Từ vụ bé 5 tuổi treo cổ nghi do YouTube: Hết "Cá voi xanh" rồi "Momo", từ khi nào internet trở nên nguy hiểm?

17/10/2020 19:00
Từ vụ bé 5 tuổi treo cổ nghi do YouTube: Hết "Cá voi xanh" rồi "Momo", từ khi nào internet trở nên nguy hiểm?

Các trào lưu, video với nội dung độc hại trên YouTube và internet nói chung có phải đang là những thứ không thể kiểm soát?

Như thông tin ghi nhận thời gian gần đây, đã có một sự việc thương tâm xảy ra ở TP.HCM. Đó là trường hợp một bé gái 5 tuổi đã tự treo cổ đến bất tỉnh vào ngày 12/10. Dù được người nhà phát hiện và đưa đi cấp cứu nhưng tất cả đã quá muộn. Cô bé tử vong vào lúc 18h10 phút cùng ngày.

Từ vụ bé gái 5 tuổi treo cổ tự tử nghi do học theo YouTube: Hết Cá voi xanh rồi Momo, từ khi nào internet lại trở nên nguy hiểm đến thế? - Ảnh 1.

Cô bé 5 tuổi tử vong, nghi do bắt chước YouTube

 

Đáng chú ý là theo chia sẻ của người thân trong gia đình nạn nhân, họ nghi ngờ hành động của cô bé dường như là vì học theo trò chơi treo cổ trong video nào đó trên YouTube, và đã có một lần từng treo cổ hụt .

Chưa rõ tính xác thực của thông tin này như thế nào, nhưng đây cũng không phải lần đầu tiên xảy ra trường hợp trẻ em gặp nguy hiểm vì học theo YouTube. Tại Việt Nam, tháng 11/2019 đã có một cháu bé 7 tuổi tại TP.HCM học theo trò thắt cổ mà suýt tử vong, hay một trường hợp khác đứt mạch máu vì dùng tay đập vỡ cửa kính giống như các clip trên mạng.

Còn trên thế giới, đây cũng chẳng phải chuyện quá mới nữa, khi các nội dung trên YouTube và internet nói chung gây nguy hiểm cho trẻ em, thậm chí là cả thanh thiếu niên.

Thử thách "Cá voi xanh" và "Momo" - Những nội dung độc hại chết người

Cách đây 5 năm, cư dân mạng xôn xao về một trò chơi trên internet, với cái tên "Thử thách Cá voi xanh" (Blue Whale Challenge).

Đây là một "trò chơi" được cho là bắt nguồn từ Nga. Người tham gia sẽ phải thực hiện một chuỗi thử thách trong 50 ngày, với độ khó tăng dần. Ban đầu chỉ là các nhiệm vụ đơn giản: ngủ ở một nơi được chỉ định, đi dạo buổi tối... dần dần đòi hỏi người chơi phải tự gây tổn thương như rạch tay, khắc hình cá voi lên tay. Và đến ngày 50, bạn cần phải tự tử - theo đúng nghĩa đen luôn, để được công nhận là người chiến thắng. 

Từ vụ bé gái 5 tuổi treo cổ tự tử nghi do học theo YouTube: Hết Cá voi xanh rồi Momo, từ khi nào internet lại trở nên nguy hiểm đến thế? - Ảnh 2.

Minh họa về thử thách Cá voi xanh

 

Sự nguy hiểm của trò chơi này nằm ở chỗ nó nhắm đến đối tượng là các thiếu niên tuổi teen - độ tuổi vẫn chưa có được sự phát triển đầy đủ về nhận thức và tâm sinh lý. Chính vì chưa nhận thức đủ, họ dễ dàng bị những kẻ cầm đầu thao túng, dọa nạt, để rồi phải theo đuổi thử thách đến tận cùng và để lại những hậu quả thương tâm. Theo thống kê, các nạn nhân của "Cá voi xanh" xuất hiện ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Riêng tại Nga năm 2016, ít nhất đã có 130 thanh thiếu niên thiệt mạng vì thử thách này.

