Trượt không phải là tuỳ chọn của sinh viên

GS John Vu19/08/2023 12:00
Trượt không phải là tuỳ chọn của sinh viên

Trong mọi lớp học đều có những sinh viên mà việc học tập đứng ở cuối lớp. Thầy giáo thường cho họ cái nhãn “Lười” hay “Kém” nhưng thực tế những sinh viên này có thể có mối quan tâm khác và học tập KHÔNG phải là ưu tiên của họ.

Qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy rằng nhiều người trong số họ là thông minh nhưng họ ưa thích làm cái gì đó khác hơn việc học. Khi được trao nhiệm vụ, họ chỉ làm vừa đủ để qua kiểm tra và bằng lòng với bất kì điểm nào họ nhận được. Không có hành động thích hợp, một số trong họ có thể trượt và thậm chí bỏ trường. Hệ thống giáo dục truyền thống thường bỏ qua những học sinh trượt này. Mối quan tâm của tôi là chúng ta đã đầu tư nhiều vào giáo dục của họ trong nhiều năm, từ tiểu học tới trung học, và với nỗ lực phụ nào đó, chúng ta có thể biến những sinh viên đại học này thành các nhà chuyên nghiệp thành công.

Có hai vấn đề mà thầy giáo phải giải quyết khi xử trí với những sinh viên này: Thứ nhất là thay đổi thái độ của họ từ “không quan tâm” sang niềm tin mạnh rằng nếu họ đưa nỗ lực nào đó vào, họ có thể thành công. Vấn đề thứ hai là hình dung ra cái gì động viên họ bằng việc nhận diện các hoàn cảnh mà họ sẽ đáp ứng tích cực và dùng điều đó để khuyến khích họ học tập.

Nhiều sinh viên thường tin rằng họ không đủ giỏi trong môn học nào đó cho nên họ thường thôi học. Khi một sinh viên được điểm “C” trong lớp tôi, tôi đề nghị anh ta làm lại và sửa bài tập vì điểm “C” là không chấp nhận được. Thỉnh thoảng sinh viên sẽ nói: “Điểm “C” là đủ tốt cho em rồi, em hài lòng với điểm qua được môn.”

Tôi bảo anh ta: “Điều đó là KHÔNG chấp nhận được; thầy không muốn có sinh viên chỉ cần đủ điểm đỗ trong lớp thầy. Mọi sinh viên của thầy đều phải là sinh viên hàng đầu và họ tất cả đều thành công, em là sinh viên của thầy cho nên em phải làm tốt hơn điều đó chứ. Về nhà và học rồi chứng minh cho thầy rằng em có thể học tốt hơn. Điểm “C” nghĩa là em phải học lại cho tới khi em được ít nhất là điểm “B” hay tốt hơn.” Bằng việc KHÔNG cho phép thất bại, tôi đổi quan niệm của anh ta từ kinh nghiệm học tập tiêu cực sang tích cực. Tôi cho phép anh ta làm lại bài tập cho tới khi anh ta học được cái gì đó, điều đó cho anh ta cảm giác về hoàn thành, và chứng minh cho tôi rằng anh ta có khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách thành công.

Vì tôi cho anh ta bài kiểm tra mọi tuần, tôi cấu trúc bài kiểm tra hàng tuần tương đối dễ lúc bắt đầu của lớp, để cho mọi sinh viên có thể hoàn thành thành công để cho một số sinh viên tự tin mà tiếp tục. Nếu bất kì ai còn phải vật lộn, tôi cho họ lặp lại với điều kiện rằng họ phải giải thích cho lớp điều họ đã học. Khi sinh viên biết rằng họ phải trình bày hiểu biết của họ trong thảo luận trên lớp, họ thường học chăm chỉ hơn vì không ai muốn mất mặt trước lớp. Ngay cả khi họ phạm phải sai lầm, tôi không phê bình họ nhưng khuyến khích họ bằng việc để cho biết rằng sai lầm là một phần thông thường của quá trình học. Khi họ bắt đầu thích thú với nhiều thành công hơn, tin tưởng của họ thường tăng lên, và phần lớn trở nên sẵn lòng học tập.

