‘Nơi vết thương ánh sáng rọi vào’ - Cuốn sách tiên phong về Sang chấn Phức tạp

FN11/07/2025 09:00
‘Nơi vết thương ánh sáng rọi vào’ - Cuốn sách tiên phong về Sang chấn Phức tạp

Sẽ ra sao nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?

Stephanie Foo – một nhà báo, một người Mỹ gốc Malaysia, và cũng là một người sống sót sau Rối loạn Căng thẳng Sau Sang chấn Phức tạp – đã vẽ nên một bức tranh đa sắc màu về hành trình ‘sống sót’ của chính mình trong cuốn sách “Nơi vết thương ánh sáng rọi vào” (What My Bones Know: A Memoir of Healing from Complex Trauma).

Khi bạo lực núp bóng yêu thương

Stephanie Foo mới hai tuổi rưỡi khi gia đình rời Malaysia đến định cư ở California. Gia đình cô không đến Mỹ để chạy trốn mà để vươn lên. Cha Stephanie – một người đàn ông Malaysia gốc Hoa – luôn nung nấu “giấc mơ Mỹ” và nỗ lực để gia đình được sinh sống trong một ngôi nhà xinh đẹp ở San Jose, nơi có sân thượng và hồ bơi, nằm gần nhiều trường học chất lượng. Mọi thứ đều có vẻ rất hoàn hảo nếu chỉ nhìn bên ngoài. Nhưng khi mở cánh cửa căn hộ xinh đẹp ấy ra, ta sẽ thấy một hiện thực hoàn toàn khác.

Trong suốt thời thơ ấu, Stephanie luôn phải chịu đựng sự bạo hành về thể xác lẫn tinh thần từ cha mẹ. Cô bé luôn nỗ lực vâng lời, cố gắng tỏ ra là một đứa trẻ ngoan ngoãn và hiểu chuyện, nhưng thứ cô bé nhận lại được không phải là tình yêu thương mà là trách nhiệm của một người chăm sóc và xoa dịu những tổn thương tinh thần của cha mẹ mình.

Sự bạo hành về thể xác lẫn tinh thần của cha mẹ đã khiến Stephanie mắc chứng Rối loạn Căng thẳng Sau Sang chấn Phức tạp – Complex PTSD (C-PTSD), còn gọi là PTSD Phức tạp. Lâu nay, chúng ta thường chỉ biết đến PTSD (rối loạn căng thẳng sau sang chấn) và những hệ lụy của nó, còn với khái niệm C-PTSD thì dường như lạ lẫm. Thậm chí, nó chưa được công nhận là một chẩn đoán riêng biệt trong DSM-5 và DSM-5-TR.

Nhiều người thường nhầm lẫn hoặc đồng nhất C-PTSD với PTSD thông thường. Tại Việt Nam, ngoại trừ một vài bài viết riêng lẻ, chưa có sách vở hay hệ thống tài liệu nào nghiên cứu sâu về C-PTSD. Có thể nói, “Nơi vết thương ánh sáng rọi vào” là tác phẩm đầu tiên cung cấp bức tranh hoàn chỉnh về căn bệnh này.

Nếu PTSD thông thường liên quan đến một khoảnh khắc sang chấn thì người bị C-PTSD thường đã trải qua lạm dụng liên tục – tức là sang chấn xảy ra trong thời gian dài, trong nhiều năm. Việc bị lạm dụng khi còn nhỏ là một nguyên nhân thường gặp của PTSD phức tạp.

“Nơi vết thương ánh sáng rọi vào” không phải là một cuốn sách dễ đọc. Những trang viết miêu tả về quá khứ bị lạm dụng và bạo hành của Stephanie khiến người đọc phải nhiều lần khựng lại vì nặng nề và đau đớn. Nhưng với lối viết giao thoa giữa kể chuyện và cung cấp thông tin khoa học, Stephanie Foo đã phác họa cho chúng ta thấy một câu chuyện chân thật, sâu sắc về C-PTSD và tác động của nó lên cuộc sống của người trưởng thành.

C-PTSD không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của Stephanie, từ việc lo lắng, khó điều tiết cảm xúc, chán ghét bản thân, mà còn gây khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ, có xu hướng gây hấn với người khác, hay có mối quan hệ không lành mạnh với người lạm dụng mình… Nhưng đòn chí tử của sang chấn là nó khiến một người cảm thấy bản thân không xứng đáng được yêu thương.

