Phúc khí đến từ lời nói, tài năng đến mấy cũng không bằng giữ điều này

16/10/2020 07:30
Phúc khí đến từ lời nói, tài năng đến mấy cũng không bằng giữ điều này

Đó chính là kiểm soát cái miệng của mình.

Sức mạnh của lời nói có thể chi phối vận mệnh con người

Vì sao người xưa dạy rằng: "Phúc họa từ miệng"?

Cửa miệng con người giống như chiếc ống đựng tiền. Bạn giữ ống khéo thì phú quý mới được tích lũy ngày một nhiều thêm. Còn nếu vô tình để chiếc ống rơi nghiêng, dù vất vả khó khăn đến mấy, phú quý cũng chỉ đến rồi lại đi mà không thể giữ lại được.

Thành công không chỉ xuất phát từ tài năng, mà còn có sự đóng góp quan trọng từ các mối quan hệ. Trong kết giao với người, quý nhất vẫn là chân thành. Người nào có tài ăn nói khéo léo, cộng thêm tình cảm xuất tự đáy lòng thì càng tiến càng thuận lợi, càng bước càng thênh thang, đường đời lúc nào cũng rộng mở.

Từ lâu trong lịch sử các cuộc chiến, lời nói có thể có sức mạnh ngang với một đạo quân, khi nó phát huy tác dụng trong thương thuyết, đàm phán như chúng ta đã biết qua “Đại cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi. Thông qua ngôn từ, người ta có thể chuyển bại thành thắng, biến mất thành được.

Có một sự thật rằng, sức mạnh của ngôn ngữ không bao giờ là nhỏ bé. Lời nói của một người có thể phản ánh trái tim, cũng thay đổi vận mệnh của chính họ cũng như những người xung quanh.

Nói lời tệ dễ vất vả khó khăn

Một câu chuyện kể rằng, một tài xế taxi người da màu chở hai mẹ con người da trắng.

Cậu bé trai hỏi: “Mẹ ơi, sao chú lái xe có màu da khác với chúng ta thế ạ?”

Người mẹ cười với anh tài xế, rồi trả lời con: “Vì Thượng Đế muốn xây dựng một thế giới đa sắc màu, nên Ngài tạo ra chúng ta với những màu da khác nhau.”

Sau khi hành trình kết thúc, người tài xế taxi đã lịch sự bày tỏ mong muốn được tặng hai mẹ con chuyến đi này miễn phí. Anh nhất quyết không nhận tiền mà nói rằng:

“Có lẽ cô không biết, khi còn nhỏ, tôi cũng từng thắc mắc như vậy với mẹ của mình. Bà chỉ bảo rằng, trời sinh ra người da màu như chúng tôi là chú định mình thấp kém hơn người ta một bậc. Nếu khi đó, tôi được nghe lời của quý cô sớm hơn, có lẽ tôi đã là một người khác rồi.”

 Phúc khí đến từ lời nói phú quý, người thông minh hiểu rằng, tài năng đến mấy cũng không bằng giữ điều này  - Ảnh 1.

Nói lời hay được thênh thang cả đời

Có một cậu bé khao khát trở thành nghệ sĩ lớn từ khi còn nhỏ. Dù gia cảnh tầm thường, trình độ học tập cũng tầm thường không kém, cậu chưa bao giờ từ bỏ ước mơ của mình.

Sau này lớn lên, cậu trai đó đã rời thị trấn lên thành phố, mong muốn được học chính quy về nghệ thuật nhưng chặng đường theo đuổi ước mơ lại đầy chông gai. Để chịu chi phí học tập đắt đỏ, cậu phải làm thuê nhiều công việc mỗi ngày, nhưng vẫn có lúc không đủ tiền mà ăn.

Khi mọi người xung quanh cười chê, nhạo báng thì chàng trai đó để ngoài tai tất cả, chỉ tự nói với chính mình mỗi ngày: "Tất cả chỉ là tạm thời. Trong tương lai, tôi nhất định sẽ trở thành một nghệ sĩ xuất sắc và nổi bật."

