Cách trường Harvard nhào nặn nên 8 tổng thống Mỹ và 160 người đoạt giải Nobel

24/01/2022 19:00
Cách trường Harvard nhào nặn nên 8 tổng thống Mỹ và 160 người đoạt giải Nobel

Lý do cơ bản nhất là Harvard rất coi trọng việc trau dồi “năng lực nền tảng” của sinh viên.

Đại học Harvard, ngôi trường đứng đầu trong số các tổ chức đào tạo đại học trên thế giới, cho đến nay đã cho ra đời 8 đời tổng thống Mỹ, 160 người đoạt giải Nobel, 18 người đoạt Huy chương Fields (giải thưởng cao nhất trong lĩnh vực toán học), và 14 giải Turing (khoa học máy tính), 30 người đoạt giải Pulitzer (báo chí) và vô số giới tinh hoa xã hội khác chẳng hạn như người sáng lập Microsoft Bill Gates và người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg.

Tại sao Đại học Harvard lại có thể ươm mầm cho nhiều tài năng xuất chúng tới như vậy?

Lý do cơ bản nhất là Harvard rất coi trọng việc trau dồi "năng lực nền tảng" của sinh viên. Chỉ khi các khả năng cơ bản vững chắc, chúng ta mới có thể trau dồi và phát triển thêm các năng lực trên cơ sở này. Ví dụ, biết quản lý thời gian, biết quản lý năng lượng, biết cách duy trì sự siêng năng… Trong quá trình trau dồi năng lực nền tảng của sinh viên, Harvard không chỉ dừng lại ở mức cho sinh viên "biết", mà yêu cầu sinh viên phải "làm được".

Vậy, Đại học Harvard từng bước trau dồi "năng lực nền tảng" của sinh viên như thế nào?

Cuốn sách nước ngoài có tên "Harvard 4:30 sáng" (tạm dịch) đem lại cho chúng ta một vài gợi ý.

01

Thuyết thời gian tương đối: bí mật giúp mỗi ngày có nhiều hơn những người khác 1h đồng hồ

Nhà kinh tế Nhật Bản, Yukio Noguchi cho biết: "Tùy thuộc vào phương thức phân phối, chúng ta có thể thay đổi một ngày thành 25 giờ. Miễn là chúng ta có sắp xếp kế hoạch, tránh lãng phí thời gian và tăng thời gian có sẵn".

Drew Gilpin Faust, nữ hiệu trưởng đầu tiên của Harvard từng nói: "Hãy dùng khoảng thời gian tỉnh táo nhất để theo đuổi những điều ý nghĩa nhất".

Nếu bạn muốn có nhiều hơn một giờ mỗi ngày so với những người khác, bạn có thể bắt đầu từ ba khía cạnh:

1. Học cách ghi lại thời gian. Bằng cách ghi lại và theo dõi thời gian, bạn có thể khám phá ra sự thật của thời gian và sử dụng nó một cách có ý thức hơn. Bạn có thể phân loại và ghi lại các sự kiện diễn ra hàng ngày, chẳng hạn như ngủ, ăn uống, thể thao, nghỉ ngơi và giải trí, giao lưu… và lượng thời gian dành cho những việc này.

2. Tôn trọng sức sống và sự linh hoạt của thời gian. Chúng ta thường gặp phải tình trạng "kế hoạch không theo kịp thay đổi", điều này khiến chúng ta dễ dàng lo lắng về vấn đề quản lý thời gian. Điều chúng ta cần hiểu là thời gian biểu không "chết", nó có thể được điều chỉnh linh hoạt theo độ khó của nhiệm vụ, các trường hợp khẩn cấp… Thứ hai, thời gian tự nó không phải là "chết", chúng ta nên tôn trọng hoạt động và sự linh hoạt của thời gian và sắp xếp thời gian một cách hợp lý.

3. Xác định "thời gian hoàng kim" của bạn. Học tập, làm việc trong "khung giờ vàng" thường có thể thu được kết quả gấp đôi dù chỉ với một nửa nỗ lực. Theo nghiên cứu của các nhà sinh lý học, có 4 khoảng thời gian mà con người ta tỉnh táo nhất trong ngày: sau khi thức dậy vào buổi sáng, từ 8h đến 10h, từ 16h đến 18h và một giờ trước khi đi ngủ. Hãy xác định và nắm chắc "khung giờ vàng" của mình, đồng thời tập trung làm những việc mình muốn, bạn có thể đạt được kết quả gấp đôi chỉ với một nửa nỗ lực.

