Người phương Tây rút được 5 điều thiết thực trong 'Đạo đức kinh' của Lão Tử

Anh Tú19/03/2023 10:00
Người phương Tây rút được 5 điều thiết thực trong 'Đạo đức kinh' của Lão Tử

Nghịch lý là bản chất của "Đạo đức kinh", đến mức ngay cả những học giả có nền tảng vững chắc về Hán học cổ điển cũng không thể chắc chắn rằng họ đã lĩnh hội hết.

Đôi khi có vẻ chúng ta đang sống trong một thời đại luôn mất cân bằng. Mỗi ngày, tin tức mang đến cho ta những câu chuyện về xung đột và phân cực chính trị. Mọi người tìm kiếm, nhưng không bao giờ có thể tìm thấy, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống khó nắm bắt đó. Những thử thách của cuộc sống hiện đại lấp đầy cuộc sống chúng ta với sự căng thẳng, kiệt sức và thiếu thốn không bao giờ kết thúc.

Mặc dù đúng là thế giới có thể biến động và cuộc sống trở nên hỗn loạn, nhưng quan điểm này cũng bỏ sót một điều quan trọng: Dù cá nhân hay xã hội, đều luôn phải vật lộn để tìm sự cân bằng trong cuộc sống. Thời đại chúng ta không lạ gì về vấn đề này, đó là một nỗ lực không ngừng của con người. Đó là lý do tại sao các nhà tư tưởng qua các thời đại và từ các lĩnh vực như tôn giáo, triết học, khoa học đã cố gắng đưa ra câu trả lời của riêng mình để giúp đỡ con người.

Hơn 2.000 năm trước, trong thời kỳ Chiến quốc của Trung Quốc, một cuốn sách như vậy đã cung cấp những câu trả lời sâu sắc, đầy màu sắc bí ẩn: Đạo đức kinh.

Sự khởi đầu huyền bí

Theo truyền thuyết, vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, Lão Tử từng là người giữ văn khố của nhà Chu. Chứng kiến sự mục nát của xã hội, ông quyết định bỏ công việc và cưỡi trâu đi về phía tây. Khi đến cửa Hàm Cốc, ông gặp một người là Doãn Hỉ (Yinxi). Doãn ngay lập tức nhận ra sự khôn ngoan của Lão Tử và cầu xin nhà hiền triết cứu nhân độ thế bằng cách viết ra những lời dạy của ông. Do đó, Đạo đức kinh ra đời.

laotu2.jpg
Bức tranh vẽ cảnh Lão Tử gặp Doãn Hỉ khi ra cửa Hàm Cốc

Sự thật là các học giả có thể nói rất ít về nguồn gốc của Đạo đức kinh và càng nói ít hơn về Lão Tử. Đối với các đạo sĩ, ông là một nhân vật thần thánh được cho là nhân cách hóa cho chính Đạo - tức là trật tự thống nhất của vũ trụ. Về triết học, ông là nhân vật trung tâm của một trong 3 trường phái tư tưởng chính đã định hình văn hóa và xã hội Trung Quốc, rộng ra là Đông Á. Trong khi đó, nhiều học giả hiện đại cho rằng ông chỉ là nhân vật truyền thuyết thuần túy chứ không phải nhân vật lịch sử.

Giống như sự huyền bí của Lão Tử, Đạo đức kinh là một mê cung kiến thức nhiều mặt. Được chia thành 81 chương súc tích được viết thành kệ, Đạo đức kinh là một trong 2 kinh văn cơ bản của Đạo giáo (bản kia là Nam hoa kinh của Trang Tử). Thông điệp của Đạo đức kinh nhiều màu sắc nghịch lý, thậm chí là phản trực giác và đôi khi tự mâu thuẫn. Đối với một số độc giả, những phẩm chất này thể hiện sự phức tạp và độc đáo của Đạo đức kinh. Đối với những người khác, họ thấy rằng hàm lượng kiến thức đó không phải là của một nhà tư tưởng đơn lẻ mà là một tập hợp các câu tục ngữ trong dân gian vào khoảng nửa sau thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên.

