyện đã tự ý bỏ đi chữ Triệu, làm sai lạc quy tắc văn bản học.

5 mẹo sử dụng ChatGPT hữu ích có thể bạn chưa biết

Kỹ năng - Sơn Vân - 21/11/2024 12:00
Nhiều người sử dụng ChatGPT để tạo công thức nấu ăn hoặc viết email công việc. Nick Turley, trưởng bộ phận sản phẩm của OpenAI, vừa chia sẻ 5 mẹo hữu ích mà người dùng ChatGPT có thể chưa biết hoặc muốn thử nghiệm.

Cuộc khủng hoảng cô đơn

Phong cách sống - Chi Chi - 21/11/2024 11:00
Sống giữa thành phố đông đúc nhưng nhiều người không thể tìm được một người để trò chuyện.

“Mẹ làm mọi thứ vì tốt cho con” là tình yêu độc hại nhất

Suy ngẫm - An Chi - 21/11/2024 10:00
Có một kiểu tình yêu độc hại của người mẹ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đứa trẻ.

Biến tiềm năng thành tài năng - Càng mắc nhiều lỗi, bạn càng tiến bộ nhanh hơn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 21/11/2024 09:00
Phần lớn chúng ta đều không thích phạm lỗi vì nỗi sợ bị đánh giá, nhưng giáo sư Adam Grant đã chỉ ra rằng để có thể phát triển, bạn phải dám mắc lỗi nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Từ sách - Phim - Quìn - 21/11/2024 08:00
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/11/2024 12:00
Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số

Kỹ năng - Nhật Anh - 20/11/2024 11:00
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Gửi lời tri ân qua trang sách

Tủ sách - Đan Thanh - 20/11/2024 10:40
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đã truyền cảm hứng và dìu dắt bao thế hệ trưởng thành.

“Bạn cần - tôi tặng (SAIGONGIVE)” group Facebook “cái gì cũng cho” ở Sài Gòn

Truyền cảm hứng - Phạm Trang - 20/11/2024 10:00
Sài Gòn - dưới cái dáng vẻ ngược xuôi ồn ã của phố thị, vẫn là những con người “quá trời dễ thương”.

Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

Từ sách - Phim - TĐ - 20/11/2024 09:00
Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”.

Chiến thắng con Quỷ bên trong - Napoleon hill và bí mật đằng sau thành công

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 20/11/2024 08:00
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, những cơ hội và thách thức mới liên tục xuất hiện, tạo nên áp lực vô hình lên con đường thành công của mỗi người.

Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/11/2024 12:00
Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt.

5 dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đã bị cài mã độc

Kỹ năng - KV - 19/11/2024 11:00
Những dấu hiệu bất thường sau trên điện thoại đang phản ánh thiết bị gặp vấn đề và có khả năng cao đã bị cài mã độc, phần mềm độc hại mà bạn không hề hay biết.

3 nguyên tắc tỷ phú Elon Musk thường xuyên áp dụng

Phong cách sống - Đoàn Giang - 19/11/2024 10:00
Những nguyên tắc này có lẽ có thể áp dụng tương tự vào bất kỳ ai, bất kỳ việc gì.

Tự do – Như chim tung cánh

Tủ sách - FN - 19/11/2024 09:00
Osho đã bàn về nhiều chủ đề: tình yêu, cảm xúc, sự sáng tạo, từ bi,… Ở tác phẩm “Tự do – Như chim tung cánh”, ông bàn đến một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tâm thức con người: tự do.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 22/11/2024