6 loại 'hành trang cảm xúc': Bạn mang theo gì?

Lạc Hà22/11/2022 10:00
6 loại 'hành trang cảm xúc': Bạn mang theo gì?

Hầu hết chúng ta đi qua cuộc đời với những vết thương tình cảm và những vết sẹo hằn bên trong, hy vọng rằng không có ai nhìn thấy chúng.

“Tôi không đủ tốt”, “Bố mẹ tôi không yêu tôi đủ nhiều”, “Người yêu cũ đã lừa dối tôi”, “Tôi là một kẻ thất bại” . Hầu hết chúng ta đi qua cuộc đời với những vết thương tình cảm và những vết sẹo hằn bên trong, hy vọng rằng không có ai nhìn thấy chúng.

Sigmund Freud - bác sĩ chuyên khoa thần kinh và nhà tâm lý học nổi tiếng, là cha đẻ của ngành phân tâm cổ điển, cho rằng dù chúng ta cố gắng che giấu hay chôn vùi quá khứ của mình đến đâu, thì cuối cùng nó cũng sẽ xuất hiện trở lại ở mức độ có ý thức hoặc vô thức trong hiện tại.

“Hành trang cảm xúc” là một phép ẩn dụ để mô tả những vấn đề tình cảm chưa được giải quyết trong quá khứ mà chúng ta mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi. Giống như các kiện hành lý đi máy bay, hành lý tình cảm cũng có nhiều loại và nhiều hình thức khác nhau.

1. Sống chung với sự xấu hổ

Xấu hổ là cảm giác hoặc trải nghiệm đau đớn khi tin rằng chúng ta thiếu sót và do đó không xứng đáng được yêu thương hay thuộc về. Sự xấu hổ thường xuất hiện với giọng nói bên trong rằng “bạn không đủ giỏi”, “bạn không đủ thông minh”, “bạn không được yêu thích” .

Những lời nói từ bên trong luôn khiến chúng ta thất vọng và ngăn cản chúng ta thực hiện những ước mơ của mình. Và kết quả là bạn sẽ trải qua một cuộc sống với các vấn đề về lòng tự trọng, lo lắng hoặc trầm cảm.

6 loại hành trang cảm xúc: Bạn mang theo gì? - Ảnh 1.

Làm thế nào để buông bỏ sự xấu hổ? Hãy trau dồi lòng từ bi và chấp nhận bản thân rằng không có gì sai khi mắc lỗi. Không có ai đi qua cuộc đời này mà không va chạm, vấp ngã hay mắc phải những sai lầm, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn là người thất bại. Chúng ta mắc sai lầm, nhưng những sai lầm đó không nói lên việc bạn là ai. Bạn quan trọng và rộng lớn hơn bất kỳ hành vi đơn lẻ nào của chính mình. Nếu bạn thất bại, hãy thực hiện những thay đổi cần thiết và cố gắng làm cho nó tốt hơn một chút. Và nếu bạn lại thất bại, hãy lặp lại quá trình này.

2. Sống chung với mất mát

Tất cả chúng ta đều đã từng ít nhất mất đi một ai đó hoặc một cái gì đó trong cuộc đời của mình. Đó có thể là một người thân yêu, một con vật cưng, một mối quan hệ tốt đẹp, một công việc tuyệt vời hay là một khả năng nào đó.

Đau buồn là phản ứng tự nhiên mà chúng ta trải qua khi đối mặt với bất kỳ sự mất mát nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng mang nỗi đau của mình theo cùng một cách.

Bác sĩ tâm thần Elizabeth Kubler Ross cho rằng có 5 giai đoạn của đau buồn là từ chối, giận dữ, thỏa hiệp, phiền muộn và chấp nhận. Mặc dù không phải ai cũng trải qua 5 giai đoạn này, nhưng nhiều người có thể sẽ bị mắc kẹt lại ở đâu đó trong 5 cảm xúc sâu sắc này.

