Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó - Kỳ 1: Tết Ông Tạ thuở ấy

FN16/01/2023 09:00
Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó - Kỳ 1: Tết Ông Tạ thuở ấy

Đã thành thói quen từ năm 1954, trên vùng đất, quê hương mới của bao thế hệ Ông Tạ, từ trung tuần tháng Chạp, những sạp lá dong, khuôn gỗ gói bánh chưng lại được bày xung quanh trường Tân Bình (trước năm 1975 là trường Thánh Tâm).

Từ sáng sớm, đã thấy dưa hành, kẹo lạc Quế Hương, giò chả Ông Tạ… bày dọc các cung đường, lối ngõ khu Ông Tạ. Quá nửa đêm, hai cửa hàng Tơ Hồng (tiệm ảnh Á Đông cũ), Ngọc Vân ngay ngã ba Ông Tạ vẫn giăng đèn kết hoa rực rỡ; chợ lá dong trước trường Tân Bình thì chong đèn suốt đêm.

Không chỉ vậy, mấy chục “shop” lá dong vỉa hè vẫn ngồn ngộn lá trải dài từ hai bên cầu Ông Tạ ra đến ngã ba. Nửa đêm, trên đường Phạm Văn Hai, tiệm Hồng Thắm thuở nào, xéo chợ Ông Tạ cũ, với bột sắn, trà Bắc, thuốc lào 888… vẫn mở đèn bán Tết. Như hồi chợ vẫn còn, trước năm 1989…

Thoáng bùi ngùi một thuở, khi chợ Ông Tạ chưa dời về chợ Phạm Văn Hai hiện nay; khi cầu Ông Tạ chưa bị phá bỏ năm 1999 để làm hai cầu mới hai bên mang tên số 2, 3 mà tới giờ, gần hai mươi năm rồi nhiều người vẫn chưa thuộc tên cầu…

Trước năm 1975, từ 23 Tết, con đường Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai), đoạn từ ngõ Cổng Bom (nay là hẻm chùa Khuông Việt, 202 Phạm Văn Hai), cổng ấp Hàng Dầu (nay là đường Lưu Nhân Chú) đến ngã ba Ông Tạ đã bị đóng mấy thanh gỗ ngang ngăn xe cộ qua lại, tạo thành một cái chợ ngay trên mặt đường. Nhà lồng chợ Ông Tạ cũ (nay là đường vào trường tiểu học Phạm Văn Hai) không còn chứa nổi sức mua bán, hàng hóa Tết ê hề của khu Ông Tạ.

Xe cộ qua lại buộc phải đi ngõ Con Mắt (nay là 766 Cách Mạng Tháng Tám), ngõ Cổng Bom… lúc ấy còn rộng, hai xe cam-nhông (camion) qua lại thoải mái, không chật chội, ứ hự như bây giờ.

Chợ Tết Ông Tạ trước năm 1975 họp cả trên đường. Ảnh đường Thoại Ngọc Hầu, nay là Phạm Văn Hai, giáp Tết Mậu Thân 1968. - Ảnh: Harold Boehlert

Không chỉ giò chả, những mặt hàng hầu như chỉ làm và bán dịp Tết mà nhiều gia đình khu Ông Tạ coi là món Tết không thể thiếu như kẹo lạc, “thèo lèo cứt chuột”… cũng được hàng chục lò cho ra hàng tấn mỗi ngày. Nghĩa Hòa có một loạt lò kẹo ông Xót, ông bà chánh Chuyên, lò chú Thi, lò chú Xuyên… Đặc biệt là hai lò Hòa Thành, Thủ Đô với hai anh em ông Hòa, ông Thủ làm chủ. Nam Thái có lò Quế Hương cho tới giờ vẫn bọc kẹo vuông vức thành từng ký.

Lò Quế Hương gốc trong hẻm bánh mì Nam Thành Phong, gần nhà thờ Nam Thái; miếng kẹo giòn thanh, để cả tháng vẫn giòn tan… tới giờ vẫn là mặt hàng kẹo lạc chủ yếu ở Ông Tạ. Lò nào cũng đầy thợ và… trẻ con. Đám trẻ con vừa coi vừa chực ăn mấy rìa kẹo chủ lò dúi cho.

