Tự do - Như chim tung cánh: Lạc đà, Sư tử và Đứa trẻ, ba lần biến hóa liên tiếp của tinh thần

05/01/2025 08:00
Tự do - Như chim tung cánh: Lạc đà, Sư tử và Đứa trẻ, ba lần biến hóa liên tiếp của tinh thần

Con người sinh ra không hoàn hảo. Con người sinh ra không trọn vẹn. Con người được sinh ra như một tiến trình. Con người được sinh ra trên đường như một người hành hương (Tự do - Như chim tung cánh - Freedom The courage to be yourself).

Đó là nỗi thống khổ và cũng là cực lạc của con người thống khổ bởi vì họ không thể nghỉ ngơi, họ phải tiến về phía trước, luôn đi về phía trước. Họ phải không ngừng tìm kiếm, khám phá; họ phải trở thành bởi vì bản thể của họ chỉ nảy sinh thông qua việc trở thành. Trở thành là bản thể của họ. Họ chỉ có thể hiện hữu khi đang di chuyển. 

Tiến hóa là bản chất tự nhiên của con người, tiến hóa là linh hồn của con người. Và những ai luôn đánh giá thấp khả năng của bản thân thì vẫn chưa hoàn thiện; những ai nghĩ rằng mình được sinh ra trọn vẹn thì vẫn chưa tiến hóa. Khi đó, hạt giống vẫn là hạt giống không bao giờ trở thành cây, và không bao giờ biết đến niềm vui của mùa xuân, của ánh mặt trời và mưa, và niềm hạnh phúc ngất ngây khi nở rộ thành hàng triệu bông hoa.

Sự nở rộ đó là trọn vẹn, sự nở rộ đó là toàn bộ ý nghĩa của Thượng đế – nở rộ thành hàng triệu bông hoa. Khi tiềm năng trở thành hiện thực, chỉ khi đó con người mới hoàn thiện. Con người được sinh ra như một tiềm năng; đó là phẩm chất duy nhất ở con người. Tất cả các con vật khác sinh ra đều đã hoàn thiện, chúng chào đời cũng như khi chúng chết đi. Không có sự tiến hóa nào ở các con vật từ lúc chào đời cho đến khi chết đi: chúng cứ bình bình như thế, chúng không bao giờ trải qua bất kỳ sự chuyển hóa nào. Không có sự biến đổi triệt để nào từng xảy ra trong cuộc đời chúng. Chúng di chuyển theo phương ngang, việc đi lên theo chiều dọc không bao giờ xảy ra với chúng.

Nếu con người cũng di chuyển theo phương ngang, họ sẽ bỏ lỡ nhân tính, họ sẽ không trở thành linh hồn. Đó là điều mà triết gia Gurdjieff muốn nói khi nói rằng tất cả con người đều không có linh hồn. Hãn hữu lắm mới có một người có linh hồn. Bây giờ, đây là một tuyên bố rất lạ lùng, bởi vì suốt hàng bao đời, bạn được dạy bảo rằng bạn sinh ra với một linh hồn.

Gurdjieff nói rằng bạn sinh ra chỉ với tiềm năng trở thành một linh hồn, chứ không phải với một linh hồn thực sự. Bạn có một bản kế hoạch, nhưng bạn phải tiến hành kế hoạch đó. Bạn có hạt giống nhưng bạn phải tìm đất để gieo hạt, phải chọn mùa vụ, khí hậu phù hợp và thời điểm thích hợp để hạt giống nảy mầm và phát triển. 

Khi di chuyển theo phương ngang, bạn vẫn mãi không có một linh hồn. Khi phương dọc thâm nhập vào bạn, bạn trở thành một linh hồn. “Linh hồn” có nghĩa là phương dọc đã đi xuyên qua phương ngang. Hoặc bạn có thể nghĩ về con sâu, cái kén và bướm chẳng hạn.

Con người sinh ra là một ấu trùng. Tiếc thay, nhiều người đến khi chết đi vẫn còn là ấu trùng rất ít người trở thành sâu bướm. Ấu trùng mang tính tĩnh: nó không biết chuyển động, nó bị mắc kẹt tại một không gian, tại một nơi, tại một giai đoạn. Rất ít người phát triển thành sâu bướm. Sâu bướm bắt đầu di chuyển; có động lực tham gia vào. Ấu trùng tĩnh, sâu bướm động. Sự sống được khơi lên khi có chuyển động. Một lần nữa, nhiều người vẫn là sâu bướm: Họ tiếp tục di chuyển theo phương ngang trên cùng bình diện, theo một chiều hướng

Hãn hữu lắm mới có một người như Phật - hoặc Jalaluddin Rumi, Giêsu, Kabir – thực hiện cú nhảy lượng tử cuối cùng và trở thành bướm. Khi đó phương dọc tham gia vào.