Victor Muir, một nhà Hán học nói: “Nghịch lý là bản chất của Đạo đức kinh, đến mức ngay cả những học giả có nền tảng vững chắc về Hán học cổ điển cũng không thể chắc chắn rằng họ đã nắm bắt được điều mà Lão Tử thực sự muốn nói trong những châm ngôn súc tích của ông”.

Một tác phẩm ngắn gọn như vậy, nhưng chủ đề của nó lại vô cùng rộng lớn. Tùy thuộc vào chương được trích dẫn, nó có thể là một luận đề chính trị về nghệ thuật quản lý nhà nước hoặc một khám phá triết học. Vào những thời điểm khác, nó giống như lời sấm siêu hình, tiết lộ nền tảng của vũ trụ và đưa ra những hiểu biết thần bí. Và đơn giản hơn, nó cũng có thể là hướng dẫn để tìm thấy sự an nhiên trong cuộc sống.

Đạo đức kinh và việc theo đuổi sự cân bằng

Như đã nói, dường như có một đường thẳng xuyên suốt kết nối các khía cạnh khác nhau này với nhau, ít nhất cũng giống như sợi dây xuyên suốt mà bạn sẽ nhận được với Đạo đức kinh. Đó là tầm quan trọng của sự cân bằng. Cho dù hướng đến trật tự vũ trụ, xã hội hay chính con người, Đạo đức kinh nhấn mạnh nhu cầu tìm kiếm sự cân bằng và đưa những mục tiêu theo đuổi của con người phù hợp với sự hài hòa.

Cho dù bạn đang tiếp cận Đạo đức kinh để tìm hiểu triết lý của Lão Tử, tìm lời khuyên thực tế hay theo nhu cầu tâm linh, thì tinh thần cân bằng là bài học xuyên suốt trong việc giúp mọi người tìm ra con đường của họ, hay gọi là Đạo.

Dưới đây là 5 câu kệ giúp hướng dẫn bạn tìm kiếm sự cân bằng đó và nó cũng đóng vai trò là nền tảng cho các khái niệm quan trọng trong Đạo đức kinh.

Chương 8: Dị tính

Trong khi âm và dương có lẽ là biểu tượng Đạo giáo được biết đến nhiều nhất, thì nước là nguyên tắc căn bản trong Đạo đức kinh. Các đặc tính của nước gói gọn tốt nhất Đạo không thể diễn tả bằng lời, và như vậy, Lão Tử dạy người ta hành động giống với nước.

nuoc.jpg
Đạo đề cao sức mạnh của nước thuận theo tự nhiên

Làm thế nào để thực hiện điều đó? Xem xét cách nước hoạt động. Như Muir lưu ý, khi thích hợp, nước có thể kiên nhẫn đọng trong ao hoặc có thể chảy thành dòng. Nước không đối đầu. Nước nhường chỗ cho mọi thứ chạm vào nó và thích ứng mọi tình huống bằng cách mang một hình dạng mới. Nước khiêm tốn, luôn chảy xuống nơi thấp nhất. Cuối cùng, nó là sức mạnh và trường tồn.

Những đặc điểm đó có vẻ giống như một lời kêu gọi trở thành một bông hoa tường vi, phục tùng người khác và không bao giờ khẳng định bản thân. Nhưng đó không phải là trường hợp đơn lẻ. Như trong chương 78 viết: “Trong thiên hạ không gì mềm yếu hơn nước; thế mà nó lại công phá được tất cả những gì cứng rắn. Chẳng có chi hơn nó, chẳng chi thay thế được nó”.

Đá đại diện cho những người không thể lay chuyển, hay đối đầu và quá quyết đoán, và mặc dù có vẻ như chất này mạnh hơn trong hai chất, nhưng chính nước sẽ tạo ra các hẻm núi để cuối cùng tìm ra con đường của nó.

