Chú bồ câu một chân và "bảo mẫu" hơn 10 năm nuôi chim trời ở Nhà thờ Đức Bà

Huy Hậu21/11/2022 11:53
Chú bồ câu một chân và "bảo mẫu" hơn 10 năm nuôi chim trời ở Nhà thờ Đức Bà

Nhiều năm nay, đàn bồ câu bay lượn quanh Nhà thờ Đức Bà đã trở thành một phần biểu trưng của TPHCM. Nhưng ít ai biết, chúng ngày ngày đều được chăm sóc tỉ mẩn bởi những người "bảo mẫu" vô danh.

Chú bồ câu một chân và bảo mẫu hơn 10 năm nuôi chim trời ở Nhà thờ Đức Bà - 1

"Cụt chân! Cụt chân ơi! Xuống đây ăn nè…" - chị Thanh (46 tuổi, ngụ quận 6, TPHCM) vừa lắc chiếc lon guy gô (Guigoz) đựng mớ hạt đậu, vừa lớn tiếng gọi đàn chim theo lời đề nghị của tôi.

Chốc chốc trên những vòm cây cổ thụ còn đẫm nước mưa, từng tốp bồ câu chao lượn quanh bức tượng Nữ vương Hòa Bình rồi đậu xuống dưới thềm gạch. Con trắng muốt, con đen tuyền, con nâu thẫm có đeo vòng cổ cườm hoa… phải đến cả trăm con, thản nhiên leo lên cánh tay, bàn chân khách, thi nhau mổ đậu phát ra những tiếng chi chít, chi chít vui tai. 

"Cụt chân à! Có khách muốn gặp con kìa…", chị tiếp tục gọi rồi quay sang lắc đầu: "Nó vậy đó! Từ hồi thương binh chỉ xuất hiện muộn, đợi tụi khác ăn xong mới tới lượt".

Cứ thế, hơn 10 năm nay, chị Thanh và nhiều người dân ở quanh Nhà thờ Đức Bà bỗng chốc trở thành "bảo mẫu" bất đắc dĩ của đàn bồ câu. Một điều đặc biệt hơn, ngày ngày họ cho chúng ăn, hiểu tính nết từng đứa, chăm nom như con, nhưng chưa bao giờ mảy may suy nghĩ sẽ sở hữu chúng. Và ngay cả khi tôi lên tiếng muốn viết bài báo tôn vinh công việc thầm lặng này, chị Thanh vẫn từ chối chụp ảnh, chỉ muốn viết về đàn bồ câu để người dân thành phố nâng cao ý thức bảo vệ động vật hoang.

Chú bồ câu một chân và bảo mẫu hơn 10 năm nuôi chim trời ở Nhà thờ Đức Bà - 3

Năm 2003, dịch cúm gia cầm bùng phát khiến nhiều người thành phố thả bồ câu ra ngoài trời. Ban đầu, thấy tội nghiệp nên dân cư ở khu vực Nhà thờ Đức Bà đã cho chúng ăn. 

Sau khi số lượng đàn bồ câu tăng hơn 100 con, anh Cường (người bán bao thư dạo ở Bưu điện Thành phố) cùng vài người nữa đã nhận chăm sóc, nuôi nấng. Đến 2 năm trước, anh Cường đi tu, chị Thanh vẫn một mình chăm đàn bồ câu, bảo vệ chúng từ 7 giờ sáng cho đến khi trở về tổ nằm ngủ an toàn vào buổi tối.

"Hồi đầu tụi chị chỉ mua vài ba ký cho ăn, giờ thì mấy trăm ngàn lúa, đậu xanh. Chúng quen thân nên sinh sản xong, con tập bay là lại mang ra cho tụi chị. Riết hơn trăm con…" - chị kể.

Từ năm 2018, đàn chim ở Nhà thờ Đức Bà bỗng chốc nổi tiếng, thu hút hàng trăm dân địa phương và du khách dậy sớm đến chơi với chim, mua thóc cho chim ăn và chụp ảnh cùng chim. Vách tường cũ kỹ với hai tháp chuông vốn là địa điểm chụp ảnh quen thuộc, từ khi có đàn bồ câu, nhiều cô dâu chú rể lại có thêm tấm hình ghi lại khoảnh khắc đẹp nhất đời người… Tất cả đều là một phần biểu trưng không thể thiếu của thành phố.

