43 tuổi vẫn cô độc, người phụ nữ nhận bạn thân làm con nuôi

Nguyễn Phượng21/04/2024 11:00
43 tuổi vẫn cô độc, người phụ nữ nhận bạn thân làm con nuôi

Nhận nuôi một người lớn rất đơn giản, cô sẽ không cần chứng minh năng lực tài chính, môi trường nuôi dạy trẻ...mà vẫn có người chăm sóc khi về già.

Nhà văn Hàn Quốc Eun Seo-ran (43 tuổi) đang độc thân vui vẻ đến khi gặp tình huống cấp cứu y tế, khiến cô muốn có gia đình ở bên để giúp đỡ. Nhưng cô đã chọn nhận nuôi người bạn thân nhất một cách hợp pháp.

Nhận bạn thân làm con nuôi

7h mỗi sáng, Eun Seo-Ran sẽ bắt đầu ngày mới bằng việc pha trà cho cô và con gái nuôi Lee Eo-Rie (đã đổi tên, 38 tuổi), sau đó ai về phòng nấy làm việc. Đến trưa, hai mẹ con nấu ăn rồi cùng xem bộ phim hài yêu thích. Buổi tối, họ vừa ăn cơm và trò chuyện về bạn bè và công việc, rồi kết thúc một ngày trong cuộc sống bình lặng ở vùng Jeolla, miền tây Hàn Quốc.

"Chúng tôi gắn bó như vậy nhiều năm. Eo-Rie hiểu tôi hơn bất kỳ ai khác trên thế giới", Seo-Ran chia sẻ về mối quan hệ kỳ lạ với con gái nuôi kém 5 tuổi. Họ được luật pháp công nhận là mẹ con vào tháng 5/2022.

43 tuổi vẫn cô độc, người phụ nữ nhận bạn thân làm con nuôi để được ký giấy bảo lãnh đi viện, chăm sóc khi ốm và ma chay - Ảnh 1.

Eun Seo-ran lựa chọn sống một mình thay vì kết hôn và sinh con

Người phụ nữ 43 tuổi sống xa gia đình ruột thịt, những người hầu như không can thiệp vào cuộc sống của cô. Cô chưa kết hôn và giống như nhiều người ở Hàn Quốc, cũng không có con riêng.

Seo-Ran lớn lên gần Seoul trong một gia đình trung lưu. Bất chấp cơ cấu gia đình thay đổi, xã hội gia trưởng vẫn đè nặng ở Hàn Quốc với phụ nữ là người chăm sóc gia đình, thường phải đầu tắt mặt tối dưới bếp.

"Mẹ tôi đã làm việc cực nhọc hàng chục năm trời để phục vụ gia đình cha tôi. Nhưng cha tôi là một người rất gia trưởng và không bao giờ tỏ ra biết ơn những gì bà đã làm cho gia đình ông", Seo-Ran chia sẻ.

Điều này khiến cô chán ghét hôn nhân. Mẹ hy vọng cô sống khác đi, thậm chí không cho con gái vào vào bếp. "Mẹ tôi nói: Đừng sống như mẹ", Seo-Ran chia sẻ.

Ngay từ khi còn trẻ cô đã xác định không kết hôn. Cô thích đi du lịch và không thích trẻ con. "Tôi nghĩ kết hôn sẽ là một việc làm vô trách nhiệm đối với một người như tôi", cô nói.

Sau khi tốt nghiệp đại học, cô làm việc văn phòng và di cư khắp đất nước để gần gũi thiên nhiên và tránh xa ô nhiễm không khí vì có bệnh chàm mãn tính. Nhưng cô chưa bao giờ cảm thấy nơi nào thuộc về mình.

Có lần, một người chủ nhà say rượu đã cố đột nhập vào phòng cô lúc nửa đêm và đó chỉ là một trong nhiều lần đột nhập mà cô từng trải qua. Một lần các già làng hỏi Seo-Ran chuyện chồng con và mắng cô "đi ngược lại quy luật tự nhiên".

Chán nản, năm 2016, Seo-Ran lại chuyển đi, lần này định cư tại vùng nông thôn Jeolla với dân số hàng chục nghìn người khiến cô có cảm giác ẩn danh. Ngay sau đó, cô phát hiện có một người phụ nữ khác đang sống một mình bên cạnh.

