“Khi tôi còn là một sinh viên đại học ở Trung Quốc, tôi biết nhiều sinh viên không quan tâm về học tiếng Anh. Họ ưa thích đọc sách đã được dịch sang tiếng Trung Quốc thay vì đọc sách gốc trong tiếng Anh. Nhiều người dùng phần mềm “bản địa hoá” trong tiếng Trung Quốc và đọc các tin tức kĩ thuật từ các báo chí địa phương. Không có gì sai với điều đó, nếu họ ở và làm việc tại Trung Quốc. Tuy nhiên nhiều người trong số họ muốn vào trường đại học ở Mĩ và hi vọng kiếm được việc làm ở đó. Trong năm ngoái ở đại học, tất cả họ đều theo lớp “đào tạo đặc biệt” chỉ để qua được bài kiểm tra TOEFL và GRE.
Họ biết rằng để được chấp nhận vào trường tốt, họ phải có điểm cao cho nên thay vì phát triển kĩ năng được cần, họ học cách qua được kì kiểm tra bằng ghi nhớ câu trả lời kiểm tra để được điểm cao. Dễ dàng mua sách “Trả lời câu hỏi kiểm tra” từ bất kì kiểu kiểm tra nào vì phần lớn có sẵn trong thị trường “đặc biệt.” Sự kiện đáng buồn là sau khi được chấp nhận vào trường Mĩ, nhiều người vật lộn vì khiếm khuyết ngôn ngữ của họ. Nhiều người phải học lại các lớp và có điểm thấp. Vì điểm thấp của họ, họ có khó khăn tìm việc làm và tương lai của họ bị tan nát.”
“Cách tốt nhất để học ngoại ngữ là đọc sách trong ngôn ngữ đó. Điều đó không dễ lúc đầu nhưng nếu bạn cố gắng, bạn sẽ thấy rằng kĩ năng ngôn ngữ của bạn được cải tiến nhiều sau vài tháng. Là một sinh viên kĩ nghệ phần mềm, tôi đọc mọi sách kĩ thuật bằng tiếng Anh. Dễ đọc sách kĩ thuật hơn là các sách khác vì sau khi bạn làm chủ được một số thuật ngữ kĩ thuật, phần còn lại là dễ dàng. Vấn đề với sách dịch là nhiều dịch giả không có hiểu biết tốt về chủ đề kĩ thuật để làm việc dịch tốt. Bản dịch sai có thể “dẫn đường sai” bạn và đưa bạn tới lẫn lộn và thất vọng.
Thường mất thời gian lâu hơn trước khi việc dịch được hoàn thành, đến lúc bạn có được sách giáo khoa dịch, cái gì đó có thể đã thay đổi. Chẳng hạn, khi bạn tôi đọc bản dịch “Nền tảng của Kĩ nghệ phần mềm” xuất bản lần đầu, tôi đọc cùng cuốn sách đó trong xuất bản lần thứ hai nơi nhiều chương đã được cập nhật. Công nghệ thay đổi nhanh chóng và điều bạn đọc có thể đã lỗi thời. Trong xuất bản lần thứ hai, có ba chương mới về Kiến trúc doanh nghiệp, Phát triển Agile, và Khuôn khổ an ninh mà xuất bản lần thứ nhất không có.”
“Ngay cả ngày nay, nhiều sinh viên vẫn còn học về xu hướng công nghiệp và kĩ thuật từ báo chí địa phương. Báo chí cung cấp tin tức cho công luận cho nên chúng không có mấy chiều sâu về tin tức kĩ thuật; phần lớn trong chúng đầy những quảng cáo sản phẩm như điện thoại di động mới nhất, laptop mới và chỉ những tin tức chung về những công nghệ nào đó. Để theo dõi xu hướng kĩ thuật, bạn phải đọc các tạp chí và bài báo kĩ thuật nhưng phần lớn trong chúng được xuất bản ở Mĩ hay châu Âu điều có nghĩa là bạn phải biết tiếng Anh và đọc chúng.
