Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

20/11/2024 09:00
Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”.

Vào đầu thiên niên kỷ mới, hàng ngàn thanh thiếu niên đã đại diện cho đất nước mình tham gia một cuộc thi quốc tế. Mặc dù cuộc thi này sắp tạo ra những cú sốc trên toàn cầu, nhưng thời điểm ban đầu lại ít được chú ý. Không có màn trình diễn hoành tráng không có đám đông cổ vũ cuồng nhiệt và không có huy chương được trao. Chỉ có một cuộc họp báo nhỏ ở Paris để công bố kết quả.

Lần đầu tiên trong lịch sử, các chuyên gia đã nghĩ ra một cách để so sánh trực tiếp năng lực của những người trẻ trên khắp thế giới. Bắt đầu từ năm 2000, cứ ba năm một lần, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế sẽ mời học sinh mười lăm tuổi từ hàng chục quốc gia tham gia PISA – một bài kiểm tra tiêu chuẩn về các kỹ năng toán, đọc và khoa học cho học sinh. Điểm số của các em sẽ tiết lộ những trí óc trẻ tuổi của quốc gia nào có hiểu biết nhất – cũng tức là nơi có những trường học tốt nhất.

Kết quả không chỉ để khoe khoang. Không có gì quan trọng đối với sự tiến bộ ở các thế hệ tương lai cho bằng chất lượng hệ thống giáo dục hiện tại. Các quốc gia hàng đầu sẽ trở thành ngọn hải đăng cho phần còn lại của thế giới xây dựng trường học tốt hơn và xã hội có trình độ học vấn cao hơn.

Các ứng cử viên sáng giá trong cuộc thi khai mạc năm 2000 là Nhật Bản và Hàn Quốc. Họ nổi tiếng vì sở hữu những học sinh thông minh, có thói quen học tập chăm chỉ. Nhưng khi kết quả được công bố, mọi người đều ngỡ ngàng. Quốc gia có thành tích cao nhất không nằm ở châu Á; cũng không phải là một trong những cường quốc giáo dục thông thường ở châu Mỹ hay châu Âu – không phải Canada, Vương quốc Anh hay Đức; cũng không phải là Úc hay Nam Phi. Nước chiến thắng không phải đất nước nào khác mà chính là Phần Lan – quốc gia ở vị thế kèo dưới, không được chú ý trước đó.

Chỉ mới một thế hệ trước, Phần Lan còn được biết đến như một quốc gia lạc hậu về giáo dục – ngang hàng với Malaysia và Peru, thậm chí là xếp sau những quốc gia còn lại ở vùng Scandinavia. Tính đến năm 1960, 89% người Phần Lan không học hết lớp chín. Đến những năm 1980, trong các so sánh quốc tế về tỷ lệ tốt nghiệp cũng như thành tích Olympic toán và khoa học, học sinh Phần Lan vẫn ở mức trung bình.

Thật hiếm thấy một quốc gia đi được quãng đường xa như vậy trong thời gian ngắn đến thế. Một số nhà quan sát cho rằng đó chỉ là một sự may mắn. Sau đó, cuộc thi năm 2003 đã chứng minh họ sai: Phần Lan lại giành vị trí dẫn đầu với số điểm thậm chí còn cao hơn. Năm 2006, họ giành chiến thắng lần thứ ba liên tiếp, vượt trội hơn hẳn so với 56 quốc gia tham dự còn lại.

Tất nhiên, tất cả các bài kiểm tra đều có sai sót, nhưng nền giáo dục xuất sắc của Phần Lan không chỉ giới hạn ở PISA – hay ở học sinh trung học. Vào năm 2012, khi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thực hiện một bài kiểm tra năng khiếu khác cho hơn 165.000 người trưởng thành ở hàng chục quốc gia, Phần Lan cũng đứng đầu trong nhóm tuổi thanh thiếu niên và những người ở độ tuổi hai mươi về cả môn toán lẫn môn đọc hiểu.

