Anh ấy nói: “Con số này đủ cao để yêu cầu có hành động mạnh hơn từ chúng ta và chúng ta phải đuổi tất cả họ.”
Tôi bảo anh ấy: “Điều này không mới; gian lận là chuyện xưa như bản thân giáo dục rồi. Sinh viên gian lận sẽ tiếp tục gian lận cho tới khi họ bị bắt. Nếu có 40% người gian lận thì điều đó cũng có nghĩa là 60% sinh viên không gian lận nữa. Chúng ta thường dành quá nhiều năng lượng vào giám sát, phòng ngừa và trừng phạt sinh viên đã gian lận, nhưng không mấy năng lượng khuyến khích sự chính trực và việc học trong lớp học. Có nhiều điều tiêu cực trong lớp học nhưng tôi ưa thích hội tụ và phía tích cực với các sinh viên tốt, những người nghiêm chỉnh về học tập.”
Anh ấy không đồng ý: “Điều đó là yếu ớt, không có hành động mạnh hơn và kỉ luật, giáo dục sẽ trở thành trò gian lận lớn.”
Tôi giải thích: “Cách nhìn của tôi lại khác. Tôi không thấy gian lận là vấn đề của sinh viên mà vấn đề là việc dạy và việc học. Gian lận xảy ra bởi vì sinh viên có cơ hội và động cơ làm điều đó. Động cơ là về qua được kì thi hay được điểm tốt nhưng nếu gian lận không ích lợi cho họ, nó sẽ không xảy ra. Để ngăn cản gian lận, tôi đổi các kì thi và phân công bài tập về nhà từ năm nọ qua năm kia cho nên sinh viên không thể gian lận được bằng việc dùng kì thi năm trước. Tôi không cho họ cơ hội để gian lận trong kì thi bằng việc đi quanh lớp để giới hạn bất kì ý định gian lận nào.”
Anh ấy nói: “Điều đó có thể ngăn ngừa việc gian lận nào đó nhưng nếu thầy không chú ý sinh viên sẽ vẫn gian lận.”
Tôi nói: “Tôi không thích đe doạ họ nhưng giải thích mong đợi và qui tắc của tôi cho lớp. Tôi bảo họ rằng họ tới lớp tôi để học cho nên nếu họ dùng bất kì tài liệu tham khảo nào, họ phải giải thích rõ ràng nguồn họ lấy chúng. Chừng nào họ còn viết ra đoạn đó tới từ internet hay websites nào đó, điều đó có nghĩa là họ đang dùng trích dẫn từ tác giả nào đó và điều đó không phải là gian lận. Trong trường hợp đó họ phải đọc, họ phải học từ ai đó để hoàn thành bài tập về nhà của họ. Tôi ưa thích dùng thảo luận trên lớp để xác định liệu sinh viên có thực biết tài liệu hay không thay vì cho điểm họ về bài tập về nhà cá nhân. Tôi yêu cầu họ giải thích cho lớp về điều họ đã học, cho dù họ học từ ai đó trên internet hay websites rồi cho điểm họ về việc hiểu của họ. Tôi để họ biết rõ ràng hành vi nào là gian lận và hành vi nào là không.”
Anh ấy nói: “Điều đó không hiệu quả, thầy không thể yêu cầu cả lớp làm điều đó được, thầy có thời gian giới hạn thôi.”
Tôi giải thích: “Trong nhiều năm các giáo sư đã đe doạ sinh viên bằng “Đừng có gian lận nếu không các em sẽ bị đuổi” nhưng điều đó không có tác dụng. Sinh viên gian lận biết hậu quả và đằng nào thì họ cũng vẫn gian lận. Lí do mà sinh viên gian lận là vì họ sợ thất bại hay bị điểm thấp hơn. Lí do họ đi tới lớp là để học cho nên tôi mong đợi họ học từ sai lầm của họ nữa. Từng sinh viên đều học khác nhau cho nên thay vì trừng phạt họ nghiêm khắc, tôi cho họ cơ hội thứ hai bằng việc yêu cầu họ về nhà và học nó lần nữa rồi quay lại để giải thích cho lớp về điều họ đã học.
Tôi bảo họ rằng tôi đánh giá cao chuẩn chính trực (trung thực, kính trọng, trách nhiệm, công bằng và đáng tin) thay vì giám sát và kiểm soát họ. Tôi đối xử với họ như người lớn có trách nhiệm và phần lớn trong họ thường hành động theo cách đó. Nếu bạn đối xử với họ một cách công bằng họ sẽ hành động công bằng và nếu bạn đối xử xấu với họ thì họ cũng sẽ hành động xấu. Tôi không dùng kì thi như việc đo về họ tốt thế nào nhưng dùng cách họ áp dụng tri thức vào giải quyết vấn đề để đo. Tôi khuyến khích làm việc tổ, để cho họ thảo luận giữa họ với nhau và tạo điều kiện cho việc học. Vì tôi có bài kiểm tra hàng tuần, tôi giữ cho tất cả họ đều bận rộn và nếu họ không làm được bài kiểm tra, họ phải làm lại nó cho tới khi họ có mọi câu đều đúng.
Nếu họ không biết câu trả lời trong bài kiểm tra, họ có thể đánh dấu nó rằng họ cần thời gian để học thì tôi để cho họ về nhà học lại nó. Tất nhiên họ sẽ chỉ có một nửa điểm khi so sánh với những người khác học tốt ngay lần đầu. Quan điểm của tôi là điều họ học là quan trọng hơn điều họ có được trong bài kiểm tra. Vì sinh viên biết rằng họ có cơ hội thứ hai, họ không gian lận vì không có lí do để làm điều đó.
Chìa khoá để chấm dứt gian lận là thiết kế môn học thúc đẩy học tập hơn là để cho sinh viên đỗ hay trượt. Thực ra, gian lận là triệu chứng của sợ và nếu có sợ trong lớp học, không có việc học. Bằng việc xoá bỏ nhân tố sợ, sinh viên sẽ học nhiều hơn.