'Sài Gòn vẫn hát' - Nỗ lực níu giữ những giá trị xưa cũ

Ngọc Minh - Bookademy14/05/2025 08:00
'Sài Gòn vẫn hát' - Nỗ lực níu giữ những giá trị xưa cũ

Giữa nhịp sống hối hả và hiện đại của Sài Gòn, có những điều xưa cũ cứ âm thầm lùi lại phía sau – những bản nhạc bolero, những giọng ca không còn xuất hiện trên sân khấu lớn, hay những con người lặng thầm giữ lấy ký ức của một thời đã qua.

Sài Gòn vẫn hát giống như một chuyến hành trình trở về quá khứ, nơi âm nhạc không chỉ là tiếng hát, mà còn là hơi thở, là tâm hồn của cả một thế hệ. Với lối viết dung dị nhưng đầy cảm xúc, tác giả Mạc Thụy và Ubee Hoàng không chỉ kể về âm nhạc, mà còn kể về người – những con người dù nổi tiếng hay vô danh, đều góp phần giữ gìn một phần rất riêng, rất đẹp của văn hoá Sài Gòn.

Sài Gòn vẫn hát là một cuộc hành trình chạy đua với thời gian và níu giữ những điều thể thoại, bài ca thầm lặng, vô danh đến từ quá khứ. 19 tản văn của Mạc Thụy và Ubee Hoàng được chia làm ba phần, đưa người đọc lãng đãng đi thăm thú những câu chuyện, mảnh đời của những ca, nghệ sĩ Sài Gòn từ thời trước, đi từ khung trời kỷ niệm này đến vùng hồi ức nọ, xuyên suốt là nỗi niềm đau đáu về một nền âm nhạc Sài Gòn cũ...

Tác phẩm được viết ra giữa bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội diễn ra mạnh mẽ, những mầm đổi thay đang chớm nở, như quyết định giải thể những hàng cây có niên đại gần như song hành với cái tên của thành phố này, hay việc toan dỡ bỏ tòa thương xá, con hẻm đã quá đỗi thân thuộc với tác giả. Trước những đổi thay theo nhịp sống hiện đại của thành phố, Sài Gòn vẫn hát là một bản hòa ca vẽ lên một lát cắt nhỏ, một mảnh ghép trọng yếu được thâu tóm trong hai từ: văn nghệ Sài Gòn – một kho báu vô giá được vun đắp từ cuộc sống, từ con người, từ nét đẹp văn hóa, từ tình yêu nghệ thuật.

Nỗ lực lưu giữ những giá trị nghệ thuật xưa cũ

Trong phần đầu tiên của cuốn sách, Mạc Thụy mang đến câu chuyện đời, chuyện nghề của những giọng ca đã từng làm "khuynh đảo" cả giới mộ điệu Sài thành thời trước: Bạch Yến, Phương Dung, Giao Linh...những người mà chỉ nghe tên, ta đã chợt cảm thấy ký ức ùa về. Họ có người đã vượt sóng biển từ những ngày biến động của đất nước, kẻ là lứa sau vẫn bám trụ lấy nghiệp của mình, nhưng đều thành danh bởi chính tài năng và sự đam mê của mình.

Lấy những giai điệu rung động lòng người đó làm lẽ sống, cuối cùng họ lại về lại với mảnh đất quê hương, tiếp tục đem những khúc hát thành danh đến cho một lứa khán giả trẻ tuổi. Họ màn theo những Cuộc đời họ, dẫu lắm truân chuyên, nhưng có lẽ vẫn hào hoa lắm, vẫn long lanh những khúc nhạc những đêm diễn người người ái mộ. Họ, không còn nổi danh, vốn dĩ họ không màng danh vọng, họ dành trọn lòng kính cẩn cho những giá trị cũ, giữa bối cảnh kinh tế, văn hóa đều phát triển một cách chóng mặt, việc gìn giữ không dừng lại ở sở thích, mà còn là sứ mệnh của những ca, nghệ sĩ gạo cội. Họ luôn quan niệm mình phải giữ nguyên cái hồn của bài nhạc để khán giả không thất vọng - những khán giả mang niềm đam mê âm nhạc mãnh liệt giống với họ. Dù ở sân khấu lớn hay quán ốc lề đường, chỉ cần có những tâm hồn đồng điệu với bài nhạc, họ vẫn sẽ hát.