Làm thế nào để trút bỏ đau buồn? Đau buồn không phải là điều mà bạn có thể hoàn toàn buông bỏ hay vượt qua được. Tuy nhiên, đau buồn là một dấu hiệu cho thấy chúng ta, con người, được sinh ra để được chăm sóc và yêu thương. Bất chấp những gì mọi người xung quanh có thể nói, không ai biết được nỗi đau sẽ kết thúc vào lúc nào. Nhưng bạn biết không, vậy là được rồi. Sẽ có ngày bạn cảm thấy ổn hơn, nhưng sẽ có những ngày thì không thế. Hãy cho phép bản thân có những giây phút yên tĩnh để xử lý cảm xúc của bạn, và quan trọng nhất là hãy tôn trọng tốc độ xử lý cảm xúc của chính bạn.

3. Sống với oán hận

Bạn đã bao giờ gặp những người biện minh cho hành vi của họ bằng cách đổ lỗi cho phong cách nuôi dạy của cha mẹ họ chưa? Còn những người luôn bực tức về người mà họ đã chia tay hơn 10 năm trước? Hay những người cảm thấy mình có quyền đối xử tệ với nhân viên của mình vì sếp trước của họ cũng làm như thế với họ?

Sự oán giận làm nổi bật lên một thực tế rằng cuộc sống này là không công bằng. Trong khi có một số người đi lên, thì những người khác lại đi xuống. Trong khi có một số người được hưởng những đặc quyền, còn những người khác lại trở thành nạn nhân của hệ thống áp bức.

Đúng, sự phẫn uất nói lên sự bất công. Tuy nhiên, nỗi oán hận với phần còn lại của thế giới có thể dần dần tiêu diệt bản thân chúng ta.

Làm sao để buông bỏ oán hận? Hãy thực hành lòng biết ơn. Ngay cả trong những tình huống khó khăn nhất, bạn sẽ luôn thấy rằng mình vẫn có một điều gì đó để cảm ơn, bởi thế giới này không phải 100% hoàn toàn là bóng tối. Điều quan trọng là bạn cần nhìn nhận những mặt tươi sáng hơn và đánh giá cao chúng. Hãy dành vài phút mỗi ngày để ghi nhận những điều tốt đẹp hoặc phước lành trong cuộc sống của bạn.

4. Sống với trái tim tan vỡ

Đôi khi những mối quan hệ có thể giống như một câu chuyện cổ tích, nhưng cũng có lúc chúng biến thành một cơn ác mộng. Hành trình tìm kiếm một nửa còn lại của mình và sống hạnh phúc mãi mãi có thể khiến chúng ta bị tổn thương và thậm chí là tan nát cõi lòng.

Mặc dù đúng là tình yêu có thể đi cùng với một chút đau khổ, nhưng việc gắn bó với những cảm xúc trong quá khứ có thể cản trở không chỉ mối quan hệ hiện tại mà còn cả tương lai.

6 loại hành trang cảm xúc: Bạn mang theo gì? - Ảnh 2.

Làm thế nào để hàn gắn lại một trái tim tan vỡ? Hãy thực hành nghệ thuật tha thứ. Mahatma Gandhi từng nói: “Kẻ yếu sẽ không bao giờ có thể tha thứ, tha thứ tượng trưng cho sức mạnh.” Tha thứ không phải là một loại cảm giác, mà đó là một quyết định có ý thức. Nó không có nghĩa là bạn chấp thuận những tổn hại đã gây ra cho bạn, thay vào đó, bạn ngừng để những hành động sai trái đó định hình hiện tại của bạn. Khi bạn tha thứ, bạn không thể xóa bỏ được những gì đã xảy ra, nhưng bạn có thể buông bỏ những cảm xúc mà bạn đã gắn liền với hành động đó và bắt đầu nhìn mọi thứ ở một góc độ mới. Tha thứ chính là chữa lành trái tim bạn, để bạn có thể đối mặt với tương lai với một năng lượng mới và một trái tim rộng mở.

5. Sống chung với lo âu

Hầu hết tất cả chúng ta đều sống trong lo lắng và có những triệu chứng về lo âu, chẳng hạn như đổ mồ hôi tay, suy nghĩ chạy đua, tim đập nhanh, thậm chí là hoảng loạn. Chúng ta trải qua những phản ứng này là bởi chúng ta không thích sự không chắc chắn hoặc chúng ta không thể kiểm soát được tương lai.