Đó là Eo-Rie, người cũng đã chuyển đến Jeolla để thoát khỏi cuộc sống thành phố. Có nhiều điểm chung, bao gồm tình yêu cây cối, nấu ăn chay và DIY, cũng như tìm được sự đoàn kết trong quyết định sống độc thân, cả hai nhanh chóng trở nên thân thiết. Một năm sau, Eo-Rie chuyển đến sống cùng Seo-Ran.

Quyết định này để bớt cảm giác không an toàn khi sống một mình và tránh thu hút sự chú ý không cần thiết. "Nhưng hơn bất cứ điều gì khác, Eo-Rie và tôi đã nói nhiều về cuộc sống lành mạnh khi về già và kết luận rằng sống với một người bạn cùng chí hướng sẽ là một trong những cách tốt nhất để làm điều đó", Seo- Ran giải thích.

43 tuổi vẫn cô độc, người phụ nữ nhận bạn thân làm con nuôi để được ký giấy bảo lãnh đi viện, chăm sóc khi ốm và ma chay - Ảnh 2.

Cô gái nhận bạn thân làm con nuôi để cùng chăm sóc lẫn nhau khi về già

Mất vài tháng để họ hài hòa tính cách và lối sống, từ đó họ họ sống vui vẻ và bình yên. Vài năm sau hai người đã cùng mua một căn hộ. Nhưng vào một lần Seo-Ran phải đi cấp cứu vì chứng đau đầu mãn tính, cả hai bắt đầu tự hỏi họ sẽ bảo lãnh cho nhau như thế nào khi đi viện, bởi chỉ người thân trong gia đình mới được ký vào các giấy tờ phẫu thuật.

"Chúng tôi đã giúp đỡ và bảo vệ lẫn nhau trong nhiều năm nhưng chúng tôi chẳng là gì ngoài những người xa lạ khi cần nhau nhất", Seo-Ran nói.

Dù gia đình của Seo-Ran và Eo-Rie đều chấp nhận lối sống của họ, hai người vẫn muốn hưởng các quyền và sự bảo vệ pháp lý bình đẳng. Vì vậy, cả hai bắt đầu tìm hiểu luật pháp. Hôn nhân là điều không thể bởi họ không có quan hệ tình cảm, thậm chí có kết hôn đồng giới cũng không hợp pháp ở Hàn Quốc.

"Chúng tôi đã tìm ra kẽ hở của luật pháp trong việc nhận con nuôi nên lựa chọn cách này, dù thật kỳ lạ", cô nhíu mày nói.

Theo luật pháp Hàn Quốc, một người trưởng thành dễ dàng nhận nuôi người trẻ hơn nếu hai bên đồng ý. "Điều chúng tôi muốn là những điều đơn giản, chăm sóc lẫn nhau, chẳng hạn như ký giấy đồng ý y tế, nghỉ làm để chăm sóc khi một trong hai bị ốm hoặc tổ chức tang lễ khi một trong hai qua đời. Nhưng điều đó không thể thực hiện được ở Hàn Quốc trừ khi chúng tôi là một gia đình hợp pháp", cô nói.

Ngày 25/5/2022, cả hai bước vào một cơ quan hành chính địa phương, chắp tay và nộp giấy tờ nhận con nuôi. Ngày hôm sau, họ chính thức trở thành mẹ con.

"Ở Hàn Quốc, tháng 5 có rất nhiều lễ kỷ niệm dành cho gia đình, như Ngày Trẻ em 5/5 hoặc Ngày Cha mẹ 8/5 nên chúng tôi chọn Tháng 5 để tổ chức lễ kỷ niệm của riêng mình", Seo-Ran nói.

Ngày càng nhiều người Hàn Quốc sống độc thân

Với tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới và tỷ lệ kết hôn giảm mạnh, ngày càng có nhiều người Hàn Quốc sống và chết một mình. 

Khảo sát của Ikea với 37.428 người ở 38 quốc gia đưa ra kết quả trái ngược với quan niệm phổ biến rằng nhà là nơi người Hàn Quốc dành nhiều thời gian nhất.

Cụ thể, chỉ 14% người Hàn Quốc cho biết thích dành thời gian chơi đùa cùng gia đình, tỷ lệ thấp nhất trong số 38 quốc gia và thấp hơn nhiều so với mức trung bình 33%. Ngoài ra, chỉ 8% người Hàn Quốc cho rằng nuôi dạy con cái là một trải nghiệm bổ ích, thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 22%.

