Viện Công nghệ Ấn Độ

GS John Vu19/06/2023 11:00
Viện Công nghệ Ấn Độ

Mọi học kì, tôi mời các nhà chuyên môn công nghiệp tới và cho bài giảng cho sinh viên của tôi để cho họ biết cái gì đang xảy ra trong công nghiệp. Hôm qua Ts. Chakra Vishnu, một giáo sư từ Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) là diễn giả mời trong lớp của tôi.

Đây là điều ông ấy chia sẻ với sinh viên của tôi: “Đến năm 2020 Mĩ sẽ cần thêm 1.4 triệu việc làm công nghệ thông tin (CNTT) mới, nhưng chỉ có thể rót vào một phần ba số đó cho nên họ sẽ phải thuê nhiều công nhân CNTT có kĩ năng từ các nước khác để đáp ứng cho nhu cầu này và có lẽ phần lớn số này sẽ tới từ Ấn Độ. Tôi chắc là các bạn có thể hỏi tại sao Ấn Độ? Cho nên để tôi chia sẻ với các bạn về hệ thống giáo dục trong một trong những đại học hàng đầu của Ấn Độ và tại sao sinh viên của họ đang được tuyển mộ trên khắp thế giới.”

“Ấn Độ có trên 1.3 tỉ người và dân số vẫn đang tăng lên cho nên cuộc sống là vất vả và cạnh tranh là dữ dội trong gần như mọi thứ. Từ tuổi trẻ, trẻ em Ấn Độ đã được dạy rằng cách duy nhất để thoát khỏi nghèo nàn là giáo dục cho nên cạnh tranh để có được giáo dục tốt là dữ dội. Có vài trường tiểu học hàng đầu trong các trường tiểu học, vài trường trung học hàng đầu trong các trường trung học, và tất nhiên, có vài trường đại học hàng đầu.

Tất cả các trường hàng đầu này đều có những chủ đề chung: Họ tất cả  đều hội tụ vào khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM) cho nên người tốt nghiệp của họ rất giỏi trong các khu vực này, khi so sánh với học sinh của các trường khác. Bạn có thể hình dung sức ép và cạnh tranh để vào được các trường này. Không thể nào vào được các trường trung học hàng đầu nếu bạn không xuất thân từ các trường tiểu học hàng đầu, và rất khó vào các đại học hàng đầu nếu bạn không tốt nghiệp từ các trường trung học hàng đầu. Trong số các đại học hàng đầu của Ấn Độ có Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT), một hệ thống gồm 16 đại học độc lập ở các thành phố khác nhau ở Ấn Độ.”

“Mơ ước của mọi học sinh trung học là được nhận vào Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) vì người tốt nghiệp từ viện này được tuyển mộ nhiều từ các công ti trên khắp thế giới. Mỗi năm quãng một triệu sinh viên Ấn Độ lấy kì thi vào IIT nhưng chỉ 10,000 được nhận. Ngay cả họ vào rồi, cạnh tranh vẫn dữ dội giữa các sinh viên để qua các kì thi, câu hỏi và được điểm tốt. Phần lớn các sinh viên dành trung bình 14 giờ học tập một ngày, bẩy ngày một tuần trong toàn bộ năm học vì có các bài kiểm tra hàng tuần và nhiều thách thức mà sinh viên phải vượt qua để là người giỏi nhất của Ấn Độ. Với một đất nước có 1.3 tỉ người, người giỏi nhất thực sự là rất giỏi.”

“IIT được xếp hạng là hệ thống đại học tốt nhất với các chương trình đào tạo tốt nhất. Bên cạnh đào tạo kĩ thuật, sinh viên phải đọc nhiều tin tức và bài báo công nghệ để tham gia vào trong tranh luận để mở rộng tri thức của họ cho nên họ bao giờ cũng được thông tin về điều đang xảy ra trên khắp thế giới. Trong thời gian cuối tuần, có các tranh luận theo tổ trên khắp các trường về các chủ đề khác nhau dưới sự giám sát của các giáo sư. Các tổ thắng thu được nhiều chú ý hơn cho nên sinh viên học các kĩ năng mềm như kĩ năng trình bày, kĩ năng trao đổi, kĩ năng nói chỗ công cộng và kĩ năng lãnh đạo v.v.

