Đi ngược lại với số đông, Viktor E. Frankl – một chuyên gia thần kinh học và triết học từng trải qua những ngày tháng khắc nghiệt tại trại tập trung Đức Quốc xã – đã mang đến một góc nhìn mới mẻ cho câu hỏi hóc búa này. Theo ông, thay vì đặt câu hỏi theo lẽ thường rằng “Tôi có thể trông đợi gì từ cuộc đời?”, chúng ta nên hỏi: “Cuộc đời trông đợi gì ở tôi?”. Điều này đồng nghĩa với việc con người hoàn toàn có quyền quyết định ý nghĩa cuộc sống của chính mình, chứ không phụ thuộc bởi hoàn cảnh hay thế lực siêu nhiên nào khác. Từ quan điểm thông thái này, ta có thể buông bỏ nỗi lo sợ về những thứ chưa xảy ra trong tương lai, từ đó tập trung vào khả năng nắm giữ trong giây phút hiện tại.
Một trong những ý tưởng cốt lõi trong lý thuyết của Viktor E. Frankl là khả năng tìm thấy ý nghĩa cuộc sống ngay cả trong những thời khắc đau khổ nhất. Trong cuốn sách “Lẽ sống”, ông lập luận: “Ta đã chứng minh là một cuộc đời có ý nghĩa như thế nào thì sau đó, ta lại thấy rằng ngay cả đau khổ cũng đóng góp cho ý nghĩa và là một phần ý nghĩa cuộc sống.” Thực tế, khi người ta cảm thấy mọi thứ đều không còn giá trị, việc tìm kiếm một mục tiêu cao hơn, một ý nghĩa lớn lao hơn, sẽ là nguồn động lực giúp họ vượt qua được mọi thử thách. Đó có thể là tình yêu, công việc, sự cống hiến cho người khác, hay đơn giản là việc “chấp nhận nỗi đau” và tìm thấy ý nghĩa trong việc kiên trì chịu đựng.
Những bài giảng của Viktor E. Frankl nói chung và cuốn sách “Lẽ sống” nói riêng là nguồn cảm hứng mạnh mẽ dành cho những ai đang tìm kiếm cách thức để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Thông qua những bài học đắt giá về việc chấp nhận và tìm thấy mục đích trong khổ đau, tác giả không chỉ đưa ra con đường để vượt qua nghịch cảnh mà còn khơi dậy niềm tin rằng cuộc sống luôn có ý nghĩa, bất kể thứ chúng ta đang đối diện là gì. Học cách nói “Yes to Life” – một cái gật đầu đồng ý với tất cả những thử thách, đau khổ và trải nghiệm trong cuộc sống – chính là cách để chúng ta sống mạnh mẽ và trọn vẹn hơn mỗi ngày.
Cuốn sách “Lẽ sống” tập hợp ba bài giảng của Viktor Frankl vào năm 1946, tập trung vào những phần quan trọng nhất và có giá trị phổ quát nhất trong chuỗi bài diễn thuyết của ông, cô đọng toàn bộ tư tưởng mà vị bác sĩ, nhà trị liệu lừng danh này đã trình bày trong các ấn phẩm về sau. Có thể nói, đặt cạnh những tên tuổi lẫy lừng như Sigmund Freud hay Alfred Adler, cái tên Viktor Frankl từ lâu đã là trở thành biểu tượng của sức sống và niềm tin.
Cuốn sách “Lẽ sống” tập hợp ba bài giảng của Viktor Frankl vào năm 1946, tập trung vào những phần quan trọng nhất và có giá trị phổ quát nhất trong chuỗi bài diễn thuyết của ông, cô đọng toàn bộ tư tưởng mà vị bác sĩ, nhà trị liệu lừng danh này đã trình bày trong các ấn phẩm về sau. Có thể nói, đặt cạnh những tên tuổi lẫy lừng như Sigmund Freud hay Alfred Adler, cái tên Viktor Frankl từ lâu đã là trở thành biểu tượng của sức sống và niềm tin.