43 tuổi vẫn cô độc, người phụ nữ nhận bạn thân làm con nuôi để được ký giấy bảo lãnh đi viện, chăm sóc khi ốm và ma chay - Ảnh 3.

Người Hàn Quốc thích một mình, tận hưởng không gian riêng mà không bị ai làm phiền

Trong cuộc khảo sát của Ikea, 30% người Hàn Quốc cho biết ngủ một mình sẽ có giấc ngủ ngon hơn, cao hơn mức trung bình là 19%. Chỉ 9% cho biết họ có cảm giác thân thuộc khi nói chuyện với hàng xóm, trái ngược với mức trung bình toàn cầu là 25%.

Korea Times đã phỏng vấn độc giả ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ 20 đến 60-70. Tất cả đều thích một mình, tận hưởng không gian riêng và không bị ai làm phiền.

Năm 2024 cũng là năm đón nhận nhiều tin không vui đối với tình trạng khủng hoảng nhân khẩu học tại Hàn Quốc.

Tờ Korea Herald đưa tin, số cuộc hôn nhân vào năm 2023 tại quốc gia Đông Á này giảm đến 40% so với một thập niên trước. Có 193.673 cặp đôi kết hôn vào năm 2023, giảm 40% so với con số 322.807 cặp đôi kết hôn năm 2013. Tuy nhiên, so với năm 2022, con số năm 2023 đánh dấu mức tăng 1%, tức là có thêm 1.983 cuộc hôn nhân.

Năm 2022, số cuộc hôn nhân giảm mạnh xuống mức thấp kỷ lục là 191.690. Tình trạng suy giảm số lượng các cuộc hôn nhân đã kéo dài suốt 11 năm tại Hàn Quốc, từ 2012 đến 2022.

Đối với giới trẻ Hàn Quốc, trở ngại lớn nhất khi tiến tới hôn nhân là tài chính. Có đến 33,7% người tham gia khảo sát cho rằng thiếu nguồn lực tài chính là trở ngại chính cho hôn nhân. Những thách thức khác bao gồm lo ngại về gánh nặng sinh con và nuôi con cùng điều kiện việc làm không ổn định.

Chẳng hạn như Eun, việc xây dựng gia đình theo đúng như ý cô muốn mà không cần kết hôn giúp cô cực kỳ thoải mái.

43 tuổi vẫn cô độc, người phụ nữ nhận bạn thân làm con nuôi để được ký giấy bảo lãnh đi viện, chăm sóc khi ốm và ma chay - Ảnh 4.

Seo-Ra với cuốn sách của cô "Tôi nhận nuôi một người bạn"

Eun cho biết quá trình nhận nuôi bạn thân dễ dàng đến khó tin. Việc một người chưa kết hôn ở Hàn Quốc nhận con nuôi đòi hỏi một quá trình xem xét các yếu tố như tuổi tác, sự ổn định tài chính và môi trường nuôi dạy trẻ. Nhưng với Eun, việc nhận nuôi một người lớn khác không có điều kiện tiên quyết nào về mặt pháp lý ngoài việc cô phải lớn tuổi hơn Lee, được mẹ Lee cho phép và Lee không phải con ruột.

Quá trình này dễ dàng đến mức khiến Eun cảm thấy "trống rỗng" trước cuộc đấu tranh đang diễn ra của các nhà hoạt động đòi sự công nhận cho những người đồng giới và các nhóm phi truyền thống khác.

Eun cho rằng Hàn Quốc nên sửa đổi luật pháp lỗi thời và cho phép nhiều công dân độc thân hơn được tự lập gia đình cho riêng mình một cách hợp pháp.

"Gia đình tạo nên mối liên kết mà con người, không phân biệt giới tính hay tuổi tác, đều đặt niềm tin và nương tựa vào nhau", Eun nói.

Theo Aljazeera, AFP


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Thế hệ sống "tầm gửi" vào ChatGPT: AI không ngắt lời, không “seen” tin nhắn của tôi

"Ai sẽ lắng nghe tôi nếu không phải là AI? Không có ai...".
2

Làm người không muốn, chỉ muốn thành "người chuột": Cuộc đời này bạc lắm, cố gắng để làm gì?

