Bạn sẽ tin, nếu ai đó kể một câu chuyện sai sự thật quá nhiều lần

03/10/2022 14:11
Bạn sẽ tin, nếu ai đó kể một câu chuyện sai sự thật quá nhiều lần

Khi một thông tin được lặp đi lặp lại nhiều lần, con người thường có xu hướng tin vào điều đó bất kể đúng hay sai.

Trong cuộc sống, không phải lúc nào con người cũng đủ tỉnh táo để phân tích và đánh giá một sự việc. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mỗi ngày, chúng ta đưa ra trung bình 35.000 quyết định. Với tất cả những lựa chọn cần thực hiện và khối lượng thông tin khổng lồ đưa đến trong mỗi giây, chúng ta không thể hy vọng có thể xử lý mọi thứ một cách kỹ càng như bản thân mong muốn.

Khách quan mà nói, mỗi người đều giữ một số lượng đáng kể những niềm tin mù quáng. Điều đó không liên quan đến vấn đề tư tưởng hay quan điểm khác nhau. Những niềm tin sai lầm có thể bắt nguồn từ một lý do đơn giản: Sự lặp lại.

Điều gì sẽ xảy ra khi ai đó kể một câu chuyện sai sự thật quá nhiều lần? - Ảnh 1.

Nhà tâm lý học Daniel Kahneman từng nói: "Một cách đáng tin cậy để khiến cho mọi người tin vào sự giả dối là lặp đi lặp lại bởi vì sự quen thuộc thì không dễ phân biệt thật giả".

Nếu ai đó nói rằng mặt trăng được tạo nên từ phô mai thì chắc chắn sẽ chẳng ai tin cho dù có lặp lại nó bao nhiêu lần đi chăng nữa. Câu nói đó quá phi lý và đôi khi chỉ được dùng để lừa trẻ con.

Nhưng nếu nói về điều gì đó hợp lý hơn một chút thì sao? Ví dụ như, đá mặt trăng có cùng mật độ với phô mai cheddar? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thấy thông tin này xuất hiện nhiều trên Twitter, blog hay thậm chí là nghe từ bạn bè hoặc những người nổi tiếng trên mạng? Có vẻ đáng tin hơn rồi đúng không?

Đó cũng chính là cơ chế hoạt động của Hiệu ứng chân lý ảo tưởng - Illusory Truth Effect. Tất cả chúng ta đều có xu hướng tin điều gì đó là sự thật sau khi tiếp xúc với nó nhiều lần. Chúng ta càng nghe thấy nhiều lần, thì điều đó dường như càng chân thật hơn. Hiệu ứng này mạnh mẽ đến nỗi có thể thuyết phục con người ta tin vào những thông tin mà bản thân đã biết là sai ngay từ đầu.

Điều gì sẽ xảy ra khi ai đó kể một câu chuyện sai sự thật quá nhiều lần? - Ảnh 2.

Hiệu ứng chân lý ảo tưởng không hoạt động vì lợi ích của riêng nó. Suy nghĩ là quá trình rất mệt mỏi. Hãy nhớ rằng bộ não con người sử dụng khoảng 20% năng lượng của một cá nhân, mặc dù chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể của họ. Vì thế hiệu ứng này sinh ra nhằm mục đích tiết kiệm năng lượng cho não bộ.

Sự lặp lại cũng có nghĩa là việc xử lý thông tin sẽ trôi chảy và dễ dàng hơn. Hiệu ứng này tương tự như khi chúng ta đọc một văn bản phức tạp. Việc đọc đi đọc lại nhiều lần sẽ giúp người đọc hiểu sâu hơn về nội dung. Thật vậy, khi một thứ gì đó "cộng hưởng với chúng ta", bộ não có xu hướng ít phản biện hơn. Nói cách khác, chúng ta hạ thấp cảnh giác và chấp nhận dữ liệu mà chưa được kiểm tra kỹ lưỡng, vì điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức.

Điều gì sẽ xảy ra khi ai đó kể một câu chuyện sai sự thật quá nhiều lần? - Ảnh 3.