Do đó, hãy kiểm soát bản thân và sắp xếp thời gian hợp lý, chỉ bằng cách này, bạn mới có thể cho ra nhiều hơn những người khác một tiếng mỗi ngày.

8 tổng thống Mỹ và 160 người đoạt giải Nobel: Cách trường Harvard nhào nặn nên những tinh hoa thế giới như thế nào? - Ảnh 1.

02

Bản đồ tư duy: nắm bắt tổng quan về lịch trình

Có người điểm cao có người điểm thấp, một số người cẩn thận trong suy nghĩ, biết rút ra những suy luận từ việc khác, giỏi tổng kết trong quá trình học tập; một số lại có tư duy cứng nhắc và mắc lỗi lặp đi lặp lại trong cùng một câu hỏi, ngay cả khi lắng nghe cẩn thận, cuối cùng vẫn học được không nhiều… Nguyên nhân do đâu? Loại trừ yếu tố trí tuệ, nguyên nhân có lẽ chỉ nằm ở sự khác biệt về phương pháp học tập và phong cách tư duy.

Có một phương pháp học tập/công cụ tư duy rất được các giáo sư và sinh viên Harvard khuyên dùng, nó có thể biến những thông tin nhàm chán thành những bức tranh dễ hiểu và nhanh chóng phân loại rõ ràng các mối quan hệ logic khác nhau; nó có thể giúp học sinh xây dựng khung kiến ​​thức, nâng cao khả năng tư duy và hiệu quả học tập; nó cũng có thể giúp học sinh làm tốt công việc quản lý thời gian và có một cái nhìn tổng quan về các lịch trình... nó là "sơ đồ tư duy".

Sử dụng bản đồ tư duy để quản lý thời gian bao gồm bốn bước: thu thập, sắp xếp, thực hiện và tổng kết.

1. Thu thập. Trước khi thực hiện công việc quản lý thời gian, chúng ta phải hiểu rõ mình phải làm những gì để có thể sắp xếp thời gian một cách hợp lý. Sử dụng sơ đồ tư duy để thu thập những việc cần làm, và nó sẽ rõ ràng trong nháy mắt. Trước tiên, hãy thực hiện phân loại theo kiểu khối, chẳng hạn như khối công việc, khối học tập, khối giải trí… Bước tiếp theo là liệt kê các vấn đề liên quan trong mỗi phần.

2. Sắp xếp. Ở đây có thể được chia thành hai bước, một là xác định thời gian cho từng nhiệm vụ, hai là sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các mục này.

3. Thực hiện. Những công việc chuẩn bị sơ bộ đều nhằm mục đích giúp cho việc thực hiện diễn ra suôn sẻ hơn. Những gì đã hoàn thành và những gì chưa, phải được đánh dấu. Lý do của việc không hoàn thành là gì, và giải pháp là gì... Hoàn thành nhiệm vụ một cách có trật tự như vậy mới có thể nhận được kết quả gấp đôi với một nửa nỗ lực.

4. Tổng kết. Kinh nghiệm nằm ở sự tích lũy, luyện tập làm nên sự hoàn thiện, chúng ta phải giỏi tổng kết. Chúng ta thu được gì từ những việc đã hoàn thành hoặc chưa hoàn thành? Có cách nào chúng ta có thể làm tốt hơn và nhanh hơn trong lần tới không? Làm thế nào để điều chỉnh hợp lý những việc chưa hoàn thành? Một loạt các bản tổng kết lại có thể giúp chúng ta giải quyết các vấn đề hiệu quả hơn.

Làm mọi thứ theo cách này có thể giúp chúng ta nắm bắt một cách tổng quan về lịch trình và quản lý thời gian một cách hợp lý.

8 tổng thống Mỹ và 160 người đoạt giải Nobel: Cách trường Harvard nhào nặn nên những tinh hoa thế giới như thế nào? - Ảnh 2.

