Hãy hỏi bản thân:
Bạn đọc cho vui hay để thu nhận thêm tri thức?
Có phải bạn đang muốn trốn chạy thực tại nhờ vùi đầu vào sách? (Việc này cũng không có gì xấu cả)
Bạn có quan tâm tới một cuốn sách thuộc danh mục best-seller trong nhiều tháng?
Việc đọc cũng cần kế hoạch
Bạn không nhất thiết phải lên một thời gian biểu rõ ràng, mặc dù nó có thể sẽ hữu ích, nhưng bạn cần một mục tiêu hoặc lời hứa hẹn giúp bản thân duy trì động lực. (Bạn cũng có thể cho phép mình bỏ qua một cuốn sách nếu thấy nó nhàm chán. Không gì tệ hơn một cuốn sách dở).
Đọc trong sự nghiền ngẫm
Điều này thực sự sẽ khá tốn thời gian. Một số lưu ý:
Nếu nhận ra mình đang đọc lướt quá nhanh hoặc bỏ qua một số đoạn, hãy quay trở lại.
Nên có từ điển ở bên cạnh.
Chủ động đọc lại.
Sử dụng bút đánh dấu hay miếng sticky note để ghi chép.
Đọc với tư duy phản biện
Nếu biết đọc trong sự nghiền ngẫm và tư duy phản biện, bạn sẽ thấy bản thân suy nghĩ thường xuyên hơn về những thứ mình đọc (và có thể bạn sẽ trở nên sáng suốt hơn).
Khi đọc, bạn hãy ngừng lại và tự vấn bản thân, xem mình có đồng ý hoặc không đồng ý với thông điệp trong sách. Ngoài ra, thử nghĩ xem điều gì làm nên một cuốn sách thú vị.
Đọc sách cùng cộng đồng:
Mặc dù việc đọc là nỗ lực cá nhân nhưng bạn có thể trao đổi với người khác về điều bạn thích, không thích hoặc không hiểu sau khi đọc xong một cuốn sách. Có nhiều cách để làm điều đó:
Tham gia các câu lạc bộ sách trên mạng.
Tìm kiếm và follow tác giả trên mạng xã hội.
Tăng cường trải nghiệm sau khi đọc sách
Đọc hết một cuốn sách không có nghĩa là bạn đã xong nhiệm vụ. Đó thực ra mới chỉ là sự khởi đầu và bạn hoàn toàn có thể đạt được thêm nhiều thứ. Sau đây là một vài lời khuyên giúp bạn gắn kết hơn với sách, tác giả và những chủ đề mà bạn đang mong muốn tìm hiểu:
Đọc thêm báo và blog.
Đọc trong sự phóng khoảng.
Thử đọc cả những lĩnh vực mà bạn không rành hoặc không yêu thích lắm.
Hải Đăng | Theo New York Times