Đó là lí do tại sao phần lớn sinh viên không đọc chúng và do đó không biết cái gì đang xảy ra trong công nghiệp hay thị trường việc làm toàn cầu. Không có thông tin sống còn này, họ không biết công nghệ nào được cần, kĩ năng nào là có nhu cầu cao để lập kế hoạch cho tương lai của họ. Lời khuyên của tôi là nếu bạn muốn xây dựng nghề nghiệp kĩ thuật, bạn phải thường xuyên đọc các bài báo kĩ thuật để mở rộng tri thức của bạn; bạn phải theo dõi xu hướng công nghiệp và học nhiều nhất có thể được. Thế giới đầy những cơ hội nếu bạn biết cách nắm lấy chúng.”
“Có khả năng đọc và viết trong tiếng Anh là cơ bản nhưng có khả năng diễn đạt bản thân bạn trong tiếng Anh là khác. Nếu bạn nói trôi chảy, bạn có thể gây ấn tượng cho người khác những người đánh giá bạn về kĩ năng và tri thức chuyên gia, đặc biệt người muốn thuê bạn. Điều này là rất quan trọng nhưng ít sinh viên chú ý.
Trong mọi đại học Mĩ có nhiều sinh viên nước ngoài người hình thành các “nhóm đóng” dựa trên quốc gia và nói ngôn ngữ riêng của họ. Cho dù họ ở Mĩ trong nhiều năm nhưng ít người nói tốt tiếng Anh và đó là lí do tại sao nhiều người có khó khăn trong phỏng vấn việc làm của họ. Bạn đã bao giờ hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không thể tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp không? Cho dù bạn có bằng cấp và kĩ năng nhưng ai sẽ thuê bạn nếu bạn không thể nói được tiếng Anh tốt?”
“Ngày nay mọi người không làm việc ở chỗ cô lập mà bao giờ cũng trong tổ. Các thành viên tổ gặp gỡ mọi ngày để thảo luận về công việc, chia sẻ thông tin, hay hỗ trợ lẫn nhau về công việc của họ v.v. Không nói được tiếng Anh tốt, làm sao bạn trao đổi với họ được? Bạn không thể làm việc tổ được nếu bạn không thể nói với nhau được. Bạn không thể đóng góp cho tổ được nếu bạn không thể diễn đạt được bản thân bạn một cách rõ ràng.
Đó là lí do tại sao nhiều công nhân nước ngoài bị đối xử như “người phát triển non” người chỉ có thể làm việc trên cơ sở những điều như kiểm thử, viết mã nhưng không bao giờ được đề bạt làm người thiết kế, kiến trúc sư, lãnh đạo tổ hay trở thành người quản lí. Mặc dầu họ có khả năng làm những việc đó nhưng bởi vì họ không thể trao đổi được tốt, họ không thể đi lên được. Khi tôi làm việc trong công nghiệp, tôi thấy nhiều người như thế và đó là sự kiện.”
Khi giáo sư Vũ yêu cầu tôi chia sẻ kinh nghiệm của tôi với lớp của thầy, tôi quyết định viết cho những người là sinh viên nước ngoài như tôi. Thông điệp của tôi là đơn giản: “Nếu bạn muốn vào trường ở Mĩ, bạn cần cải tiến tiếng Anh của bạn. Nếu bạn muốn thu được kinh nghiệm bằng làm việc ở một công ti Mĩ, bạn cần cải tiến tiếng Anh của bạn. Nếu bạn lập kế hoạch cho nghề nghiệp của bạn, bạn phải đọc tạp chí kĩ thuật, blog kĩ thuật, và website kĩ thuật. Bạn cần có mọi thông tin có thể để chuẩn bị cho nghề nghiệp của bạn và lập kế hoạch cho tương lai của bạn bằng việc được chuẩn bị, bạn sẽ đạt tới mục đích của bạn. Vì phải mất nhiều năm để làm chủ ngôn ngữ, bạn phải bắt đầu từ BÂY GIỜ.