Rồi có lần thấy người TPHCM sao mà sống nhanh, thiếu vắng sắc màu cuộc sống, anh Cường và chị Thanh bèn bỏ tiền mua màu về vẽ lên đôi cánh. Ấy thế, đàn bồ câu được lên cả báo nước ngoài. Người thương khen đẹp, kẻ ghét bảo phá hoại, cả hai thì vẫn tặc lưỡi cười: "Làm thế để thành phố này nó thêm vui nhộn. Thứ hai, chúng có bị bắt, người ta biết có chủ mà sợ không dám mua. Vậy mà bớt bắt bồ câu…"

Chú bồ câu một chân và bảo mẫu hơn 10 năm nuôi chim trời ở Nhà thờ Đức Bà - 5
Chú bồ câu một chân và bảo mẫu hơn 10 năm nuôi chim trời ở Nhà thờ Đức Bà - 7

Từ khi nhận chăm sóc chúng, 365 ngày, chị Thanh đều có mặt ở bên hông Nhà thờ Đức Bà. Ấy vậy, đàn đàn bồ câu xem chị như mẹ. Tôi đã làm một phép thử, cầm chiếc lon guy gô "thần thánh" lắc gọi, nhưng nghe tiếng tôi chỉ lác đác vài con đói bụng chịu đáp xuống đất, còn nghe tiếng chị là khác hẳn.

Rồi hồi đợt dịch Covid-19 kéo dài, chị Thanh đâu lo lắng gì cho gia đình. Nghỉ việc khiến chị không còn nguồn thu nhập, mạnh thường quân gửi tặng 3 triệu đồng phụ giúp, thế là chị tức tốc lựa trước giờ thành phố đóng cửa chạy đi mua 300 kg lúa, chở ra nhà thờ nhờ người dân cho bồ câu ăn hộ.

"Nhà mẹ ở Bình Dương chị còn không dám về vì sợ bỏ rơi chúng. Nhất là mấy mùa bão, mưa dầm, biết du khách sẽ không thể ra đây nên chị vẫn đội mưa ra đợi, lắc hạt gọi chúng xuống ăn…"

Chú bồ câu một chân và bảo mẫu hơn 10 năm nuôi chim trời ở Nhà thờ Đức Bà - 9

Đồ nghề của chị gồm một bao thóc, một bao đậu xanh, thùng nước cho chim tắm, đôi khi là cả thuốc và dụng cụ xử lí vết thương khi chim gặp nạn. Chị Thanh bảo, đàn bồ câu làm đẹp thành phố, nhưng người thì cũng có tốt có xấu. Ai tốt thì phụ cho chim ăn, nhưng kẻ xấu là chỉ đợi "hở cơ" sẽ bẫy, bắn chim.

Như con "cụt chân" chị yêu quý, trước đây nó vẫn là chú chim lành lặn. Mẹ sinh xong, tới tuổi tập bay là đã dẫn ra hông nhà thờ tập ăn. Vậy mà một lần đi chơi xa, người ta giăng dây chỉ mắc vào chân tới mức hoại tử. Chị Thanh phải thay nó xử lí cái chân hư, bôi bông băng thuốc đỏ.

"Từ dạo ấy, cụt chân sợ người. Nó thường ra muộn, không dám đậu trên tay ai lạ. Trộm vía đến giờ vẫn phát triển khỏe mạnh…"

Chú bồ câu một chân và bảo mẫu hơn 10 năm nuôi chim trời ở Nhà thờ Đức Bà - 11

Trải qua mười mấy năm ở hông nhà thờ, chị đem lòng yêu đàn chim. Làm người tốt ai cũng có thể thực hiện, nhưng để có một người mang thóc, hạt cho chim ăn suốt ngày này qua tháng nọ hơn 10 năm thì ít ai được như chị Thanh. Bởi, chăm chim trời vô cùng cực nhọc. Có hôm chúng khỏe mạnh bay đi chơi nhưng đến khi trở về đã gãy cánh, què chân, mù mắt… 

Ấy vậy, có lần du khách tới chơi chim, bắt, nắm, giữ chim để chụp hình đến mức gãy lông, chị Thanh tức quá, lên tiếng phản đối liền. Người ta hỏi: "Chim bà hả? Giấy tờ đâu?", chị chỉ biết cười. Rồi họ đồn chị dựa dẫm đàn chim để kinh doanh, chị Thanh vẫn cười mỉm: "Nếu vì kinh tế, tui đã để cho chim đói cả ngày, hút người tới đông hơn, chứ đâu rảnh cho ăn no…".

"Vậy sao chị hổng xây cái tổ, đưa chúng nó về nhà để chúng thành của riêng?" - tôi hỏi.

"Thì con người mình cần tự do, con chim cũng cần vậy!" - chị cười.