Và còn một thứ khiến sự khốn khổ của chứng C-PTSD khác biệt so với các chứng rối loạn do sang chấn khác: khi trải qua sự kiện đau đớn lặp đi lặp lại – hàng trăm, thậm chí hàng ngàn lần – trong suốt nhiều năm, số lượng tác nhân kích hoạt ở cả tầng ý thức và tiềm thức sẽ chồng chất lên nhau, trở thành vô tận và không thể lý giải. Nếu bạn bị đánh vì hàng trăm lỗi lầm thì lỗi lầm nào cũng trở thành mối nguy hiểm với bạn. Nếu hàng chục người làm bạn thất vọng, thì tất cả mọi người xung quanh đều trở thành bất tín. Và rồi bản thân thế giới này cũng trở thành một mối đe dọa. Vì có vô số tác nhân kích hoạt, nên C-PTSD sẽ khó chữa hơn PTSD thông thường.

Việc bị cha mẹ lạm dụng, bạo hành, bỏ rơi đã để lại một lỗ hổng bên trong tâm hồn của Stephanie, nên dù bao nhiêu năm trôi qua, dù áp dụng bao nhiêu phương pháp chữa trị cũng chỉ như “trát những lớp thạch cao trắng muốt không tỳ vết lên để trám vào những lỗ hổng toang hoác trong cốt tủy mà thôi”.

Khi nhìn vào một nỗi đau, một chứng bệnh, ta có thể dễ dàng nhìn thấy biểu hiện bề mặt của nó, nhưng còn bao nhiêu điều ẩn dưới nỗi đau đó? Có bao nhiêu người trong chúng ta thật sự dám mổ xẻ vết thương của mình ra để nhìn về nỗi đau của cha mẹ, của ông bà và thậm chí là của cụ cố? Stephanie không chỉ nhìn vào nỗi đau của bản thân, cô còn truy vấn đến cùng gốc rễ của nỗi đau. Để rồi từ câu chuyện cội nguồn, cô nhận ra những sự thật đau lòng của đói nghèo, chiến tranh và cả “giấc mơ Mỹ” được ngợi ca.

Những đau đớn cứ trải dài trên những trang giấy, và khi nhìn vào đó, ta không chỉ thấy nỗi đau của một cá nhân nữa, nó là nỗi đau của nhiều thế hệ - một nỗi đau đến từ gốc gác, xứ sở của họ. Như Stephanie đã tóm gọn trong mấy câu ngắn ngủi: “Tôi là sản phẩm của cả một xứ sở. Tôi là một trong số rất nhiều người. Tất cả chúng tôi đều là nạn nhân của một cộng đồng rối loạn chức năng rất giỏi kìm nén bản thân trong khi lẩm bẩm ‘Hãy biết cười trong nước mắt. Phải biết ngậm đắng nuốt cay’.”

Đi cùng mất mát luôn là chiến công

Việc chấp nhận bản thân mắc bệnh tâm lý vốn chẳng dễ dàng, nhưng hành trình để chữa trị dường như còn khó khăn gấp bội. Stephanie Foo đã thử nhiều phương pháp khác nhau để hồi phục, bao gồm liệu pháp tâm lý, yoga, thiền, và các liệu pháp dựa trên khoa học thần kinh. Có lúc cô thấy mình đã ổn, rồi chẳng bao lâu sau, cô lại chìm xuống một hố sâu khác và cảm thấy bản thân là một kẻ thất bại, một “phiên bản lỗi”.

Ở trong hành trình chữa lành, bạn không chỉ phải học cách chấp nhận vết thương của mình, dịu dàng với đứa trẻ trong quá khứ, mà còn phải từng bước mở lòng tin tưởng và cho phép bản thân được sai lầm… Những điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng với những người mắc C-PTSD, đây lại là ngọn núi rất khó để vượt qua. Do tính chất lặp đi lặp lại nên về bản chất C-PTSD là sang chấn trong các mối quan hệ. Nói cách khác, đây là tổn thương do mối quan hệ không tốt với người khác – những người lẽ ra phải quan tâm và đáng tin cậy nhưng thay vào đó lại gây tổn thương cho ta. Điều đó có nghĩa là người mắc C-PTSD sẽ gặp nhiều khó khăn trong các mối quan hệ với bất kỳ ai vì trong tiềm thức của họ đã ăn sâu một niềm tin rằng người khác là không thể tin tưởng được.

