Triệu Đà và cuộc bút chiến giữa hai học giả Phan Khôi-Trần Trọng Kim

26/05/2019 11:30
Triệu Đà và cuộc bút chiến giữa hai học giả Phan Khôi-Trần Trọng Kim

Cách chia mục của Trần Trọng Kim trong "Việt Nam sử lược" đã thể hiện rõ việc coi nhà Triệu là triều đại chính thống của người Việt mà Triệu Đà chính là người sáng lập nhà Triệu. Nhưng quan điểm của Trần Trọng Kim bị học giả cùng thời là Phan Khôi phản đối dữ dội.

Chúng ta đã nói về quan điểm của sử gia thời đầu cận đại vẫn còn chịu ảnh hưởng của Hán học khá nhiều. Chúng ta hãy bàn tiếp quan điểm của các sử gia cuối cận đại. Các sử gia thời kỳ này đã có điều kiện tham khảo nhiều tư liệu hơn và không khí tranh luận của họ tràn đầy tinh thần học thuật.

Nhà sử học Trần Trọng Kim với tác phẩm Việt Nam sử lược được biên soạn năm 1919. Trong công trình của mình, Trần Trọng Kim xếp nhà Triệu vào chương 4 trong phần Thượng cổ thời đại cùng với nhà Hồng Bàng, nhà Thục. Phải sau khi nhà Triệu mất thì ông mới viết đến phần Bắc thuộc thời đại. Mở đầu chương nhà Triệu, Trần Trọng Kim viết: Năm quí-tị (207) Triệu Đà đánh được An dương Vương rồi, sáp nhập nước Âu Lạc vào quận Nam Hải, lập thành một nước gọi là Nam Việt, tự xưng làm vua, tức là Vũ vương, đóng đô ở Phiên ngung, gần thành Quảng Châu bây giờ.

Phần nhà Triệu trên Việt Nam sử lược

Nói chung, Trần Trọng Kim cũng dựa vào các bộ sử cũ chính thống của sử quan các thời trước như Đại Việt sử ký toàn thưKhâm định Việt sử thông giám cương mục để chép lại nhà Triệu mà không đưa ra bất kỳ lời bình nào. Tuy nhiên, cách chia mục của ông đã thể hiện rõ việc coi nhà Triệu là triều đại chính thống của người Việt mà Triệu Đà chính là người sáng lập nhà Triệu.

Nhưng quan điểm của Trần Trọng Kim bị học giả cùng thời là Phan Khôi phản đối dữ dội. Trên tạp chí Sông Hương cuối 1936, Phan Khôi (1887 - 1959) - một học giả tên tuổi, một nhà thơ, nhà văn, thành viên nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm, cháu ngoại của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu đã có bài Hãy bỏ Triệu Đà và dòng dõi của y ra khỏi sử Việt được ghi dưới tít phụ là Phá một cái hầm từ Lê Văn Hưu, Ngô Sỹ Liên đến Trần Trọng Kim.

Bài viết trong trang sử học trên tạp chí Sông Hương (tương tự mục Bàn tròn lịch sử) như sau:

Sử: có thế giới sử, có quốc sử

Quốc sử lấy gì làm nền?

Quốc sử là sử của một nước, chép những việc đã xảy ra trong nước ấy. Mới có người mới có việc. Những người của một nước họp lại thành một dân tộc; do những người ấy gây ra cuộc thành bại hưng vong trong nước mà mới có quốc sử. Thế thì không cần giảng giải thêm nữa cũng đã đủ hiểu rằng quốc sử phải lấy dân tộc làm nền.

Đó là một cái công lệ của sử học. Phàm nước nào đã có sử và trong nước đã có sử học đều phải tuân theo cái công lệ ấy. Nếu có nước nào nhận một người dân ngoại tộc vào nơi lấy cái quốc thống của nước mình, ấy là điều điếm nhục cho lịch sử, cho cả học giới.

Trước đây sáu bảy trăm năm, nước Tàu có hai lần bị ngoại tộc đến chiếm trị. Hồ-Nguyên và Mãn Thanh đều không phải con cháu Hoàng đế mà nghiễm nhiên xưng Thiên tử trêu sử Trung Hoa, làm cho bọn chí sĩ nước Tàu thấy mà đau lòng, có người đã nhận cho là cái nhục lớn.