Ấu trùng tĩnh; sâu bướm động, biết cử động bướm biết bay, biết các tầm cao, bắt đầu di chuyển lên trên. Bướm mọc cánh; những chiếc cánh này là mục tiêu. Chừng nào bạn chưa mọc cánh và trở thành một hiện tượng được chắp cánh, bạn sẽ không có linh hồn. 

Chân lý được nhận biết thông qua ba trạng thái: đồng hóa, độc lập và sáng tạo. Hãy nhớ ba từ này, chúng có ý nghĩa nền tảng rất lớn. Đồng hóa là chức năng của ấu trùng. Nó chỉ đơn giản tiêu hóa thức ăn, sẵn sàng để trở thành sâu bướm. Nó đang sắp xếp, nó là vật chứa. Khi năng lượng đã sẵn sàng ấu trùng sẽ trở thành sâu bướm. Trước khi chuyển động bạn sẽ cần một nguồn năng lượng lớn để chuyển động. Sâu bướm là sự đồng nhất, hoàn thiện; công việc đã xong.

Khi đó, trạng thái thứ hai bắt đầu: độc lập. Từ bỏ lớp vỏ ấu trùng. Lúc này không cần ở yên một chỗ nữa. Đã đến lúc khám phá, đã đến lúc phiêu lưu. Cuộc sống thực sự bắt đầu với sự chuyển động, độc lập. Ấu trùng vẫn phụ thuộc, bị cầm tù, bị xiềng xích. Sâu bướm đã phá vỡ xiềng xích, bắt đầu di chuyển. Băng đã tan, không còn bị đóng băng nữa. Ấu trùng là một trạng thái đóng băng. Sâu bướm là chuyển động giống như dòng sông.

Và sau đó là giai đoạn thứ ba: sáng tạo. Bản thân sự độc lập không có nhiều ý nghĩa. Nếu chỉ độc lập thì bạn vẫn chưa hoàn thiện. Thật tốt khi được thoát khỏi nơi cầm tù, nhưng để làm gì? Độc lập để làm gì? Tự do để làm gì?

Hãy nhớ, tự do có hai mặt: thứ nhất là tự do khỏi, và thứ hai là tự do . Nhiều người chỉ đạt được kiểu tự do thứ nhất tự do khỏi – cha mẹ, giáo hội, tổ chức, thứ này hoặc thứ khác, muôn kiểu cầm tù. Nhưng để làm gì? Đây là một kiểu tự do rất tiêu cực. Nếu chỉ biết tự do khỏi điều gì đó thì bạn không biết tự do thực sự, bạn chỉ biết khía cạnh tiêu cực của tự do. Bạn phải biết khía cạnh tích cực của nó – tự do sáng tạo, tự do hiện hữu, tự do bày tỏ, để hát bài ca của bạn, để nhảy điệu múa của bạn. Đó là trạng thái thứ ba: sáng tạo.

Khi đó, sâu bướm trở thành một hiện tượng được chắp cánh, một kẻ nếm thử mật ngọt, tìm kiếm, khám phá, sáng tạo. Cho nên mới có vẻ đẹp của bướm. Chỉ những người sáng tạo mới xinh đẹp bởi vì chỉ có họ mới biết được vẻ huy hoàng của cuộc sống: họ có mắt để nhìn, có tai để nghe và có trái tim để cảm nhận. Họ hoàn toàn sống động, họ sống hết mình. Họ đốt cháy ngọn đuốc của họ từ cả hai đầu. Họ sống mãnh liệt họ sống trọn vẹn. 

Hoặc chúng ta có thể sử dụng phép ẩn dụ mà Friedrich Nietzsche từng dùng. Ông nói rằng cuộc sống của con người có thể được chia thành ba lần biến hóa liên tiếp của tinh thần.

Ông gọi lần thứ nhất là “lạc đà”, lần thứ hai là “sư tử”, lần thứ ba là “đứa trẻ”. Những hình ảnh ẩn dụ giàu trí tưởng tượng… lạc đà, sư tử và đứa trẻ.