Khi tôi dạy ở châu Á, nhiều giáo sư phê bình tôi về việc quá “dễ dàng” với sinh viên. Tôi giải thích: “Mục đích của dạy là gì? Chúng ta có muốn sinh viên học ngay cả khi họ phải lặp lại vài lần cho tới khi họ học được cái gì đó hay chỉ làm cho họ trượt? Quan niệm “đỗ và trượt” là lỗi thời; chúng ta không loại bỏ phần lớn và lựa chọn chỉ vài người ưu tú như trong thời xưa. Ngày nay chúng ta cần nhiều công nhân có kĩ năng hơn cho nên chúng ta phải giúp sinh viên học, cho dù họ có thể phải lặp lại và học lại bài vài lần. Sinh viên đi tới trường để học và việc của chúng ta là dạy cho họ về “cách học”.

Chúng ta phải không làm cho họ ghi nhớ sự kiện và dữ liệu như trong quá khứ bởi vì ngày nay họ có thể có được mọi thông tin từ internet trên điện thoại thông minh của họ cho nên phương pháp đó là lỗi thời. Phần lớn các sinh viên sẽ không nhớ mấy sau khi tốt nghiệp nhưng họ không bao giờ quên “cách học” và và đó là thái độ về việc học, điều sẽ còn lại với họ trong cả đời họ. Chúng ta muốn họ phát triển thái độ học tập cả đời chứ KHÔNG học kiểu ghi nhớ tốt về mọi sự kiện và dữ liệu. Ngày nay chúng ta cần dạy cho họ “cách học” rồi “cách áp dụng” chứ KHÔNG học cách nhai lại.

Chúng ta phải giúp sinh viên phát triển thói quen học tập tốt để cho họ có thể thành công cho nên triết lí dạy của tôi là “Trượt KHÔNG phải là tuỳ chọn.”

Sinh viên đại học học khác, chúng ta không thể buộc họ làm cùng một điều. Một số sinh viên sẽ đưa vào nhiều nỗ lực hơn nếu họ có thể chọn phải làm gì. Chẳng hạn, tôi thường cho sinh viên ba cách chọn, từng cách sẽ đáp ứng cho mục tiêu học tập của tôi. Tong lớp Kĩ nghệ phần mềm của tôi, sinh viên có thể chọn làm báo cáo kĩ thuật, và trình bày trên lớp, hay thiết kế bản mẫu. Bằng việc cho họ một số quyết định về quá trình học và để cho họ chọn chủ đề nào họ sẽ đọc và viết; hay chủ đề nào trình bày cho lớp; hay kiểu thiết kế nào họ phải làm bản mẫu và đề mô nó làm việc, tất cả chúng đều đáp ứng cho mục đích học của tôi.

Trong nhiều năm dạy học, tôi thấy rằng sinh viên bị dán nhãn “lười” về căn bản học mọi thứ khác với sinh viên điển hình. Khi được cho một chủ đề một số người có thể không thích viết báo cáo nhưng ưa thích học qua thảo luận vì họ tổ chức ý nghĩ của họ khác đi. Một số người không thích nói nhiều mà ưa thích chơi với khái niệm bằng việc làm bản mẫu. Bằng việc tổ hợp mối quan tâm của sinh viên vào bài học, phần lớn làm tốt hơn được nghĩ trước đây. Thầy giáo nên tìm ra một số quan tâm của sinh viên và cố gắng tích hợp các mối quan tâm đó vào trong hoạt động lớp học.

Chẳng hạn, nếu một sinh viên thích xe ô tô, tôi yêu cầu anh ta viết một chương trình Java để so sánh hiệu năng của vài loại xe cũng như thiết kế khí động lực học của từng xe và việc tiêu thụ xăng. Nếu họ thích trực quan hoá thay vì viết báo cáo, tôi yêu cầu họ vẽ biểu đồ luồng dữ liệu về quan niệm hệ thống, để cho anh ta đem tới chỉ cho lớp và giải thích cách chúng chia thành các mức cũng như cách luồng dữ liệu chảy từ đơn vị này sang đơn vị khác. Nếu sinh viên có tính nghệ sĩ, tôi yêu cầu cô ấy thiết kế website cho cửa hàng trực tuyến cùng với nhiều chi tiết. Ngay khi học học được cái gì dó, họ sẽ làm tốt.