"Chúng ta đã chán ngán lối sống hào nhoáng, vội vã, ép buộc mà mình đang phải chịu đựng. Thứ chúng ta muốn là được tự do nằm xuống bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào".
3

Nghề lạ không thể bị AI thay thế, ngồi không cũng kiếm được 500 nghìn/giờ

Nền kinh tế độc thân và "tóc bạc" tại Trung Quốc đang bùng nổ chưa từng có, dẫn đến nhu cầu tâm sự, bầu bạn tăng cao. Đây là mảng mà không một AI nào có thể thay thế hoàn hảo được "hơi ấm tình người".
4

Hồi chuông cảnh báo đằng sau trào lưu 'người chuột' của giới trẻ Trung Quốc

Trào lưu “người chuột” đang lan rộng trong giới trẻ Trung Quốc như một phản ứng đầy trào phúng trước nhịp sống gấp gáp và áp lực cạnh tranh khốc liệt.
5

Nạn nhân của "Thức khuya để trả thù" đang ở khắp nơi

Nhiều khi thức khuya không phải vì bận chạy deadline hay đang hóng dở drama tình ái nào đó, mà chỉ đơn giản là thấy ấm ức vì cả ngày chưa có thời gian cho riêng mình.

Cô gái học hết tiểu học được mời về làm việc vươn lên trở thành "nữ tướng" của Haidilao

Dù chỉ mới học hết tiểu học, nhưng cô gái này khiến nhiều người khâm phục khi vươn lên trở thành "nữ tướng" của Haidilao và là tỷ phú sở hữu khối tài sản hơn 42.000 tỷ đồng.

Sau cả ngày làm việc mệt mỏi, sao bạn vẫn cố gắng thức đêm lướt điện thoại?

Có một cái tên rất kêu cho hiệu ứng tâm lý này. Các nhà khoa học gọi nó là "Trì hoãn giấc ngủ để trả thù". Nhưng rốt cuộc thì bạn đang trả thù điều gì?

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Trải nghiệm 9 tháng không dùng smartphone của cô gái Gen Z để cai nghiện điện thoại

Ella Jones (cô gái 23 tuổi sống ở Belfast, thủ đô Bắc Ireland) kể về trải nghiệm 9 tháng không dùng smartphone để cai nghiện điện thoại.

Tại sao nhiều người trên thế giới đang lo lắng về thế hệ Alpha?

Hiện nay có nhiều lo ngại rằng thế hệ A (những người sinh sau năm 2010) phụ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội và khả năng đọc viết giảm sút.

Rộ trào lưu tiệc tùng với người xa lạ bất chấp bị sàm sỡ, mất tiền

Dù vui vẻ và mới mẻ, nhiều ý kiến cho rằng, việc giới trẻ Trung Quốc gặp gỡ người lạ rất dễ đẩy bản thân vào nguy hiểm.

Vì sao người Việt chỉ thích ngủ khi du lịch?

Nhằm bổ sung năng lượng để đáp ứng nhịp công việc hối hả như hiện nay, 67% người Việt tham gia nghiên cứu cho biết đi du lịch chỉ để ngủ.

Mốt chụp ảnh mờ ảo như thời bố mẹ, đang được nhiều hot girl yêu thích

Nhỏ gọn, giá cả phải chăng cùng chất lượng ảnh hoài cổ là một số lý do khiến máy ảnh kỹ thuật số từ những năm 2000 tạo nên cơn sốt trong giới trẻ thời gian gần đây.

Phía tối của công nghệ

Blog GS John VU - GS John Vu - 16/06/2025 13:00
Đã có nhiều bài viết về thành công của công nghiệp khoán ngoài CNTT ở Ấn Độ, phần lớn trong số đó đều từ quan điểm kinh tế như $ 85 tỉ đô la xuất khẩu trong năm 2008 và nhiều triệu việc làm công nghệ cao được tạo ra.

Xem 'Sex Education', tôi hối hận vì nói: 'Nhìn con nhà người ta mà xem, mẹ thất vọng vì con'

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 16/06/2025 12:00
Đôi khi, những điều tưởng chừng nhỏ bé lại khắc sâu trong lòng con trẻ, âm thầm định hình cách con nhìn nhận bản thân và thế giới xung quanh.

Một tính năng trên Zalo giúp ngăn chặn truy cập trái phép kể cả khi bị lộ mật khẩu

Kỹ năng - An Nhiên - 16/06/2025 11:00
Tính năng "Bảo mật 2 lớp" được Công an TP. Cần Thơ đánh giá là một trong những biện pháp bảo vệ tài khoản mạnh mẽ nhất, giúp ngăn chặn truy cập trái phép ngay cả khi ai đó biết mật khẩu hoặc chiếm được mã OTP tạm thời.