Mỗi người phải rút ra và đồng hóa di sản văn hóa của xã hội mình đang sống - văn hóa, tôn giáo, con người. Họ phải đồng hóa tất cả những gì có sẵn từ quá khứ. Họ phải đồng hóa quá khứ; đây là giai đoạn mà Nietzsche gọi là lạc đà. Lạc đà có khả năng tích trữ một lượng nước và thức ăn rất lớn trong cơ thể để chuẩn bị cho hành trình gian khổ băng qua sa mạc. Và đây cũng là hoàn cảnh của con người – bạn phải băng qua sa mạc, bạn phải đồng hóa toàn bộ quá khứ. Và hãy nhớ, chỉ thuộc lòng thôi sẽ không thể giúp... đồng hóa. Và cũng nên nhớ: Người ta phải thuộc lòng quá khứ là bởi vì họ không thể đồng hóa. Nếu đồng hóa, bạn sẽ tự do khỏi quá khứ. Bạn có thể sử dụng quá khứ, nhưng quá khứ không thể sử dụng bạn. Bạn sở hữu nó, nhưng nó không sở hữu bạn.

Khi đã tiêu hóa thức ăn, bạn sẽ không cần phải nhớ đến nó nữa. Thức ăn không tách rời khỏi bạn: nó đã trở thành máu của bạn, xương của bạn, tủy của bạn; nó đã trở thành bạn.

Quá khứ phải được tiêu hóa. Quá khứ chẳng có gì sai cả. Đó là quá khứ của bạn. Bạn không cần phải bắt đầu từ đầu, bởi vì nếu mỗi cá nhân phải bắt đầu từ đầu thì sẽ không có nhiều tiến hóa. Đó là lý do tại sao các con vật không tiến hóa. Chó vẫn là chó giống như hàng triệu năm trước. Chỉ có con người mới là loài vật tiến hóa. Sự tiến hóa này đến từ đâu? Có tiến hóa bởi vì con người là loài vật duy nhất biết đồng hóa quá khứ. Một khi quá khứ đã được đồng hóa, bạn mới tự do thoát khỏi nó. Bạn có thể di chuyển trong tự do và bạn có thể sử dụng quá khứ. Bằng không, bạn sẽ phải tự đi qua quá nhiều trải nghiệm; cuộc đời của bạn sẽ bị lãng phí. 

Bạn có thể đứng trên vai của cha ông, tổ tiên mình và cha ông tổ tiên họ. Con người tiếp tục đứng trên vai của nhau nên mới đạt tới chiều cao đó. Chó không làm được như vậy, sói không làm được như vậy; chúng dựa vào chính mình. Chiều cao của chúng là chiều cao của chúng. Còn trong chiều cao của bạn, Đức Phật đã được đồng hóa, Chúa Kitô được đồng hóa Patanjali được đồng hóa, Moses được đồng hóa, Lão Tử được đồng hóa. Sự đồng hóa càng lớn, bạn đứng ở vị trí càng cao. Bạn có thể nhìn từ đỉnh núi, tầm nhìn của bạn rất rộng lớn.

Hãy đồng hóa hơn nữa. Không cần giới hạn bản thân trong phạm vi những người xung quanh. Hãy đồng hóa toàn bộ quá khứ của tất cả các dân tộc trên thế giới; hãy là một công dân của hành tinh Trái đất này. Không cần phải giới hạn bản thân trong phạm vi của người Kitô giáo, người Hindu giáo, người Islam giáo. Hãy đồng hóa tất cả! Kinh Koran là của bạn, Kinh Thánh là của bạn, Kinh Talmud là của bạn, Kinh Veda là của bạn và Đạo Đức Kinh là của bạn – tất cả đều thuộc về bạn. Hãy đồng hóa tất cả, và bạn càng đông hóa, vị trí bạn đang đứng sẽ càng cao hơn để bạn có thể nhìn thật xa, với tầm nhìn bao quát những vùng đất xa xôi.

Nietzsche gọi giai đoạn này là lạc đà, nhưng đừng bị mắc kẹt ở đó. Bạn phải tiếp tục di chuyển. Lạc đà là ấu trùng, lạc đà là kẻ tích trữ. Nhưng nếu mắc kẹt ở giai đoạn đó và vẫn là lạc đà, bạn sẽ không biết được vẻ đẹp và phúc lành của cuộc sống. Khi đó, bạn sẽ không bao giờ biết được Thượng đế. Bạn vẫn bị mắc kẹt với quá khứ. Lạc đà có thể đồng hóa quá khứ nhưng không thể sử dụng quá khứ.