03

Thiết lập bộ kích hoạt độc quyền để thoát khỏi chu kỳ "cả thèm chóng chán"

"Đầu năm mới, sổ tay chứa đầy những kế hoạch hoành tráng, nhưng được dăm ba ngày quyển sổ đã bị vứt xó".

"Hôm trước hạ quyết tâm giảm cân, nhưng vẫn không thể cưỡng lại được sự cám dỗ khi nhìn thấy đồ ăn ngon".

"Tình cờ qua cửa hàng sách mua được một cuốn sách tham khảo về quản lý, nhưng nó đã nằm trên giường mấy tuần rồi, chưa lật được mười trang..."

Nhiều người đặt ra vô cùng nhiều hoài bão cho mình, nhưng họ không bao giờ thoát ra khỏi được cái tâm lý "cả thèm chóng chán" của mình.

Vì sao giới trẻ dễ rơi vào trạng thái "cả thèm chóng chán"?

Ngoài vấn đề bản chất, nó còn liên quan đến nhiều yếu tố như văn hóa thời đại, môi trường xã hội, những tác động từ bên ngoài. Để một người duy trì được nhiệt huyết và động lực làm việc lâu dài, điều này thực sự không dễ dàng chút nào. Khi làm một điều gì đó hoặc thực hiện một kế hoạch, chúng ta sẽ có những kỳ vọng nhất định trong lòng. Nếu không nhận được phần thưởng tương xứng sau khi nỗ lực nhất định, chúng ta rất dễ cảm thấy thất vọng.

8 tổng thống Mỹ và 160 người đoạt giải Nobel: Cách trường Harvard nhào nặn nên những tinh hoa thế giới như thế nào? - Ảnh 3.

Vậy làm thế nào để chúng ta có thể thoát ra khỏi chu kỳ của "cả thèm chóng chán"?

1. Phát triển thói quen tốt - kiên trì tới cùng. Các nhà tâm lý học tin rằng con người sẽ hình thành một thói quen trong 21 ngày. Trong quá trình này, con người sẽ không chỉ thiết lập một khuôn mẫu hành vi cố định mà còn cả một khuôn mẫu nơ-ron cố định. Vì vậy, chúng ta phải dành cho mình một khoảng thời gian để các mạch thần kinh mới từ từ vượt qua các thói quen cũ.

2. Đừng quá chú trọng vào kết quả của sự việc. Sợ khó và quan tâm quá nhiều đến kết quả thường là những lý do chính khiến bạn không kiên trì. Bản chất của con người là sợ khó khăn, bởi vì sự bền bỉ luôn luôn mệt mỏi và đau đớn, trong khi niềm vui thu hoạch lại là thứ không thể nhìn thấy ngay lập tức. Nếu bạn quá quan tâm đến kết quả, bạn sẽ cảm thấy lo lắng khi gặp phải những thất bại, từ đó bỏ cuộc sớm. Vì vậy, đừng quá chú trọng vào kết quả của sự việc.

3. Thiết lập các trình kích hoạt độc quyền. Thiết lập các trình kích hoạt độc quyền cũng có thể giúp bạn kiên trì và khiến bạn năng động hơn. Ví dụ: đặt đồng hồ báo thức vào buổi sáng, xem lại các giải thưởng trước đây khi cảm thấy chán không muốn học…

Thành công là phải kiên trì! Đây cũng là bí quyết của những sinh viên Harvard khi đối mặt với khó khăn.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Cách giữ máy tính hoạt động như mới sau 5 năm sử dụng

Máy tính xách tay lúc mới mua về hoạt động rất trơn tru, nhưng theo thời gian chúng dần chậm đi và bắt đầu xuất hiện vấn đề.
2

Bí mật gây nghiện nguy hiểm của túi mù: Cơ chế thao túng, bẫy tâm lý giống trò đỏ đen

Tại sao "túi mù" hay Baby Three lại gây nên một cơn sốt "chưa từng có" trong giới trẻ? Đằng sau thói quen giải trí tưởng chừng vô hại là hiểm hoạ từ cơ chế "gây nghiện" và thuật thao túng tâm lý như trò đỏ đen.
3

8 món đồ từng được ca ngợi, nay thành trò cười cho thiên hạ

Mua sắm online đúng là tiện lợi nhưng đừng để những đoạn quảng cáo thần thánh làm mờ mắt.
4

