Sách là mặt hàng thiết yếu: Đừng để COVID-19 nhấn chìm văn hóa

15/08/2021 14:00
Sách là mặt hàng thiết yếu: Đừng để COVID-19 nhấn chìm văn hóa

Bạn có nghĩ sách là thiết yếu trong bối cảnh giãn cách?". Khi đặt câu hỏi này trên một fanpage, chúng tôi nhận được phản hồi nhiều chiều.

Sách là mặt hàng thiết yếu: Đừng để COVID-19 nhấn chìm văn hóa - Ảnh 1.

Độc giả mua sách tại Đường sách TP.HCM trước đợt giãn cách vì COVID-19 - Ảnh: T.T.D.

Có người cho rằng sách là sản phẩm văn hóa cần có để chữa lành tinh thần con người trong cuộc khủng hoảng; có người nói rằng sách thiết yếu theo nghĩa đây là khoảng thời gian để đọc những cuốn sách mua nhưng chưa có thì giờ đọc, và cũng có người đặt vấn đề gốc rễ hơn: ở VN, có bao nhiêu phần trăm đọc sách, coi sách cần cho tinh thần như thực phẩm nuôi sống thể chất?

"Đóng băng" hệ thống ấn hành

Tạm rời cuộc tranh luận với nhiều quan điểm riêng để trở về với thực tế của ngành xuất bản tại TP.HCM sau hơn một tháng giãn cách theo chỉ thị 16, có thể thấy nhiều công ty xuất bản, nhà xuất bản, nhà phát hành sách đang đứng trước bờ vực khó khăn.

Hàng trăm đầu sách đã đầu tư bản quyền, xử lý nội dung, thậm chí lên kế hoạch truyền thông nhưng bị "mắc kẹt" ở nhà in (vì nhà in cũng phải giãn cách theo đúng quy định).

Cộng với giá giấy tăng đột biến, nguồn giấy nhập khan hiếm làm cho việc xuất bản sách mới phải trì hoãn.

Về đầu ra, hàng trăm nhà sách, không gian sinh hoạt của người đọc sách tạm dừng hoạt động và hàng ngàn đơn hàng, hợp đồng xuất kho phải gián đoạn vì hệ thống vận chuyển ngừng đột ngột, bộ máy chăm sóc khách hàng cũng phải đóng cửa theo quyết định giãn cách.

Dù có nhiều chương trình giảm giá được quảng bá trên các trang thương mại điện tử, nhưng bộ phận chăm sóc khách hàng của các sàn này cũng liên tục nhắn tin, gọi điện xin lỗi, mong độc giả đã đặt sách thông cảm vì giao sách không đúng hẹn. Nhiều độc giả đã hủy đơn.

Sự "đóng băng" nói trên ở hai đầu mối thị trường lớn là TP.HCM và Hà Nội đang ảnh hưởng sâu sắc đến dịch vụ phát hành sách trên toàn quốc.

Qua cơn "bĩ cực" này, điều gì sẽ đón đợi? Các nhà xuất bản, công ty sách sẽ đối diện với bài toán nguồn vốn hoạt động khi đối tác phân phối, tức hệ thống phát hành truyền thống (chuỗi các nhà sách) gia tăng công nợ do suốt một thời gian dài giãn cách thiếu hụt nguồn thu.

"Hiệu ứng domino" sẽ xảy ra: nhà phát hành nợ nhà xuất bản, nhà xuất bản nợ nhà in, đối tác bản quyền và cả tác giả, dịch giả... Yếu tố này cộng với giá giấy, giá vận chuyển, chi phí gia công tăng, dự kiến giá bìa sách sẽ tăng cao.

Trong điều kiện kinh tế chung khó khăn vì người dân phải tiết giảm tiêu dùng, chắc chắn thị trường kinh doanh xuất bản sẽ khó chồng khó trong tương lai gần nếu không có giải pháp cụ thể từ bây giờ!