Tuy vậy, Hồ Nguyên và Mãn Thanh biên tập lịch sử của mình ngay từ lúc họ còn cường, họ có thần thiếp của họ, sai bảo làm gì mà chẳng làm. Điều ấy, nghĩ cho kỹ cũng không đáng trách.

Duy có ở nước ta, cũng ở vào đồng một trường hợp ấy, mà sau khi kẻ cường quyền đã tiêu diệt rồi, chính người nước mình làm sử lại truy nhận cho kẻ giặc làm vua, mới đáng lấy làm lạ mà thôi.

Đó, tôi muốn nói về Triệu Đà, người đã nuốt nước Âu Lạc của chúng ta gồm vào bờ cõi mình, làm cho dân tộc ta từ đó về sau hơn một ngàn năm sa vào vòng nô lệ, mà rồi sau, bọn các ông Lê Văn Hưu, Võ Quỳnh, Ngô Sĩ Liên, Ngô Thời Sĩ cho đến ông Trần Trọng Kim hiện giờ nữa, đều xưng cho là Vương, là đế, để đứng đầu hàng vua chúa trên lịch sử nước Nam.

Mở sử Tàu ra mà coi, ở đó có chép rõ ràng Triệu Đà là người huyện Chân Định (nước Tàu), không hề có dính líu một tý nào với con cháu Rồng Tiên cả. Đà vốn làm quan lệnh ở Long Xuyên, là quan cùa nhà Tần, nhân nhà Tần có loạn, dấy lên cướp lấy nước ta mà độc lập. Như thế, đối với nhà Tần, Đà đã là phản thần, mà đối với nước ta, Đà cũng là cừu nhân mới phải; cớ sao lại tôn là vua của bản quốc và cho nối lấy nghiệp cả của mười tám Hùng Vuơng?

Nhưng mà, thảm hại thay! cái việc thương luân bại lý ấy từ lúc pho sử Việt mới bắt đầu biên chép là đã có! Tôi muốn chỉ vào thuở nhà Trần, lần thứ nhất ông Lê Văn Hưu vâng mạng vua tu quốc sử, đã nhè khởi thủy từ Triệu Võ Vương, tức Triệu Đà, mà tôn cho là ông Vua khai quốc của nước ta.

Kỳ thực, Triệu Đà cùng con cháu y không lấy nghĩa gì xưng là vua của nước Nam này được hết. Sử gia nước Nam tôn y là ông vua khai quốc, ấy là đã làm một việc vô nghĩa.

Muốn rõ chỗ thị phi của cái sử tích ấy, ta nên xét xem cái đại thế nước ta và phía nam nước Tàu vào khoảng 200 năm truớc Giáng sanh ra thế nào. Bấy giờ nước ta nguyên là nước Văn Lang của Hùng Vương, đã đổi tên là Âu Lạc, thuộc về Thục Phán làm vua cai trị. Còn hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây bây giờ, lúc đó là đất của mọi rợ ở, kêu bằng đất “Lục lương”, nhà Tần mới đem người đến khai khẩn và đặt quan coi giữ. Triệu Đà tức là một viên quan của nhà Tần, ở trong cái phái bộ thực dân, bèn cử binh đánh Thục Phán, dứt nước Âu Lạc rồi lên ngôi vua. Sự tình như thế, rõ là Triệu Đà làm phản nhà Tần, chiếm giữ chỗ đất mình đương làm quan nhẩy lên làm vua, và gồm lấy luôn cả nước ta làm lãnh thổ. Nước ta khi ấy nên kể là đã mất mà mất vào tay Triệu Đà; còn cái nước Nam Việt của Triệu Đà mới dựng ở Quảng Đông thật không phải là nước ta. Thế thì Triệu Đà cho đến dòng dõi y dù có làm vua đến mấy đời cũng mặc, người nước ta sao được nhận họ là vua của nước ta?

Nói cho ráo lẽ thì nước Văn Lang nên kể là đã mất từ đời Hùng Vương XVIII, vào tay Thục Phán. Vì ông này chẳng rõ hương quán ở đâu, hoặc giả là một người dân ngoại tộc cũng nên. Nhưng được cái đóng đô tại Loa thành, đất Bắc Ninh ngày nay, An Dương vương dấy lên giữa chúng ta, thì nhận đi là vua của nước ta cũng còn được. Chớ còn họ Triệu đã dấy lên giữa giống khác, lại đóng đô ở đất khác, tọa trấn tại thành Phiên ngung, coi nước ta như một miếng thuộc địa, thì sao ta lại nhìn là vua trên quốc sử cho cam?