Thỉnh thoảng sinh viên không có động cơ và muốn biết “Tại sao em phải học điều này?” Tôi yêu cầu họ đọc một số trường hợp nghiên cứu rồi giải thích cho lớp cách bài học có thể được áp dụng cho đời sống bên ngoài lớp học. Khi dạy quản lí dự án, chẳng hạn, tôi cho sinh viên vài kịch bản mà họ phải giải quyết rồi chỉ cho họ các trường hợp thực xảy ra trong công nghiệp. Tôi thường mời diễn giả khách từ công nghiệp tới lớp tôi và chia sẻ với sinh viên kinh nghiệm của họ để cho sinh viên sẽ học nhiều hơn về “thế giới thực” và mong đợi của công nghiệp. Đôi khi, tôi cũng lập kế hoạch đi thực tế hiện trường cho phép sinh viên tới thăm công ti và gặp gỡ người phát triển phần mềm ở đó để họ học nhiều hơn về cách bài học của họ làm việc trong đời thực.

Nhiều việc đào tạo khoa học máy tính thường bắt đầu với lập trình nhưng tôi ưa thích bắt đầu với một tổng quan về công nghiệp phần mềm để sinh viên học cách máy tính có thể được dùng trong doanh nghiệp và cách công ti vận hành để tất cả họ đều có tri thức về cách áp dụng trước khi chuyển sang khía cạnh kĩ thuật. Ngay cả trong lập trình, tôi sẽ chia nhiệm vụ thành các mảnh nhỏ hơn dễ dàng quản lí hơn. Nếu sinh viên thấy nhiệm vụ là quá lớn, họ có thể muốn đưa vào nhiều nỗ lực hơn. Lập trình nên được học từng bước một mỗi lúc, với nhiều việc viết mã và tôi không chuyển đi chừng nào mọi sinh viên còn chưa làm chủ được bước đó.

Khi sinh viên thu được kĩ năng và tin tưởng, tôi dần mở rộng kích cỡ nhiệm vụ, cho họ vấn đề khó hơn, hay đi với nhịp độ nhanh hơn. Trong trường hợp đó, sinh viên không thấy lập trình là cái gì đó quá khó. Một sinh viên bảo tôi rằng trong môn lập trình khác, họ phải viết mười chương trình nhưng trong môn của tôi họ phải viết năm mươi tới tám mươi mô đun nhỏ nhưng họ thích điều đó hơn khi họ học nhiều hơn bởi thực hành nhiều hơn.

Ngày nay phần lớn sinh viên đều tích cực nên họ không thích ngồi yên và lắng nghe bài giảng trên lớp. Một số người sẽ kiểm email, người khác có thể kiểm tin nhắn từ điện thoại thông minh của họ nhưng tất cả họ sẽ không làm điều đó trong thảo luận trên lớp và bởi vì họ không biết ai sẽ bị tôi gọi lên lãnh đạo thảo luận. Sinh viên sẽ tham gia vào tranh luận về vấn đề đang tranh cãi mà họ thấy trên YouTube hay TED, cho nên tôi thường để cho họ tình nguyện nêu ra vấn đề và cho phép họ thảo luận một số thực nghiệm hay chủ đề có liên quan tới khoa học máy tính. Những loại hoạt động đó kích thích mối quan tâm của sinh viên và giúp cho họ học nhiều hơn.

Giáo dục truyền thống thường kiểm tiến bộ của sinh viên trong quan hệ với những người khác trong lớp. Trong trường hợp đó, lớp học sẽ trở thành chiến trường nơi sinh viên cạnh tranh vị trí hàng đầu. Tôi không khuyến khích những hoạt động đó mà hội tụ nhiều hơn vào tiến bộ cá nhân của sinh viên. Sinh viên được so sánh với bạn cùng lớp học tốt hơn có thể trở nên bị ngã lòng và dừng học tập. Bạn có thể tránh điều đó bằng việc hội tụ vào cải tiến của sinh viên hơn là vào hiệu năng của người đó tương đối với bạn cùng lớp. Tôi thường đánh giá sinh viên qua tiến bộ của họ trong môn học thay vì phụ thuộc vào vài bài kiểm tra đo hiệu năng của họ. Bằng việc có kiểm tra trên cơ sở hàng tuần, tôi có thể giám sát tiến bộ học tập của từng sinh viên và sinh viên cũng có thể đánh giá cách công việc của mình đã cải tiến qua tiến trình năm học.