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, hầu hết mọi người đều quá quen thuộc với cụm từ "tin giả". Internet là nơi sản sinh ra những tin đồn thất thiệt, thuyết âm mưu và những lời nói dối trắng trợn mà không ai trong chúng ta có thể miễn nhiễm. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science, với cùng số lượng người xem, những câu chuyện bịa đặt có khả năng tiếp cận và thu hút nhanh hơn sáu lần so với những câu chuyện thật và khả năng được chia sẻ lại cũng cao hơn tới 70%.

Không chỉ vậy, khi được yêu cầu đánh giá mức độ trung thực rõ ràng của các tin bài, người dùng mạng xã hội cho rằng những tin tức mà họ đã từng đọc chân thật hơn nhiều lần so với những tin tức mà họ chưa từng thấy trước đó.

Điều gì sẽ xảy ra khi ai đó kể một câu chuyện sai sự thật quá nhiều lần? - Ảnh 4.

Danielle C. Polage, trong bài báo với tựa đề "Làm nên lịch sử: Ký ức sai lệch về những tin giả", đã giải thích rằng một câu chuyện sai sự thật mà ai đó đã tiếp xúc nhiều lần có thể đáng tin hơn một câu chuyện thật mà họ nhìn thấy lần đầu tiên. Vì thế, với việc tin giả xuất hiện đầy rẫy và tràn lan trên mạng xã hội như hiện nay, việc người dùng rơi vào hiệu ứng chân lý ảo tưởng là một điều dễ hiểu.

Việc lợi dụng hiệu ứng chân lý ảo tưởng để đưa ra những thông tin sai lệch có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Trên khắp thế giới, tin giả có xu hướng thúc đẩy các hành vi bạo lực. Ví dụ, vào năm 2018, tin đồn lan truyền trên WhatsApp đã gây ra một vụ giết người ở Ấn Độ. Khi đại dịch COVID19 lan rộng trên toàn cầu, các thuyết âm mưu đã khiến đám đông người biểu tình tuần hành phản đối các quy định về giãn cách xã hội và việc đeo khẩu trang.

Điều gì sẽ xảy ra khi ai đó kể một câu chuyện sai sự thật quá nhiều lần? - Ảnh 5.

Không khó để thấy rằng, tin giả và hiệu ứng chân lý ảo tưởng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cách nhìn của mọi người về sự thật vốn đã mang tính chủ quan. Nó đã trở thành một vấn đề lớn đến nỗi chính phủ Vương quốc Anh phải thành lập một đơn vị chống tin tức giả để ngăn chặn vấn đề này. Cũng có nghĩa là khi rơi vào tay kẻ xấu, mạng xã hội sẽ trở thành một trong những công cụ nguy hiểm nhất mà chúng có thể sử dụng để tác động đến tâm trí con người.

Vậy làm thế nào chúng ta có thể tự bảo vệ mình trước những tin tức sai sự thật và việc bị lôi kéo bởi những lời tuyên truyền do hiệu ứng chân lý ảo tưởng?

- Kiểm tra độ tin cậy của nguồn thông tin trước khi đọc: địa chỉ trang, chức vụ hoặc chuyên môn của người viết,...

- Học cách vận dụng tư duy phản biện trong việc phân tích dữ liệu: Đánh giá tính trung thực của sự việc dưới góc nhìn khách quan và tránh bị chi phối bởi cảm xúc. Đưa ra những giả định và đặt câu hỏi liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề.

Nguồn: Fs.blog, Exploringyourmind, Thedecisionlab

Theo Hằng Nguyễn - Thiết kế: Mai Linh


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Kỹ thuật Feynman có thể giúp bạn nhớ mọi thứ mình đã đọc

Sách giúp bạn tiếp cận với những bộ não thông minh nhất. Học hỏi từ những nhà tư tưởng vĩ đại nhất là con đường nhanh chóng để bạn đạt được sức khỏe, sự giàu có và trí tuệ.

Sức mạnh của sự trầm lắng - Những bí quyết giúp bạn tránh xao lãng khi đang lắng nghe

Trong Sức mạnh của sự trầm lắng (Quiet Influence), Tiến sĩ Jennifer Kahnweiler đã chỉ rõ những bí quyết để tránh xao lãng khi đang lắng nghe để có thể tạo nên sự khác biệt cho mình trong cuộc sống lẫn công việc.