Các hiệu trưởng nhà hoạch định chính sách và nhà báo nhanh chóng đổ xô đến Phần Lan với hy vọng có thể tìm ra công thức bí mật để xoay chuyển tình thế cho trường học của họ. Nhưng các chuyên gia giáo dục quốc tế cảnh báo rằng công thức này không thể dễ dàng xuất khẩu vì có một số yếu tố cốt lõi mang tính địa phương chẳng hạn như: Phần Lan chỉ có dân số năm triệu người nhưng họ đều giàu có và đồng nhất về văn hóa.

Mặc dù các yếu tố này có thể đóng một vai trò nào đó trong những thành tựu của Phần Lan, nhưng chúng không đủ để giải thích sự trỗi dậy nhanh chóng của đất nước này. Hãy lấy nước láng giềng phía bắc của Phần Lan là Na Uy làm ví dụ, quốc gia này thậm chí còn có tỷ lệ trẻ em nghèo thấp hơn và lớp học ít học sinh hơn. Điều kỳ lạ là trong cùng thời kỳ Phần Lan lên ngôi, điểm thi của Na Uy lại giảm mạnh. Và Phần Lan cũng liên tục vượt trội so với các quốc gia khác ở vùng Scandinavia. Phải có điều gì đó khác nữa đang diễn ra.

Trong khi Phần Lan liên tục vượt kỳ vọng thì nước Mỹ lại loay hoay không đạt được các mục tiêu giáo dục. Trong kỳ thi PISA 2006, trên tổng số 57 quốc gia, Mỹ xếp thứ 35 về môn toán và thứ 29 về môn khoa học – đến năm 2018, thành tích của Mỹ cũng không cải thiện đáng kể, chỉ đứng ở vị trí thứ 25 chung cuộc. Các trường học của chúng ta cần học hỏi rất nhiều từ bước nhảy vọt phi thường của Phần Lan.

Để tìm kiếm công thức đằng sau “nước xốt bí mật”, tôi đã đến Phần Lan. Sau khi nói chuyện với nhiều chuyên gia giáo dục và lùng sục qua các nghiên cứu chuyên sâu, tôi thấy rõ rằng Phần Lan không có một thành phần kỳ diệu nào. Thậm chí thứ nước ép việt quất đặc trưng của họ – vốn rất ngon – cũng không phải. Nhưng nhiều bằng chứng cho thấy rằng một số thành phần chất lượng nhất trong công thức của họ cũng có thể áp dụng ở khắp mọi nơi - và có một số điều chỉnh mà chúng ta có thể thực hiện để cải thiện chúng. Dựa trên việc nghiên cứu những điều đã làm nên sự khác biệt ở Phần Lan, tôi tin rằng phần lớn thành công của họ bắt nguồn từ nền văn hóa mà họ tạo dựng.

Nền văn hóa đó bắt nguồn từ niềm tin vào tiềm năng của tất cả mọi học sinh. Thay vì chỉ tập trung vào những học sinh giỏi nhất và xuất sắc nhất, các trường học Phần Lan được thiết kế để mang lại cho mọi học sinh cơ hội phát triển như nhau. Trong kỳ thi PISA, khoảng cách thành tích giữa các trường và giữa các học sinh của Phần Lan là nhỏ nhất trên thế giới. Hoàn cảnh thua thiệt hiếm khi trở thành điểm bất lợi ở Phần Lan nếu đem so với bất kỳ nơi nào khác: cùng với tỷ lệ học sinh có thành tích cao nhất trong những người xếp hạng đầu, thì trong bảng xếp hạng những học sinh có thành tích thấp, Phần Lan cũng giữ vị trí xếp hạng cuối cùng.

Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”. Tư duy này khiến văn hóa giáo dục của họ trở nên khác biệt. Họ biết rằng chìa khóa để nuôi dưỡng tiềm năng không phải là đầu tư vào những học sinh sớm bộc lộ những dấu hiệu có tài năng đỉnh cao, mà đầu tư vào mọi học sinh, bất kể tài năng họ thể hiện ra bên ngoài thế nào. 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Phim Sex Education, liều thuốc "chữa lành" cho mối quan hệ giữa tôi và con gái

Sau khi xem tập phim, tôi đã quyết định ngồi xuống nói chuyện với con gái.
2

Phim Sex Education: Hóa ra cha mẹ từ Đông sang Tây, không ai "thoát" khỏi giai đoạn này!