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Xu hướng mới trong quản lý doanh nghiệp

Theo một khảo cứu công nghiệp năm 2013, nhiều người tốt nghiệp trường kinh doanh đang làm việc trong công nghiệp công nghệ hơn là khu vực kinh doanh như ngân hàng và công ti tài chính.

Dạy đại học một cách hiệu quả

Khi nhiều sinh viên vào đại học, một số người thiếu động cơ, và một số không biết rằng đại học yêu cầu nhiều công việc hơn là trường phổ thông. Khó dạy nếu sinh viên vẫn bị lẫn lộn về tương lai của họ và không sẵn sàng học.

Nhiệm vụ đầu tiên của tôi cho sinh viên

Mọi thầy giáo đều muốn thấy sinh viên học chăm chỉ, trở nên có động cơ và tham gia nhiều vào các hoạt động của lớp. Sự kiện là nhiều sinh viên đại học không biết điều họ muốn.

Thất vọng và muốn đổi nghề thầy giáo

Một thầy giáo trẻ viết cho tôi: “Em dạy khoa học máy tính ở đại học nơi lớp học thì đông, sinh viên không có động cơ, sách giáo khoa lạc hậu, và công việc thì ngập đầu. Em thất vọng và nghĩ về đổi việc làm nhưng em muốn có lời khuyên của thầy.”

Bốn lời khuyên cho sinh viên đại học

Nhiều người tốt nghiệp đại học không có việc làm, một số phải làm việc khác như công nhân lao động, số khác đi lái xe taxi v.v… Em cần lời khuyên của thầy về điều cần làm để đảm bảo rằng em sẽ có nghề nghiệp tốt.

Chuẩn bị cho đại học

Trước khi vào đại học, nhiều người tốt nghiệp trung học đang đối diện với những câu hỏi khó về quyết định dự trường đại học nào và học lĩnh vực nào.

Làm nó đi, không bao giờ là quá trễ

Em ước là em biết về blog của thầy thì em đã chọn Kĩ nghệ phần mềm hay Quản lí hệ thông tin. Liệu có thể chuyển lĩnh vực học tập được không hay quá trễ rồi?

Phần mềm và hệ thống phần mềm

Một sinh viên hỏi: “Khác biệt gì giữa phần mềm và hệ thống phần mềm? Em có thể làm gì với bằng kĩ nghệ phần mềm?”

Xác thực đăng nhập qua SMS rất rủi ro, thay bằng cách nào?

Kỹ năng - Lê Tinh - 26/06/2025 13:00
Xác thực qua SMS đang bị xem là một trong những phương thức bảo mật yếu nhất hiện nay.

Xem phim "Sex Education", tôi phát hiện mình đang lạc lối, khiến cuộc sống không lối thoát

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 26/06/2025 12:00
Tôi luôn phải gồng mình để giải quyết từng vấn đề một. Nhưng càng lúc, mọi chuyện càng phức tạp hơn.

CapCut thay đổi điều khoản sử dụng khiến người dùng lo lắng

Kỹ năng - Anh Tú - 26/06/2025 11:00
CapCut đang "âm thầm" thay đổi điều khoản dịch vụ đối với quyền sử dụng khuôn mặt, giọng nói và nội dung của người dùng, làm dấy lên lo ngại trong cộng đồng.

9X Việt được Forbes vinh danh '30 Under 30 Asia' năm 2025: Về nước sau 7 năm du học vì muốn trả ơn đời

Phong cách sống - Minh Nguyệt - 26/06/2025 10:00
Suốt 7 năm qua, Nguyễn Lê Hùng cùng các cộng sự đã gây dựng và phát triển PISE - một dự án phi lợi nhuận với mong muốn góp sức cho cộng đồng, mang lại những giá trị ý nghĩa cho các bạn trẻ. Với Lê Hùng, đó cũng là cách để anh được “trả ơn đời”.