Chú bồ câu một chân và bảo mẫu hơn 10 năm nuôi chim trời ở Nhà thờ Đức Bà - 13

Ở công viên Tao Đàn, có người phụ nữ ngày ngày cắt khoanh chuối chia cho tụi sóc nâu trên các hốc cây. Ở Hóc Môn, có người mẹ suốt đời đau đáu vì tụi chó bị bán vào các lò mổ. Ngay cả trước cổng công ty tôi cũng có bác bảo vệ hôm nào đi làm cũng mang theo nắm thóc, bánh mì xé nhỏ để vương vãi cho tụi chim se sẻ, sóc con "mồ côi"…

Ở cái thành phố này có ti tỉ thứ khiến ta bực mình, nhưng vẫn có bao con người chân chất, coi việc nuôi chim trời thú hoang như một nhiệm vụ của bản thân. Họ đau đớn khi chúng bị ốm đau, mất tích, rồi mỉm cười khi chúng sống khỏe mạnh, sau này lại dẫn thêm con cháu cho mình chăm sóc. Ấy vậy, bất kể nắng mưa, tiền bạc và tiếng gièm pha, tất cả đều xuề xòa: "Chỉ cần mình hơn người khác là sẽ giúp".

Như chị Thanh, chị có một gánh hàng rong để nuôi cả gia đình, mấy chục năm vẫn ở trọ thành phố, nhưng vẫn sẵn sàng bỏ tiền nuôi đàn bồ câu để làm đẹp thành phố, cho chúng cuộc sống tự do với quan niệm: "Cả đời chị không thể làm chuyện lớn, nên làm được chuyện nhỏ này là đủ vui rồi. Có xá gì…"

Chú bồ câu một chân và bảo mẫu hơn 10 năm nuôi chim trời ở Nhà thờ Đức Bà - 15

Nội dung: Huy Hậu

Ảnh: Trần Đạt, Quang Ninh

Thiết kế: Thủy Tiên.


Gửi bình luận
(0) Bình luận

"Người TPHCM này lạ! Cứ sơ hở là tốt bụng, giúp nhau vậy đó!"

Chú bảo vệ, chị giao hoa, cô hàng rau, bà hàng cá… những người tôi chưa kịp nhớ mặt, hỏi tên nhưng luôn là một phần ký ức tươi đẹp của tôi về thành phố này!

Tình người Sài Gòn làm sống lại ông thợ chụp hình già đìu hiu

Gần một năm nay, nhiều người dân tại TPHCM vẫn chấp nhận bỏ tiền nhờ ông Lê Quang Liêm chụp hình kỷ niệm khi tham quan Bưu điện thành phố, dù trong tay đã có sẵn chiếc điện thoại xịn hay máy ảnh.

Giải mã thuật ngữ JOMO: Tận hưởng niềm vui của sự bỏ lỡ

Lối sống này không chỉ giúp chúng ta sống hạnh phúc hơn mà còn tăng cảm giác hài lòng với hiện tại.

Vua dầu lửa Mỹ dặn con: Người sống tiết kiệm không thể giàu có

Trong thư gửi con trai, tỷ phú Rockefeller đề cập đến những người thích tiết kiệm. Theo ông, mọi người không thể làm giàu bằng cách dựa vào lãi suất ngân hàng.

Cuộc sống của người thanh niên phải cắt bỏ nửa thân dưới

Cách đây 3 năm, Loren Schauers (Mỹ) trải qua tai nạn giao thông kinh hoàng khiến anh phải phẫu thuật cắt bỏ nửa thân dưới và cánh tay bên phải.

Tiệm sách thành tiêu chí đánh giá phong cách sống của con người

Tiệm sách là nơi để giải quyết sự cô đơn, tìm về một chút bình yên, cũng là nơi tâm hồn lắng đọng lại một chút giữa lòng thành phố đô hội.

7 phong cách sống lý giải tại sao người Bắc Âu được coi là hạnh phúc nhất thế giới

Người Bắc Âu có rất nhiều triết lý sống khác biệt với phần còn lại của thế giới và điều đó giúp họ có cuộc sống hạnh phúc hơn.

Quyền chọn là ở bạn - Andrew Carnegie: ‘Người chết giàu là chết trong sự xấu hổ’

Andrew Carnegie, một chàng trai sinh ra ở Scotland có một tham vọng: “Trở thành người đàn ông đích thực và giết chết nhà vua”.

CMMI-1

Blog GS John VU - GS John Vu - 02/05/2024 12:00
Hỏi: Tổ chức của tôi muốn bắt đầu chương trình cải tiến qui trình bằng cách dùng CMMI làm khuôn khổ.

Người cha vĩ đại của showbiz Việt: Bán nhà, bỏ việc vì con khiến nhiều người phải nể phục, rơi lệ

Truyền cảm hứng - Li La - 02/05/2024 11:00
Để con có được cuộc sống bình thường như hiện tại, nghệ sĩ Quốc Tuấn không chỉ bán nhà mà còn phải vượt qua nhiều giai đoạn đau khổ, tuyệt vọng.

9 điều tưởng ngược đời nhưng lại là chân lý, ai hiểu mới biết cách sống không thiệt thòi

Suy ngẫm - Trung Hạ - 02/05/2024 10:00
Đọc 9 điều dưới đây, bạn ngộ ra được bao nhiêu đạo lý?