Có một hiểu lầm tai hại với những người đang vật lộn với C-PTSD, ấy là cho rằng chữa lành chỉ thật sự đến khi ta không còn cảm thấy buồn bã hay thất vọng. Nhưng chữa lành không đồng nghĩa với việc không còn cảm thấy gì nữa, mà là cảm nhận được những cảm xúc phù hợp ở những thời điểm phù hợp, và luôn có khả năng trở lại là chính mình. Tất cả mọi cảm xúc đều có ý nghĩa. Nỗi buồn là cần thiết để xử lý nỗi đau. Nỗi sợ giữ cho ta an toàn. Loại bỏ hoàn toàn những cảm xúc này không những bất khả thi mà còn gây hại nữa.

Như đoạn kết của một câu chuyện cổ tích, Stephanie Foo không chỉ tái sinh từ đống tro tàn mà còn tìm thấy một người chồng yêu thương, một gia đình ấm áp, và cả một cộng đồng dành cho cô. Nhưng không phải phép màu từ một đáng thần linh nào cả, tất thảy những gì mà cô đạt được đến từ việc cô đã dũng cảm chiến đấu và kiên trì bước qua từng rạn nứt của quá khứ.

Đọc “Nơi vết thương ánh sáng rọi vào”, ta thấy tài năng của Stephenie nằm ở chỗ, cô không biến cuốn sách của mình trở thành một bản cáo trạng quá khứ hay một cuốn cẩm nang tâm lý khô khan, ngược lại, đan cài trong những khái niệm khoa học lạ lẫm là những câu chữ đậm màu văn chương. Vì lẽ đó, cuốn sách không chỉ cuốn hút về mặt câu chuyện mà còn khiến ta phải xuýt xoa vì những câu văn đầy cảm xúc.

Stephanie Foo

Stephanie Foo là người Mỹ gốc Malaysia. Cô là nhà văn và là nhà sản xuất chương trình radio, gần đây nhất cô làm việc cho kênh This American Life. Tác phẩm của cô đã được phát sóng trên Snap Judgement, Reply All, 99% Invisible và Radiolab, đồng thời các bài viết của cô đã được đăng trên Vox và The New York Times. Là một diễn giả và người hướng dẫn được biết đến rộng rãi, cô đã giảng dạy tại Đại học Columbia và đã diễn thuyết tại nhiều nơi từ Liên hoan phim Sundance đến Sở Sức khỏe Tâm thần Missouri. Hiện cô sống ở thành phố New York.

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

‘Hạnh phúc tuổi trẻ’ - Những lá thư Krishnamurti gửi bạn trẻ

Trong một thế giới tràn ngập thông tin như hiện nay, nhiều người trẻ đang mắc kẹt trong cuộc chạy đua điên cuồng: không ngừng tìm kiếm thành công, tình yêu, sự an toàn, thấu hiểu, tự do... Nhưng nghịch lý là, càng tìm kiếm, họ càng xa rời chính mình.
2

‘Đại địa chấn kinh tế’ – Bài học cho Việt Nam từ những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Với vỏn vẹn 336 trang, nhà kinh tế học Linda Yueh không chỉ “vẽ” nên một bức tranh kỳ vĩ đến tàn khốc của nền kinh tế thế giới trong gần một thế kỷ mà còn mang đến những bài học lớn giúp chúng ta ứng phó trong một nền kinh tế không ngừng biến động.
3

'Khai mở cảm xúc' và 'Khai mở hạnh phúc' - Đừng che giấu cảm xúc bằng hai chữ “Ổn mà”

“Ổn mà” – hai chữ ngắn ngủi nhưng lại là câu trả lời phổ biến nhất trong những khoảnh khắc ta cảm thấy tệ nhất.
4

‘Nơi vết thương ánh sáng rọi vào’ - Cuốn sách tiên phong về Sang chấn Phức tạp

Sẽ ra sao nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?
5

Quên hôm qua, sống cho ngày mai: Học cách tha thứ, món quà bạn có thể tặng cho chính mình

Tha thứ – nghe thì nhẹ tênh, nhưng mấy ai làm được dễ dàng? Bởi khi lòng mình còn đau, còn tổn thương, thì làm sao có thể dễ dàng bỏ qua cho ai đó đã từng làm mình rơi nước mắt?

Hạnh phúc tuổi trẻ - “Điều tốt cũng có thể hủy hoại bạn”, nghe vô lý nhưng chính bạn đang làm điều đó mỗi ngày

Chúng ta lớn lên với niềm tin rằng phải giữ lấy điều tốt và loại bỏ điều xấu, như thể đó là cách duy nhất để sống hạnh phúc. Nhưng vì sao càng chạy theo những lựa chọn ấy, tâm trí lại càng mệt mỏi, càng đầy xung đột và lo lắng?