Trong quá trình phát triển cá nhân, sẽ đến thời điểm lạc đà phải trở thành sư tử. Sư tử xông lên xé xác con quái vật khổng lồ mang tên “ngươi chớ có”. Sư tử bên trong con người sẽ gầm lên chống lại mọi uy quyền.

Sư tử là một phản ứng một sự nổi dậy chống lại lạc đà. Lúc này, cá nhân đó khám phá ra ánh sáng nội tại của mình như nguồn gốc tối thượng của mọi giá trị đích thực. Anh ta nhận thức được nghĩa vụ hàng đầu của mình đối với khả năng sáng tạo bên trong chính mình, đối với tiềm năng sâu kín nhất của bản thân. Một vài người vẫn mắc kẹt ở giai đoạn sư tử: Họ tiếp tục gầm và bị kiệt sức trong tiếng gầm đó.

Thật tốt khi trở thành sư tử, nhưng người đó vẫn phải thực hiện một cú nhảy nữa – cú nhảy đó là trở thành đứa trẻ.

Bây giờ, mỗi người đều đã là một đứa trẻ. Nhưng người hiểu biết sẽ nói rằng tuổi thơ đầu tiên là tuổi thơ giả. Tuổi thơ đó giống như những chiếc răng sữa: trông như răng thật nhưng không hữu ích, chúng phải rụng đi. Sau đó, những chiếc răng thật mới mọc lên. Tuổi thơ đầu tiên là tuổi thơ giả, tuổi thơ thứ hai mới là tuổi thơ thật. Tuổi thơ thứ hai được gọi là giai đoạn đứa trẻ hoặc giai đoạn nhà hiền triết – nó có cùng ý nghĩa. Trừ khi con người trở nên hoàn toàn hồn nhiên, tự do khỏi quá khứ, tự do đến mức họ thậm chí không chống lại quá khứ… Hãy nhớ điều đó, người nào còn chống lại quá khứ là vẫn chưa thực sự tự do. Họ vẫn mang trong lòng những ác cảm, những oán trách, những vết thương. Lạc đà vẫn ám ảnh họ, chiếc bóng của lạc đà vẫn đeo bám họ. Sư tử có ở đó nhưng vẫn phần nào sợ lạc đà, sợ rằng nó có thể quay trở lại.

Khi nỗi sợ của lạc đà hoàn toàn biến mất thì tiếng gầm của sư tử dừng lại. Khi đó, khúc hát của đứa trẻ được sinh ra.

Tôi muốn bạn đi vào ba giai đoạn này một cách thật sâu sắc và thấu suốt, bởi vì chúng có giá trị vô cùng cùng to lớn.

Giai đoạn lạc đà, đồng hóa, giống như đứa bé trong bụng mẹ, nó không làm gì mà chỉ tiêu hóa, chỉ ăn thức ăn từ người mẹ, ngày càng lớn hơn, sẵn sàng cho cú nhảy cuối cùng là lao mình vào thế giới. Ngay lúc này không có công việc nào khác cho đứa bé: Suốt chín tháng trong bụng mẹ, nó chỉ ăn rồi ngủ, ngủ rồi ăn. Nó tiếp tục ngủ và ăn; nó chỉ có hai hoạt động này. Ngay cả sau khi được sinh ra, đứa bé cũng chỉ làm như vậy suốt nhiều tháng – ăn và ngủ. Dần dần, nó ngủ ít đi và ăn cũng ít đi. Nó đã sẵn sàng, sẵn sàng trở thành một cá nhân – và khoảnh khắc đứa trẻ sẵn sàng trở thành một cá nhân, sự bất tuân sẽ xuất hiện. Đứa trẻ bắt đầu nói không, lời nói có dần dần biến mất. Sự vâng lời chết đi, sự bất tuân được sinh ra.