Là một giáo sư, tôi cho các tổ này các chủ đề và họ phải nghiên cứu để học rồi trình bày cho toàn trường trong các cuộc tranh luận. Vì có nhiều tổ cạnh tranh, sinh viên phải học kĩ về chủ đề nếu không họ sẽ thua các tổ khác vì cạnh tranh cũng là dữ dội. Phần lớn các chủ đề là về công nghệ mới, xu hướng mới và bằng việc tham gia vào trong tranh luận, sinh viên học nhiều về cách hiểu của họ và điều đó khuyến khích thái độ học liên tục. Chẳng hạn, chủ đề có thể là: “Phân tích dữ liệu lớn và trinh sát doanh nghiệp truyền thống” nơi họ phải thảo luận về khác biệt giữa hai điều này cũng như ưu điểm và nhược điểm của từng điều này; “Toàn cầu hoá và xã hội tri thức”, nơi họ học rút ra các kết luận về các xu hướng hiện thời; “Di động và phát kiến tiếp” v.v.

Tranh luận là cách khác để khuyến khích việc học cả đời từ năm đầu cho nên sinh viên được điều chỉnh tốt với các xu hướng trong công nghiệp. Đó là lí do tại sao sinh viên của chúng tôi phát triển cả tri thức chiều rộng và chiều sâu về nhiều chủ đề. Đó là lí do tại sao họ được các công ti công nghệ hàng đầu tìm kiếm và phần lớn người tốt nghiệp của chúng tôi hiện đang làm việc ở các vị trí hàng đầu trong những công ti này.”

“Trong nhiều năm, IIT bị phê bình là chỗ hỗ trợ cho hiện tượng “chảy não.” Vì nhiều người tốt nghiệp IIT liên tục theo đuổi bằng cấp cao hơn ở Mĩ hay châu Âu rồi sau khi tốt nghiệp, phần lớn ở lại và làm việc trong các nước đó, cho nên chúng tôi mất nhiều người tài giỏi nhất. Khi danh tiếng của IIT lan rộng do các chương trình đào tạo xuất sắc, Ấn Độ đã trải qua việc di dân qui mô lớn của những người tốt nghiệp IIT sang Mĩ, đặc biệt là tới thung lũng Silicon nơi một phần ba các công ti công nghệ cao bây giờ được làm chủ và quản lí bởi người Ấn Độ.

Tất nhiên, chính phủ Ấn Độ phàn nàn rằng Mĩ được lợi từ giáo dục tốt nhất được trả bằng tiền thuế của người đóng thuế Ấn Độ. Mĩ biện minh rằng tiền được gửi về nhà của người Ấn Độ hải ngoại đã là nguồn chính đóng góp cho sự thịnh vượng kinh tế của Ấn Độ. Bất kể tới vấn đề chính trị, có một xu hướng mới rằng nhiều người tốt nghiệp IIT người thành công ở Mĩ đã trở về Ấn Độ và phát triển công nghiệp công nghệ thành công ở Bangalore và Hyderabad và nó bắt đầu lan rộng sang các thành phố khác. Tình huống này đã xảy ra trong những năm 1990 khi chính phủ Ấn Độ đã thay đổi một số luật để mở cho kinh tế Ấn Độ bằng việc khuyến khích nhiều công ti tư vận hành từ các thị trường đóng trước đây.

Những sáng kiến này khuyến khích sinh viên IIT đi vào làm doanh nghiệp bằng việc tạo ra công ti riêng của họ và khuyến khích nhiều người nước ngoài đầu tư vào những công ti này. Việc làm khoán ngoài các việc kĩ thuật từ Mĩ và Tây Âu cũng đã tạo ra các cơ hội cho người tốt nghiệp IIT ở Ấn Độ đi vào kinh doanh này và với lực lượng lao động có kĩ năng đã sẵn có, “phép màu kinh tế” xảy ra và liên tục tới ngày nay, việc làm khoán ngoài CNTT đem về nhà quãng $100 tỉ đô là một năm và hỗ trợ cho năm triệu người có việc làm được trả lương cao cho nền kinh tế của Ấn Độ.”

“Với việc bổ nhiệm Satya Nadella làm giám đốc điều hành của Microsoft, nhiều người bây giờ nhận ra rằng nhiều công ti lớn đang được quản lí bởi những người quản lí gốc Ấn Độ. Danh sách này bao gồm những công ti khổng lồ như Pepsi Cola, Deutsche Bank, MasterCard, Adobe Systems, Diageo, Food giant Reckitt Benckiser và Global Foundries. Nếu bạn nhìn kĩ hơn vào trong những người quản lí hàng đầu Ấn Độ thành công này, bạn sẽ thấy rằng phần lớn trong họ vẫn trong độ tuổi 40 trẻ hơn nhiều khi so sánh với những người quản lí Mĩ hàng đầu đang ở độ tuổi cuối 50. Hầu hết tất cả họ đều tốt nghiệp từ các đại học hàng đầu của Mĩ và Anh bên cạnh các trường Ấn Độ của họ.

