Vẻ đẹp của sự từ bỏ

Thảo Thảo12/05/2024 09:00
Vẻ đẹp của sự từ bỏ

Có nên tiếp tục một ngành học, một mối quan hệ, một lựa chọn kinh doanh… đang không thể hiện nhiều triển vọng? Từ bỏ hay tiếp tục, lựa chọn nào “lời” hơn? Làm cách nào để đong đếm giá trị tương lai của từng quyết định?

Con người thường có khuynh hướng kiên trì quá đà với những lựa chọn dở tệ, theo tác giả, Tiến sĩ Annie Duke.

Với “Từ bỏ” (tựa gốc: “Quit”), Tiến sĩ Annie Duke mang ánh sáng nhận thức đến “lãnh địa” nhập nhằng của quyết định kiên trì - từ bỏ. Nhiều sự thật tâm lý và công cụ thú vị sẽ giúp bạn nhìn những thế lưỡng nan của mình dưới con mắt lý trí, tỉnh táo và sáng suốt hơn.

Sao kiên trì thường dễ chịu hơn từ bỏ?

Với thế mạnh là tấm bằng Tiến sĩ Tâm lý học Nhận thức, xuyên suốt 4 phần của cuốn sách, Annie Duke lần lượt chỉ điểm gãy gọn những thiên kiến nhận thức tạo nên khuynh hướng “kiên trì quá đà” của con người.

Tác giả chỉ ra, khi ta dấn thân vào một nỗ lực nhất định là ta đang ngày ngày tích luỹ thời gian, tiền bạc, và công sức. Tích luỹ càng nhiều, ta càng muốn cam kết nhiều thêm. Đây chính là khuynh hướng “leo thang cam kết”. “Cam kết của chúng ta càng leo thang khiến cho việc từ bỏ càng trở nên khó khăn. Toàn bộ quá trình này chẳng khác nào hòn tuyết lăn”, Annie Duke viết.

Điều này có thể giải thích tại sao bạn thường dành nhiều thời gian để xếp hàng, hay đổ thật nhiều tiền để sửa một chiếc xe trong khi giá trị ban đầu của nó còn ít hơn thế. “Vì tôi đã đổ nhiều công sức vào rồi nên tôi không muốn dừng lại như thế này” - câu biện hộ này là hết sức phổ biến.

Dòng suy nghĩ tương tự cũng diễn ra khi ta chôn chân với một công việc không còn đem lại hạnh phúc, duy trì quá lâu những mối quan hệ tiêu cực, hay “chôn tiền” vào lựa chọn kinh doanh đang lỗ rành rành.

Ngoài ra, tác giả còn nhắc đến thiên kiến hiện trạng (status quo bias), rằng chúng ta thường có “khuynh hướng muốn duy trì các quyết định, phương thức và con đường mà ta đã khởi sự, kháng cự với việc chuyển hướng sang một điều gì đó mới mẻ hoặc khác đi”...

Một yếu tố tâm lý khác được nhắc đến là sự sở hữu và chuyện căn tính. Theo Annie Duke, căn tính của chúng ta và những gì ta làm có liên quan mật thiết với nhau. Con người dễ rơi vào cảnh “bất hoà nội tại” khi buộc phải từ bỏ những gì đang làm, đang theo đuổi, vì điều đó chẳng khác nào đang từ bỏ chính mình.

Cũng phải kể đến cái nhìn không thiện cảm của xã hội với chuyện từ bỏ. “Dù ta cười cợt những ai từ bỏ quá muộn màng, nhưng khi ai đó từ bỏ đúng lúc thì ta lại chế nhạo họ đã buông tay quá sớm”, tác giả viết. Bên cạnh đó, nỗi sợ bị người khác đánh giá bên trong chính mỗi chúng ta cũng luôn bị thổi phồng.

Tất cả những yếu tố tâm lý và xã hội trên khiến cho lựa chọn “cất bước ra đi” luôn nhọc nhằn hơn là tiếp tục bám trụ vào một hướng đi và lựa chọn không ổn.

Tiêu chí khai tử và những công cụ khác

Trước những trở ngại đó, có cách nào giúp để ta bớt gắn bó quá mức với những lựa chọn dở tệ?

Trong “Từ bỏ”, tác giả giới thiệu những công cụ thú vị nhằm “lượng hoá” giá trị của quyết định từ bỏ - tiếp tục. Những công cụ này đôi khi được “vay mượn” từ những cá nhân xuất sắc trong những lĩnh vực đòi hỏi tinh thông về bỏ cuộc đúng lúc, như nhà đầu tư mạo hiểm, chuyên gia leo núi hay nhà phát triển sản phẩm.