Từ chính sách cụ thể

Phát hành sách online, hay nói cách khác giao dịch qua trang thương mại điện tử là một xu hướng lớn có thể giải quyết phần nào những khó khăn, đảm bảo thị trường xuất bản duy trì hoạt động trong thời gian giãn cách, với điều kiện về mặt chính sách cụ thể: Nhà nước cần công nhận sách là mặt hàng thiết yếu, như đề nghị của Cục Xuất bản in và phát hành cùng nhiều đơn vị xuất bản và phát hành tại hội nghị trực tuyến hôm 12-8. Tiếp theo là triển khai cụ thể bằng chính sách hỗ trợ xuất bản từ việc "khai thông" hai khâu chính: in ấn và phát hành.

Tìm cách đảm bảo cho các nhà in hoạt động liên tục trong những địa phương có chỉ thị giãn cách và tạo điều kiện chính sách công nhận dịch vụ liên tục của các trang thương mại điện tử là những việc cần làm bức thiết lúc này.

Điều này không chỉ tiếp sức cho ngành xuất bản, mà còn đáp ứng nhu cầu được tiếp cận sách của người dân. Ở đây, cần tư duy sách không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí, mà còn là phương tiện tiếp cận tri thức bảo vệ sức khỏe cộng đồng, trau dồi tri thức phát triển và phổ biến nhất là học tập.

Một trong những nhóm xã hội mà chính sách cần lưu tâm là trẻ em. Các quốc gia từng chịu những đợt sóng nặng nề của đại dịch trong năm 2020 đều ghi nhận sự nguy hiểm của "hội chứng giãn cách dài ngày" tác động lên với trẻ em.

Sự gián đoạn việc học và môi trường tiếp xúc bạn bè, thiếu vắng những cuốn sách phù hợp lứa tuổi để học hỏi và giải trí, thay vào đó việc tiếp xúc quá nhiều với phương tiện công nghệ khiến trẻ em rơi vào những cuộc khủng hoảng tâm lý.

Trong điều kiện giãn cách tại Việt Nam ở thời điểm này, còn có một vấn đề nữa mà các phụ huynh đang băn khoăn, đó là chưa biết sẽ phải mua bộ sách giáo khoa năm mới, học cụ cho con em như thế nào nếu các nhà sách, thiết bị trường học đều đóng cửa trong khi năm học mới thì đang đến rất gần. Không phải phụ huynh nào cũng có thể mua sách qua mạng, cũng đã có nhiều phụ huynh lo âu khi sau hơn một tháng đặt mua sách giáo khoa, sách vẫn chưa được giao tới.

Vậy, xem sách là mặt hàng thiết yếu không chỉ là vấn đề quan điểm riêng của mỗi người về sự đọc nữa, mà nhìn trong bối cảnh rộng là vấn đề duy trì sức sống của một ngành công nghiệp văn hóa, duy trì môi trường học hành và sinh hoạt tri thức phát triển cộng đồng. Không ngạc nhiên khi nhiều quốc gia phương Tây như Pháp, Ý, Bỉ đã công nhận sách là thiết yếu và ưu tiên hỗ trợ thị trường xuất bản hoạt động trong giãn cách.

Một số nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore cũng đang tìm kiếm giải pháp duy trì kênh phát hành sách thương mại điện tử, đồng thời mở cửa hiệu sách trong sự kiểm soát số lượng, mật độ giãn cách, cốt là không để bão táp của đại dịch nhấn chìm con thuyền văn hóa của cộng đồng xã hội.

Lời phát biểu của Phó thủ tướng Bỉ Georges Gilkinet trên tờ Le Soir soi tỏ một quan niệm chính đáng và cần nhất quán bằng chính sách khẩn cấp, cụ thể: "Chúng ta luôn phải xem trọng chăm sóc sức khỏe tinh thần trong đại dịch. Văn hóa giữ vai trò quan trọng, nhất là việc đọc sách".

Bà KHÚC THỊ HOA PHƯỢNG (giám đốc kiêm tổng biên tập NXB Phụ Nữ):

Cần chăm sóc đời sống tinh thần của người dân

 

hoa phuong1

Bà Khúc Thị Hoa Phượng

Trong kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa V, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (tỉnh Hải Dương) cho rằng cần có những quan tâm, nghiên cứu về tác động, ảnh hưởng của COVID-19 đến tâm lý, đời sống tinh thần nói chung của người dân, đặc biệt là đối với phụ nữ, trẻ em: sự lo lắng, hoảng sợ, bi quan, tù túng...