Cũng lưu ý rằng các đặc tính của nước không chỉ tập trung vào nội tại. Khiêm tốn, không đối đầu và thích nghi có thể giúp ta xây dựng quan hệ đối tác hợp tác và các mối quan hệ có ý nghĩa, và khi làm như vậy, giúp chúng ta đạt được sự cân bằng với thế giới cũng như với chính mình.

Chương 29: Vô vi

Tránh những cực đoan và thái quá chính là định nghĩa của sự cân bằng. Nếu chúng ta sống một cuộc sống ham muốn, chúng ta trở nên không lành mạnh. Nếu chế độ ăn uống của chúng ta quá nghiêm ngặt, chúng ta trở nên khổ sở. Nếu chúng ta luôn làm việc, chúng ta sẽ cạn kiệt niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Nếu chúng ta luôn lười biếng, chúng ta sẽ bỏ lỡ sự hài lòng khi làm tốt điều gì đó. Chắc chắn bạn có thể nghĩ ra nhiều ví dụ khác.

Điều này không có nghĩa là việc tìm kiếm sự cân bằng là dễ dàng hoặc ta luôn thành công. Như câu này gợi ý, đôi khi ta sẽ thấy mình nghiêng về thái cực này hay thái cực khác. Khi đó, thử thách là đừng trở nên tự kiêu hay có thái độ buông xuôi. Hãy nhớ rằng một ngày nào đó những điều khó khăn sẽ trở nên dễ dàng hơn; đồng thời con đường dễ dàng cũng không thể tiếp tục mãi mãi.

Chương 42: Đạo hóa

Mặc dù nổi bật trong văn hóa đại chúng, âm và dương chỉ được đề cập trực tiếp trong chương này. Thực ra, nó còn được ám chỉ ở những nơi khác - ví dụ Chương 28 viết: “Biết trắng, giữ đen, làm phép tắc cho thiên hạ. Làm phép tắc cho thiên hạ, không sai thường đức, trở về vô cực” - nhưng độ hiếm của âm dương không phản ánh vai trò quan trọng trong Đạo đức kinh.

“Vạn vật” (Wan wu) đôi khi được người ta dịch là “vô số sinh vật”, cụm từ này đề cập đến tất cả những sinh vật tồn tại trong vũ trụ. Từ quan điểm siêu hình của cuốn sách, tất cả chúng sinh bắt nguồn từ Đạo và được nuôi dưỡng bởi Đạo, vừa thống nhất vừa không tồn tại. Ngay cả các vị thần cũng là một phần của Đạo.

Ở đây, vấn đề là mỗi người đều có sự tương phản bên trong họ. Chúng ta trong mình có cả mặt âm và mặt dương. Mạnh mẽ và mềm yếu đều có trong ta. Mặt nghiêm túc và mặt hài hước đều trong ta. Mặt lý trí và mặt tình cảm của ta…

Để tìm sự cân bằng, ta không nên thiên lệch bên này và xem nhẹ bên kia và cũng không nên so sánh những phẩm chất này với nhau. Chúng là một phần của ta, và ta nên chấp nhận và đón nhận chúng một cách bình đẳng. Điều đó gồm cả những phẩm chất mà ta có thể thấy xấu hổ và không thể chấp nhận được. Những phẩm chất như vậy không làm cho ta trở nên đạo đức hay vô đạo đức, xứng đáng hay không xứng đáng. Chúng đơn giản chỉ là thế.

Chương này kết thúc với lời dạy: “Điều người xưa dạy, nay ta cũng dạy: Dùng bạo lực sẽ chết bất đắc kỳ tử. Đó là lời của thầy ta!” Điều đó có vẻ giống như một bài học khá khô khan cho đến khi ta nhận ra rằng bạo lực đang được đề cập là sự áp bức của phẩm chất này đối với phẩm chất khác. Cho dù sự áp bức đó là cá nhân hay xã hội, thì “Người khôn ngoan không tìm cách chiến thắng theo cách này”.