Tác giả Annie Duke nhắc về tiêu chí khai tử: “Thiết lập những cột mốc, tiêu chuẩn và các dấu hiệu cảnh báo, gọi là tiêu chuẩn khai tử, để giúp bạn có thể từ bỏ sớm hơn”, cô định nghĩa. Ví dụ, với một nhà leo núi, tiêu chí khai tử có thể là: “Trước 1 giờ chiều phải quay xuống núi, dù cho bạn chưa leo lên tới đỉnh”. Khi bắt đầu hẹn hò với ai đó, hãy nhìn về tương lai và đặt câu hỏi: “Dấu hiệu nào sẽ khiến mình nghĩ rằng đã đến lúc chấm dứt mối quan hệ này?”.

Bạn có thể làm điều tương tự khi chuẩn bị ghi danh vào một trường đại học, chọn một ngành nào đó, bắt đầu một định hướng sự nghiệp hoặc nhận một công việc. “Nếu mình đạt (hoặc không đạt) đến một tình trạng nhất định vào một thời điểm nhất định thì mình phải từ bỏ”. Hoặc “Nếu đến Y (thời gian) mà mình chưa làm được X, thì mình sẽ từ bỏ”.

Một cụm từ khác được Annie nhắc đến là “giá trị kỳ vọng” (expected value), thuật ngữ phổ biến trong lý thuyết xác suất và thống kê. Trong cuốn sách, cô hướng dẫn bạn đọc tính toán (dựa theo giá trị và xác suất xảy ra) để nhận ra các phương án đang cân nhắc sẽ mang lại kết quả tích cực hay tiêu cực về đường dài.

Hơn nữa, khi tư duy theo giá trị kỳ vọng, bạn có thể so sánh các phương án khác nhau để xem lựa chọn nào tốt hơn. “Nếu mình chuyển sang làm điều gì khác, liệu nó có giá trị kỳ vọng cao hơn việc mình đang làm hay không?”, đó là câu hỏi mà chúng ta cần tự vấn chính mình.

Tác giả cũng khuyến khích bạn đọc sử dụng một MVP (Minimum Viable Product) - sản phẩm khả dụng tối thiểu - một khái niệm phổ biến với các chuyên gia công nghệ ở thung lũng Silicon. Một MVP - phiên bản tối giản của lựa chọn - cho phép bạn từ bỏ nhanh chóng một lựa chọn trước khi cam kết quá nhiều cho nó. Chẳng hạn, trước khi chuyển hẳn đến sinh sống thành phố nào đó, hãy dành chút thời gian du lịch tới đó và trải nghiệm trước. Để khi thấy không ưng ý với lựa chọn này, bạn hoàn toàn có thể rút lui từ sớm.

Còn rất nhiều những ý tưởng độc đáo khác được Annie Duke chia sẻ trong “Từ bỏ”. Điều thú vị là khi đọc qua những ý tưởng trên, ta bắt đầu thích thú những chiến lược thông minh, những cách đong đếm tỉnh táo của những “chuyên gia từ bỏ”.

Và ta cũng không còn cái nhìn tiêu cực về chuyện bỏ cuộc như trước. Thay vào đó, ta nhận ra vẻ đẹp đằng sau quyết định này, rằng từ bỏ đôi khi lại chứng tỏ sự dũng cảm, khôn ngoan và tầm nhìn xa hơn là cứ bất chấp bám trụ.

Giống như Annie Duke nói: “Cuộc đời này ngắn lắm nên đừng dành thời gian cho những thứ không xứng đáng”. Thời gian, nguồn lực và sự chú tâm của con người là có giới hạn, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đang theo đuổi những điều tuyệt vời và xứng đáng nhất trong cuộc đời mình.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

TS Nguyễn Đức Nhật : “Để tránh sang chấn tâm lý, cần dệt tấm lưới an toàn cho trẻ em”

Nhân vụ bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng bạo hành trẻ em chúng tôi đã gặp tiến sĩ Nguyễn Đức Nhật - nhà tham vấn và Giám sát Lâm sàng, dịch giả cuốn sách “Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó” để trao đổi sâu hơn vấn đề sang chấn tâm lý ở trẻ em.
2

Tìm hiểu cội nguồn của thiền thông qua trích dẫn 'Thiền là gì?' của triết gia J. Krishnamurti

Nhiều người cảm thấy bị áp lực bởi ý nghĩ rằng thiền định đòi hỏi một không gian yên tĩnh, một tư thế ngồi cố định, và một tâm trí hoàn toàn thanh tịnh - những điều mà trong cuộc sống bận rộn hiện nay có vẻ gần như là không thể. 
3

Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó - Trách nhiệm cao cả của bậc sinh thành

“Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó” giúp các bậc phụ huynh, nhà trường và cộng đồng nhận ra trách nhiệm của mình trong hành trình nuôi dạy con trẻ hạnh phúc, khỏe mạnh và trở thành những công dân có trách nhiệm với xã hội.
4

Thân mật - Học Osho cách phân biệt giữa người trần tục và kẻ tu hành

Người thành công luôn trở về với chính mình vào phút cuối và rồi anh ta sẽ chịu đựng những đòn tra tấn đớn đau khủng khiếp bởi nhận ra mình đã lãng phí cả cuộc đời.
5

Buông bỏ buồn buông - Vượt qua đường chân trời

"Buông bỏ buồn buông" là cuốn sách tập hợp 75 mẩu chuyện ngắn của thiền sư Ajahn Brahm, gửi gắm những thông điệp sâu sắc về sự thứ tha, bao dung và buông bỏ những gánh nặng trong trái tim mình.

Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp - Thực hư câu chuyện tiền kiếp

Tiền kiếp có thật hay không luôn là câu chuyện gây tranh cãi suốt bao nhiêu năm nay. Người thì bảo chuyện không thấy, không thể chứng thực. Kẻ lại ngần ngừ nửa tin nửa ngờ. Dù đặt bản thân ở bờ kết quả nào thì câu chuyện tranh cãi ấy mãi sẽ không ngã ngũ.

Từ bỏ - Ngừng theo đuổi những điều không còn xứng đáng để kinh doanh hiệu quả hơn

Mỗi cá nhân hay doanh nghiệp đều cần có căn tính của mình vì nó giúp củng cố bản sắc và tạo nên sự khác biệt. Tuy nhiên, nếu cứ mắc kẹt hoặc bảo vệ căn tính một cách cực đoan thì sẽ dẫn đến thất bại.

Tuyển tập Những câu chuyện hay nhất của Aesop - 58 truyện ngụ ngôn bất hủ

Nói đến truyện ngụ ngôn thì không thể không nhắc đến Aesop, người viết truyện ngụ ngôn nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại. Ông đã để lại cho nhân loại một kho tàng truyện ngụ ngôn đồ sộ cả về số lượng lẫn giá trị.

Khám phá ngôn ngữ tư duy - Chìa khóa khai mở tiềm năng bản thân

Cuốn sách "Khám phá ngôn ngữ tư duy" hướng dẫn chi tiết về lập trình ngôn ngữ tư duy, một công cụ giúp chúng ta thay đổi cách suy nghĩ và hành động, từ đó đạt được mục tiêu và thành công trong cuộc sống.

Viết nhật ký, bước đầu tiên giúp bạn nắm vững Bí quyết đơn giản hóa cuộc sống

Những bí mật để thực hiện việc viết nhật ký, giúp bạn đơn giản hóa cuộc sống một cách hiệu quả

Bộ sách “Đủ duyên ta lại tương phùng” - Nỗi sợ cũng đáng thương

Khi chúng ta nghĩ mình ổn nhất, tươi cười cùng mạng xã hội, cùng chiếc điện thoại, cùng các trò game... hóa ra lại là lúc chứng sợ cô đơn đang ở gần ta nhất.

Người đàn bà trong tôi - Nhân quyền của đàn bà

Đàn bà có nhân quyền không? Câu trả lời dĩ nhiên là có. Chúng ta tin có nhân quyền, có sự công bằng và có bình đẳng giới. Vậy mà ở nơi được mệnh danh là xứ cờ hoa, một người đàn bà - một siêu sao bị tước đoạt đi tất cả nhân quyền hơn một thập kỷ.

Người đàn bà trong tôi - Britney Spears: 'Giờ đây tôi trỗi dậy đầy sức sống'

Khi được sử dụng toàn thời gian một phòng thu ở Malibu, tôi thích thường xuyên tới đó. Có ngày tôi đã sáng tác được sáu bài hát. Khi sáng tác nhạc cho chính mình, tôi cảm thấy đó chính là lúc âm nhạc trở nên thuần khiết nhất.

Sếp tồi - 4 phong cách lãnh đạo của sếp, sếp bạn có phong cách nào?

Trong một nghiên cứu, nhà tâm lý học pháp y Nathan Brooks nhận thấy có 21% lãnh đạo doanh nghiệp biểu hiện các đặc tính tâm lý của chứng rối loạn nhân cách ở mức độ “đáng kể về mặt lâm sàng”.

Việc nóng cho sinh viên

Blog GS John VU - GS John Vu - 16/09/2024 12:00
Cuộc khủng hoảng tài chính hiện thời đã tạo ra “nhận biết thực tế” trong các sinh viên về cơ hội việc làm.