Chính họ – những “người giữ lửa” lặng lẽ – đã góp phần níu giữ không chỉ âm nhạc, mà cả ký ức và tinh thần của một Sài Gòn đã qua. Qua đó, âm nhạc xưa không còn là hoài niệm khô cứng, mà trở thành mạch sống ngầm – âm ỉ nhưng bền bỉ – chảy qua từng góc phố, từng câu chuyện, từng thế hệ.

“Tiếng hát ấy có thể dìu người ta lên đỉnh cao rồi vùi lấp lại nơi vực thẳm chỉ trong gang tấc, tột đỉnh của đau đớn và tận cùng của buồn bã. Vậy mà gương mặt kia lại vẫn bình thản lạ thường. Không phải bằng sự sướt mướt, ủy mị, không phải bằng khuôn mặt rưng rức và những cú nhíu mày điệu nghệ trên những ngón nghề ca diễn, chính thân thái điểm tĩnh, bình thản, và đôi mắt tưởng vô hồn mà lại chở cả một trời thương đau đã ngấm ngầm vẽ nên một từ trường cảm xúc vô hình, lôi cuốn người nghe chăm chú vào từng làn hơi lạnh giá và đôi bàn tay như những phiếm buồn giá băng. Tưởng chẳng có gì, nào chẳng có gì, nếu chỉ nhìn thoáng qua, vậy mà đủ tinh tế, đủ chậm rãi để nhìn cho rõ trên từng hơi thở muộn phiền trong tiếng hát ấy, mới thấy tê tái trên da thịt, là tình yêu và thù hận, là niềm vui và nỗi buồn.

Người ta gọi cô là Ánh Nguyệt, con Sơn ca của phố núi Pleiku.

Còn riêng tôi, tôi gọi cô là Tiếng hát sương giăng.”

Bolero trong cuốn sách không chỉ là một thể loại âm nhạc, mà là nhịp đập thầm lặng của một thời Sài Gòn cũ – chậm rãi, da diết và đầy xúc cảm. Những giai điệu bolero mộc mạc, lời ca giản dị nhưng thấm đẫm tâm tình, đã từng len lỏi vào từng quán cà phê, từng hàng quán ven đường, từng chiếc radio nhỏ trong các mái nhà xưa. Âm nhạc ấy nói hộ những nỗi buồn không thể gọi tên, những yêu thương không trọn vẹn, những thân phận đời thường nhưng thấm đẫm nhân sinh.

Không chỉ gói gọn trong những gương mặt nổi tiếng, Mạc Thụy đã đi sâu hơn vào sự sống của dòng nhạc này, giữa lòng thành phố đương đại, có những con người bình dị, vô danh nhưng âm nhạc đã trở thành hơi thở cuộc sống của họ. Dù không mang danh xưng “nghệ sĩ”, những con người vô danh trong cuốn sách lại hiện lên với một tình yêu âm nhạc sâu sắc và tư duy nghệ thuật khiến người đọc không khỏi xúc động. Đó là cô ca sĩ "tiếng ca lệ nhòa" với người chồng cầm thủ và "túp lều tranh" giữa thành phố.

Đó là gã ca sĩ có nụ cười Don Juan tướng giang hồ hát nơi vũ trường sôi động. Là người kép già sành sỏi tóc vuốt keo bóng mượt điệu đà trong điệu Rhumba Sài thành. Họ, không nổi danh, không sân khấu, không trang phục hào nhoáng nhưng chính sự am hiểu, sự kiên nhẫn và lòng yêu mến tuyệt đối dành cho âm nhạc khiến họ trở thành những nghệ sĩ theo nghĩa thuần túy và đẹp đẽ nhất.