Gần như tất cả họ đều bắt đầu là người kĩ thuật rồi leo lên các vị trí quản lí. Phần lớn trong họ trưởng thành với công nghệ và chính tri thức chuyên gia về công nghệ cho họ chiếc thang để đi lên. Về căn bản, họ tất cả đều có được vị trí đúng vào thời điểm đúng vì đây là thời đại Thông tin nơi tri thức và kĩ năng kĩ thuật là yếu tố then chốt cho thành công. Như Steve Jobs đã nói “kết nối mọi chấm để thấy tương lai” nếu bạn nhìn kĩ vào trong những người quản lí hàng đầu này, cũng như điều bạn thấy ngày nay và nơi bạn muốn đi, thì bạn sẽ thấy rằng chính tri thức và kĩ năng của bạn đưa bạn đi xa trong nghề nghiệp hơn những người khác.”

“Tôi tin lí do những người này có được vị trí hàng đầu vì tri thức và kĩ năng của họ vì họ liên tục học suốt cuộc đời của họ. Họ phạm sai lầm nhưng học từ nó và tại IIT, chúng ta dạy sinh viên kiên nhẫn và học từ sai lầm. Bạn có thể thấy rằng những quan chức điều hành Ấn Độ hàng đầu đã vươn lên qua xếp hạng tại công ti của họ; họ liên tục học qua thời gian. Chẳng hạn, Nooyi gia nhập Pepsi năm 1994, Jain nhận việc đầu tiên tại Deutsche Bank năm 1995, Menezes đã ở cùng Diageo từ 1997, Narayen được thuê bởi Adobe năm 1998, và Nadella dành 22-năm với Microsoft. Tất cả họ đều đi lên qua nỗ lực riêng của họ.

Không có gì đặc biệt về họ bên cạnh tri thức và kĩ năng của họ mà tất cả họ đều nhận được từ viện giáo dục tốt nhất như IIT. Tất nhiên, họ không chỉ học kĩ năng kĩ thuật mà họ cũng kế thừa từ văn hoá phong phú của chúng tôi, điều dạy cho họ khiêm tốn, bền bỉ, kiên nhẫn, và làm việc chăm chỉ. Tôi nghĩ trong thời đại thông tin này, sẽ có nhiều người từ châu Á sẽ sớm nổi lên để lãnh đạo xã hội tri thức và tôi sẽ không ngạc nhiên nếu nhiều người sẽ tới từ Ấn Độ.”


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Xu hướng thị trường

Khi tôi đi tiến hành nghiên cứu về xu hướng phần mềm toàn cầu, tôi có thể thấy bằng chứng về cuộc khủng hoảng tài chính ở hầu khắc mọi nước với công nhân bị sa thải và các công ti phần mềm hết khả năng kinh doanh.

Lập kế hoạch cho tương lai

"Lĩnh vực nào sẽ giúp cho em có được việc làm tốt đến lúc em tốt nghiệp? Xin thầy lời khuyên."

Nền kinh tế tri thức

Về toàn thể, những người có bằng đại học làm gấp hai gấp ba những người không có giáo dục đại học. Điều này làm cho lỗ hổng giữa người giàu và nghèo không chỉ rộng hơn mà còn sâu hơn.

Thực tập và làm việc tại Google

Công nghệ thông tin (CNTT) là dẫn lái then chốt cho thịnh vượng kinh tế, đặc biệt trong thế giới “phẳng” nơi các biên giới đang biến mất và cạnh tranh là dữ dội.

Khó khăn khi áp dụng Scrum

Scrum là phương pháp tuyệt vời cho dự án phần mềm nhỏ. Khác biệt then chốt giữa Scrum và các cách tiếp cận khác là cách tiếp cận đơn giản của nó.

Lĩnh vực học tập tốt nhất cho phụ nữ

Giáo dục, trang trí nội thất, quan hệ công chúng, môi trường, văn học, hoặc khoa học và công nghệ, những lĩnh vực nào dành cho phụ nữ?

Lại nói chuyện giáo dục STEM

Ngày nay giáo dục đại học là bản chất cho sự mạnh khoẻ của xã hội. Nền kinh tế toàn cầu đòi hỏi rằng công nhân phải có tri thức và kĩ năng nào đó nếu họ muốn có chuẩn sống khá.

Công nghiệp quản lý qui trình doanh nghiệp của Ấn Độ

Như một phần của bài giảng khách mời, tôi đã mời Ajay Gupta, một người quản lí cấp cao của một công ti làm khoán ngoài phần mềm lớn tới nói chuyện cho lớp Quản lí hệ thông tin của tôi. Sau đây là điều anh ấy đã nói:

Học kỹ năng mới

Em lấy làm tiếc là em đã không biết về mọi cơ hội trong công nghệ vì em không là người công nghệ. Em ước ao em biết nó vài năm trước nhưng quá trễ rồi và em không biết phải làm gì.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025