2 mẹo đọc sách từ James Clear, tác giả cuốn sách “Atomic Habits”

Kỹ năng - TĐ - 16/09/2024 11:00
James Clear cho rằng: "Phát triển thói quen đọc sách là một nhiệm vụ quan trọng đối với bất kỳ ai muốn kiếm được nhiều tiền hơn hoặc tích lũy được trí tuệ."

Giới trẻ Trung Quốc biến uất ức chốn công sở, lên mạng hò nhau nộp đơn xin nghỉ việc

Phong cách sống - Nguyệt Linh - 16/09/2024 10:00
Than thở chán việc trên MXH, dựa vào “số tim” để xem có nên nghỉ việc hay không là nước đi đang được nhiều dân công sở xứ Trung áp dụng.

Sếp tồi - 4 phong cách lãnh đạo của sếp, sếp bạn có phong cách nào?

Từ sách - Phim - TĐ - 16/09/2024 09:00
Trong một nghiên cứu, nhà tâm lý học pháp y Nathan Brooks nhận thấy có 21% lãnh đạo doanh nghiệp biểu hiện các đặc tính tâm lý của chứng rối loạn nhân cách ở mức độ “đáng kể về mặt lâm sàng”.

Hạnh phúc mỗi ngày - Hạnh phúc bên trong mỗi chúng ta

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 16/09/2024 08:00
“Hạnh phúc mỗi ngày” là quyển sách gói ghém 365 câu chiêm nghiệm sâu sắc được đúc kết bởi thiền sư Ajahn Brahm, một trong những thiền sư có sức ảnh hưởng lớn ở phương Tây hiện nay.

Xu hướng mới nổi lên

Blog GS John VU - GS John Vu - 15/09/2024 12:00
Thế giới công nghệ đang thay đổi rất nhanh chóng, kể cả các kĩ năng kĩ thuật và sự linh động được yêu cầu để hỗ trợ cho các thay đổi này.

Bí mật phía sau võ công cao cường của Hoàng Dược Sư, ông là đệ tử của môn phái nào?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 15/09/2024 11:00
Nhờ võ công tuyệt đỉnh, Hoàng Dược Sư đã được coi là một trong 5 cao thủ xuất chúng.

Hơn 400 năm không ai nhận ra "lỗi sai" nghiêm trọng trong Tây Du Ký

Từ sách - Phim - Thùy Linh - 15/09/2024 10:00
Trong khi phần lớn người xem không để ý thì một cô bé 11 tuổi đã tinh ý phát hiện 1 điểm bất thường.

Thiền là gì? – Khởi đầu của thiền

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 15/09/2024 09:00
Thiền là tìm hiểu về bản ngã. Nếu không có sự tìm hiểu này thì cái gọi là thiền, dù dễ chịu hay đau đớn, cũng chỉ đơn thuần là một dạng tự huyễn hoặc.

Hạnh phúc đến từ sự biến mất - Hiểu được bể khổ trong thiền Tuệ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 15/09/2024 08:00
Trong “Hạnh phúc đến từ sự biến mất”, tu sỹ Ajahn Bram chia sẻ những trải nghiệm và suy nghĩ của mình về con đường đi tìm hạnh phúc vĩnh hằng. Đó chính là con đường chánh niệm, đi qua bể khổ, diệt trừ cái tôi và trở nên “vô ngã” của Đức Phật từ ngàn xưa.

Cao thủ nào trong truyện của Kim Dung có thể đánh bại được Vô Danh Thần Tăng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 14/09/2024 11:00
Liệu Vô Danh Thần Tăng có phải là một cao thủ bất bại?

Sống khép kín, kẻ trí thực sự là người biết đặt các mối quan hệ xã giao ở mức đủ

Phong cách sống - Diệu Đan - 14/09/2024 10:00
Cái gọi là “bị xã hội đào thải” chẳng qua là “giảm bớt các tương tác xã hội”

Sếp tồi - 8 lầm tưởng trong môi trường làm việc ngày nay

Từ sách - Phim - TĐ - 14/09/2024 09:00
Chúng ta phải xóa bỏ một số quan niệm sai lầm phổ biến hiện nay về phương pháp lãnh đạo xuất sắc và xem các quan niệm này có ảnh hưởng như thế nào đến toàn bộ nơi làm việc.

Tâm từ - Không chỉ chánh niệm, hãy tử tế và bao dung

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 14/09/2024 08:00
Giữa những bất ổn của bản thân trong cuộc sống, "Tâm từ" được Ajahn Brahm giới thiệu như là một con đường đạo pháp mang chân lý đến cuộc sống.

Khoán ngoài ở mười thành phố

Blog GS John VU - GS John Vu - 13/09/2024 12:00
Trở thành “Bangalore nữa” sẽ nghĩa là nhiều tiền hơn trong ngân hàng và nhiều người sẽ có việc làm.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 3, 17/09/2024