“Nói về âm nhạc, đôi mắt gã chợt sáng lên dưới hàng lông mày hữu dũng, "Nhạc không phải là cái gì cứng nhắc, vô khuôn khổ, biểu làm gì làm đó. Nhạc là nghệ thuật, là phải sáng tạo". Gã khao khát được tự do trình diễn cho thỏa lòng thỏa sức giọng của mình với những bài lên cao thật cao và xuống trầm hết cỡ, để gửi đủ thứ khí chất mãnh liệt, kịch tính của một tay đàn ông vào trong đó. Trong gã, tưởng chừng như một con ngựa hoang lạc bầy đang mắc kẹt giữa một chốn nhỏ chật hẹp, ngựa hoang buộc phải thuần thục theo khe kẹt ấy để được sống còn. Nhưng trong lòng nó, chẳng bao giờ nguôi đi được những khát khao và tha thiết.”

Có người trăn trở với âm nhạc hiện đại và thị hiếu khán giả, người lại cố gắng sống tốt phần mình, mỗi người một vẻ, nhưng dưới ngòi bút Mạc Thụy tất cả đều hiện lên chân thực, và đẹp. Cái đẹp của người có đam mê, có lẽ sống, dù đang trong trạng thái phì phèo điếu thuốc hay ngồi bán hàng rong, họ vẫn tỏa sáng rạng ngời trong mắt những con người có tâm hồn đồng điệu. Những câu chuyện rời rạc, nhưng khi hòa quyện bên nhau lại gây dựng nên một bản tổng phổ với sự hòa âm của những thanh âm quá khứ và hiện tại. Mạc Thụy và Ubee Hoàng đã viết cho một Sài Gòn với nhiều nhân vật là kết tinh hoàn hảo của những hơi thở, tiếng hát, giọng cười và vẻ đẹp của con người nơi đây.

Trân trọng những vẻ đẹp giản dị của mảnh đất và con người Sài Gòn

Bên cạnh yếu tố nghệ thuật, âm nhạc, Sài Gòn vẫn hát là bức họa giản dị về cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn của con người Sài Gòn không bao giờ thay đổi qua thời gian. Mảnh đất Sài Gòn đã nuôi lớn, ươm mầm cho biết bao thế hệ, tâm hồn yêu nghệ thuật. Sau những đổi thay của cuộc sống khiến lòng người khi vui, lúc buồn, lúc tuyệt vọng, buông bỏ hay gì đi nữa thì Sài Gòn vẫn sẽ hát. Cảnh sắc Sài Gòn có thể thay đổi, chỉ có một thứ không đổi thay, đó là con người và tình yêu nghệ thuật. Nhạc tính luôn luôn hiện hữu trên từng góc khu phố Sài thành.

“Sở dĩ để nói về cái gọi là nhạc tính của mánh đất phương Nam này, không chỉ đơn thuần từ những chuyện vụn vặt của tánh khí người Nam Kỳ ưa văn nghệ. Ớ đâu cũng xướng ca, đờn hát. Vui cũng ca mà buồn lại càng hát. Nhạc tính và lòng mộ điệu âm nhạc của người Nam phần phải phát xuất rõ rệt nhất từ thời suy vong của vương triều sau chót nước Việt. Các viên nhạc quan, nhạc công phải thọ nạn sau những lần cắt giảm nhân sự do quốc khố suy kiệt. Hòa cùng làn sóng di cư về phương Nam, họ mang theo vốn liếng của mình là những gia tài âm nhạc.

Và, người phương Nam, đứng lên trên hết thảy cả những giáo điều trọng chữ, suy tôn Nho học, những gia đình quyền quý thượng lưu quý tộc miền Nam đã hào phóng đón rước các nhạc quan xứ kinh kỳ về dạy nhạc cho con em mình, những manh nha đầu tiên của đờn ca tài tử về sau. Ngay từ thế ký xa xưa này, người phương Nam đã thể hiện hơn hẳn sự vượt trội về đời sống tinh thần khi biết theo đuối nhạc học và thướng thức âm nhạc. Có lẽ, cái nhạc tính của mảnh đất này cũng trau dồi, vun đắp qua nhiều thời kỳ như thế này.”

