Khi “Thời đại thông tin” nổi lên và thay thế “Thời đại công nghiệp”, nó tạo ra vấn đề chính: Lực lượng lao động thủ công thất nghiêp cao vì tự động hoá và robots đã làm giảm số việc làm lao động xuống tối thiểu. Một nhà kinh tế nổi tiếng phàn nàn: “Nền kinh tế tri thức mới thưởng cho những người có giáo dục đại học và phạt những người không có nó. Về toàn thể, những người có bằng đại học làm gấp hai gấp ba những người không có giáo dục đại học. Điều này làm cho lỗ hổng giữa người giầu và nghèo không chỉ rộng hơn mà còn sâu hơn. Không có đào tạo và giáo dục đúng, người ít giáo dục sẽ không bao giờ thoát khỏi nghèo nàn.”
Công nghệ thông tin làm tăng năng suất, hiệu quả và lợi nhuận nhưng đồng thời làm giảm việc dùng công nhân thủ công gây kết quả làm thành lỗ hổng lớn giữa công nhân tri thức người có giáo dục đại học và công nhân thủ công người chỉ có giáo dục trung học. Trong ba mươi năm qua, công nghệ đã tạo ra nhiều việc làm và thịnh vượng hơn cho số ít người có giáo dục cao nhưng đẩy nhiều người có giáo dục thấp hơn ra khỏi công việc. Các nhà kinh tế trên khắp thế giới đều lo lắng rằng nền kinh tế tri thức được dẫn lái bởi công nghệ có thể cho phép những người có giáo dục cao, đặc biệt những người có kĩ năng công nghệ, thâu tóm nhiều của cải của thế giới trong khi việc chia sẻ cho những người ít giáo dục hơn đang tụt nhanh mà có thể dẫn tới cực nghèo hơn và các vấn đề kinh tế phía trước cho nhiều nước.
Một nhà kinh tế viết: “Sự ổn định của hệ thống kinh tế truyền thống như thị trường sản phẩm, cấu trúc công ti, và quan hệ doanh nghiệp đã bị đập tan hoàn toàn bởi tỉ lệnh nhanh chóng của thay đổi công nghệ. Nó sẽ đưa xuống nhiều công ti đã được thiết lập vững vì trong nền kinh tế tri thức này phát kiến và truy nhập vào tri thức và kĩ năng là quan trọng hơn tài sản và vốn, điều là nền tảng cho thời đại công nghiệp. Vì công nghệ là dẫn lái của mọi phát kiến, người có công nghệ tốt nhất sẽ thu được ưu thế cạnh tranh và người không có sẽ chịu hậu quả. Ngày nay kinh doanh không còn bị hạn chế bên trong biên giới một nước hay thành phố mà có khả năng vươn vào trong mạng toàn cầu. Do đó, các thành phố và nước thành công nhất sẽ là những nơi tốt nhất móc nối kinh doanh của họ với kinh tế toàn cầu. Chẳng hạn, Hong Kong, Singapore, Taiwan, và Tokyo đã tận hưởng biến đổi kinh tế lớn vì năng lực này.”
Với nền kinh tế tri thức, có nhu cầu đang tăng trưởng về công nhân, người có thể vận hành với tập tri thức và kĩ năng mới thay vì các công nhân thủ công có kĩ năng thấp người chỉ có thể vận hành với tri thức thường lệ. Các nước không thể tạo ra đủ công nhân tri thức sẽ không có khả năng cạnh tranh và có thể rơi lại vào trong nghèo nàn. Vì sự thịnh vượng của kinh tế phụ thuộc vào phát kiến công nghệ, đào tạo và giáo dục trong công nghệ phải được khuyến khích và được cho ưu tiên hàng đầu. Với những hành động đúng, các nước đang phát triển có thể tận dụng các ưu thế của cơ hội này để thịnh vượng và tiến lên nền kinh tế ổn định và có khả năng cạnh tranh.
Theo nhiều khảo cứu, nền kinh tế toàn cầu sẽ tạo ra trên năm mươi triệu việc làm mới trong năm năm tới, nhưng phần lớn trong chúng sẽ yêu cầu công nhân với ít nhất là bằng cử nhân trong khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM). Ngày nay không đầy 30% người ở các nước đang phát triển có giáo dục đại học và chỉ 12% số họ có đào tạo trong khu vực STEM vì nền kinh tế của họ vẫn phụ thuộc vào lao động thủ công thay vì công việc kĩ thuật.
Ngày nay sinh viên đại học phải có tri thức về thời đại thông tin và điều đang xảy ra trong nền kinh tế tri thức để cho họ có thể chuẩn bị. Họ nên biết rằng nghề nghiệp tương lai của họ yêu cầu các kĩ năng STEM. Bằng việc chuẩn bị, sinh viên sẽ có nhiều đào tạo hơn về khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học để theo đuổi nghề STEM. Điều này cũng có nghĩa là hệ thống giáo dục phải có nhiều thầy giáo hơn về toán học và khoa học để cung cấp cho việc đào tạo được cần tới. Mọi sinh viên phải được chuẩn bị cho nghề nghiệp của họ sớm hơn và việc lập kế hoạch nghề nghiệp nên là môn học được yêu cầu trong giáo dục trung học.
Khi thế giới đang thay đổi nhanh chóng, phát kiến sẽ tiếp tục đem tới thịnh vượng cho một số nước và lỗ hổng lớn trong STEM nghĩa là việc làm trong một số nước sẽ tiếp tục bị bỏ trống trong khi hàng triệu người ở các nước khác sẽ vật lộn để kiếm sống. Để tránh tình huống này, các nước đang phát triển phải bắt đầu với đào tạo nhiều thầy giáo bởi vì cải tiến giáo dục bao giờ cũng bắt đầu với các thầy giáo.