Cài lầm lớn như thế, mà từ các sử gia đời xưa, bọn ông Lê Văn Hưu cho đến ông Ngô Sĩ Liên cũng đều không thoát khỏi. Rất đỗi tới ông Trần Trọng Kim, một sử gia hiện đại, lẽ đáng không còn lầm nữa mới phải, vậy mà trong bản “Việt Nam sử lược” của ông, việc hưng vong của cha con ông cháu nhà họ Triệu cũng còn choán mất đến sáu trang! Nếu trong một nước mà khoa sử học đã thành ra một khoa học phổ thông thì đâu đến nỗi!...

Ấy là tại cái quan niệm sai lầm về lịch sử của người mình từ trước đến giờ vẫn còn chưa gột sạch. Lẩn quẩn trong cái quan niệm ấy, họ nhận vua tức là nước và có vua tức là có nước. Trong khi nước của Hùng Vương đã mất họ tưởng nhận cho Triệu Đà làm vua là nước tức khắc còn ngay, cho nên họ sốt sắng mà nhận liền đi. Không ngờ đâu nhận như thế là trái với cái công lệ của sử học.

Hoặc có ai ngờ cho tôi sở dĩ có cái kiến giải này là tại quá trọng về quốc gia chủ nghĩa, và cũng bởi cái chủ nghĩa ấy khích thích nên tôi mới viết bài này. Nhưng tự tôi thì tôi không nhận có điều ấy. Không cần phải cầu viện với quốc gia chủ nghĩa, tôi chỉ căn cứ ở sử học, nắm lấy hai chữ quốc sử cũng đủ hô lên xin đồng bào ta, kẻ giữ quyền sở hữu về pho Việt sử, từ nay hãy bỏ dòng vua nhà họ Triệu ra ngoài.

Sau họ Triệu, nước ta bị Bắc thuộc hơn một ngàn năm. Thế thì chúng ta có tiếc chi mà chẳng cho nó Bắc thuộc sớm đi và thêm lên 96 năm nữa, nghĩa là kể ngay từ lúc Âu Lạc vào tay họ Triệu? Mất đi mà sau lấy lại được thì cũng như không mất, hơn là cái nước kể cho là còn trong 96 năm ấy mà phải nhận một người thù làm vua.

Phan Khôi

"Ân oán" giữa Trần Trọng Kim và Phan Khôi từ trước vụ Triệu Đà

Vụ án Phan Khôi - Trần Trọng Kim

Phan Khôi phê bình Nho giáo

Đầu năm 1930: Trần Trọng Kim cho xuất bản cuốn I của bộ Nho giáo của ông, trình bày khá cặn kẽ về thân thế, sự nghiệp và học thuyết Khổng Tử cùng trường phái nho giáo.

Phan Khôi đã đọc Nho giáo của Trần Trọng Kim rất kỹ lưỡng và trên Phụ nữ tân văn số 54, ngày 29.5.1930, sau khi ca ngợi công lao của Trần Trọng Kim, đã công kích ông này lầm lẫn Khổng học với Tống nho.

Sau bài đả kích trên, không còn đợi Trần Trọng Kim trả lời, Phan Khôi viết tiếp về nho giáo. Khi xa khi gần; vẫn có vẻ công kích tác giả Trần Trọng Kim như ta thấy trong những bài như: Cuốn sách nho giáo gợi ý cho chúng tôi, nó bảo rằng: người Việt Nam phải viét chữ quốc ngữ cho đúng (P.N.T.V. số 56, 12.6.1930), Người mở đường cho luân lý học Á Đông: Khổng Tử và cái thuyết "chánh sách" của Ngài (P.N.T.V. số 57, 19.6.1930). Thuyết chánh danh đính chính lại cái tên xưng hô của người Việt Nam (P.N.T.V. số 58, 28.6.1930 và số 59, 3.7.1930).