Lo lắng là một phản ứng tự nhiên phức tạp. Một mặt, nó có thể khiến chúng ta trở nên cảnh giác hơn và tập trung hơn vào việc tìm kiếm bất cứ mối đe dọa hay thách thức nào có thể xuất hiện ở phía trước. Mặt khác, lo lắng có thể tạo ra nhiều mối đe dọa tưởng tượng mà thay vì dẫn dắt chúng ta hành động, nó buộc chúng ta né tránh.

Làm thế nào để bỏ qua lo lắng? Hãy thực hành tĩnh lặng. Bắt đầu bằng cách dành 5 phút mỗi ngày để dừng lại, hít thở và không làm gì cả - không điện thoại, không email, không mạng xã hội, không trò chuyện. Đối với một tâm trí lo lắng, đó là 5 phút cần thiết. Giống như việc rèn luyện cơ thể bằng các bài tập thể dục, bạn cũng có thể rèn luyện tâm trí của mình bằng việc tĩnh tâm hàng ngày. Khi bạn đã làm chủ được 5 phút tĩnh tâm đó, hãy kết hợp thêm những liệu pháp khác như tập yoga, viết nhật ký, rời bỏ mạng xã hội, ăn uống lành mạnh, kết nối với thiên nhiên…

6. Sống chung với chấn thương tâm lý

Đây có lẽ là một trong những hành trang cảm xúc nặng nề nhất. Chấn thương tâm lý xảy ra khi bạn đối mặt với một sự kiện khủng khiếp khiến cho hệ thống phản ứng của bạn tê liệt và bạn không còn khả năng chống cự.

Tác động của chấn thương tâm lý đối với cơ thể và tâm lý của chúng ta có thể mang tính ngắn hạn và dài hạn. Các triệu chứng của nó là một danh sách dài các phản ứng về thể chất, cảm xúc và nhận thức. Phổ biến nhất có thể là hồi tưởng, ác mộng, phủ nhận, phân ly, bộc phát cảm xúc, thiếu tin tưởng, sinh hoạt thất thường. Tuy nhiên, giống như các loại hành trang cảm xúc khác, tổn thương ở mỗi người là khác nhau.

Làm sao để buông bỏ những tổn thương tâm lý? Hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ những chuyên gia và cho phép bản thân cảm nhận được sức mạnh chữa lành của những kết nối có ý nghĩa giữa người với người. Nhiều trải nghiệm đau thương là đến từ con người, nhưng bạn cũng cần dạy lại bộ não của mình để cảm thấy tin tưởng, an toàn và yêu thương con người trở lại. Chúng ta không thể học điều đó một mình mà cần được ở trong một môi trường yêu thương và chăm sóc từ người khác. Các chuyên gia tâm lý được đào tạo để lắng nghe mà không phán xét và cung cấp cho bạn một không gian an toàn để có thể vượt qua các triệu chứng khó khăn nhất sau chấn thương tâm lý. Hãy cho phép bản thân mình được giúp đỡ.

Nguồn: lifehacks


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

40 tác giả nổi tiếng nói gì về việc đọc sách

Bất kỳ nhà văn vĩ đại nào cũng cần phải là một người ham đọc sách. Dưới đây là những câu nói của 40 tác giả nổi tiếng khi nói về việc đọc.
2

Cách giải tỏa cơn giận hiệu quả

Hãng tin AFP dẫn một nghiên cứu mới của Nhật Bản chỉ ra khi giận dữ không nên quát mắng đồng nghiệp hay hét với gối, mà hãy viết cảm xúc ra giấy rồi xé nhỏ hoặc vứt đi để bình tĩnh lại.
3

Ông Hoàng Nam Tiến: Đại học không phải cấp 4, hãy biến trí tuệ nhân tạo thành 'con sen', 'osin'

Sinh viên cần bộc lộ khả năng làm chủ trí tuệ nhân tạo, tạo ra sự khác biệt chứ không phải dùng trí tuệ nhận tạo để tạo ra bài giải...

Tâm lý học chỉ rõ: Nguyên nhân sâu xa của bất hạnh là không đủ thông tuệ

"Con người ấy à, làm gì thì cũng phải biết cách tìm cho mình niềm vui, tìm cách mà vui, đừng lúc nào cũng cau có mặt mày, cau có để làm cái gì!"