Hàng chục tiệm bánh kẹo, tạp hóa lớn nhỏ dọc đường Thoại Ngọc Hầu khu ngã ba Ông Tạ như Quang Minh, Tiến Thành, Lan Hương…, không tiệm nào không bày bán kẹo lạc, bánh xu xê, bánh in… Rồi ngồn ngộn măng khô, bóng bì, trà B’lao… từ Gia Kiệm, Long Khánh, Bảo Lộc đưa về. Rồi bột sắn, miến dong có nhà tự mua hàng tấn sắn dây, củ dong… về ngâm, làm suốt ngày đêm cho kịp chợ Tết. Gạo nếp, đậu xanh từ miệt Bà Quẹo, miền Tây đưa lên để nấu xôi, làm bánh chưng… vun đầy các cửa hàng. Xe chở gạo đậu ở ngã ba, thợ vác hàng tấn đi thoăn thoắt hoặc kéo xe kéo, đẩy xe ba gác bỏ mối cho các sạp. Gà vịt trong từng bu (lồng) tre đan chen chật đường vô hẻm Gà…

Bên ngoài khu ngã ba Ông Tạ, cơ man hàng hoa, chợ hoa, chợ lá dong, quầy dưa hấu trải suốt từ hồ tắm Cộng Hòa đến nhà sách Ngọc Lan, gần đầu đường Thánh Mẫu (nay là đường Bành Văn Trân). Hàng hoa từ Hóc Môn, Bà Điểm đưa xuống. Hàng củ quả như su hào, súp lơ... từ Hố Nai đưa lên. Xe tải đổ hàng liên tục, vun hàng đống hai bên đường…

Những con hẻm thông từ ngõ Con Mắt, đường Thánh Mẫu ra Phạm Hồng Thái (nay là Cách Mạng Tháng Tám)… người người qua lại tấp nập suốt ngày đêm. Học trò đi học qua cũng vui tươi chen lấn – trẻ con nào không thích đông vui, trẻ con Bắc càng vui sướng lắm. Tôi và chúng bạn ngồi học chỉ mong về, ra chợ Tết chơi, lượm cọng lá dong làm súng, làm gươm. Cha mẹ thấy con vắng là biết chúng đi đâu, làm gì. Đang tối mày tối mặt làm, buôn bán hàng Tết không ngơi tay ngớt miệng nên cũng chẳng buồn gọi về…

Những đêm cuối năm ấy, không biết bao nhiêu nồi bánh chưng sôi sùng sục khắp đường ngang ngõ tắt, hẻm hóc khu Ông Tạ. Nhà nào cũng con đàn cháu đống. Để nhà ăn, biếu hàng xóm, láng giềng và đặc biệt bà con, làng mạc cùng quê Bắc xưa, anh em, họ hàng vốn sống quần tụ quanh đấy, gần đấy – khi vào Nam, nhiều nhà đi gần cả làng, cả họ, cả nhà. Những chiếc bánh chưng được gói chăm chút. Cả nhà xúm vào làm. Riêng gói bánh, cột bánh thường là chuyện của đàn ông thanh niên khỏe tay để bánh chắc. Trẻ con bu quanh cũng được ông bà, cha mẹ gói cho những chiếc bánh tí hon để chúng có phần Tết đem khoe chúng bạn, khỏi quẩn chân.

Anh Nguyễn Ninh, một dân Ông Tạ quả quyết: “Bánh chưng Ông Tạ ngon không đâu bằng. Mở chiếc bánh ra: nếp, đậu, thịt thơm phưng phức – đúng hương vị Bắc 54 mang từ quê nhà, không lẫn vào đâu được. Màu lá dong xanh biếc trong những cọng lạt mềm buộc chặt”. Lạt phải chẻ thật mỏng, ngâm nước, buộc mới chặt tay. Đêm 30, cứ cách vài nhà lại có một nồi bánh chưng đầu nhà cuối sân. Chuyện canh nồi bánh thường của nam thanh nữ tú, trải chiếu ngồi, nằm canh; chuyện trò, chọc phá nhau ran như pháo Tết. Tình làng nghĩa xóm quyện bay trong khói nồi bánh chưng đêm se lạnh cuối năm, trong tiếng pháo lẻ của trẻ con không biết nhà nào đốt trong xóm…

“Ôi nhớ xuân nào thuở trời yên vui”, đông đủ; tứ xứ vùng miền mà như một nhà.

Chợ lá dong ở ngã ba Ông Tạ đã hoạt động hơn sáu mươi năm nay. - Ảnh: Cù Mai Công

Theo Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

30 trích dẫn hay từ 'Quẳng gánh lo đi và vui sống'

Trong Quẳng gánh lo đi và vui sống, tác giả mang đến những phương pháp giúp bạn đọc xây dựng được thái độ sống tích cực, an tâm cảm nhận hạnh phúc và mãi mãi loại bỏ thói quen lo lắng.
2

Bộ sách ‘Đủ duyên ta lại tương phùng’ - Giúp bạn bình yên giữa dòng đời vội vã

Có bao giờ bạn ngồi lại thành thật với chính mình để hỏi xem bản thân đang sống vì điều gì? Những vòng quay về tiền tài, danh vọng ấy có phải là thứ bạn mong mỏi, hay cuối cùng, thứ bạn thực sự cần chỉ là chút an yên, tịch tịnh ở tâm hồn?
3