Từ vụ bé gái 5 tuổi treo cổ tự tử nghi do học theo YouTube: Hết Cá voi xanh rồi Momo, từ khi nào internet lại trở nên nguy hiểm đến thế? - Ảnh 3.

Qua thời gian, "Cá voi xanh" dần cũng lắng xuống. Nhưng rồi cách đây 2 năm, cư dân mạng lại một lần nữa xôn xao vì một trào lưu khác. Nó có tên là "Momo Challenge" - hay "Thử thách Momo".

Thời điểm ấy, các thông tin về "Momo Challenge" như sau: đây là một trào lưu cũng tương tự như "Cá voi xanh", và độ nguy hiểm cũng không kém cạnh. Nó xuất hiện lần đầu trên ứng dụng Whatsapp, từ một tài khoản lạ có hình ảnh là một bức tượng điêu khắc của Nhật có tên MotherBird. Đó là một bức tượng quái dị, với hình thù là một con chim mang đầu người, với khuôn mặt ghê rợn cùng một nụ cười ám ảnh đến kinh hoàng.

Từ vụ bé gái 5 tuổi treo cổ tự tử nghi do học theo YouTube: Hết Cá voi xanh rồi Momo, từ khi nào internet lại trở nên nguy hiểm đến thế? - Ảnh 4.

Hình tượng gây ám ảnh của Momo

 

Theo lời thách thức, người chơi sẽ phải nhắn tin với tài khoản này, sau đó sẽ bị dẫn dụ đến các video có nội dung hướng dẫn tự hủy hoại bản thân. Và khác với "Cá voi xanh", đối tượng của Momo lại nhắm đến trẻ em.

Từ vụ bé gái 5 tuổi treo cổ tự tử nghi do học theo YouTube: Hết Cá voi xanh rồi Momo, từ khi nào internet lại trở nên nguy hiểm đến thế? - Ảnh 5.

Sau khi gây xôn xao trong dư luận, các nhà điều tra đã vào cuộc và phát hiện ra một sự thật: cái gọi là "Thử thách Momo" thực chất chỉ là một trò bịp, một câu chuyện đính kèm hình ảnh ghê rợn được ai đó nghĩ ra để khiến cộng đồng hoang mang về sự an toàn của con trẻ khi sử dụng internet. Nhưng dẫu Momo có là trò bịp, thì đằng sau nó lại là một vấn đề đáng lo ngại hơn thế nữa. Đó là khi các nội dung xấu vẫn đang ẩn nấp trên những nền tảng mạng xã hội, đơn cử như YouTube và YouTube Kids.

Nội dung độc hại ẩn nấp ngay cả trong nền tảng video cho trẻ em

YouTube là một sân chơi khá rộng, đồng nghĩa với việc nội dung đăng tải ở đó sẽ khó kiểm soát hơn và dễ gây ảnh hưởng xấu đến trẻ em. Thấu hiểu điều này, YouTube đã đưa ra nền tảng YouTube Kids, với mong muốn tạo ra một môi trường an toàn hơn cho người dùng nhỏ tuổi.

Nhưng thực tế thì họ có làm được không? Đã từng xuất hiện những video có nội dung hướng dẫn trẻ em tự sát xuất hiện trên YouTube Kids, được nguỵ trang bằng các nhân vật hoạt hình bắt mắt, dù không phải Momo. Nó cho thấy một thực tại, đó là các nội dung độc hại vẫn đang hiện hữu ở ngay giữa nền tảng video tưởng như tươi sáng nhất.

