Trên diễn đàn dành cho những người hâm mộ kiếm hiệp của Kim Dung của Sina và Sohu, nhiều fan nguyên tác đã chia sẻ về những phát hiện thú vị. Một trong số đó là 6 cao thủ vô cùng "lãng phí" khi bỏ võ công hạng nhất để chọn tập luyện loại kỹ thuật hạng bét. Họ là những ai?
Kim Luân Pháp Vương là một trong số ít nhân vật phản diện có lộ trình phát triển võ thuật rất rõ ràng. Lần đầu tiên Kim Luân Pháp Vương xuất hiện là tại Anh hùng đại yến. Lúc này võ công ông ta sử dụng là võ công sử dụng Ngũ luân, môn võ công rất lợi hại nhưng bị khắc chế bởi Song kiếm hợp bích của Dương Quá và Tiểu Long Nữ.
16 năm sau, Kim Luân Pháp Vương trở lại Trung Nguyên, lúc này ông ta đã luyện thành Long tượng bát nhã công. Long tượng bát nhã công là môn công phu bí truyền của phái Mật Tông ở Tây Tạng. Nghe nói mỗi đòn đánh ra bằng đại lực của mười con voi, mười con rồng. Môn võ công này gồm có 13 tầng, càng về sau càng khó hơn, chưa có ai luyện được đến tầng thứ mười. Chỉ duy nhất Kim Luân Pháp Vương là có thành tựu cao nhất vượt qua được tầng thứ 9 cam go, đạt đến tầng thứ 10, võ công đã sánh ngang với Ngũ Tuyệt Trung Nguyên.
Tuy nhiên, Kim Luân Pháp Vương lại bỏ qua môn võ này để luyện tập loại võ công hạng bét khác là Dịch cung để đẩy kinh, xoay mạch, thay đổi huyệt đạo của Kim Cương Tông. Môn võ này rất thâm sâu và khó nhưng học xong chẳng có tác dụng gì.
Quách Tương là tiểu nữ tử của cặp vợ chồng Quách Tĩnh, Hoàng Dung, cháu ngoại của Hoàng Dược Sư. Họ đều là những cao thủ hàng đầu trong giới võ lâm. Tuy nhiên, Quách Tương không học hỏi được gì nhiều từ những người này. Cụ thể, tại Thiếu Lâm Tự, Quách Tương đã tỷ thí với Vô Sắc thiền sư, nàng đã liên tục sử dụng 10 chiêu thuộc 10 môn phái khác nhau, khiến Vô Sắc thiền sư vô cùng ngạc nhiên, khâm phục và không làm sao đoán biết được cô gái này thuộc môn phái nào. Dù biết nhiều môn võ nhưng Quách Tương không thể vượt lên nhiều cao thủ khác là bởi nàng chỉ học được kỹ thuật cơ bản.
Sau đó, Quách Tương chỉ tu luyện Cửu dương thần công phiên bản chưa hoàn thiện. Nếu nói Cửu dương thần công là vô địch thiên hạ là trong điều kiện người học đã luyện đầy đủ các tầng, còn nếu không thì nó không thể phát huy công lực. Như vậy, Quách Tương nên tập trung rèn luyện các môn võ của người thân trong gia đình thì có lẽ nàng đã trở thành người giỏi nhất trong gia tộc.
Dương Quá từng được công nhận là một trong số Ngũ Tuyệt Thiên Hạ. Vậy tại sao lại có trong danh sách này.
Trên thực tế, Dương Quá thời niên thiếu đã thực lực của cao thủ hạng nhất. Sau này, Dương Quá còn có trong tay phương pháp rèn luyện nội lực và kiếm lý của Độc Cô Cầu Bại và tự bản thân hắn đã cảm thấy mình có võ công rất cao cường. Tuy nhiên, sau đó, Dương Quá lại lựa chọn Ám nhiên Tiêu Hồn Chưởng mà từ bỏ kiếm thuật. Mãi tới khi đối đầu với Kim Luân Pháp Vương trong trận chiến ở thành Tương Dương, chàng mới nhận ra rằng kiếm thuật của mình không tốt.