Người thành công thật ra đã từ bỏ rất nhiều

Nếu thành công là phải chạm vạch đích thì góc nhìn của bạn có hơi cứng nhắc. Chúng ta không những phải đặt ra mục tiêu linh hoạt hơn, mà còn phải biến mình thành những cá nhân linh hoạt trong cách đánh giá về thành công và thất bại.
4

Bộ sách “Đủ duyên ta lại tương phùng” - Tìm bình yên trong từng ý niệm

Những câu chữ trong bộ sách Đủ duyên ta lại tương phùng sẽ giúp độc giả có những phút dừng lại, chiêm nghiệm, từ đó, nhen lên trong lòng một chút ấm áp, thắp lên một chút bình an.
5

Từ bỏ - Sao cứ mải miết hướng về vạch đích, mặc kệ chiếc chân gãy?

Vì sao những vận động viên chạy Marathon này, sau khi biết mình bị chấn thương vẫn tiếp tục chạy bất chấp cơn đau cho đến khi họ về đích với chiếc chân gãy?

Cho và Nhận - Thế giới sẽ tốt đẹp nếu ai cũng đọc cuốn sách này

Một liều thuốc “giải độc” đầy đáng yêu cho bất kỳ sự hoài nghi nào mà bạn có thể có về những người thành công trong kinh doanh và cuộc sống. 

‘Lời tiên tri Celestine’ - Quyển sách sẽ thay đổi cuộc đời chúng ta

​​​​​​​Vào những thời điểm cuối năm, dường như chúng ta được trực giác mách bảo nhiều hơn về ý nghĩa của những sự kiện xảy ra trong cuộc sống. ​​​​​​​

Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó Tập 2: Chuyện chẳng của riêng dân Ông Tạ

Cuốn sách 'Sài Gòn một thuở: Dân Ông Tạ đó!' là những ghi chép về vùng đất đặc biệt của tác giả Cù Mai Công - dân xóm Ông Tạ thứ thiệt.

Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó: Đọc dân cư Ông Tạ của Cù Mai Công, hiểu 'linh hồn phố thị'

Nhà báo Cù Mai Công (thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ) vừa 'tung' ra tác phẩm dày gần 300 trang Sài Gòn một thuở - "Dân Ông Tạ đó!" - tập 2.

Học viện thành công - Những thành tố tạo nên động lực cho thành công

Những người thâm trầm nhất trong chúng ta cuối cùng kết lại rằng thành công cá nhân phải tồn tại bên trong nếu nó có tồn tại.

‘Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương’ - Những mảng màu ký ức rực rỡ

Gia Định hay Sài Gòn không chỉ là những cái tên, nó còn gắn liền với những giai thoại mà kể mãi chẳng bao giờ hết, và cũng không biết phải kể như thế nào mới đủ tường tận.

‘Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó! tập 2’ - Ký ức thân thương từng cung đường, ngõ hẻm với cả ngàn nhân vật, sự kiện đáng nhớ

Có lẽ bạn đọc sẽ phải sững sờ trước hình ảnh từng cung đường, lối ngõ, hẻm hóc... của một góc nhỏ Sài Gòn - Gia Định xưa, nơi mà khu vực trung tâm là ngã ba Ông Tạ, chợ Ông Tạ, cầu Ông Tạ...

Dám nghĩ lại - Đắc nhân tâm trong tranh luận

Một người thương thuyết đến với cuộc tranh luận bằng tư duy của một nhà khoa học luôn tìm kiếm thêm thông tin và tìm ra những phương cách để đôi bên cùng có lợi.

Làm thế nào để áp dụng những gì bạn đọc vào cuộc sống?

Kỹ năng - TĐ - 30/04/2024 12:00
Dưới đây là những lời khuyên như một cách để tự thử nghiệm áp dụng những gì bạn đọc vào cuộc sống của mình, từ đó có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ca sĩ Bùi Anh Tuấn ‘Vẽ lại bức tranh của mẹ’

Thư giãn - Tiểu Vũ - 30/04/2024 11:00
Sau nhiều năm vắng bóng, ca sĩ Bùi Anh Tuấn đã trở lại với ca khúc “Vẽ lại bức tranh” trong OST “Lật mặt 7” của Lý Hải.

Trước 40 tuổi, làm 4 điều này càng sớm càng tốt để tương lai ổn định, thảnh thơi!

Suy ngẫm - Minh Nguyệt - 30/04/2024 10:00
Chỉ khi bạn đã làm việc chăm chỉ trong nửa đầu cuộc đời, bạn mới có thể tận hưởng một cuộc sống thoải mái trong nửa sau của cuộc đời.