Chương 63: Tư thủy

“Vô vi” (wu wei) thoạt nghe, có vẻ giống như một lời kêu gọi triết học khác để thư giãn, lăn lộn với mọi biến cố và để thế giới trôi qua bạn. Nhưng ở đây, các dịch giả vấp phải vấn đề là vô vi không có từ tương đương đúng nghĩa trong tiếng Anh. Theo nghĩa Đạo giáo, “vô vi” không có nghĩa đen là “không hành động”. Thay vào đó, nó định nghĩa các hành động không va chạm, không can thiệp và dễ dàng.

Có nhiều cách khác nhau để nghĩ về vô vi. Trong Đạo giáo truyền thống, đó có thể là một quan điểm chính trị khôn ngoan hoặc một mong muốn thực sự không tham gia vào các vấn đề nhân sinh. Chủ nghĩa hòa bình vô chính phủ của Lev Tolstoi dường như được truyền cảm hứng từ khái niệm này, và Alan Watts xem nó đơn giản là không ép buộc mọi thứ.

Watts viết: “Vô vi là "không ép buộc", là điều chúng ta muốn nói khi đi theo nhịp, lăn theo lực đẩy, bơi theo dòng nước, giương buồm theo chiều gió, đón thủy triều khi nó tràn vào và khom lưng để chinh phục”.

Ngày nay, chúng ta có thể xem một loại vô vi là trạng thái dòng chảy. Nhà tâm lý học Mihaly Csikszentmihalyi đã vạch ra 6 yếu tố chính tạo nên trạng thái dòng chảy: sự tập trung sắc bén, chánh niệm, cảm giác kiểm soát, nhận thức thay đổi về thời gian, hướng nội và không dò đoán. Nói cách khác, nó trở thành “làm mà không làm” bởi vì làm giống như trạng thái tự nhiên của bạn trong thời điểm hiện tại.

Để giúp bạn tự làm chủ, nó giúp loại bỏ những điều phức tạp gây cản trở và làm mất tập trung. Thay vào đó, hãy nâng tầm những điều nhỏ nhặt bằng cách tập trung vào điều quan trọng nhất đối với nhiệm vụ hiện tại và bạn có thể làm tốt.

Chương 81: Hiền chất

Như đã đề cập, Đạo đức kinh thừa nhận con người là sinh vật xã hội. Chúng ta có một bản năng mạnh mẽ để tập hợp và làm việc cùng nhau. Những người xung quanh ta càng làm tốt hơn, cho dù đó là gia đình, nơi làm việc hay xã hội nói chung, thì ta càng làm tốt hơn.

Như vậy, Đạo đức kinh dạy rằng người khôn ngoan không cố gắng tích trữ đồ vật, lưu giữ khoảnh khắc hay thành tích bởi vì họ nhận ra rằng những thứ này vốn không có giá trị. Chỉ trong mối quan hệ với những thứ khác, những thứ này mới có giá trị và khi ta cho hoặc chia sẻ chúng, ta sẽ lan truyền giá trị của chúng. Điều đó có thể ở dạng từ thiện, cứu trợ, chia sẻ, giúp đỡ...

Và nghiên cứu hiện đại về tâm lý học tích cực đang bắt kịp trí tuệ hàng thế kỷ của Đạo. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hành vi vì xã hội giúp tăng cường sức khỏe và tinh thần của chúng ta. Ngay cả những điều nhỏ nhặt như một hành động tử tế ngẫu nhiên hay bày tỏ lòng biết ơn cũng có thể làm cho người khác hạnh phúc hơn. Ngay cả khi mọi người không phải là người nhận được sự hào phóng như vậy, thì việc chứng kiến đơn giản cũng có thể là một nguồn hạnh phúc, mãn nguyện và kính nể.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

9 sự thật phũ phàng của cuộc đời mà ai cũng phải chấp nhận

Thực sự, 9 điều này không ai nói với bạn về cuộc sống, nhưng nghe đều thấm thía.
2