Không còn là Sài Gòn lung linh, phồn hoa như trước, mà đằng sau vẻ rực rỡ đó là hình ảnh của sự cô đơn và những bất an không thể che giấu. Đúng với tên gọi, Sài Gòn trong cuốn sách này hiện ra với hình ảnh những người nhập cư đã rời xa quê hương để tìm kiếm một 'miền đất hứa'. Tại đó, có những người may mắn tìm được tổ ấm, tình yêu và sức mạnh của bản thân, nhưng cũng có những người gục ngã, bị tổn thương và mất đi chính mình, Sài Gòn vẫn luôn ôm trọn từng mảnh đời ấy, gieo cho họ niềm tin và hi vọng. 

“Bên kia đường, cô lao công đang cặm cụi quét rác và một chiếc xe máy của một người đàn ông trung niên cũng trờ tới, chú đưa cô một ổ bánh mì, cô dừng chổi để đứng lại ăn ổ bánh mì và họ trò chuyện với nhau. Lúc này, đứng giữa những hình ảnh như vậy tôi hoàn toàn không còn biết đâu mới là hỉ, đâu mới là bi. Phái chăng cuộc sống luôn tồn tại song hành những hi, bi như vậy. Đằng sau những niềm vui biết đâu sẽ là những giọt nước mắt. Đằng sau những vẻ ngoài tướng chừng như là buồn bã biết đâu lại là những niềm vui. Thượng đế luôn công bằng và thượng đế cũng luôn có những lý lẽ sắp đặt riêng mình.”

Đối lập với vẻ hiện đại, hào nhoáng của chốn đô thị Sài Gòn, hai tác giả lại tập trung khắc họa những con người, nỗi niềm vô cùng giản dị, bình lặng, vì đó cũng là một màu sắc quan trọng trong bức tranh đa màu sắc vể Sài Gòn.

Cuốn sách Sài Gòn vẫn hát không chỉ tập trung mô tả về lịch sử dòng nhạc "vàng", hay nhạc "sến" cùng những mốc son của người tạo ra nó, mà đang còn là những trải lòng về một thành phố hiện đại bậc nhất nhưng cũng lãng mạn bậc nhất, nơi những mảng miếng văn hóa thiểu số vẫn đang được giữ gìn, chầm chậm, nhưng mạnh mẽ. Tiếng ghita vang lên giữa trời mưa, những gánh hát rong, hay tiếng hát phát ra từ một hàng bán xổ số trên phố, theo đó là câu chuyện của những con người nhỏ bé luôn cố gắng tạo dựng hạnh phúc và duy trì niềm đam mê âm nhạc trong thầm lặng, không hào nhoáng.

“Dù cao sang hay nghèo khó. Vản hát. Cùng một bản nhạc. Lúc này lằn ranh giữa nghệ thuật vị nghệ thuật, hay nghệ thuật vị nhân sinh, xem chứng, thật vô nghĩa. Nghệ thuật bình dân cũng được, nhạc bình dân cũng không sao. Một khi nó đã đi khỏi giới hạn của hay-dở và có thể nuôi sống được những nhân mạng, dầu là nhỏ mọn nhất trong đời sống này, thì đó là thứ nghệ thuật, thứ âm nhạc cần phải được nâng niu và trân trọng.”

Sài Gòn luôn nhộn nhịp, luôn chạy theo sự phát triển của kinh tế, những gian hàng, con hẻm xưa cũ dần dần bị thu hồi, thay thế bằng những công trình mới. Kể cả khi gạt đi những chi tiết về âm nhạc mà một người không có kiến thức khó tiếp cận, thì bản thân cuốn sách vẫn hoàn hảo theo cách của nó, dạy người đọc biết cách tôn trọng những điều nhỏ nhoi mà tử tế bên ngoài dòng chảy mãnh liệt của sự phát triển, hiểu hơn giá trị của những thầm lặng hàng ngày. Tác giả yêu từng con hẻm nhỏ, yêu mùi hoa phảng phất trong gió, yêu những con người Sài Gòn luôn mở rộng trái tim nhân ái, đón nhận đúng bản chất con người dù mỗi chúng ta có khác biệt gì.