'Vượt bẫy cảm xúc' - Nhiều bạn trẻ ngày nay mất khả năng diễn đạt cảm xúc

Hội chứng mất khả năng diễn đạt cảm xúc (Alexithymia) hiểu theo nghĩa đen là “không có vốn từ để diễn tả tâm trạng”.

Người hướng nội có thể làm 5 ngành nghề, thích nhất là được làm một mình

Nếu bạn là người hướng nội cũng không cần quá lo lắng khi chọn lựa ngành nghề bởi có nhiều công việc phù hợp.

Cảm xúc - Osho: Phương pháp thiền chủ động

Thiền không có nghĩa là bạn sẽ ngồi im và tịnh tâm, đầu óc trông rỗng. Điều này càng trở nên khó khăn hơn khi cuộc sống hiện đại bận rộn với trăm ngàn thú vui giải trí, con người ta càng khó có thể ngồi yên.

Khoa học giải đáp việc - đọc sách để làm gì?

Đọc sách có thể lấp đầy trí tưởng tượng của bạn và đưa bạn đến những thế giới mà bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy hoặc trực tiếp trải nghiệm.

Bí kíp chia sẻ cách đảm bảo an toàn khi nhận phòng khách sạn

Tài khoản TikTok của một tiếp viên hàng không đã gây sốt với hơn 6,6 triệu lượt xem video chia sẻ những bí kíp “phòng thân” khi ở khách sạn.

Đằng sau một quyết định lớn: Vùng xám - nơi thử lửa bản lĩnh và chiều sâu nhân văn của một nhà lãnh đạo

Hãy tưởng tượng bạn phải quyết định, nhưng tất cả dữ liệu, báo cáo, ý kiến xung quanh đều chẳng thể cho bạn đáp án rõ ràng. Không có đúng hay sai tuyệt đối. Chỉ có vô vàn rủi ro và áp lực bủa vây. Và bạn, với vai trò người dẫn đầu vẫn buộc phải đưa ra quyết định.

AI tạo video cực đỉnh của Google Veo 3 chính thức “chào sân” Việt Nam

Kỹ năng - Kỳ Thư - 04/07/2025 13:00
Google triển khai mô hình tạo video AI Veo 3 tại Việt Nam qua ứng dụng Gemini, cho phép người dùng tạo video từ văn bản kèm âm thanh, tích hợp công cụ nhận diện nội dung do AI tạo ra.

Xem "Sex Education", tôi bất ngờ với một câu thoại ngắn gọn nhưng sẽ là chân lý

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 04/07/2025 12:00
Thật không ngờ, bộ phim "Sex Education" lại chứa đựng nhiều triết lý thú vị như thế.

ChatGPT có thể gây ra chứng loạn thần, khiến người dùng phải nhập viện điều trị

Kỹ năng - Sơn Vân - 04/07/2025 11:00
Ngày càng nhiều người dùng ChatGPT phát triển nỗi ám ảnh mất kiểm soát với chatbot trí tuệ nhân tạo AI, dẫn đến các cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần nghiêm trọng với biểu hiện như hoang tưởng, ảo tưởng và tách rời thực tại, trang Futurism đưa tin.

Viết thư pháp trên quả vải thiều, chàng trai gen Z Hà Nội gây sốt mạng

Phong cách sống - Nhật Thủy - 04/07/2025 10:00
Thay cho giấy dó và lụa, Việt Út viết thư pháp lên quả vải thiều; hình ảnh mang nét đẹp vừa truyền thống vừa mới lạ này khiến cư dân mạng sửng sốt và thích thú.

Đằng sau một quyết định lớn: Vùng xám - nơi thử lửa bản lĩnh và chiều sâu nhân văn của một nhà lãnh đạo

Từ sách - Phim - Quìn - 04/07/2025 09:00
Hãy tưởng tượng bạn phải quyết định, nhưng tất cả dữ liệu, báo cáo, ý kiến xung quanh đều chẳng thể cho bạn đáp án rõ ràng. Không có đúng hay sai tuyệt đối. Chỉ có vô vàn rủi ro và áp lực bủa vây. Và bạn, với vai trò người dẫn đầu vẫn buộc phải đưa ra quyết định.