Trần Trọng Kim trả lời Phan Khôi

Trần Trọng Kim đã theo dõi công việc làm của Phan Khôi và để tâm suy nghĩ về những lời lẽ công kích của ông. Chính vì vậy mà Trần Trọng Kim đã lên tiếng trả lời Phan Khôi nơi bài Mấy lời bàn với Phan tiên sinh về Khổng giáo (P.N.T.V. số 60, 10.7.1930). Trong bài này, Trần Trọng Kim có chịu là Phan Khôi có lý ở nhiều điểm nhưng không trả lời đúng vào cái điểm mà Phan Khôi đã công kích ông.

Phan Khôi viết bài cảnh cáo các nhà học phiệt

Có lẽ vì vậy mà trên Phụ nữ tân văn số 62, 24.7.1930, trong bài Cảnh cáo các nhà học phiệt, cho dù mục đích là để tấn công Phạm Quỳnh, Phan Khôi cũng vẫn trách khéo cả Trần Trọng Kim như là có ý lẩn tránh vấn đề.

Phan Khôi mời Trần Trọng Kim đến chơi nhà Mr Logique

Và sau đây, trên Phụ nữ tân văn số 63, 31.7.1930, bài Mời Trần Trọng Kim tiên sanh đến nhà Mr Logique chơi, Phan Khôi vạch rõ những điểm mà Trần Trọng Kim đã né tránh không chịu trực tiếp trả lời, đồng thời Phan Khôi cũng chê trách Khổng Tử và Mạnh Tử là thiếu óc luận lý.

Trần Trọng Kim mời Phan Khôi trở về nhà học ta mà nói truyện

Lần này thì Trần Trọng Kim không còn giữ yên lặng nữa. Trên 3 số báo, Trần Trọng Kim đã lên tiếng trả lời Phan Khôi: Bài Mời Phan Khôi tiên sinh trở về nhà học của ta mà nói chuyện (đăng lên liên tiếp hai số báo, số 71, 25.9.1930 và số 72, 2.10.1930) với bài Khổng giáo với khoa học, số 74, 16.10.1930). Trần Trọng Kim đã tỏ ra phục thiện, chịu lỗi là đã sơ ý mà trở thành bông lông không trả lời đúng vào các điểm mà Phan Khôi công kích ông. Nhưng rồi Trần Trọng Kim cũng minh xác với Phan Khôi nhiều điểm, nhất là điểm Phan Khôi trách triết gia đông phương thiếu óc suy luận Khoa học.

Vấn đề Phan Khôi nêu ra năm 1930, và đến năm 1932, khi cho tái bản Nho giáo, Trần Trọng Kim đã cho sửa chữa, thì Ngô Tất Tố lại khơi lại để công kích Trần Trọng Kim năm 1940. Cuộc tranh luận này cho ta thấy hai nhà học giả họ Phan và họ Trần đã có thái độ trí thức rất đáng phục. Chính thái độ trí thức ấy đã giúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề triết học bấy lâu bị thiên hạ hiểu rất tù mù.

Trích: Vụ án Phan Khôi – Trần Trọng Kim trong trang 127 và 128 cuốn Phê bình văn học thế hệ 1932 của Thanh Lãng

(còn tiếp)

Anh Tú


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Sẽ có con đường mang tên Anh hùng liệt sĩ Gạc Ma Trần Văn Phương

Ông Nguyễn Văn Thống, cựu binh Gạc Ma quê ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết, lần đầu tiên có con đường mang tên anh hùng liệt sĩ Gạc Ma. 
2

36 năm sự kiện Gạc Ma: Tượng đài bất tử về tình yêu Tổ quốc

36 năm trước, vào ngày 14.3.1988, trong một cuộc chiến không cân sức, 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển sâu để bảo vệ chủ quyền của đất nước tại các bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tô Thùy Yên - Một đời làm thơ, một đời yêu thương, một thời chơi vơi

Tiếng cười của Tô Thùy Yên đêm ấy và hình ảnh anh chạy lúp xúp trong mưa tôi còn nhớ rõ. Tiếng cười sao mà hồn nhiên ngây thơ so với hình ảnh Tô Thùy Yên oằn mình dưới gánh khoai mì hôm nay thật là một sự đối nghịch quá đau lòng.