“Sài Gòn đêm đó lạnh se se, chúng tôi ung dung lướt qua những con đường, nhìn ngắm phố phường Sài Gòn không hẳn là im ngủ cũng không hẳn là đang sôi động tất bật như khi sáng trời. Nhoẻn miệng cười vu vơ hít một hơi thật sâu đảy lồng ngực bầu không khí thanh lành buổi đêm có chút hơi nước và thấy yêu thêm mảnh đất này. Nơi luôn rộng lòng đón nhận và nhân ái trong ánh mắt nhìn nhau để bất cứ ai cũng có một khoảng không gian riêng mà vùng vẫy với đúng bản chất con người mình dù mỗi chúng ta có là ai, có đặc biệt hay khác biệt gì, Sài Gòn vẫn chấp nhận chúng ta bằng cách nào đó, miễn tâm thế thị dân hòa lành.”

Cảm nhận chung

Sài Gòn vẫn hát giống như một bản tình ca dịu dàng dành cho Sài Gòn xưa – nơi mà những giai điệu bolero, những quán cà phê lặng lẽ vang lên tiếng nhạc từ máy cassette cũ kỹ, và những con người mang trong mình vẻ đẹp của sự tử tế, khoan hòa. Từng trang sách là nỗ lực gìn giữ những thể loại âm nhạc tưởng chừng đã bị lãng quên giữa guồng quay hiện đại, là sự trân trọng với một thời kỳ mà cảm xúc và những câu chuyện thầm kín được gửi gắm qua từng ca từ, từng tiếng hát du dương của những giọng ca có những xuất thân đa dạng.

Nhưng hơn cả âm nhạc, cuốn sách còn níu giữ một nét đẹp sâu sắc hơn – vẻ đẹp tâm hồn của người Sài Gòn: phóng khoáng mà tinh tế, sôi nổi nhưng không thiếu những lặng thầm ấm áp. Đọc sách, ta như được trở về một thời Sài Gòn rất khác – không chỉ để hoài niệm, mà để lắng nghe và thấu hiểu những điều đang dần biến mất. Cá nhân tôi là một người chưa từng đặt chân tới Sài Gòn, nhưng khi đọc cuốn tản văn của Mạc Thụy và Ubee Hoàng, tôi vẫn có thể tưởng tượng về một thành phố hiện đại, đông đúc và có một nền văn hóa vô cùng đa dạng, con người Sài Gòn yêu nghệ thuật và luôn hào sảng, hiếu khách dù mọi vật có đổi thay.

Mạc Thụy tự giới thiệu bản thân là một “gã mặc khách lang thang tìm lý lẽ và nỗi niềm hay hứng khởi giữa đời sống. Gã lang thang cô đơn. Cô đơn nhưng không đơn độc. Gã yêu nhạc vàng, thương xứ Nam Kỳ, nói chút tiếng Tây và tán chuyện thiên trời địa đất.” Là một cây bút trẻ, những áng văn của Mạc Thụy luôn đầy sức gợi và biểu cảm, xen lẫn chút cô đơn, phong trần của một mặc khách lang thang giữa chốn Sài Gòn.

Ubee Hoàng tên thật là Hoàng Mỹ Uyên, là một người mẹ đơn thân, hiện đang sống ở Sài Gòn cùng hai con. Có lẽ vì vậy, hơi thở văn chương của cô luôn phảng phất những nốt lặng trầm tư, những niềm riêng lắng đọng. Nhưng vượt lên tất cả vẫn là niềm vui sống, tinh thần lạc quan và sự mạnh mẽ vượt qua giông gió cuộc đời.