Không còn bệnh tim - "Một quyển sách quý, rất đáng quý"

Đọc xong cuốn sách "Không còn bệnh tim" (No More Heart Disease) của Tiến sĩ Louis J. Ignarro tôi nhận thấy đây là một quyển sách quý, rất đáng quý. Quý bởi vì tác giả đoạt giải Nobel về Y học sau 24 năm nghiên cứu về một thứ mà lúc khởi đầu chưa ai biết gì về nó...

Đường vào Thiền - Thành công sớm đang trở thành áp lực với người trẻ

Trong bối cảnh nhiều người trẻ đang loay hoay giữa những áp lực thành công và nhu cầu sống ý nghĩa, cuốn sách "Đường vào Thiền" (The path of meditation) của Osho như một lời mời gọi bạn trở về với chính mình.

'Khai mở cảm xúc' và 'Khai mở hạnh phúc' - Con người sẽ ra sao nếu không còn cảm xúc tồi tệ?

Bác sĩ tâm lý Emma Hepburn cho rằng cảm xúc giúp ta sống, cảm, phản ứng và kết nối. Cố gắng phủ nhận một cảm xúc tiêu cực đồng nghĩa với việc ta đang chối từ chính mình.

Thánh kinh marketing – Cẩm nang giúp bạn làm chủ cuộc chơi tiếp thị hiện đại

Thị trường thay đổi, khách hàng thay đổi, còn bạn đã thay đổi cách làm marketing chưa? Nếu vẫn còn loay hoay, “Thánh kinh marketing” (The 21st Century Sales Bible) của Yaniv Zaid sẽ giúp bạn: Kết nối thật - giá trị thật - và chiến lược thông minh.

Ánh sáng trong ta - Tác dụng phụ của việc gắn nhãn bản thân

"Ánh sáng trong ta" (The Light We Carry) của Michelle Obama là minh chứng rằng: chiếc nhãn từ người khác, hoặc từ chính bạn không thể ngăn chặn tiềm năng thực sự bên trong con người bạn.

Đại địa chấn kinh tế - Tiền nóng, niềm tin lạnh: 3 thế hệ khủng hoảng tài chính toàn cầu

Từ những cuộc khủng hoảng này cho thấy quá trình toàn cầu hóa thị trường tài chính luôn đi kèm với quá trình toàn cầu hóa khủng hoảng tài chính, nghĩa là khủng hoảng không còn giới hạn trong một khu vực mà có thể nhanh chóng lan rộng khắp thế giới.

Hạnh phúc tuổi trẻ - Yêu không ràng buộc là bí mật của tình yêu vĩnh hằng

Triết gia Krishnamurti, đã từng đặt ra một câu hỏi giản dị mà rất đáng để chúng ta, đặc biệt là những cô gái trẻ cần suy ngẫm: “Chúng ta có thực sự biết yêu là gì không?”.

Google Maps vô tình ghi lại chuyện tình 10 năm cuối đời của đôi vợ chồng già khiến hơn 391.000 người dừng bước

Suy ngẫm - Phạm Trang - 11/07/2025 10:00
Mới đây, một bài đăng cảm động đang lan truyền nhanh chóng, ghi lại cuộc sống của một cặp vợ chồng lớn tuổi ở Philippines qua ống kính Google Maps đã chạm đến trái tim của hàng trăm nghìn người.

‘Nơi vết thương ánh sáng rọi vào’ - Cuốn sách tiên phong về Sang chấn Phức tạp

Từ sách - Phim - FN - 11/07/2025 09:00
Sẽ ra sao nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?

Hạnh phúc tuổi trẻ - “Điều tốt cũng có thể hủy hoại bạn”, nghe vô lý nhưng chính bạn đang làm điều đó mỗi ngày

Từ sách - Phim - Quìn - 11/07/2025 08:00
Chúng ta lớn lên với niềm tin rằng phải giữ lấy điều tốt và loại bỏ điều xấu, như thể đó là cách duy nhất để sống hạnh phúc. Nhưng vì sao càng chạy theo những lựa chọn ấy, tâm trí lại càng mệt mỏi, càng đầy xung đột và lo lắng?

Mẹo nhỏ khi kết hợp tệp âm thanh với OpenAI

Kỹ năng - Anh Tú - 10/07/2025 13:00
Việc sử dụng các dịch vụ AI của OpenAI một cách nhanh chóng có thể khiến bạn tốn kém. Tuy nhiên, có một mẹo hữu ích giúp tiết kiệm chi phí: sử dụng API để tổng hợp các bản ghi âm.