Từ đỉnh cao quyền lực đến bước rút lui thầm lặng: Bài học từ giai thoại 'ngã ngựa' của Jack Ma

Suy ngẫm - Vũ Anh - 16/06/2025 10:00
Bài học sau cùng không chỉ dành cho các CEO tại Trung Quốc – mà là cho mọi nhà lãnh đạo trên toàn cầu.

Nạn nhân của "Thức khuya để trả thù" đang ở khắp nơi

Phong cách sống - Hải My - 16/06/2025 09:00
Nhiều khi thức khuya không phải vì bận chạy deadline hay đang hóng dở drama tình ái nào đó, mà chỉ đơn giản là thấy ấm ức vì cả ngày chưa có thời gian cho riêng mình.

Hạnh phúc tuổi trẻ - Tại sao chúng ta đánh mất trí tưởng tượng?

Từ sách - Phim - TĐ - 16/06/2025 08:00
Lúc nhỏ, bạn nhạy cảm, tràn đầy sức sống và tâm trí tò mò. Lúc nhỏ, bạn có khả năng tưởng tượng thật phi thường. Vậy tại sao khi lớn lên bạn lại đánh mất nó?

Trào lưu chụp ảnh kỷ yếu hài hước để phản ánh sự chán ghét bản thân

Phong cách sống - Nhật Thùy - 15/06/2025 13:00
Viễn cảnh thất nghiệp, bất an về tương lai khiến nhiều sinh viên Trung Quốc tự chế giễu bản thân trong bộ ảnh kỷ yếu tốt nghiệp sử dụng các meme đầy hài hước.

Coi chừng mắc lừa tin tặc việc ấn nút 'hủy đăng ký' khi có email

Kỹ năng - Anh Tú - 15/06/2025 13:00
Nếu bạn nhận được một email rác có nút “unsubscribe here” (hủy đăng ký tại đây) ở cuối, đừng bấm vào đó bởi hành động này có thể gây hại nhiều hơn là giúp ích.

Manus ra mắt công cụ chuyển văn bản thành video trong vài phút

Kỹ năng - Anh Tú - 15/06/2025 12:00
Manus vừa giới thiệu công cụ chuyển văn bản thành video, cho phép tạo các video ngắn có cấu trúc rõ ràng chỉ trong vài phút.

Độc Cô Cầu Bại đại chiến Ngũ Tuyệt sẽ "long trời lở đất" ra sao, chỉ có Chu Bá Thông biết câu trả lời

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 15/06/2025 11:00
Độc Cô Cầu Bại và Ngũ Tuyệt, hai thế lực đỉnh cao trong võ lâm Kim Dung, liệu ai hơn ai?

Ra mắt bạn gái ảo "chống cô đơn"

Phong cách sống - VTV - 15/06/2025 10:00
Trong thời đại mà trí tuệ nhân tạo (AI) có thể viết thơ, vẽ tranh và thậm chí đóng vai bác sĩ tư vấn thì giờ đây, AI còn có thể trở thành người yêu của bạn.

Xem "Sex Education", tôi hối hận vì hoá ra trẻ không cần cha mẹ hoàn hảo, mà cần ở bên đúng lúc

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 15/06/2025 09:00
Câu chuyện nhỏ từ bộ phim và bài học cho người làm cha mẹ.

Phút dành cho Cha – Khi sự im lặng trở thành ngôn ngữ của yêu thương

Từ sách - Phim - Quìn - 15/06/2025 08:00
Chúng ta đang sống trong một thời đại gấp gáp. Mỗi ngày là chuỗi deadline nối tiếp, tin nhắn chưa kịp trả lời, những cuộc gặp chóng vánh. Trong guồng quay ấy, có một người luôn dõi theo ta một cách lặng thầm, không đòi hỏi, đó là cha.

Xem Sex Education, tôi hiểu vì sao nhiều đứa trẻ bị tổn thương vì người lớn

Điện ảnh - Thanh Hương - 14/06/2025 13:00
Rất nhiều người lớn phải thay đổi ngay tư duy!

Cập nhật mới quan trọng trên Zalo mà người dùng không nên bỏ qua

Kỹ năng - Nhật Hạ - 14/06/2025 12:00
Trong bản cập nhật vừa ra mắt tháng 6, Zalo đã nâng cấp tính năng dịch AI và cho phép đồng bộ cỡ chữ Zalo với cỡ chữ thiết bị.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 3, 17/06/2025