Hai màu sắc văn chương với nhiều nét tương đồng, hơn cả, Mạc Thụy và Ubee Hoàng đều là những người con của Sài Gòn, tình yêu dành cho quê hương giúp họ tạo nên cuốn tản văn Sài Gòn vẫn hát, do First News và NXB Hội Nhà Văn xuất bản năm 2015 và đạt được nhiều thành công, trở thành bệ đỡ cho sự nghiệp viết lách của cả hai tác giả.

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Đường vào thiền - Hạt giống thuần khiết bên trong mỗi người sẽ nảy nở

Có thể, nhiều người đã biết về thiền, tìm hiểu, trải nghiệm thiền. Nhưng nếu đọc “Đường vào thiền” của Osho, bạn sẽ nhận ra những chiều kích rất riêng, rất khác biệt, rất thâm sâu của Osho về thiền.
2

Chân trần chí thép – Cuốn sách tuổi 20 nên đọc để hiểu giá trị của tự do và lòng biết ơn

Chân trần chí thép là một quyển sách không chỉ kể chuyện chiến tranh, mà còn gợi mở một bài học lớn về lòng dũng cảm và lý tưởng của cả một thế hệ.
3

Phạm Xuân Ẩn - chân dung điệp viên huyền thoại của cách mạng Việt Nam

"Điệp viên hoàn hảo X6" và "Một người Việt trầm lặng" được viết từ góc nhìn của hai người ở hai đất nước khác, nhưng đều khắc họa cuộc đời phi thường và tinh thần yêu nước sâu sắc của Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn - điệp viên huyền thoại của cách mạng Việt Nam.
4

Lời hứa 20 năm của Larry Berman với 'điệp viên hoàn hảo' Phạm Xuân Ẩn

Khi viết về Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, Giáo sư, nhà sử học Larry Berman đã hứa không sử dụng những thông tin có thể làm tổn thương đến nhiều người. Sau gần 20 năm, lời hứa đó vẫn còn.
5

Chân trần chí thép - Cuộc chiến trong lòng đất Kỳ 2: Tấn công địa đạo

Mỹ bắt đầu triển khai đối pháp để chống lại địa đạo. Họ bơm khói vào hầm, phương cách này không khiến du kích quân phải chui ra khỏi hầm, nhưng nó giúp người Mỹ đoán biết được quy mô khổng lồ của hệ thống địa đạo khi khói bay ra ở những lối ra vào khác.

"Ánh sáng trong ta" - Quyển sách truyền cảm hứng về sức mạnh bên trong

Thời điểm chúng ta nhận ra ánh sáng của chính mình cũng là lúc chúng ta đủ mạnh mẽ để sử dụng nó", là thông điệp mà cựu Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama muốn gởi tới người đọc qua quyển sách của bà.

Podcast: 'Ánh sáng trong ta' - Quyển sách truyền cảm hứng về sức mạnh bên trong

Đọc “Ánh sáng trong ta”, bạn sẽ nhận được những lời khuyên sâu sắc và cả gợi ý về những chiến lược giúp bạn khám phá ra sức mạnh, điểm khác biệt của chính mình; nhìn ra giá trị bản thân, sự thiếu tự tin trong cuộc sống đầy khó khăn, thử thách...

Ánh sáng trong ta - Giữ lấy ánh sáng trong những ngày mù mịt nhất

Ánh sáng trong ta là cách Michelle Obama tháo bỏ vỏ bọc hoàn hảo mà nhiều người mặc định gán cho bà. Michelle không né tránh việc chia sẻ những lúc mình cảm thấy không đủ: không đủ giỏi, không đủ đẹp, không đủ "đúng chuẩn".

Podcast: Chân trần chí thép – Cuộc chiến trong lòng đất

Sự hình thành hệ thống địa đạo Củ Chi là một bằng chứng về lòng kiên trì, quyết tâm và kỹ năng của du kích Củ Chi trong suốt ba mươi năm. Trong cuộc đọ sức về ý chí dưới lòng đất, du kích địa đạo là những tường thành vững chãi, không bao giờ bị đánh bật.