Người đàn bà trong tôi - Hồi ký thoát khỏi “lâu đài" của công chúa nhạc pop Britney Spears

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 02/05/2024 09:00
 “Britney Spears - Người đàn bà trong tôi" chính là nguồn động viên và khích lệ cho mỗi người phụ nữ trên con đường của mình, để có thể sống một cuộc sống tự do đích thực.

Khách sạn cổ 129 năm tuổi ở miền Tây, gắn liền với chuyện tình của công tử Nam bộ và nữ nhà văn Pháp

Từ sách - Phim - Nguyễn Phượng - 02/05/2024 08:00
Ngoài kiến trúc độc đáo, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê còn thu hút sự quan tâm của du khách bởi câu chuyện tình buồn của chính chủ nhà và nữ nhà văn người Pháp.

AGILE

Blog GS John VU - GS John Vu - 01/05/2024 12:00
Câu hỏi: Ý kiến của thầy về lập trình AGILE (mau lẹ) là gì? Tôi có một tổ muốn thực hiện nó, nhưng họ gần như là theo cách tiếp cận “viết mã & cho chạy”.

Bức thư trong buổi họp phụ huynh - Người yêu thương bạn nhất nhưng không bày tỏ

Truyền cảm hứng - PV - 01/05/2024 11:00
Bố không hay thể hiện tình cảm với con như mẹ, nhưng đằng sau sự im lặng dõi theo đó là cả một bầu trời yêu thương.

Không phải lười biếng, đây mới là điều khiến nhiều người nghèo khó cả đời

Suy ngẫm - Huyền Giang - 01/05/2024 10:00
Có 3 thói quen quan trọng dễ khiến bạn trở nên nghèo khó nhưng bạn không hề hay biết. Nếu muốn có cuộc sống giàu sang, khá giả, bạn cần thay đổi ngay hôm nay.

Người đàn bà trong tôi - Sự thật đằng sau tấm ảnh cạo trọc đầu của Britney Spears

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 01/05/2024 09:00
Chúng ta vẫn thường biết về Britney Spears với hình ảnh một ngôi sao trượt dốc, trở nên điên loạn và bị kiểm soát suốt nhiều năm, nhưng có lẽ ít người biết đằng sau những phản ứng bốc đồng của cô trong quá khứ là những nỗi đau giấu kín suốt nhiều năm.

Chân dung những điệp viên hoàn hảo

Tủ sách - Minh Đức - 01/05/2024 08:00
Vì tính chất bí mật của hoạt động tình báo mà các nhà tình báo Việt Nam ngay cả khi đã hoàn thành nhiệm vụ và về hưu thì phần lớn họ vẫn chọn một cuộc sống hết sức thầm lặng, thậm chí không muốn tiết lộ bất cứ điều gì về nghiệp vụ của mình.

Làm thế nào để áp dụng những gì bạn đọc vào cuộc sống?

Kỹ năng - TĐ - 30/04/2024 12:00
Dưới đây là những lời khuyên như một cách để tự thử nghiệm áp dụng những gì bạn đọc vào cuộc sống của mình, từ đó có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ca sĩ Bùi Anh Tuấn ‘Vẽ lại bức tranh của mẹ’

Thư giãn - Tiểu Vũ - 30/04/2024 11:00
Sau nhiều năm vắng bóng, ca sĩ Bùi Anh Tuấn đã trở lại với ca khúc “Vẽ lại bức tranh” trong OST “Lật mặt 7” của Lý Hải.

Trước 40 tuổi, làm 4 điều này càng sớm càng tốt để tương lai ổn định, thảnh thơi!

Suy ngẫm - Minh Nguyệt - 30/04/2024 10:00
Chỉ khi bạn đã làm việc chăm chỉ trong nửa đầu cuộc đời, bạn mới có thể tận hưởng một cuộc sống thoải mái trong nửa sau của cuộc đời.

Cuộc đời hai mặt bí ẩn của nhà tình báo huyền thoại Phạm Xuân Ẩn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 30/04/2024 09:00
Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thập kỷ nhưng đến nay, cái tên Phạm Xuân Ẩn vẫn còn gây nhiều tò mò, không chỉ với người Việt Nam, mà còn đối với nhiều chính khách lẫn báo chí thế giới, đặc biệt là báo chí Mỹ.

Minh chứng thiên đường - Thiên đường chữa lành cho những trái tim tổn thương

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 30/04/2024 08:00
“Minh chứng thiên đường” là những ghi chép của Eden Alexander về giai đoạn “cận tử”. Quyển sách đã được cả thế giới đón nhận nồng nhiệt bởi sự mới lạ, cuốn hút và hướng chúng ta đến cảm xúc an lạc.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 02/05/2024