Cuối cùng, cậu trai cũng thực hiện được ước mơ của mình, trở thành một nghệ sĩ đích thực. Đó chính là câu chuyện họa sĩ hiện thực nổi tiếng Richard Schmidt.

Từ đó, chúng ta thấy rằng, muốn có mệnh phú quý, trước hết phải có cửa miệng phú quý; muốn gia đình phúc khí thì phải có cửa miệng phúc khí. Biết nói lời hay, trao ý đẹp thì dù là bản thân hay những người xung quanh đều nhận được phước lành. Nói lời xấu xa, tệ hại thì chỉ đem tới ảnh hưởng tiêu cực, cản bước đường phát triển của bất cứ ai.

Nghệ thuật nói chuyện không chỉ là “mở miệng”, mà còn là “ngậm miệng”

Quỷ Cốc Tử có câu: “Miệng dùng để ăn chứ không phải để nói, nói ắt phải có kỵ húy”.

Ông là nhân vật trong lịch sử nổi tiếng với nghệ thuật nói chuyện được phát huy cực hạn. 4 đồ đệ của ông là Bàng Quyên, Tôn Tẫn, Tô Tần và Trương Nghi từ những kẻ vô danh tiểu tốt, sau khi được truyền thụ thuật du thuyết thì ai nấy đều thành công hiển hách, để lại ảnh hưởng sâu rộng của thời Chiến quốc.

 Phúc khí đến từ lời nói phú quý, người thông minh hiểu rằng, tài năng đến mấy cũng không bằng giữ điều này  - Ảnh 2.

Với Quỷ Cốc Tử, người có tài ăn nói là người khi im lặng trấn định như núi, khi nói ra dũng mãnh như tên đã rời cung. Lời nói thuận như nước chảy, có căn có cứ, minh chứng rõ ràng, khiến người nghe phải nghĩ những điều chưa từng nghĩ, làm những điều không muốn làm.

Nghệ thuật nói chuyện không chỉ là mở miệng, mà còn là ngậm miệng, phải biết khi nào cần nói và khi nào không nên nói. Vế thứ hai mới là vế quan trọng và khó khăn nhất khi thực hành.

Ông nhấn mạnh về 5 điều đặc biệt phải kỵ húy khi giao tiếp như sau: “Từ ngôn hữu ngũ: viết bệnh, viết oán, viết ưu, viết nộ, viết hỷ.”

Nghĩa là: Nói năng có 5 điều kiêng, đó là “bệnh” (lời chán nản), “oán” (lời oán hận), “ưu” (lời ưu sầu), “nộ” (lời giận dữ) và “hỷ” (lời đắc chí).

1. Không nói lời Bệnh, chán nản ủ dột, thiếu tinh thần và sức sống, đánh mất ý chí bản thân.

2. Không nói lời Oán, không giải quyết được vấn đề mà chỉ lan truyền năng lượng tiêu cực bi quan.

3. Không nói lời Ưu, quá thiên về cảm xúc và nuông chiều thế giới nội tâm của bản thân mà không nhìn vào thực tế, khiến người xung quanh khó tiếp nhận.

4. Không nói lời Nộ, giận dữ chỉ khiến con người trở nên bốc đồng, thiếu lý trí và khó kiểm soát ngôn từ của bản thân, dễ làm rạn nứt các mối quan hệ.

5. Không nói lời Hỷ, dễ trở nên huênh hoang đắc chí, vênh váo kẻ cả, khiến người nghe ganh ghét, nảy sinh lòng đố kỵ, chuốc thêm phiền toái không cần thiết hoặc gây mất thiện cảm.

Trời cuồng thì có mưa, người cuồng thì có họa. Làm người phải biết hành xử và nói năng có chừng mực, biết cách khống chế cảm xúc. Muốn gia đình hưng thịnh, muốn cuộc đời mỹ mãn thì cửa miệng phải biết nói lời hay.

Khi chúng ta nói một số từ lạc quan và tích cực, cuộc sống sẽ phát triển theo chiều hướng tốt hơn; khi chúng ta chỉ phàn nàn và oán thán, than nghèo kể khổ thì cuộc sống thực sự trở nên vất vả khó khăn hơn, phú quý tan biến.

Trí thức trẻ


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025