Khúc thêm cho Bùi Chu

Số phận của ngôi thánh đường 134 năm thấm đẫm cốt nhục của tiền nhân, như một chứng tích đức tin vững vàng của Giáo phận Bùi Chu nói riêng, và Giáo hội Công giáo Việt Nam nói chung, với những giá trị di sản không thể xóa nhòa, cần xứng đáng nhận được sự quan tâm ân cần và ứng xử thận trọng, kỹ lưỡng, tận tình.

Tranh của Nguyễn Phan Chánh, Phạm Hậu được bán với giá 21 tỉ đồng

Hai bức tranh của danh họa Nguyễn Phan Chánh và Phạm Hậu vừa được bán với giá hơn 21 tỉ đồng tại Hồng Kông.

Ngàn năm đô hộ giặc Tàu: Góc nhìn về Triệu Đà, lịch sử cũng... chia phe

Đại Nam quốc sử diễn ca chép: "Triệu Vương thay nối ngôi trời/Định đô cứ hiểm đóng ngoài Phiên ngu/Loạn Tần gặp lúc Ngư Hồ/Trời nam riêng mở dư đồ một phương".

Tác giả bài thơ 'Chiều trên phá Tam Giang', nhà thơ Tô Thùy Yên qua đời ở Mỹ

Nhà thơ Tô Thùy Yên, một trong tứ trụ của thi ca miền Nam trước 1975 vừa qua đời ở Mỹ, hưởng thọ 81 tuổi.

Học giả Nguyễn Quảng Tuân qua đời ở tuổi 94

Học giả Nguyễn Quảng Tuân qua đời tại nhà riêng ở TP.HCM do tuổi già, hưởng thọ 94 tuổi.

Triệu Đà, cách nhìn qua các thời kỳ - Bài 1: Nỏ thần trao tay giặc?

Trong loạt bài viết này, chúng tôi không có ý định xác quyết vai trò lịch sử của nhà Triệu hay Triệu Đà mà chỉ muốn đưa ra các quan điểm nhìn nhận trong từng thời kỳ và cố gắng lý giải vì sao lại có quan điểm như vậy.

Giám mục Bùi Chu: 'Nhà thờ chính toà xuống cấp gây nguy hiểm cho giáo dân' ​

Giám mục Thomas Vũ Đình Hiệu cảm ơn thiện chí của các kiến trúc sư, song cho rằng đơn cứu xét đã không đề cập đến sự xuống cấp của nhà thờ.Ngày 20.5, Hội kiến trúc sư Việt Nam nhận được văn bản trả lời của Giám mục Giáo phận Bùi Chu Thomas Vũ Đình Hiệu về việc bảo tồn nhà thờ chính toà Bùi Chu.

Cô gái cứu khách nước ngoài đột quỵ trong nhà hàng Đà Nẵng kể lại khoảnh khắc sinh tử "như trong phim"

Phong cách sống - Bích Chi - 28/03/2024 13:00
Đang ăn tối cùng bạn, thấy người đàn ông nước ngoài có dấu hiệu đột quỵ, chị Đặng Thị Hạ không nghĩ nhiều mà lập tức thực hiện cấp cứu ngưng tuần hoàn.

Đạo diễn Lê Hoàng: ‘Tôi nể các cô gái thuộc nhiều thơ hơn là cô gái có nhiều áo đẹp’

Truyền hình - Tiểu Vũ - 28/03/2024 12:00
Theo đạo diễn Lê Hoàng thì không người Việt Nam nào không thuộc thơ, vì vậy anh nói: “Tôi nể các cô gái thuộc nhiều thơ hơn là cô gái có nhiều áo đẹp”.

Lời tâm sự xót xa của bạn bè nam sinh bị đánh chết não: Gấp 1.000 chú hạc giấy mong phép màu xuất hiện

Truyền cảm hứng - PV - 28/03/2024 11:00
Rất nhiều người đang cầu chúc cho nam sinh lớp 8 N.H.Đ. (Hà Nội) vượt qua cơn nguy kịch.

Muốn con thành công, Đặng Lê Nguyên Vũ, Bill Gates, Rockefeller áp dụng 3 điều mà ai cũng nên tham khảo

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 28/03/2024 10:00
Đây đều là những phương pháp giáo dục con cái mà các bậc cha mẹ nên tham khảo để giúp con cái thành công, hạnh phúc trên đường đời.

