Chia sẻ là câu chuyện thực tế của Tiểu Thức trên diễn đàn Toutiao (Trung Quốc)
***
Trong một kỳ nghỉ lễ, tôi nhận được lời mời của một người bạn đến thăm bố anh ấy tại nhà anh ấy. Bạn tôi nói với tôi rằng gần đây bố anh ấy không được khỏe, nên tôi cũng muốn đến thăm và gửi cho ông một chút ấm áp.
Khi tôi đến nhà bạn thì đã là buổi trưa. Anh ấy chào đón tôi rất nồng nhiệt, cả gia đình cho tôi một loại cảm giác rất thân thiết, ấm cúng. Anh ấy nói với tôi rằng anh muốn mời tôi đi ăn trưa và trò chuyện đôi chút. Tất nhiên, tôi rất vui vẻ đồng ý.
Chúng tôi, hai thế hệ già trẻ bước ra khỏi nhà và đi đến một nhà hàng gần đó. Bạn tôi gọi một vài món ăn, còn đặc biệt quan tâm, hỏi tôi thích món gì. Trong suốt bữa ăn, chúng tôi đã trò chuyện về những trải nghiệm gần đây và chia sẻ một vài câu chuyện về công việc và cuộc sống của đôi bên.
Sau bữa ăn, đột nhiên anh bạn ấy lại đưa hóa đơn cho tôi. Tôi khó hiểu nhìn anh ta, nhưng vẫn thanh toán hóa đơn đó, tổng cộng hơn 3 triệu đồng. Tôi cảm thấy không thoải mái, như thể mình đang bị lừa gạt. Tôi rời khỏi nhà hàng mà không nói một lời.
Về nhà với tâm trạng nặng trĩu, nghĩ bạn bè mà đối xử với nhau như thế sao? Rõ ràng là anh ấy chẳng tôn trọng tôi. Nhưng vài giờ sau, anh bạn đó đã gửi tin nhắn cho tôi nói rằng anh ấy đã chuyển tiền trả lại cho tôi. Tôi rất ngạc nhiên vì tôi không nghĩ anh ấy sẽ làm vậy.
Anh ấy giải thích: "Tôi đã từng mời cha mẹ đến nhà hàng đó để ăn cơm, nhưng họ vì tiếc tiền cho tôi nên luôn từ chối. Cho nên, tôi mới muốn nhờ cậu đi theo, giả vờ sẽ trả bữa ăn đó, như vậy thì cha mẹ tôi mới đồng ý đi ăn."
Sau khi nghe lời giải thích này, tôi nghĩ liệu tôi có nên trả lại số tiền đó cho anh ấy hay không. Nhưng lại cảm thấy làm vậy có lẽ sẽ đánh lên lòng tự trọng của anh ấy, nên đành thôi. Vì vậy, tôi quyết định trả lời anh ấy bằng một tin nhắn cảm ơn, cảm ơn vì tâm ý của anh.
Sau khi nhận tin nhắn, anh ấy cũng trả lời lại và nói cho tôi nghe về suy nghĩ của anh.
Ban đầu anh ấy vốn định nói thẳng với tôi, nhờ tôi cùng diễn kịch, nhưng làm thế nào cũng không nói nên lời, sợ rằng tôi sẽ từ chối. Vì thế chỉ đành ngỏ lời mời tôi đến nhà chơi. Thật ra, sức khỏe của cha mẹ anh ấy đều không tốt, nhưng họ lại không dám ăn đồ ngon. Tình thế cấp bách nên anh ấy mới phải làm như thế. Anh ấy còn nói với tôi rằng anh rất trân trọng tình bạn của chúng tôi và hy vọng rằng tôi sẽ không vì chuyện này mà giữ cái gai trong lòng.
Tôi đã rất cảm động khi nghe lời giải thích này. Một người con hiếu thảo, vì sức khỏe của cha mẹ mà không ngừng suy nghĩ trăm phương ngàn kế. Có một người như thế làm bạn, tôi cũng cảm thấy thật ấm áp.
Sự việc này cũng giúp tôi trân trọng và nhận thức được sâu sắc tầm quan trọng của tình bạn. Tình bạn là một thứ cần được duy trì và "vận hành" một cách có sự quản lý, bởi vì nó sẽ rất dễ bị hủy hoại bởi những điều vô cùng nhỏ nhặt.
Đồng thời, nó cũng khiến tôi nhận ra tầm quan trọng của lòng hiếu thảo. Chúng ta nên trân trọng và biết ơn cha mẹ hơn, vì những nỗ lực của họ khi còn trẻ để nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn, về già rồi lại còn không ngừng suy nghĩ vì con cái, mặc cho bản thân có phải chịu khổ bao nhiêu.
Ngoài ra, bạn bè với nhau không chỉ nên xoay quanh các việc ăn, uống, vui chơi. Một tình bạn chân thật chính những người biết giúp đỡ, thấu hiểu nhau vào những khi cần thiết. Khi bạn bè gặp khó khăn hoặc cần giúp đỡ, chúng ta nên cố gắng hết sức ra tay tương trợ. Vì con người với nhau, điều đáng giá nhất chính là có thể trao nhau hơi ấm vào những lúc trời đông.
Mỗi một hành động, lời nói đều sẽ ảnh hưởng đến tình bạn. Vì thế, trong quá trình giao tiếp, chúng ta nên chú ý hơn, tôn trọng và thông cảm lẫn nhau để xây dựng một tình bạn lành mạnh và vững vàng.
Cuối cùng, tôi muốn nói một lời với anh bạn của tôi: "Cảm ơn, sự hy sinh và hiếu thảo của anh đã khiến tôi cảm thấy rất ấm áp và an yên. Tôi rất tự hào vì có được tình bạn này."