3 vũ khí tinh thần giúp chủ doanh nghiệp sống sót và tăng trưởng

Tủ sách - Quìn - 04/07/2025 08:00
Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao có người trở nên giàu có, còn mình cứ loay hoay? Bạn đã từng kiệt sức, chán nản khi bỏ ra rất nhiều công sức mà kết quả vẫn không xứng đáng? Bạn nhìn thấy đối thủ bứt phá, còn mình thì trì trệ và bắt đầu tụt lại phía sau?

Cảnh báo khẩn từ thói quen chụp ảnh màn hình điện thoại

Kỹ năng - An Nhiên - 03/07/2025 13:00
Theo các chuyên gia an ninh mạng, người dùng hãy sử dụng các dịch vụ lưu trữ đám mây hoặc trình quản lý mật khẩu tốt nhất để lưu trữ những thông tin quan trọng một cách an toàn.

Xem Sex Education, tôi phát hiện bí mật nhạy cảm của con gái, nhờ vậy tôi giúp con "quay xe"

Điện ảnh - Thanh Hương - 03/07/2025 12:00
Tôi đã bình tĩnh và có cuộc nói chuyện chân thành với con.

Vì sao trào lưu nhìn lại quá khứ qua Google Maps gây bão mạng?

Kỹ năng - Nhật Thùy - 03/07/2025 11:00
Không cần cỗ máy thời gian, với vài thao tác, bạn có thể "gặp lại" người thân đã khuất, ngôi nhà hay thú cưng năm xưa với trào lưu nhìn lại quá khứ qua Google Maps.

Học sinh sử dụng AI: Công cụ hỗ trợ hay làm suy yếu tư duy?

Suy ngẫm - Anh Tú - 03/07/2025 10:00
Khi máy tính bỏ túi lần đầu tiên xuất hiện trong lớp học, nhiều người lo ngại rằng chúng sẽ làm suy yếu kỹ năng toán học của học sinh.

Gia đình bác sĩ đáng yêu:"Tuổi thơ các con ngắn lắm, sợ sau lớn hơn không thích đi chơi với bố mẹ nữa"

Phong cách sống - Tiểu Nguyễn - 03/07/2025 09:00
Những chia sẻ chânh thành, dễ thương từ cặp vợ chồng BS Lưu Tuấn Phong và Đặng Hiền khiến chúng ta một lần nữa thấy ý nghĩa thiêng liêng của "gia đình".

Người lạ với chính ta

Tủ sách - FN - 03/07/2025 08:00
Rachel Aviv, bằng những báo cáo y khoa và những hồi ký chưa xuất bản, kể về những con người bất thường trong mắt người khác trong cuốn sách “Người lạ với chính ta” (tựa gốc: Strangers to Ourselves).

Khoán ngoài toàn cầu

Blog GS John VU - GS John Vu - 02/07/2025 14:00
Ngày nay Ấn Độ vẫn còn là nhà khoán ngoài CNTT mạnh, với $87 tỉ đô la xuất khẩu phần mềm so với $2.6 tỉ đô la dành cho Trung Quốc và $1.1 tỉ đô la cho Nga (dữ liệu 2009).

Nghiên cứu gây chấn động ngành tâm lý: AI giàu lòng trắc ẩn hơn con người?

Kỹ năng - Hoàng Vũ - 02/07/2025 13:00
Một nghiên cứu mới cho thấy trí tuệ nhân tạo (AI) được xem là có lòng trắc ẩn và thấu hiểu hơn so với các chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Xem Sex Education, tôi phát hiện chính tôi khiến con gái sống trong tình trạng rất tồi tệ

Điện ảnh - Thanh Hương - 02/07/2025 12:00
Khi nghe con nói chuyện, tôi đã rất bàng hoàng. Chính tôi đã khiến con trở nên như vậy!
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 04/07/2025