Trạng thái lạc đà là trạng thái đồng hóa. Lạc đà không biết nói không. Lạc đà không quen với từ “không”. Nó chưa từng nghe từ đó và chưa được nếm trải niềm vui sướng của việc nói không. Nó chỉ biết nói có. Câu trả lời “có” của nó không thật sâu sắc, bởi vì câu trả lời “có” không thể nào sâu sắc nếu không biết nói “không”; nó tất yếu vẫn hời hợt. Người không biết nói không thì làm sao có thể thực sự biết nói “có”? Câu trả lời “có” của anh ta không có giá trị. Câu trả lời “có” của lạc đà không có giá trị. Lạc đà không biết điều gì đang xảy ra; nó tiếp tục nói “có” bởi vì đó là từ duy nhất nó được dạy. Vâng lời, tin tưởng - đây là những đặc điểm của giai đoạn được gọi là “lạc đà". Adam đã ở trong trạng thái này trước khi ăn trái của cây Hiểu Biết, và mỗi người đều trải qua trạng thái này.

Đây là một trạng thái tiền-tâm trí và tiền-bản ngã. Vẫn chưa có tâm trí. Tâm trí đang phát triển nhưng chưa phải là hiện tượng hoàn chỉnh; nó rất mơ hồ, tối tăm, mịt mờ. Bản ngã sắp xuất hiện nhưng vẫn đang trên đường; không có định nghĩa rõ ràng nào về nó. Đứa trẻ chưa biết bản thân mình là một cá thể tách biệt. Trước khi ăn trái cấm, Adam là một phần của Thượng đế. Anh ta vẫn ở trong bụng mẹ, anh ta vẫn vâng lời, vẫn nói có, nhưng không độc lập. Độc lập chỉ xuất hiện thông qua cánh cửa biết nói không; còn thông qua cánh cửa vâng lời thì chỉ có sự phụ thuộc. Cho nên, trong giai đoạn lạc đà này, có phụ thuộc, có bất lực. Người khác quan trọng hơn sự hiện hữu của chính bạn: Thượng đế quan trọng hơn, cha quan trọng hơn, mẹ quan trọng hơn, xã hội quan trọng hơn, tu sĩ quan trọng hơn, chính trị gia quan trọng hơn. Mọi người đều quan trọng ngoại trừ bạn; người khác quan trọng, bạn vẫn không có ở đó. Đó là một trạng thái rất vô thức. Phần lớn con người bị mắc kẹt ở đó; họ vẫn là lạc đà. Gần như chín mươi chín phần trăm con người vẫn đang là lạc đà.

Đây là chuyện rất đáng buồn – chín mươi chín phần trăm con người vẫn là ấu trùng. Đây là lý do tại sao có quá nhiều đau khổ và không có niềm vui. Và bạn có thể tiếp tục tìm kiếm niềm vui nhưng sẽ không tìm thấy, bởi vì niềm vui không thể được trao từ bên ngoài. Chừng nào chưa trở thành đứa trẻ – chưa đạt đến giai đoạn thứ ba – chừng nào chưa trở thành bướm, bạn sẽ không biết được niềm vui. Niềm vui không phải là thứ đến từ bên ngoài, nó là một tầm nhìn phát triển bên trong bạn. Nó chỉ xảy ra trong giai đoạn thứ ba.

Giai đoạn đầu tiên là đau khổ và giai đoạn thứ ba là phúc lạc, giữa hai giai đoạn này là trạng thái sư tử – có cả đau khổ lẫn vui sướng, hân hoan lẫn muộn phiền.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Học cách 'Chăm sóc bản thân thật sự” trong năm mới

Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang thực sự chăm sóc bản thân đúng cách, hay chỉ đang chạy theo những buổi spa xa xỉ và các liệu trình thời thượng mà không biết chúng có thực sự mang lại hiệu quả?
2

Biến tiềm năng thành tài năng - Học cách khai phá tiềm năng để có một năm trọn vẹn

Tiềm năng không liên quan tới điểm xuất phát mà nằm ở việc bạn đi được quãng đường bao xa. Với cơ hội và động lực học tập thích đáng, bất kỳ ai cũng có thể khai phá tiềm năng của mình để đạt được những thành tựu lớn lao hơn. 
3

Con đường chính trực – Bốn giai đoạn để có một cuộc đời đầy ý nghĩa và niềm vui

Con đường chính trực là “sự chính trực” hay “sự toàn vẹn”, tức là trạng thái khi con người sống đúng với tiếng nói và cảm xúc chân thật bên trong mình.
4

Con đường chính trực - Khi cuộc sống mất phương hướng và cách tìm lại chính mình

Đôi khi, bạn có thể rời xa con đường đúng đắn mà không hề nhận ra, nhưng hậu quả sẽ dần trở nên tồi tệ. Nếu không điều chỉnh, những triệu chứng đặc thù sẽ xuất hiện - tôi gọi đó là “hội chứng khu rừng tối lầm lạc.”
5

Cung bậc tình yêu 1 - Ngày đùa

San có điện thoại. Chẳng sung sướng gì khi phải chạy cồng cộc qua hai mươi tư bậc thang lên tầng hai, mở cánh cửa kiếng mới vào được văn phòng nhà văn hóa huyện.