3 câu nói khách sáo tuyệt đối đừng tưởng là thật, tránh bị xem là người không có EQ

Việc giao tiếp với mọi người và xây dựng mối quan hệ tốt luôn là điều không thể thiếu, vì vậy kỹ năng giao tiếp là một trong các kỹ năng sống quan trọng nhất. Nói chuyện như thế nào, lắng nghe ra sao cũng là một loại nghệ thuật.

Người càng bản lĩnh thì càng thích “keo kiệt” ở 3 khía cạnh

Con người ta khi bước vào tuổi trung niên, nếu muốn bứt phá bản thân, có lẽ cũng cần phải học cách “keo kiệt”.

Đừng sợ lỡ cuộc chơi - Điện thoại, mạng xã hội, TikTok, hội chứng FOMO và vấn đề sức khoẻ tinh thần

Việc sử dụng quá nhiều điện thoại thông minh, internet và nền tảng mạng xã hội có thể gây suy nhược cho quá trình xử lý thần kinh, hiệu suất nhận thức và hành vi của chúng ta.

Cứ 3 giây có 1 người mắc bệnh sa sút trí tuệ, giới trẻ cần phòng ngừa

Sa sút trí tuệ lâu nay vốn được coi là bệnh của người cao tuổi. Tuy nhiên, với lối sống ít vận động, lười giao tiếp và lệ thuộc vào công nghệ như hiện nay thì tình trạng này đang ngày càng gia tăng ở người trẻ.

Morning flow - Dòng chảy: Bí kíp giúp bạn có một ngày tràn đầy năng lượng

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Nottingham và Viện Giáo dục Quốc gia Singapore, buổi sáng cũng là lúc ý chí của chúng ta mạnh mẽ nhất.

4 sức mạnh của việc đọc sách cho phép bạn có nhiều lựa chọn trong cuộc sống

Người đọc sách và không đọc sách không giống nhau. Sự khác biệt mạnh mẽ đến mức quyết định cả việc chúng ta kết bạn với kiểu người nào.

Bạn sẽ tin, nếu ai đó kể một câu chuyện sai sự thật quá nhiều lần

Khi một thông tin được lặp đi lặp lại nhiều lần, con người thường có xu hướng tin vào điều đó bất kể đúng hay sai.

40 tác giả nổi tiếng nói gì về việc đọc sách

Kỹ năng - TĐ tổng hợp - 24/04/2024 11:00
Bất kỳ nhà văn vĩ đại nào cũng cần phải là một người ham đọc sách. Dưới đây là những câu nói của 40 tác giả nổi tiếng khi nói về việc đọc.

Nếu giỏi chụp ảnh bằng điện thoại và có kỹ năng photoshop, đây sẽ là công việc giúp giới trẻ kiếm bộn tiền

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 24/04/2024 10:00
Điện thoại thông minh không chỉ để giải trí, nó còn là phương tiện giúp nhiều bạn trẻ kiếm được một khoản thu nhập không nhỏ nhờ vào ứng dụng chụp ảnh.

Thích Đồng Tâm, 'từ bỏ' học vị, xuất gia viết sách giúp người an yên

Từ sách - Phim - Lưu Đình Long - VNN - 24/04/2024 09:00
“Mỗi một tác phẩm mang dấu ấn riêng về sự trải nghiệm Pháp (cuộc sống) vận hành theo từng giai đoạn khác nhau của quá trình tu học và chiêm nghiệm của bản thân tôi”, Đại đức Thích Đồng Tâm chia sẻ.

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Khi nỗi đau cũng là một liều thuốc chữa lành

Từ sách - Phim - Quìn - 24/04/2024 08:00
Bởi nỗi đau cũng là một trong số những chất xúc tác giúp bạn kết nối với thế giới và trước khi bước vào kết nối rộng lớn ấy, bạn cần học cách kết nối với chính mình.

Phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/04/2024 12:00
Hiện nay phần mềm không còn là sản phẩm đem bán ra thị trường nữa mà là nhân tố bản chất chi phối cuộc sống của mọi người và ảnh hưởng chủ chốt cho nền kinh tế toàn cầu.