Trong nhiều năm qua, YouTube đã cố gắng giải quyết vấn đề này trong thầm lặng. Nhưng tới năm 2017, nhà văn James Bridle đã giúp công chúng nhận ra vấn đề nghiêm trọng đến thế nào, thông qua một vài câu chuyện về các video kinh dị được tìm thấy trên YouTube Kids. Chỉ bằng vài thao tác đơn giản, bạn sẽ thấy ngay cảnh chú lợn Peppa bị tra tấn trong phòng khám nha khoa, hoặc chuột Mickey chịu nhục hình, hay vô số các video với nội dung quái đản liên quan đến các nhân vật của Disney. Tất cả đều tồn tại trên nền tảng video dành cho trẻ em của YouTube.

Từ vụ bé gái 5 tuổi treo cổ tự tử nghi do học theo YouTube: Hết Cá voi xanh rồi Momo, từ khi nào internet lại trở nên nguy hiểm đến thế? - Ảnh 6.

Hình ảnh rất thường, nhưng nội dung trong video thì cực kỳ độc hại

 

YouTube đã cố gắng gỡ bỏ rất nhiều video có nội dung thô tục, nhưng chúng liên tục xuất hiện, với nhiều mánh khóe lọt qua thuật toán của họ. Như gần đây theo báo cáo của The Verge, scandal mới nhất của YouTube là về những bình luận dưới video mang tính chất khiêu khích, dụ dỗ trẻ em để thực hiện mưu đồ xa hơn, bao gồm cả ấu dâm.

Nhưng tại sao YouTube không thể giải quyết triệt để được vấn đề này? Theo Keza MacDonald, hiện đang là phóng viên video tại The Guardian, sai lầm của họ là quá phụ thuộc vào hệ thống flagging (gắn cờ) - vốn để người dùng báo cáo về các video có nội dung sai trái.

Điều này đồng nghĩa với việc phải có người thực sự nhìn thấy video đó, thấy nó phản cảm rồi báo cáo và chờ đợi hệ thống làm việc. Với ngần ấy công đoạn thì hiển nhiên sẽ có độ trễ, và hoàn toàn có khả năng video ấy tiếp cận được với người dùng là trẻ em.

Từ vụ bé gái 5 tuổi treo cổ tự tử nghi do học theo YouTube: Hết Cá voi xanh rồi Momo, từ khi nào internet lại trở nên nguy hiểm đến thế? - Ảnh 7.

Trong bản mô tả của ứng dụng YouTube Kids có đoạn: "We work hard to offer a safer YouTube experience, but no automated system is perfect." (tạm dịch: Chúng tôi rất cố gắng để đem đến trải nghiệm YouTube an toàn hơn, nhưng không hệ thống nào là hoàn hảo). Nhưng với Keza, ông không tin vào điều đó. YouTube với ông chưa bao giờ là một nền tảng phù hợp cho trẻ em, và cũng không có khả năng để tự nó thay đổi.

Để tạm thời giải quyết câu chuyện này, giải pháp duy nhất hiện nay là buộc cha mẹ phải quản lý nội dung mà trẻ con theo dõi trên YouTube, và phải là trên mọi nền tảng: từ điện thoại, TV,  máy tính, tablet... Hoặc, chúng ta cần nhắm đến những nền tảng giải trí an toàn, lành mạnh hơn, phân cấp độ tuổi rõ ràng như Netflix, BBC iPlayer... 

Nguồn: The Guardian, BBC...

 

Trí thức trẻ

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Xóa gấp bức ảnh ông cụ bán xôi ở vỉa hè sau 5 ngày vì quá nhiều tiền được gửi về tài khoản

"Hóa ra chuyện này có thật ngoài đời ư?”, một netizen bình luận.
2

Mỹ nhân luyện kiếm từ 6 tuổi, được mệnh danh 'nữ thần võ thuật' Trung Quốc

Với khả năng sử dụng 26 loại binh khí khác nhau, cô gái Trương Hàm Lượng được cư dân mạng Trung Quốc gọi với biệt danh "nữ thần kungfu”.
3

"Cô gái váy hoa" gây sốt MXH Trung Quốc vì lý do cực mới mẻ

Một cô gái bình thường đã trở thành "nữ anh hùng" trong mắt netizen sau khi có một quyết định gây chú ý.
4

Thế hệ cợt nhả tiêu tiền “ngược đời” không giống ai

Tiêu dùng ngược trong mắt người khác cũng chẳng sao, chỉ cần bản thân thấy “xuôi” là được rồi vì tiền là của mình cơ mà.