Nhờ xem phim Sex Education mà con gái tôi đã dám thú nhận 1 bí mật với mẹ!

Linh tính của người mẹ mách bảo tôi: Con đang gặp vấn đề!

Biến tiềm năng thành tài năng - Vì sao bạn không thể tiến bộ dù rất cố gắng?

Bạn đã bao giờ tự hỏi, vì sao dù cố gắng đến kiệt sức, bạn vẫn không đạt được mục tiêu như mong đợi? Theo Adam Grant – một trong những giáo sư tâm lý học hàng đầu thế giới – câu trả lời nằm ở cách bạn tiếp cận và học hỏi.

‘Tự do - Như chim tung cánh’ cả bầu trời thuộc về bạn

“Tự do - Như chim tung cánh” (Freedom The courage to be yourself) của Osho, là vấn đề con người luôn khao khát, luôn đòi hỏi trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển xã hội loài người. Nhưng bản chất thứ tự do mà Osho nói đến là gì?

Napoleon Hill và bí quyết nền tảng để thành công từ 'Tư duy làm giàu'

Napoleon Hill, tác giả của cuốn sách kinh điển "Tư duy làm giàu" (Napoleon Hill's Greatest speeches) đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người bằng những bí quyết nền tảng để đạt được thành công.

“Đơn giản mà nói” còn là cách để chúng ta tiến về phía trước

Vì sao câu nói “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” của Donald Trump tạo ra sức mạnh to lớn? Vì sao câu “Thưởng thức theo cách bạn muốn” của Burger King thu hút đông đảo khách hàng? Vì đó là những thông điệp chứa đựng sức mạnh của sự đơn giản.

Tự do - Như chim tung cánh: Bạn sẽ có tự do đi kèm với trách nhiệm

Ai cũng muốn tự do. Không ai muốn trách nhiệm. Bạn sẽ không bao giờ có được tự do, bạn sẽ vẫn là nô lệ. Hãy nhớ, việc tiếp tục làm nô lệ cũng là trách nhiệm của bạn. Bạn đã chọn làm nô lệ, không ai áp đặt cho bạn điều đó.

Phim Sex Education, liều thuốc "chữa lành" cho mối quan hệ giữa tôi và con gái

Sau khi xem tập phim, tôi đã quyết định ngồi xuống nói chuyện với con gái.

5 sự thật về bộ truyện tranh "Thám tử lừng danh Conan"

Bộ truyện tranh và hoạt hình Thám Tử Lừng Danh Conan có ẩn giấu bí mật gì mà chúng ta chưa biết?

Phim Sex Education: vì sao cha mẹ không nhận ra điều con muốn để rồi phải sống trong ân hận

Từ sách - Phim - Ứng Hà Chi - 22/02/2025 13:00
Chỉ 1 câu nói ngắn nhưng nó khiến tôi thức tỉnh và nhận thức sâu sắc về sai lầm của mình vẫn đang mắc trong hành trình nuôi dạy con trưởng thành nên người.

Làn sóng sa thải trở lại, liệu AI có đang "cướp việc" của con người?

Kỹ năng - Cẩm Hà - 22/02/2025 12:00
Đầu năm nay, làn sóng cắt giảm diễn ra toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là liệu AI đang dần thay thế con người hay đây chỉ là một bước chuyển đổi tất yếu của nền kinh tế?

Võ công của Trương Tam Phong tuy phá vỡ giới hạn võ học nhưng có người khiến ông bại trận hoàn toàn

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 22/02/2025 11:00
Trương Tam Phong được biết đến là cao thủ số một trong tiểu thuyết "Ỷ Thiên Đồ Long Ký" của Kim Dung.