Ngoài ra, uy lực của Ám nhiên Tiêu Hồn Chưởng tuy có thể so sánh với Hàng long thập bát chưởng nhưng không hề ổn định bởi nó phải phụ thuộc vào cảm xúc. Như vậy, trong thời khắc mấu chốt, nếu không thể trong tâm trạng u sầu cực độ thì sẽ mất hiệu lực.
Trương Vô Kỵ là nhân vật chính của Ỷ Thiên Đồ Long ký nên võ công của hắn rất cao cường. Trương Vô Kỵ có Võ Đang trường quyền, Thất thương quyền, lại học thêm Cửu Dương thần công, Càn khôn đại na di, Thái cực quyền và Thái cực kiếm. Có thể nói, Vô Kỵ đã lần lượt học được nhiều môn tuyệt học thượng thừa vì vậy đã trở thành người có một thân võ công cái thế, được mọi người suy tôn làm Minh chủ võ lâm, thống lãnh quần hùng.
Sau đó nhờ có Tiểu Chiêu dịch chữ Ba Tư nên đã học thêm được nhiều loại võ công Ba Tư trong Thánh hỏa lệnh và chủ yếu sử dụng loại võ thuật này. Tuy nhiên, nguyên tác có viết: "Sau khi Trương Vô Kỵ nhận được Thánh hỏa lệnh, ban đầu hắn luyện tập nhưng không hề nhận ra. Bây giờ khi gặp phải một đối thủ cường đại, hắn liền vận dụng tất cả những gì đã học của môn võ này. Dần dần Trương Vô Kỵ bị nó ám ảnh, đột nhiên hắn ngửa mặt lên trời cười ba tiếng, trong thanh âm tràn đầy sự tà ác và xảo trá." Qua đây ta có thể thấy những môn võ trong Thánh Hỏa lệnh có thể ăn mòn ý chí của người dùng, Trương Vô Kỵ nếu tiếp tục sử dụng chẳng phải sẽ bị tổn thương sao?
Thực lực của Tiêu Viễn Sơn ở Nhạn Môn Quan chắc chắn vô cùng mạnh mẽ bởi ông ta có thể hạ gục nhiều cao thủ võ thuật hàng đầu ở Trung Nguyên. Võ công của Tiêu Viễn Sơn học từ sư phụ người Hán vô danh nhưng theo sức chiến đấu của ông ta thì sư phụ chắc chắn không phải dạng tầm thường.
Vì báo thù, Tiêu Viễn Sơn đã trốn trong Thiếu Lâm tự nhiều năm để lén học võ công. Thế nhưng, võ công của ông ta không hề tiến bộ mà thậm chí chỉ có thể coi là cao thủ hạng hai lúc bấy giờ.
Cưu Ma Trí tuy là tu sĩ nhưng lại rất đam mê luyện võ và muốn thu thập các loại võ học. Sau đó, ông ta phát điên vì luyện sai 72 tuyệt kĩ Thiếu Lâm Tự do muốn làm đệ nhất thiên hạ. Nhưng điều ông ta không ngờ tới là tuyệt kỹ Hỏa diễm đao của mình mới là một môn võ công thượng thặng. Hỏa diễm đao vốn là một tuyệt học võ công của Thổ Phiên. Người luyện lấy nội lực ngưng tụ trên bàn tay, vận nội công mà đưa ra rồi lấy kình lực hư vô để đả thương đối thủ. Nếu để ý kỹ, có thể thấy Hỏa diễm đao có nhiều phần giống như Lục mạch thần kiếm, "tuy chỉ nhẹ nhàng hư vô không thể nắm bắt nhưng có thể giết người một cách vô hình, quả thực rất ghê gớm".
*Bài viết tổng hợp dựa trên các ý kiến chia sẻ quan điểm về những tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung từ trang tin Sina, Sohu.