Tâm thái quyết định bạn là ai trong xã hội này: Kẻ yếu trả thù, kẻ mạnh tha thứ, kẻ trí không thèm quan tâm

Phiền não đời người cũng giống như nắm muối vậy. Những cái đắng và cái mặn mà chúng ta cảm nhận được đều được quyết định bởi kích thước của vật chứa nó.

Nói năng không thể tùy miệng, làm việc không thể tùy tâm, làm người không thể tùy ý

Người xưa nói “lời nói ra như bát nước đổ đi”, một khi đã nói ra rồi, tuyệt đối sẽ không thể rút lại được nữa, vì vậy, trước khi muốn nói gì, hãy uốn lưỡi bảy lần.

Bất tín, nóng nảy, lười biếng, vô ơn, và điều thứ 5 là thứ khiến con người ta thất bại nhanh nhất

Cuộc sống chỉ mang đến cho bạn 10% cơ hội, 90% còn lại là cách mà bạn phản ứng với nó. Do đó, thói quen chi phối hành động, hành động thay đổi cả vận mệnh tương lai.

Lúc thuận buồm xuôi gió đối đãi tốt với người khác, lúc ngược buồm nghịch gió đối xử tốt với chính mình!

Trong giao tiếp xã hội, có ba loại thái độ: nhìn xuống, nhìn lên và nhìn ngang. Ý muốn nói, vận mệnh, lúc xấu lúc tốt, lúc lên voi, khi xuống chó, bất kể là giai đoạn nào cũng đều phải trải qua.

Đóng đinh, căng chỉ để tạo nên những bức tranh mạnh mẽ, sống động

Nghệ sĩ Konstantin Khlanta (27 tuổi) đến từ thành phố Tula, Nga, đã sáng tạo nên những bức chân dung sống động bằng cách đóng đinh rồi căng chỉ trên mặt vải.

Chàng trai 9x gây xôn xao MXH vì nghề vẽ hoa văn truyền thống lên giày

Qua mỗi đôi giày "độ", La Quốc Bảo muốn đem giá trị văn hóa truyền thống đến gần hơn với người Việt, đặc biệt là giới trẻ.

‘Sức mạnh của người thấu cảm’ - Mở ra cánh cửa ‘siêu năng lực’ của người thấu cảm

Từ sách - Phim - FN - 26/07/2025 09:00
Sự thấu cảm như con dao hai lưỡi. Một mặt, nó là nền tảng của sự tử tế, lòng trắc ẩn và khả năng chữa lành, nhưng nếu không biết cách sử dụng, người thấu cảm có thể trở thành ‘thảm chùi chân’ của người khác đến mức đánh mất chính mình.

Muốn dữ liệu tạo ra giá trị, đừng bỏ qua 5 câu hỏi cốt lõi này

Từ sách - Phim - Quìn - 26/07/2025 08:00
Nhiều doanh nghiệp đổ tiền vào hệ thống, AI, phân tích... nhưng quên mất một điều: dữ liệu chỉ hữu ích khi phục vụ đúng mục tiêu.

Công nghiệp phần mềm ở Ấn Độ

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/07/2025 13:00
Trong cuộc viếng thăm của tôi ở Ấn Độ, Ts. Prasad một giáo sư về kĩ nghệ phần mềm đã chia sẻ với tôi một cuộc điều tra ông ấy đã tiến hành tháng trước.