Tỷ phú Rockefeller dặn con: Trên đời có 2 loại người không thể giàu có

Những người thích tiết kiệm, khư khư giữ tiền trong ngân hàng để an toàn. Nhưng làm như vậy không khác gì đóng băng tiền, bạn phải biết rằng bạn không thể làm giàu bằng cách dựa vào lãi suất", tỷ phú Rockefeller nhắn nhủ con trai.
3

Trong 3 năm tới, người không bị bỏ lại, thậm chí ‘đạp gió rẽ sóng’ là người biết duy trì độ đàn hồi

Biển rộng cho cá nhảy, trời cao để chim bay. Đó là quy luật muôn đời. Khi bạn rèn luyện bản thân đến mức cao nhất, dù thời thế có thay đổi ra sao, bạn cũng có thể khiêu vũ với vận mệnh của mình.
4

"Mẹ ơi, chúng ta không được đi khoang hạng nhất vì nghèo sao?" - Câu trả lời của bà mẹ xứng đáng đưa vào sách giáo khoa

Trên chuyến bay trở về nhà sau dịp Tết Nguyên đán, đứa trẻ hỏi 1 câu khiến bà mẹ có phần lúng túng.
5

“Chúng ta đang nuôi dưỡng sản phẩm lỗi trong thời đại AI” – Chỉ trích của Nhậm Chính Phi tạo cơn địa chấn giáo dục

Những lời của Nhậm Chính Phi khiến các bậc phụ huynh trên khắp đất nước bắt đầu nghi ngờ rằng chúng ta đều đang nuôi dưỡng "những sản phẩm lỗi trong thế giới AI".

‘Định luật 2 phút’: Đừng để bản thân qua đời ở tuổi 25 và được chôn cất ở tuổi 75!

Người xưa có câu: 'Dục tốc bất đạt', nhưng cũng có câu: 'Binh quý ở chỗ thần tốc'. Dường như những kinh nghiệm của người xưa có chút mâu thuẫn, khiến chúng ta tự hỏi, rốt cục nhanh tốt hay chậm mới tốt?

Con trai tỷ phú về quê 1 tuần: 'Hóa ra họ mới là người giàu hơn chúng ta'

Khi gửi con trai duy nhất về vùng quê xa xôi, vị tỷ phú để cậu biết được, mình đang sống trong cảnh giàu có, may mắn như thế nào. Tuy nhiên, khi con trai trở về, câu trả lời của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự tính.

7 bài học cuộc sống từ Doraemon khiến người lớn cũng cần suy ngẫm

Ngoài đời thật, chúng ta không có Doraemon, cũng không có túi thần kỳ.

Dám nghĩ lại - Hậu quả của tư duy cố chấp

Vòng lặp của tư duy cố chấp: tự phụ -> tư duy xác tín -> thiên kiến xác nhận/thiên kiến mong chờ -> niềm tin huyễn hoặc.

Rèn luyện thể chất như người Khắc kỷ

Một ngày nào đó bạn không chỉ bất ngờ với sự thay đổi của cơ thể bạn, mà tính kỷ luật, sự can đảm của bạn cũng thay đổi đến không ngờ.

Cách bạn cầm điện thoại nói lên điều gì?

Tay trái, tay phải nối với hệ thần kinh não trái não phải ra sao, chắc là điều không mấy ai xa lạ, và điều mà ta tưởng chỉ đơn thuần là ngẫu nhiên thực tế lại nói lên rất nhiều điều về con người bạn

Ping - Giải cứu vườn địa đàng - Tài năng là thiên phú, còn kỹ năng là nhờ rèn luyện

Nếu bạn không có được tài năng thiên bẩm, thì hãy bù lại bằng một sự rèn luyện bền bỉ.

Câu chuyện chú lừa và bài học cuộc sống

Một ngày nọ, con lừa của một người nông dân bị rơi xuống giếng...

