Với kinh doanh trực tuyến, thương mại đang trở nên dễ dàng hơn và chảy uyển chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Với toàn cầu hoá, tính sẵn có của công nhân lao động không đắt ở các nước kém phát triển có thể cung cấp cách thức mới để tạo ra các thứ rẻ hơn.
Ngày nay các công ti có thể chế tạo ra các sản phẩm ở các nước có chi phí thấp và bán những sản phẩm này trên khắp thế giới. Với vận tải nhanh, sản phẩm từ chỗ này có thể được vận chuyển sang chỗ khác một cách nhanh chóng. Với công nghệ thông tin, ngay cả công việc tri thức từ chỗ này cũng có thể được phân phối cho công nhân có kĩ năng sống ở chỗ khác để làm việc cùng nhau để tạo ra sản phẩm được kết nối. Về căn bản công nghệ đã làm thay đổi mọi thứ nơi ý tưởng và thông tin được chia sẻ nhanh chóng, điều đã làm nảy sinh trong việc tạo nhiều phát kiến hơn, nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn.
Có quan niệm sai rằng toàn cầu hoá gây ra mất việc làm nhưng sự kiện là nó chỉ đóng góp việc làm cho các chỗ khác. Số lượng việc làm thực tại vẫn như cũ nhưng nó không còn thuộc vào một chỗ hay một nước đặc biệt mà định vị lại cho bất kì chỗ nào mà công ti có thể kiếm được lợi nhuận tốt hơn. Thay vì làm việc ở một chỗ, các công ti có thể chuyển cơ xưởng tới chỗ khác nơi chi phí thấp hơn. Hai mươi năm trước, Trung Quốc có chi phí lao động thấp nhất và nhiều công ti đã khoán ngoài công việc ở đó nhưng gần đây khi chi phí đang tăng lên, những công ti này đang nhanh chóng chuyển cơ xưởng sang các nước khác.
Người ta dự đoán rằng châu Phi và Nam Mĩ sẽ là điểm tới tiếp cho khu vực có chi phí lao động thấp. Khi có thiếu hụt kĩ năng nào đó ở chỗ này, các công ti có thể thu lấy những kĩ năng đó ở chỗ khác bằng cách phân phối việc cho nhiều nước để tận dụng ưu thế của công nhân có kĩ năng ở đó. Thực ra, mọi nhà kinh tế đều đồng ý rằng toàn cầu hoá đã dẫn tới việc phân phối tốt hơn của cải và tạo ra hàng triệu việc làm trên toàn thế giới. Chẳng hạn, khi có thiếu hụt công nhân có kĩ năng phần mềm ở Mĩ, nhiều công ti phần mềm khoán ngoài công việc cho các nước khác có dư thừa công nhân có kĩ năng phần mềm. Ấn Độ là ví dụ tốt nhất về hiện tượng này với xuất khẩu công việc phần mềm trị giá $100 tỉ đô la hàng năm và tạo ra trên năm triệu việc làm trả lương cao cho nền kinh tế Ấn Độ.
Công nghệ có thể cải tiến năng suất và tính hiệu quả nhưng nó yêu cầu các kĩ năng đặc biệt. Các công ti cần công nhân có kĩ năng, người hiểu cách dùng công nghệ cho công việc của họ. Ngày nay, các công ti KHÔNG thuê người tốt nghiệp có tri thức chung nữa mà tìm kĩ năng chuyên môn họ cần. Bằng đại học không còn là đảm bảo cho việc làm nhưng sinh viên phải có tri thức và kĩ năng đặc biệt được thị trường việc làm cần tới.
Thay đổi trong luật di trú cho phép công nhân di chuyển dễ dàng từ chỗ này sang chỗ khác để tìm cơ hội việc làm, đặc biệt nơi kĩ năng của họ có nhu cầu cao. Mỗi năm, Liên hiệp châu Âu (EU) cho phép hàng trăm nghìn công nhân có kĩ năng tới và làm việc. Mĩ cũng chấp nhận quãng một trăm nghìn nhà chuyên môn có kĩ năng, điều đưa tới phàn nàn từ các nước đang phát triển rằng Mĩ “đánh cắp sức mạnh trí não của họ” và tạo ra hiện tượng “chảy não.”
Việc tương đối dễ đi lại đã là yếu tố có ý nghĩa trong thúc đẩy giáo dục nơi hàng trăm nghìn người từ các nước kém phát triển đã đi sang Mĩ, châu Âu và các nước đã phát triển khác để có được giáo dục tốt hơn và sau khi tốt nghiệp, nhiều người quyết định ở lại đó để làm việc thay vì trở về nước nhà. Những người này cũng mở ra các cơ hội mới cho nước chủ nhà vì họ làm giầu cho bản thân họ và nền kinh tế của họ bằng những công nhân có kĩ năng cao.
Chẳng hạn, Thung lũng Silicon, nơi sinh ra công nghệ, nơi nhiều công ti thành công đặt nền tảng là đầy những nhà phát minh có giáo dục cao và các nhà chuyên môn, quá nửa số họ tới từ nước ngoài. Ngày nay 85% việc làm được trả lương cao ở Mĩ tới từ các công ti đã được tạo ra chỉ trong vòng 5 năm qua, và 90% của cải của thế giới được tập trung vào lĩnh vực công nghệ như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ na nô và công nghệ y tế và những ngành công nghiệp này là dẫn lái then chốt cho thịnh vượng kinh tế ở Mĩ.
Công nghệ thông tin ngụ ý trao đổi sẽ bùng nổ với tỉ lệ chưa hề có trước đây và làm cho mọi thứ xảy ra khi con người chia sẻ tri thức và phát minh để giải quyết vấn đề và chăm nom tới nhu cầu xã hội. Chẳng hạn, Google là người lãnh đạo trong việc tìm kiếm trên Internet và nó đã tạo ra một văn hoá mới nơi thông tin có thể được truy nhập và thu được bằng vài cú bấm chuột. Kết quả là bây giờ tồn tại công cụ trao đổi mạnh nhất.
Ngày nay, mọi người đều nhận ra rằng toàn cầu hoá là hiện tượng mới của thế kỉ 21. Những người chấp nhận nó sẽ bao quát được tương lai nhưng những người không chấp nhận nó sẽ bị bỏ lại đằng sau trong môi trường cạnh tranh này. Công nghệ dẫn lái thay đổi và thay đổi xảy ra dù mọi người có thích nó hay không. Với toàn cầu hoá và công nghệ, mọi thứ sẽ thay đổi và tận dụng ưu thế của điều này đòi hỏi mức độ cao hơn của tư duy và chiến lược hoá.
Doanh nghiệp sẽ thay đổi sang cách thức mới điều yêu cầu cách mới để giáo dục sinh viên. Thầy giáo sẽ dạy sinh viên “cách nghĩ” thay vì “nghĩ gì.” Sinh viên sẽ học chủ yếu theo sáng kiến riêng của họ và trong cả đời họ vì học tập là cả đời và không còn bị hạn chế trong trường. Xã hội sẽ được tái cấu trúc thành cộng đồng tri thức điều làm mạnh thêm cho mọi người là những người lãnh đạo trong cuộc sống riêng của họ và họ chịu trách nhiệm cho tri thức và kĩ năng riêng của họ.