Putin - Logic của quyền lực : Nhân vật lịch sử hay biểu tượng của kiểm soát tuyệt đối?

Trong thời đại mà hình ảnh các nhà lãnh đạo thường bị bóp méo bởi truyền thông, thì "Putin – Logic của quyền lực" như một cánh cửa hiếm hoi hé lộ hậu trường quyền lực thực sự.

“Cứ tu thôi, đừng đổ thừa”: Phật pháp đời thường qua lời Thầy Thích Pháp Hòa

"Chia sẻ từ trái tim" và "Con đường chuyển hóa" là hai cuốn tuyển tập những bài pháp thoại được nhiều người yêu mến của Thầy Pháp Hòa, được chọn lọc kỹ lưỡng nhằm giữ nguyên giọng văn mộc mạc nhưng thấm đẫm chiều sâu.

Đường vào Thiền - Khi tâm chưa tĩnh, thiền chỉ là hình thức

Giữa cuộc sống hiện tại, rất nhiều người trong số chúng ta tìm đến thiền như một phương pháp giải tỏa căng thẳng, xoa dịu áp lực cuộc sống. Họ thử ngồi yên, nhắm mắt, hít thở sâu... nhưng sau vài phút, tâm trí lại tiếp tục lao xao.

Ánh sáng trong ta - Bạn có được nhìn nhận với con người mình?

Bạn đã bao giờ cảm thấy mình không quan trọng chưa? Bạn có từng cảm thấy mình tồn tại trong một thế giới xem mình như vô hình?

'Sài Gòn vẫn hát' - Nỗ lực níu giữ những giá trị xưa cũ

Giữa nhịp sống hối hả và hiện đại của Sài Gòn, có những điều xưa cũ cứ âm thầm lùi lại phía sau – những bản nhạc bolero, những giọng ca không còn xuất hiện trên sân khấu lớn, hay những con người lặng thầm giữ lấy ký ức của một thời đã qua.

'Sài Gòn vẫn hát' - Nỗ lực níu giữ những giá trị xưa cũ

Từ sách - Phim - Ngọc Minh - Bookademy - 14/05/2025 08:00
Giữa nhịp sống hối hả và hiện đại của Sài Gòn, có những điều xưa cũ cứ âm thầm lùi lại phía sau – những bản nhạc bolero, những giọng ca không còn xuất hiện trên sân khấu lớn, hay những con người lặng thầm giữ lấy ký ức của một thời đã qua.

Nghiên cứu của ĐH Stanford: Tại sao ám ảnh lo âu trở thành ‘căn bệnh thời hiện đại’ và cách vượt qua

Suy ngẫm - Diệu Đan - 13/05/2025 13:00
1-Chia tay người yêu ở tuổi 35 không có nghĩa là bạn sẽ cô độc mãi mãi, bị sa thải ở tuổi 40 không có nghĩa sẽ thất nghiệp tới cuối đời.

Xem Sex Education, tôi hỏi một câu khiến con gái đỏ mặt, nhờ vậy mà con bỏ chơi với bạn xấu

Điện ảnh - Thanh Hương - 13/05/2025 12:00
Câu hỏi của tôi khiến con ngỡ ngàng, không dám trả lời

2 con bị lạc giữa chốn "đông đến nghẹt thở" tại Disneyland, Nhật Bản, nhờ 7 điều này mà tìm lại bố mẹ rất nhanh

Kỹ năng - An Chi - 13/05/2025 11:00
Nhờ những điều được dạy từ trước mà bố mẹ đã nhanh chóng tìm được các con của mình.

Đôi bạn thân tái hiện hình ảnh '10 năm cõng bạn' tại lễ tốt nghiệp gây xúc động

Phong cách sống - Kim Nhung - 13/05/2025 10:00
Ngô Văn Hiếu cõng bạn thân Nguyễn Tất Minh lên nhận bằng tốt nghiệp đại học như từng làm suốt 10 năm THPT.