Con đường chính trực của Martha Beck mời gọi mỗi người sống thật với bản thân mình

Trong thế giới đầy rẫy áp lực, việc giữ được sự chính trực và toàn vẹn của chính mình không dễ dàng. Hiểu được điều đó, nhà xã hội học Martha Beck đã viết cuốn sách Con đường chính trực như một lời mời gọi mỗi người quay trở về với bản thân.

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Thổi hồn vào nhạc Trịnh bằng câu chuyện của đời mình

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 14:00
Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không chỉ thổi hồn vào những bản nhạc của Trịnh mà qua những giai điệu ấy anh đã kể câu chuyện của đời mình khi có một tình yêu thủy chung và một tình bạn rất đẹp.

Xem Địa đạo: 'Tôi phát khóc khi nghĩ đến những người du kích, tuổi trẻ thời ấy khủng khiếp'

Điện ảnh - Lê Giang - TT - 02/04/2025 13:04
Các bạn trẻ ơi, các bạn có thể nghĩ phim này khó coi. Không phải đâu. Phim này rất hấp dẫn vì chân thật chưa từng thấy! Nghệ sĩ Cao Minh nói trong buổi ra mắt phim Địa đạo.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tình tri kỷ

Giải trí - Long Phạm - 02/04/2025 13:00
Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.

Nghe nhạc Trịnh: ‘Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ’

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 12:00
"Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”, có lẽ là một trong những câu hát sâu sắc và đặc biệt nhất trong ca từ của Trịnh Công Sơn.

OpenAI, Google, Anthropic với các động thái AI mới gây bất ngờ

Kỹ năng - Sơn Vân - 02/04/2025 11:00
Tuần qua là một tuần sôi động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) khi các công ty hàng đầu giới thiệu hàng loạt công cụ, mô hình và nghiên cứu mới.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:55
Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:51
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Giải trí - THI HỒNG - 02/04/2025 09:45
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.

Xem Khi cuộc đời cho bạn quả quýt, tôi thấm câu nói: "Con ơi, hãy ước mơ thay phần mẹ"

Điện ảnh - Đông - 02/04/2025 09:00
Ngày mẹ ra đi, câu nói này cứ ám ảnh lấy tôi.

Con đường chính trực của Martha Beck mời gọi mỗi người sống thật với bản thân mình

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 02/04/2025 08:00
Trong thế giới đầy rẫy áp lực, việc giữ được sự chính trực và toàn vẹn của chính mình không dễ dàng. Hiểu được điều đó, nhà xã hội học Martha Beck đã viết cuốn sách Con đường chính trực như một lời mời gọi mỗi người quay trở về với bản thân.

Người trẻ hát nhạc Trịnh: Làm mới nhưng vẫn giữ hồn xưa

Giải trí - Tiểu Vũ - 01/04/2025 14:00
Nhạc Trịnh dù thể hiện dưới bất cứ hình thức nào thì vẫn giữ nguyên những giá trị cốt lõi của người nhạc sĩ tài hoa.

Thể Thiên: Hành trình cách tân nhạc Trịnh Công Sơn

Giải trí - Tiểu Vũ - 01/04/2025 13:00
Thể Thiên có một hành trình cách tân nhạc Trịnh vô cùng ấn tượng để khẳng định dấu ấn cá nhân, đã thu hút sự chú ý của công chúng lẫn báo chí quốc tế.

Chàng trai TP.HCM biến bánh kem thành tác phẩm nghệ thuật đẹp đến không nỡ ăn

Phong cách sống - Nhật Thùy - 01/04/2025 12:00
Nhiều chiếc bánh kem của Anh Triết trông như tác phẩm điêu khắc hoàn mỹ, hoặc mô phỏng túi hàng hiệu y như thật, khiến khách hàng luyến tiếc không nỡ ăn.

Gemini lại "vượt mặt" ChatGPT với tính năng mới

Kỹ năng - Tuấn Anh - 01/04/2025 11:00
Gemini AI vừa có một tính năng mới mà ChatGPT chưa thể sánh kịp.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 03/04/2025