Travel blogger Lý Thành Cơ: Khi những hành trình xa xôi dẫn ta về với chính mình

Phong cách sống - YÊN VŨ - 22/02/2025 10:00
Tại sự kiện Have a Sip Book Club, giữa sự háo hức của những độc giả, travel blogger Lý Thành Cơ không chỉ kể về những chuyến đi đầy cảm hứng, mà còn chia sẻ những chiêm nghiệm sâu sắc về cách cân bằng giữa công việc, đam mê và cuộc sống cá nhân.

Con đường chính trực - Từ bỏ tình trạng chối bỏ thực tại

Từ sách - Phim - TĐ - 22/02/2025 09:00
Tình trạng chối bỏ thực tại là một cơ chế sinh tồn giúp chúng ta tránh khỏi cái chết do sốc bằng cách ngăn chúng ta nhận thức về những điều quá đáng sợ đến mức chúng ta không thể đối diện.

Chăm sóc bản thân thật sự - 4 nguyên tắc giúp phụ nữ chăm sóc bản thân đúng nghĩa

Từ sách - Phim - Quìn - 22/02/2025 08:00
Trong nhịp sống hối hả, nhiều phụ nữ quen đặt nhu cầu của người khác lên trước, quên đi chính mình. Nhưng chăm sóc bản thân không phải là một sự nuông chiều nhất thời – đó là cách để bạn duy trì sự cân bằng, hạnh phúc và sức mạnh nội tâm.

Kịch bản '7 ngày đốn tim' của đường dây tội phạm chuyên nhắm vào phụ nữ cô đơn

Kỹ năng - Minh Đức - 21/02/2025 13:00
Lời khai ban đầu của các đối tượng khiến không ít người giật mình về kịch bản tinh vi  “7 ngày xây dựng lòng tin” đánh vào tâm lý, lòng tham của nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ độc thân.

Trào lưu diện chiếc váy hồng hot nhất mạng khiến nhiều người lo kẻ xấu lợi dụng

Thư giãn - Hoàng Hà - 21/02/2025 12:00
Trong khi nhiều người đua nhau dùng app BeautyCam tạo ảnh mình mặc "chiếc váy hồng hot nhất cõi mạng", nhiều người lo bị kẻ gian lợi dụng khi đua theo trào lưu này.

Trước ‘câu hỏi muôn thuở’ AI có tiêu diệt con người không: Deepseek đưa câu trả lời gây bão mạng

Suy ngẫm - Tiểu Lam - 21/02/2025 11:00
Câu trả lời của ứng dụng AI này khiến nhiều người phải bất ngờ.

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong - Không phải vì người khác, mà vì chính bạn

Từ sách - Phim - Ngọc Thúy - 21/02/2025 10:00
Tôi đã từng nghĩ rằng, khi lớn lên, quá khứ cũng chỉ là một câu chuyện cũ kỹ không còn ảnh hưởng. Nhưng khi cầm cuốn “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” (Healing Your Lost Inner Child) của Robert Jackman, tôi nhận ra mình đã nhầm.

Con đường chính trực – Học cách xuyên qua nỗi đau và thoát ra ở cuối con đường

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 21/02/2025 09:00
Năm tháng trôi qua, tôi bắt đầu bớt bám giữ những niềm tin gây đau khổ cho mình. Tôi đặt nghi vấn về chúng. Tôi nghi ngờ chúng.

Quên hôm qua - Sống cho ngày mai: Học cách buông bỏ và tha thứ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 21/02/2025 08:00
Ở lần tái bản này, First News đã làm mới hình thức cuốn sách “Quên hôm qua - Sống cho ngày mai”, từ việc thiết kế bìa cho đến thay đổi khổ sách, nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn mới mẻ và gần gũi hơn với những điều mà Tiến sĩ Tian Dayton đã chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý “đọc vị” vì sao hầu hết người mượn tiền đều không muốn trả lại

Phong cách sống - Trang Đào - 20/02/2025 13:00
Tại sao hầu hết những người vay tiền không muốn trả lại? Đây là câu trả lời hay nhất mà bạn từng nghe!

Trò chuyện với AI: Câu trả lời của DeepSeek 'chấn động' đến mức nào khiến cộng đồng mạng rơi lệ

Suy ngẫm - Minh Nguyệt - 20/02/2025 12:00
Một cô gái đã chia sẻ cuộc trò chuyện đầy cảm xúc với DeepSeek lên MXH, tiết lộ rằng cô đã bật khóc trước những câu trả lời của AI này.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 22/02/2025