Xem 'Sex Education', tôi học được hoá ra sống không vì chính mình sẽ khiến cuộc đời lao dốc

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 10/07/2025 12:00
Thông qua bộ phim, tôi nhận ra bấy lâu nay mình luôn sống một cuộc đời tẻ nhạt, thiếu ý nghĩa cuộc sống.

ChatGPT có bao nhiêu mô hình và bạn nên chọn loại nào là 'chân ái'?

Kỹ năng - Anh Tú - 10/07/2025 11:00
Lần đầu tiên, OpenAI cung cấp một bảng so sánh toàn diện 6 mô hình hiện có và đưa ra khuyến nghị rõ ràng về việc nên dùng mô hình nào trong từng trường hợp.

Bí ẩn người phụ nữ kể vanh vách chuyện "kiếp trước", gần 100 năm khoa học vẫn chưa thể lý giải

Suy ngẫm - Mộc Miên - 10/07/2025 10:00
Khi mới 4 tuổi, cô bé Shanti Devi ở New Delhi, Ấn Độ, đã bắt đầu kể chi tiết về cuộc đời " kiếp trước" của mình tại một thị trấn cách nhà hơn 100km.

Không còn bệnh tim - "Một quyển sách quý, rất đáng quý"

Từ sách - Phim - Chân Diệu Mỹ - 10/07/2025 09:00
Đọc xong cuốn sách "Không còn bệnh tim" (No More Heart Disease) của Tiến sĩ Louis J. Ignarro tôi nhận thấy đây là một quyển sách quý, rất đáng quý. Quý bởi vì tác giả đoạt giải Nobel về Y học sau 24 năm nghiên cứu về một thứ mà lúc khởi đầu chưa ai biết gì về nó...

Quán quân Olympia có sự nghiệp rộng mở ở nước ngoài vẫn từ chối lương cao để về nước

Phong cách sống - Kim Linh - 10/07/2025 08:00
Sau khoảng thời gian học tập và làm việc tại Úc và Anh, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 9 quyết định về nước công tác tại ĐH Huế.

AI có đang âm thầm làm suy thoái ngôn ngữ của chúng ta?

Kỹ năng - Anh Tú - 09/07/2025 13:00
Liệu AI có đang làm suy thoái ngôn ngữ của chúng ta? Không nhất thiết phải như vậy. Chuyên gia tư vấn ngôn ngữ Anne-Kathrin Gerstlauer chia sẻ những mẹo giúp người dùng cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của mình.

Xem Sex Education, chồng tôi bật khóc như mưa thú nhận đã dạy con sai lầm

Điện ảnh - Thanh Hương - 09/07/2025 12:00
Lần đầu tiên tôi nhận ra, nuôi dạy sai cách có thể ảnh hưởng đến tâm hồn một người như nào.

Google ra mắt ứng dụng AI phục vụ ngành thời trang

Thư giãn - Anh Tú - 09/07/2025 11:00
Google vừa thông báo ra mắt một ứng dụng thử nghiệm mới có tên Doppl, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để hình dung bạn sẽ trông như thế nào khi mặc các bộ trang phục khác nhau. Ứng dụng hiện đã có mặt trên iOS và Android tại Mỹ.

Cấp quản lý càng cao thì càng có xu hướng sử dụng AI

Suy ngẫm - Anh Tú - 09/07/2025 10:00
Theo nghiên cứu mới từ Salesforce, trí tuệ nhân tạo (AI) đang cho thấy dấu hiệu chuyển dịch từ các ứng dụng cơ bản như tự động hóa công việc sang những kết quả mạnh mẽ hơn, chẳng hạn như hỗ trợ công việc sáng tạo và chiến lược.

Đường vào Thiền - Thành công sớm đang trở thành áp lực với người trẻ

Từ sách - Phim - Hương Hồ - 09/07/2025 09:00
Trong bối cảnh nhiều người trẻ đang loay hoay giữa những áp lực thành công và nhu cầu sống ý nghĩa, cuốn sách "Đường vào Thiền" (The path of meditation) của Osho như một lời mời gọi bạn trở về với chính mình.

Gen Z không cần bạn, chỉ cần ChatGPT để tâm sự: Chuyên gia lý giải vì sao?

Phong cách sống - Đoàn Thủy - 09/07/2025 08:00
Thay vì gọi điện hay tâm sự với bạn bè, không ít bạn trẻ hiện nay lại mở trình duyệt, gõ vài dòng và tìm sự thấu hiểu từ trí tuệ nhân tạo.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 11/07/2025