Đắc nhân tâm - Một giọt mật ngọt hơn thùng nước đắng

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 28/03/2024 09:00
Có thể bạn chưa bao giờ bị gọi đến để giải quyết một vụ đình công hay nói chuyện với một hội đồng. Nhưng nếu bạn muốn được giảm tiền thuê nhà thì thái độ tiếp cận thân mật có thể giúp được bạn không?

Tu giữa đời thường - Điều tồi tệ nhất đối với tình trạng căng thẳng kinh niên là gì?

Từ sách - Phim - Quìn - 28/03/2024 08:00
Nhịp sống hiện đại khiến chúng ta không thật sự ở trong chế độ “nghỉ ngơi và tiêu hóa” đủ để có thể trở lại trạng thái cân bằng vốn có. Chính vì vậy chúng ta luôn sống trong trạng thái căng thẳng kinh niên.

Bất chấp nguy hiểm, cô gái nặng 45kg một mình đi thuyền vòng quanh thế giới

Phong cách sống - Ngô Trung Dũng - 27/03/2024 12:00
Cole Brauer (29 tuổi) đã vượt qua quãng đường khoảng 48.280km để trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng thuyền.

Đằng sau việc 'tải lậu' phim bom tấn 3 Body Problem của Netflix tăng đột biến ở Trung Quốc

Điện ảnh - Sơn Vân - 27/03/2024 11:00
Sự gia tăng đột biến việc vi phạm bản quyền trực tuyến series phim 3 Body Problem của Netflix ở Trung Quốc phản ánh sự quan tâm mãnh liệt của người dân nước này về việc hãng phát trực tuyến Mỹ xử lý như thế nào với tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nổi tiếng trên toàn cầu.

50 tư duy của tỷ phú Jeff Bezos đế chế Amazon, ai cũng có thể học lỏm

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 27/03/2024 10:00
Tỷ phú Jeff Bezos đã áp dụng một số nguyên tắc nhất định trong cuộc sống, công việc để đạt được kết quả tốt.

‘Từ bỏ’ - Chìa khóa giúp bạn buông đúng lúc, bỏ đúng việc để thành công

Từ sách - Phim - FN - 27/03/2024 09:00
Có một niềm tin đã ăn sâu rằng người thắng cuộc không bao giờ bỏ cuộc và người bỏ cuộc sẽ chẳng đi đến đâu. Và chúng ta đang trả giá cho niềm tin đó, khi cân nhắc từ bỏ một công việc tồi tệ hay rời bỏ một mối quan hệ độc hại...

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong: Đứa trẻ tổn thương sẽ trở thành người lớn đau khổ

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 27/03/2024 08:00
Nếu không được chữa lành, phần tổn thương sẽ luôn chực chờ để bộc lộ ra, thay bạn nắm quyền kiểm soát và liên tục đưa ra những quyết định bốc đồng mà sau này phần người lớn có trách nhiệm phải giải quyết hậu quả.

Là thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 26/03/2024 12:00
Là thầy giáo là một chọn lựa và tất cả chúng ta đều làm chọn lựa đó khi chúng ta quyết định theo đuổi nghề này.

Thành lập Nhóm nghiên cứu và biểu diễn âm nhạc Trịnh Công Sơn

Giải trí - Tiểu Vũ - 26/03/2024 11:00
Tưởng nhớ 23 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (2001 - 2024), gia đình nhạc sĩ vừa thông báo thành lập Nhóm nghiên cứu và biểu diễn âm nhạc Trịnh Công Sơn để phát huy và lan tỏa những giá trị di sản của ông.

Cô Văn Thùy Dương dặn dò con gái chuyện làm vợ làm dâu

Suy ngẫm - Bảo Châu - 26/03/2024 10:00
Con gái cưng đi lấy chồng, cô Văn Thuỳ Dương viết tâm thư dặn dò con gái, gửi con rể và thông gia khiến nhiều người xúc động.

Đắc nhân tâm - Nghệ thuật biến thù thành bạn

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 26/03/2024 09:00
Khi đang trong cơn giận dữ mà ta có thể trút mọi bực tức vào kẻ đã gây ra nó thì chắc chắn chúng ta sẽ hả hê rất nhiều! Nhưng đối phương thì sao? Họ sẽ chẳng thể nào chấp nhận giọng điệu gay gắt và thái độ hằn học của ta.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 29/03/2024