Thức cả đêm xem phim, tôi như mở mang đầu óc và ngộ ra 5 bài học cực đắt giá!
3

Bản giao hưởng cuộc sống - Bữa tối Giáng sinh giữa hai chiến tuyến

“Mỗi chúng ta là một thực thể nhỏ bé trên địa cầu này. Sự tồn tại của chúng ta là có giới hạn, nhưng chúng ta có thể học cách chia sẻ tình yêu thương không giới hạn đến với nhiều người.”
4

Nhờ xem phim Sex Education mà con gái tôi đã dám thú nhận 1 bí mật với mẹ!

Linh tính của người mẹ mách bảo tôi: Con đang gặp vấn đề!
5

'Tự do - Như chim tung cánh' - Câu chuyện sâu sắc về tự do từ Osho khiến bạn phải suy ngẫm

Tự do - Như chim tung cánh (Freedom The courage to be yourself). Liệu chúng ta có thực sự hiểu tự do là gì?

Chiến thắng con Quỷ bên trong - Napoleon hill và bí mật đằng sau thành công

Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, những cơ hội và thách thức mới liên tục xuất hiện, tạo nên áp lực vô hình lên con đường thành công của mỗi người.

'Lẽ sống' - Cuộc đời trông đợi gì ở bạn?

Trong hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống, không ít người đã từng tự hỏi mục đích tồn tại thật sự của chính mình là gì. Nhiều người loay hoay tìm kiếm câu trả lời bằng cả cuộc đời mình, nhưng đến cuối cùng vẫn không thể đưa ra lời giải đáp.

Phá vỡ khuôn mẫu - Năm vết thương cội nguồn tiêu biểu

Nếu muốn chữa lành, bạn cần tìm hiểu câu chuyện cội nguồn của mình. Những việc chưa được giải quyết hay chữa lành trong quá khứ đang dẫn dắt cuộc sống của bạn trong hiện tại, nhưng không có nghĩa là chúng phải tiếp tục như thế.

Biến tiềm năng thành tài năng - Cách mà trò chơi xếp gạch giúp bạn vượt qua trở ngại

Trên con đường đi đến bất kỳ mục tiêu nào, những rào cản là điều không thể tránh khỏi. Khi vấp phải những rào cản bên ngoài, chúng thường gây ra những rung chấn bên trong.

Nghĩ lớn để thành công - Phải làm gì để tạo được động lực thúc đẩy bản thân?

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao mình dễ dàng mất động lực trong cuộc sống bận rộn hiện nay?

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Tái kết nối sau những nỗi đau không tên

Cuốn sách “Nỗi đau này không thuộc về bạn” (It Didn’t Start With You) là công trình nghiên cứu, khảo sát, phân tích một cách chi tiết, sáng tỏ, thực tế và hữu dụng nhất về việc thấu hiểu và chữa lành những sang chấn liên thế hệ này.

Thánh kinh Marketing - Hỡi các freelancer, bạn đang ở “nền kinh tế gig” hay “nền kinh tế chuyên gia”?

“Nền kinh tế gig” chính là một phần của “nền kinh tế chia sẻ”, nơi mọi người bán sản phẩm và dịch vụ trực tiếp cho người mua thông qua những nền tảng như Uber (vận chuyển), Etsy (mua sắm trực tuyến), Airbnb (phòng cho thuê)…

Biến tiềm năng thành tài năng - Raging Rooks không phải là đóa hồng đơn độc

Rất ít người trong chúng ta may mắn có được một huấn luyện viên như Maurice Ashley. Nhưng đáng mừng là bạn có thể tìm thấy ở đây những kiến thức cần thiết để cung cấp một giàn giáo phù hợp.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025