Bộ ảnh chụp những người phụ nữ trước và sau khi làm mẹ: Càng kéo xuống cuối càng xúc động

Truyền cảm hứng - Chi Chi - 13/05/2025 09:00
Làm mẹ chẳng bao giờ dễ dàng, nhưng luôn hạnh phúc. Trở thành một người mẹ là cảm giác như thế nào?

"Ánh sáng trong ta" - Quyển sách truyền cảm hứng về sức mạnh bên trong

Từ sách - Phim - Thu An - 13/05/2025 08:00
Thời điểm chúng ta nhận ra ánh sáng của chính mình cũng là lúc chúng ta đủ mạnh mẽ để sử dụng nó", là thông điệp mà cựu Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama muốn gởi tới người đọc qua quyển sách của bà.

Podcast: 'Ánh sáng trong ta' - Quyển sách truyền cảm hứng về sức mạnh bên trong

Từ sách - Phim - FN - 12/05/2025 13:00
Đọc “Ánh sáng trong ta”, bạn sẽ nhận được những lời khuyên sâu sắc và cả gợi ý về những chiến lược giúp bạn khám phá ra sức mạnh, điểm khác biệt của chính mình; nhìn ra giá trị bản thân, sự thiếu tự tin trong cuộc sống đầy khó khăn, thử thách...

Càng xem nhân vật này trong phim Sex Education, tôi càng sợ hãi “quyền lực làm cha” của chính mình

Điện ảnh - Tuệ Tâm - 12/05/2025 12:00
Nhân vật này trong phim Sex Education dù sao vẫn còn vô cùng may mắn…

ChatGPT và các chatbot AI liệu có đủ tin cậy để tư vấn sức khỏe?

Kỹ năng - Hoàng Vũ - 12/05/2025 11:00
Trong bối cảnh hệ thống chăm sóc sức khỏe tại nhiều quốc gia đang đối mặt với tình trạng quá tải, chi phí khám-chữa bệnh tăng cao và thời gian chờ đợi kéo dài, ngày càng nhiều người tìm đến các công cụ hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT để tìm kiếm lời khuyên y tế.

Thiên kiến AI

Suy ngẫm - Hoàng Vũ - 12/05/2025 10:00
Trong những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống và công việc của con người, từ chăm sóc sức khỏe, tài chính đến giáo dục và sáng tạo nội dung.

3 lời khuyên nuôi dạy con cái từ Maye Musk – người mẹ đơn thân nuôi dạy tỷ phú Elon Musk

Phong cách sống - M.Tee - 12/05/2025 09:00
Một mình nuôi ba con giữa những khó khăn, Maye Musk không chỉ dạy con nên người mà còn truyền cảm hứng sống tích cực bằng chính hành trình làm mẹ đầy bản lĩnh và yêu thương.

Ánh sáng trong ta - Giữ lấy ánh sáng trong những ngày mù mịt nhất

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 12/05/2025 08:00
Ánh sáng trong ta là cách Michelle Obama tháo bỏ vỏ bọc hoàn hảo mà nhiều người mặc định gán cho bà. Michelle không né tránh việc chia sẻ những lúc mình cảm thấy không đủ: không đủ giỏi, không đủ đẹp, không đủ "đúng chuẩn".

Xem Sex Education, tôi dạy con gái 1 bài học dám chắc về sau con sẽ không bao giờ tái phạm

Điện ảnh - Thanh Hương - 11/05/2025 13:00
Rất nhiều đứa trẻ cũng có tính xấu này giống con gái tôi.

Hơn 1,9 triệu người đặt 7 câu hỏi về 'chuyện chăn gối' với Chat GPT, AI có phải bác sĩ tâm lý?

Kỹ năng - Nguyễn Phượng - 11/05/2025 12:00
Tình dục là một trong những nội dung được người dùng mạng đặt ra câu hỏi nhiều nhất cho AI.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 14/05/2025