Kịch bản '7 ngày đốn tim' của đường dây tội phạm chuyên nhắm vào phụ nữ cô đơn

Lời khai ban đầu của các đối tượng khiến không ít người giật mình về kịch bản tinh vi  “7 ngày xây dựng lòng tin” đánh vào tâm lý, lòng tham của nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ độc thân.
5

Cách gửi tin nhắn tự động xoá, gửi thông báo khi người nhận 'chụp màn hình' trên Zalo, Messenger

Các tính năng này sẽ giúp hỗ trợ người dùng bảo vệ các thông tin riêng tư mà không lo người nhận chụp màn hình hay chia sẻ thông tin ra bên ngoài

Tháp Mộc Đức - Bí quyết giàu có của người Do Thái

Trí khôn, luôn xuất hiện vào những lúc cực đoan; nghịch cảnh, thường là cơ hội.

8 quy tắc soạn thảo email công việc chuyên nghiệp

Bạn phải học cách để có thể soạn thảo những văn bản email một cách hoàn chỉnh, chuyên nghiệp hơn và tránh được những sai lầm không đáng có.

Chuyện 'cốc trà sữa đắt hơn chiếc iPhone' sẽ cho bạn biết vì sao lương cao nhưng chẳng có dư

Đôi khi, những thứ nhỏ nhặt mà ta chi tiêu hàng ngày lại là thứ khiến cán cân tài chính của bản thân thâm hụt rất nhiều.

Thấy sóng biển đột nhiên có hình ô vuông, tốt nhất nên bỏ chạy

Hiện tượng hiếm gặp này dù trông thì có vẻ thú vị nhưng thực sự lại rất nguy hiểm.

Đọc sách để trở thành lãnh đạo

Người ta nói rằng những gì bạn đọc được từ nhỏ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách, là kim chỉ nam cho bạn trên đường đời.

Tại sao Thomas Edison yêu cầu ứng viên xin việc phải ăn một chén súp trước mặt ông?

Nhà phát minh nổi tiếng có một phương pháp rất độc đáo để có thể tìm kiếm được những người nhân viên giỏi nhất!

Năm mới, khởi đầu mới: Làm sao để cải thiện lại các mối quan hệ?

Đối với nhiều người, đại dịch Covid-19 đã khiến họ ít để tâm hơn đến các mối quan hệ lãng mạn.

Sai lầm khi dạy con: Đứa trẻ 'biết điều' thực ra trong lòng chúng vô cùng uẩn ức

Các chuyên gia cho rằng, kỹ năng quyết đoán có thể giúp ích cho các mối quan hệ của trẻ sau này, cho dù đó là mối quan hệ lãng mạn hay tình bạn, trong môi trường làm việc hay trường học.

Phim Sex Education: vì sao cha mẹ không nhận ra điều con muốn để rồi phải sống trong ân hận

Từ sách - Phim - Ứng Hà Chi - 22/02/2025 13:00
Chỉ 1 câu nói ngắn nhưng nó khiến tôi thức tỉnh và nhận thức sâu sắc về sai lầm của mình vẫn đang mắc trong hành trình nuôi dạy con trưởng thành nên người.

Làn sóng sa thải trở lại, liệu AI có đang "cướp việc" của con người?

Kỹ năng - Cẩm Hà - 22/02/2025 12:00
Đầu năm nay, làn sóng cắt giảm diễn ra toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là liệu AI đang dần thay thế con người hay đây chỉ là một bước chuyển đổi tất yếu của nền kinh tế?

Võ công của Trương Tam Phong tuy phá vỡ giới hạn võ học nhưng có người khiến ông bại trận hoàn toàn

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 22/02/2025 11:00
Trương Tam Phong được biết đến là cao thủ số một trong tiểu thuyết "Ỷ Thiên Đồ Long Ký" của Kim Dung.

Travel blogger Lý Thành Cơ: Khi những hành trình xa xôi dẫn ta về với chính mình

Phong cách sống - YÊN VŨ - 22/02/2025 10:00
Tại sự kiện Have a Sip Book Club, giữa sự háo hức của những độc giả, travel blogger Lý Thành Cơ không chỉ kể về những chuyến đi đầy cảm hứng, mà còn chia sẻ những chiêm nghiệm sâu sắc về cách cân bằng giữa công việc, đam mê và cuộc sống cá nhân.