Cuộc đời hai mặt bí ẩn của nhà tình báo huyền thoại Phạm Xuân Ẩn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 30/04/2024 09:00
Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thập kỷ nhưng đến nay, cái tên Phạm Xuân Ẩn vẫn còn gây nhiều tò mò, không chỉ với người Việt Nam, mà còn đối với nhiều chính khách lẫn báo chí thế giới, đặc biệt là báo chí Mỹ.

Minh chứng thiên đường - Thiên đường chữa lành cho những trái tim tổn thương

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 30/04/2024 08:00
“Minh chứng thiên đường” là những ghi chép của Eden Alexander về giai đoạn “cận tử”. Quyển sách đã được cả thế giới đón nhận nồng nhiệt bởi sự mới lạ, cuốn hút và hướng chúng ta đến cảm xúc an lạc.

Mục đích của dự án

Blog GS John VU - GS John Vu - 29/04/2024 12:00
Phần lớn các kĩ sư phần mềm đều muốn dự án của mình thành công. Một phương pháp tôi dạy cho họ là xác định mục đích ưu tiên ở ngay lúc bắt đầu dự án và liên tục kiểm điểm sự tiến triển theo mục đích này trong thời gian điều hành dự án.

TP.HCM: Hơn 400 cây xanh sắp bị đốn hạ làm tuyến Metro số 2 gây tiếc nuối

Suy ngẫm - Lương Ý - 29/04/2024 12:00
Việc nhiều cây lớn có tán rộng mà người dân TP.HCM xem như "báu vật xanh" sẽ bị chặt hạ để làm tuyến Metro số 2 gây nhiều tiếc nuối.

Podcast: Người đàn bà trong tôi - Phản kháng để thoát khỏi lệnh giám hộ

Từ sách - Phim - FN - 29/04/2024 11:00
Tôi quyết định phản kháng để thoát khỏi lệnh giám hộ. Tôi ra tòa vào năm 2014 và bày tỏ lo ngại về thói nghiện rượu cùng cách hành xử thất thường của cha tôi, yêu cầu tòa cho ông ấy kiểm tra chất kích thích.

Cuộc sống có 4 sự lãng phí mà hầu như ai cũng mắc phải

Suy ngẫm - Trung Hạ - 29/04/2024 10:00
Sự lãng phí lớn nhất của cuộc đời: Lo lắng, than thân trách phận, đổ lỗi và so sánh!

Sài Gòn một thuở - “Dân Ông Tạ đó!” tập 1: Sẽ thấy yêu thêm Sài Gòn

Tủ sách - FN - 29/04/2024 09:00
Sài Gòn từ thuở sơ khai vốn là vùng đất mà dân tứ xứ khắp nơi quy tụ về. Mỗi nhóm người đến đây lại đem theo văn hóa, giọng nói của họ và biến Sài Gòn thành một khu vườn muôn màu muôn vẻ.

'Ông Ba Quốc' Đặng Trần Đức: Nhà tình báo bí ẩn với những “điệp vụ siêu hạng” 

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 29/04/2024 08:00
“Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng” sẽ khiến bạn không thể rời mắt với những câu chuyện tình báo hấp dẫn và ly kỳ của ông Ba Quốc trong những năm tháng chiến tranh diễn ra ác liệt.

Kịch sử Việt: Lặng lẽ mà bền bỉ

Giải trí - Nguyễn Huy - 28/04/2024 12:00
Từ góc nhìn của một tác giả trẻ, sân khấu về sử Việt có nhiều hy vọng tồn tại trong bối cảnh khó khăn chung.

"Vua tiếng Việt" trẻ nhất: 17 tuổi ẵm giải thưởng 320 triệu đồng

Thư giãn - Ninh Phương - 28/04/2024 11:00
Nam thí sinh đã vượt qua 4 vòng thi khó khăn để đạt danh hiệu cao nhất chương trình.

Tỷ phú Lý Gia Thành: Tuân thủ 6 nguyên tắc kinh doanh để thành công

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 28/04/2024 10:00
Nhờ những nguyên tắc bất di bất dịch đã giúp ông sở hữu khối tài sản kếch xù, dành được sự tôn trọng, tín nhiệm của mọi người.

Người đàn bà trong tôi - Hành trình đau đớn giành lại quyền kiểm soát của Britney Spears

Từ sách - Phim - Thu An - 28/04/2024 09:00
Không phải ai cũng đủ dũng cảm để kể về mình và những bi kịch gia đình, trong đó có cả những sai lầm, thiếu sót của bản thân. Và không ai cũng đủ dũng khí, sự điềm tĩnh để kể về cha của mình như cái cách mà Spears đã kể trong “Người đàn bà trong tôi”.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 01/05/2024