Con người nói chuyện ngày càng giống ChatGPT

Suy ngẫm - Nam Đoàn - 25/07/2025 12:00
Nghiên cứu mới đây tiết lộ một xu hướng đáng kinh ngạc: Thay vì AI học cách giao tiếp như con người, chính chúng ta lại đang dần "nói chuyện giống ChatGPT".

Người dùng Meta AI đang bị khai thác dữ liệu nhạy cảm mà không hề biết

Kỹ năng - Nam Đoàn - 25/07/2025 11:00
Hãy tưởng tượng một cảnh phim kinh dị thế kỷ 21: Lịch sử duyệt web cá nhân của bạn bị công khai mà bạn không biết, đây chính là cảm giác mà nhiều người dùng đang trải qua với ứng dụng Meta AI.

Xóa gấp bức ảnh ông cụ bán xôi ở vỉa hè sau 5 ngày vì quá nhiều tiền được gửi về tài khoản

Phong cách sống - Trần Hà - 25/07/2025 10:00
"Hóa ra chuyện này có thật ngoài đời ư?”, một netizen bình luận.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - Cha mẹ độc hại ảnh hưởng ra sao đến sự trưởng thành của một đứa trẻ?

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 25/07/2025 09:00
Sẽ thế nào nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?

Xem 'Khi cuộc đời cho bạn quả quýt', tôi ngán ngẩm nhìn sang chồng

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 25/07/2025 08:00
Tôi không nghĩ đến, có ngày mình rơi vào hoàn cảnh này.

Những câu chuyện đầy xúc động trong tiệm sách cũ

Giải trí - AN VI - QUỲNH QUỲNH - TTO - 24/07/2025 13:00
Kính tặng, thương tặng, gửi người không bao giờ tôi gặp lại… - bút tích trên trang sách nhuốm màu thời gian trong các cửa hàng sách cũ chứa đựng bao câu chuyện đầy xúc động.

Cùng con trai xem “Sex Education”, tôi khéo léo dạy con tính khiêm tốn mà chẳng cần nặng lời!

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 24/07/2025 12:00
Giống như một hạt giống cần đất để nảy mầm, tôi đã tìm ra cách gieo vào con trai mình giá trị của sự khiêm nhường.

Giáo sư khuyên: Mỗi ngày nói 6 câu này, bạn sẽ không còn quát mắng con nữa

Kỹ năng - Hiểu Đan - 24/07/2025 11:00
Con cái sẽ không nhớ bạn đã quát gì, nhưng sẽ mãi mãi khắc ghi ánh mắt, gương mặt bạn khi quát mắng.

Thế hệ cợt nhả tiêu tiền “ngược đời” không giống ai

Phong cách sống - Ngọc Linh - CFB - 24/07/2025 10:00
Tiêu dùng ngược trong mắt người khác cũng chẳng sao, chỉ cần bản thân thấy “xuôi” là được rồi vì tiền là của mình cơ mà.

Trở về từ cõi chết

Tủ sách - FN - 24/07/2025 09:00
Trở về từ cõi chết là quyển tự truyện sâu sắc của tác giả Anita Moorjani, kể về hành trình phi thường của cô từ cõi chết trở về và những bài học quý giá mà cô đã học được từ trải nghiệm cận tử.

Đại địa chấn kinh tế Kỳ 4: Bài học từ cuộc đại khủng hoảng Covid-19

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 24/07/2025 08:00
Bất chấp tình hình kinh tế cuối năm u ám, thị trường chứng khoán vẫn đạt được các đỉnh mới nhờ căng thẳng địa-chính trị được cải thiện và quan trọng nhất là nhờ những loại vắc-xin Covid-19 đầu tiên được chấp thuận.

Thái độ xấu

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/07/2025 13:00
Ớ Ấn Độ, nhiều người lập trình đi làm với thái độ xấu bởi vì họ biết rằng họ có thể dễ dàng kiếm được việc làm với các công ti khác vì tình trạng thiếu hụt công nhân phần mềm.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 26/07/2025