Ông Hoàng Nam Tiến: Đại học không phải cấp 4, hãy biến trí tuệ nhân tạo thành 'con sen', 'osin'

Kỹ năng - Ứng Hà Chi - 23/04/2024 11:00
Sinh viên cần bộc lộ khả năng làm chủ trí tuệ nhân tạo, tạo ra sự khác biệt chứ không phải dùng trí tuệ nhận tạo để tạo ra bài giải...

5 bí quyết giúp cuộc sống tiến vào trạng thái "ổn định"

Suy ngẫm - Trung Hạ - 23/04/2024 10:00
Sự thật về “ổn định” là gì? Gia đình có tài sản nhất định, cho dù gặp phải vấn đề gì cũng có thể giải quyết bằng số tiền này.

Bộ sách “Đủ duyên ta lại tương phùng” - Tìm bình yên trong từng ý niệm

Từ sách - Phim - Lan Phương - 23/04/2024 09:00
Những câu chữ trong bộ sách Đủ duyên ta lại tương phùng sẽ giúp độc giả có những phút dừng lại, chiêm nghiệm, từ đó, nhen lên trong lòng một chút ấm áp, thắp lên một chút bình an.

Người đàn bà trong tôi - Cô đơn trong chính gia đình mình

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 23/04/2024 08:00
Danh tiếng tạo nên thần tượng lớn và cũng chính danh tiếng khiến Britney Spears chìm trong khổ đau...

Sự phân chia công nhân công nghệ lớn lao

Blog GS John VU - GS John Vu - 22/04/2024 12:00
Với tấm bằng cử nhân về Khoa học máy tính, Rennie Sawade có thể kiếm việc làm dễ dàng trong ngành công nghệ phần mềm. Nhưng anh ta chỉ tìm được việc tạm thời, ngắn hạn kiểu như hợp đồng 5 tháng mà anh ta hiện đang làm tại một công ti ở Seattle.

Thầy giáo "Tây" đi bộ từ Hà Nội vào TPHCM gây quỹ 1 tỷ đồng cho trẻ nghèo

Truyền cảm hứng - Nguyễn Vy - DT - 22/04/2024 11:00
Bàn chân tứa máu, bầm dập, nhiều lần suýt mất mạng vì tai nạn khi đi bộ hơn 2.000 km từ Hà Nội vào TPHCM nhưng hai thầy giáo người nước ngoài đã hoàn thành hành trình, gây quỹ được gần 1 tỷ đồng.

Quan điểm ‘ngang ngược’ của người Do Thái về làm giàu: Cứ ‘bay lên’ trước, điều chỉnh tâm thái sau!

Suy ngẫm - Diệu Đan - 22/04/2024 10:00
Làm sai, tiền sẽ chảy đi nơi khác; làm đúng, tiền sẽ chảy vào túi. Đơn giản là vậy, nhưng khôg phải ai cũng kiên trì và quyết liệt hành động như người Do Thái.

Sát-na này là thiên thu - 8 hiểu biết để yêu thương không đau khổ

Từ sách - Phim - TĐ - 22/04/2024 09:00
Khi ta bắt đầu thương yêu một ai đó, hãy yêu thương như một người có trí tuệ, yêu theo cách người có trí, như thế sẽ chỉ có hạnh phúc chứ chẳng có khổ đau.

Từ bỏ - Tiêu chí khai tử giúp bạn nhận biết khi nào nên cất bước ra đi

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 22/04/2024 08:00
Trong cuốn sách "Từ bỏ", tác giả Annie Duke cho biết ưu điểm của tiêu chí khai tử là bạn luôn có cơ hội thiết lập nó bất cứ lúc nào khi đã bắt đầu một hành trình.

Tác giả Trung Nghĩa: ‘Đọc sách cũng như yêu’

Từ sách - Phim - Tiểu Vũ - 21/04/2024 12:00
Đọc sách cũng như yêu” là tác phẩm của nhà văn, nhà báo, Đại sứ văn hóa đọc Trung Nghĩa ra mắt nhân sự kiện Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tại TP.HCM.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 25/04/2024