Con đường chính trực - Từ bỏ tình trạng chối bỏ thực tại

Từ sách - Phim - TĐ - 22/02/2025 09:00
Tình trạng chối bỏ thực tại là một cơ chế sinh tồn giúp chúng ta tránh khỏi cái chết do sốc bằng cách ngăn chúng ta nhận thức về những điều quá đáng sợ đến mức chúng ta không thể đối diện.

Chăm sóc bản thân thật sự - 4 nguyên tắc giúp phụ nữ chăm sóc bản thân đúng nghĩa

Từ sách - Phim - Quìn - 22/02/2025 08:00
Trong nhịp sống hối hả, nhiều phụ nữ quen đặt nhu cầu của người khác lên trước, quên đi chính mình. Nhưng chăm sóc bản thân không phải là một sự nuông chiều nhất thời – đó là cách để bạn duy trì sự cân bằng, hạnh phúc và sức mạnh nội tâm.

Kịch bản '7 ngày đốn tim' của đường dây tội phạm chuyên nhắm vào phụ nữ cô đơn

Kỹ năng - Minh Đức - 21/02/2025 13:00
Lời khai ban đầu của các đối tượng khiến không ít người giật mình về kịch bản tinh vi  “7 ngày xây dựng lòng tin” đánh vào tâm lý, lòng tham của nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ độc thân.

Trào lưu diện chiếc váy hồng hot nhất mạng khiến nhiều người lo kẻ xấu lợi dụng

Thư giãn - Hoàng Hà - 21/02/2025 12:00
Trong khi nhiều người đua nhau dùng app BeautyCam tạo ảnh mình mặc "chiếc váy hồng hot nhất cõi mạng", nhiều người lo bị kẻ gian lợi dụng khi đua theo trào lưu này.

Trước ‘câu hỏi muôn thuở’ AI có tiêu diệt con người không: Deepseek đưa câu trả lời gây bão mạng

Suy ngẫm - Tiểu Lam - 21/02/2025 11:00
Câu trả lời của ứng dụng AI này khiến nhiều người phải bất ngờ.

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong - Không phải vì người khác, mà vì chính bạn

Từ sách - Phim - Ngọc Thúy - 21/02/2025 10:00
Tôi đã từng nghĩ rằng, khi lớn lên, quá khứ cũng chỉ là một câu chuyện cũ kỹ không còn ảnh hưởng. Nhưng khi cầm cuốn “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” (Healing Your Lost Inner Child) của Robert Jackman, tôi nhận ra mình đã nhầm.

Con đường chính trực – Học cách xuyên qua nỗi đau và thoát ra ở cuối con đường

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 21/02/2025 09:00
Năm tháng trôi qua, tôi bắt đầu bớt bám giữ những niềm tin gây đau khổ cho mình. Tôi đặt nghi vấn về chúng. Tôi nghi ngờ chúng.

Quên hôm qua - Sống cho ngày mai: Học cách buông bỏ và tha thứ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 21/02/2025 08:00
Ở lần tái bản này, First News đã làm mới hình thức cuốn sách “Quên hôm qua - Sống cho ngày mai”, từ việc thiết kế bìa cho đến thay đổi khổ sách, nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn mới mẻ và gần gũi hơn với những điều mà Tiến sĩ Tian Dayton đã chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý “đọc vị” vì sao hầu hết người mượn tiền đều không muốn trả lại

Phong cách sống - Trang Đào - 20/02/2025 13:00
Tại sao hầu hết những người vay tiền không muốn trả lại? Đây là câu trả lời hay nhất mà bạn từng nghe!

Trò chuyện với AI: Câu trả lời của DeepSeek 'chấn động' đến mức nào khiến cộng đồng mạng rơi lệ

Suy ngẫm - Minh Nguyệt - 20/02/2025 12:00
Một cô gái đã chia sẻ cuộc trò chuyện đầy cảm xúc với DeepSeek lên MXH, tiết lộ rằng cô đã bật khóc trước những câu trả lời của AI này.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 22/02/2025