7 thói quen tạo gia đình hạnh phúc - Nếu chỉ được chọn một thành công duy nhất trong đời, bạn sẽ chọn gì?

Từ sách - Phim - Quìn - 26/06/2025 09:00
Chúng ta lớn lên với rất nhiều khái niệm về “thành công” như một sự nghiệp rực rỡ, một tài khoản ngân hàng vững vàng, hay một vị trí khiến người khác nể phục. Nhưng nếu chỉ được chọn duy nhất một điều thành công trong đời, bạn sẽ chọn gì?

Tài chính cho mọi người - Bạn đang làm chủ tiền bạc, hay tiền bạc đang dẫn dắt bạn?

Từ sách - Phim - Quìn - 26/06/2025 08:00
Nhiều người tin rằng thẻ tín dụng là biểu tượng của tự do tài chính. Nhưng thực tế, nó không làm bạn giàu lên. Nó chỉ khiến bạn cảm thấy như mình đang giàu hơn hiện tại.

Ngành xuất bản chuyển mình thế nào trong kỷ nguyên số?

Văn hóa - Lam Thanh - 25/06/2025 13:00
Trước những thay đổi nhanh chóng của ngành xuất bản toàn cầu dưới tác động của công nghệ số và AI, Việt Nam đang đứng trước nhu cầu cấp thiết phải đổi mới để thích ứng với hành vi tiêu dùng nội dung hiện đại.

Xem "Sex Education", tôi nhận ra lý do mình luôn bị tổn thương trong tình yêu

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 25/06/2025 12:00
Là một cô gái, tôi lại chưa từng cảm thấy hạnh phúc trong tình yêu. Đến khi xem phim "Sex Education", tôi mới hiểu lý do.

3 giây quyết đoán, ông bố đã cứu sống 5 mạng người trên chiếc xe bị lũ dữ cuốn trôi

Kỹ năng - Trang Đào - 25/06/2025 11:00
Nước lũ cuốn trôi chiếc Santafe chở 5 người và cách xử lý đầy bình tĩnh của người bố đã cứu sống cả gia đình.

Dùng nhiều ChatGPT khiến não lười suy nghĩ, liệu thế hệ phụ thuộc vào AI của con người có đang đến?

Suy ngẫm - Băng Băng - 25/06/2025 10:00
Các nghiên cứu cho thấy rất nhiều trường hợp không có smartphone hay AI cảm thấy "lạc lối" và thiếu tự tin để giải quyết vấn đề một mình.

Để trở thành điệp viên hoàn hảo, Phạm Xuân Ẩn là nhà báo hoàn hảo

Từ sách - Phim - Quìn - 25/06/2025 09:00
Phóng viên của Time, điệp viên của cách mạng, bạn của cả hai chiến tuyến. Phạm Xuân Ẩn sống như một huyền thoại và để lại bài học sâu sắc về nghề báo, về sự chọn lựa lý tưởng trong những năm tháng khốc liệt nhất.

4 cuốn sách xây nền tự do tài chính: Từ hiểu bản thân đến làm chủ thị trường

Tủ sách - Quìn - 25/06/2025 08:00
Đọc sách để giàu lên có vẻ là một lời khuyên... cũ, nhưng trong một thế giới mà “đầu tư” có thể gói gọn trong vài cú click, thì việc dừng lại để hiểu bản thân và xây chiến lược lại là điều khôn ngoan.

Góc nhìn từ chuyên gia giáo dục: AI là công cụ, không phải chiếc nạng

Suy ngẫm - Bùi Thu Hương - 24/06/2025 13:00
AI không phải là kẻ thù của học tập, nhưng cách dùng của chúng ta mới là vấn đề.

Xem Sex Education, tôi thấy đây chính là lý do nhiều cha mẹ luôn mệt mỏi, kiệt sức!

Điện ảnh - Thanh Hương - 24/06/2025 12:00
Chúng ta cần "sòng phẳng" với con cái.

Công an cảnh báo cẩn trọng trước chiêu trò hack Facebook mới cực tinh vi

Kỹ năng - Mini - 24/06/2025 11:00
Chiêu lừa đảo mới này dùng cách giả mạo Google để “hack” tài khoản Facebook cực kỳ tinh vi.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 27/06/2025