Tôi rất đồng tình với ý kiến của chị Nga. Trong khi chúng ta chưa có được những nghiên cứu cụ thể thì ta có thể góp phần tác động theo hướng tích cực bằng cách tạo ra các hoạt động chăm sóc đời sống tinh thần của người dân. Đó là việc đọc sách và phục vụ nhu cầu đọc sách tăng cao trong mùa dịch.

Vì vậy, chúng tôi đề nghị Chính phủ xem xét để sách được coi là mặt hàng thiết yếu chăm sóc đời sống tinh thần cho người dân, đồng thời sách tiếp tục thực hiện sứ mệnh nâng cao dân trí trong bất kỳ hoàn cảnh ngặt nghèo nào. Mong Chính phủ sớm công nhận và tạo điều kiện để sách được vận chuyển thuận lợi đến mỗi người dân.

Tôi cho rằng không chỉ cần ưu tiên cho sách giáo khoa trong khâu cung ứng, vận chuyển mà còn cần đặc biệt ưu tiên sách để phục vụ bạn đọc ngay trong mỗi gia đình, mỗi khu cách ly và phục vụ xã hội nói chung trong thời gian giãn cách để đảm bảo việc chăm sóc đời sống tinh thần cho người dân, giảm các sang chấn về tâm lý, đặc biệt là đối với phụ nữ, trẻ em. Sách là người bạn tinh thần thực sự khi ta gặp khó khăn, cần có bầu bạn để chia sẻ...

Mi Ly ghi


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Đường vào thiền - Hạt giống thuần khiết bên trong mỗi người sẽ nảy nở

Có thể, nhiều người đã biết về thiền, tìm hiểu, trải nghiệm thiền. Nhưng nếu đọc “Đường vào thiền” của Osho, bạn sẽ nhận ra những chiều kích rất riêng, rất khác biệt, rất thâm sâu của Osho về thiền.
2

Hiểu quy luật tự nhiên để 'Sống an vui'

Hạnh phúc không phải là một điều gì xa vời hay bí ẩn. Nó đến khi ta hiểu và sống thuận theo quy luật tự nhiên. Một trong những quy luật quan trọng nhất chính là nhân quả – gieo gì, gặt nấy.
3

Chiến thắng con quỷ bên trong - Phụ nữ muốn sống một cuộc đời rực rỡ, nhất định phải hiểu 3 điều này

Khi nhận diện được những nỗi sợ đang chi phối mình, bạn đã đi được nửa chặng đường đến tự do.
4

Đường vào thiền - Osho Tôi đã cố gắng kiểm soát cảm xúc, nhưng vì sao càng kiểm soát càng mệt mỏi?

Có thể bạn quyết định mình sẽ không tức giận; bạn có thể nghĩ rằng giận dữ là xấu, nhưng khi cơn giận ập tới, suy nghĩ của bạn bị gạt qua một bên và bạn trở nên tức giận.
5

Quẳng gánh lo đi và vui sống - Khi kháng cự chỉ khiến ta mỏi mệt, thử một lần bắt tay với số phận

Có những khoảnh khắc trong đời, dù cố gắng đến đâu, ta vẫn không thể thay đổi được điều đã xảy ra. Lúc ấy, lựa chọn tốt nhất không phải là vùng vẫy, mà là buông bỏ để tìm lại sự bình yên từ bên trong.

Nhà văn Vũ Hạnh qua đời

Nhà văn Vũ Hạnh vừa trút hơi thở cuối cùng vào sáng sớm nay (15.8) do tuổi cao, sức yếu, thọ 96 tuổi.

Những xu hướng làm thay đổi ngành công nghiệp xuất bản

Sau biến cố vì đại dịch Covid-19, ngành công nghiệp xuất bản toàn cầu sẽ phải thay đổi cách thức hoạt động để đứng vững trong tương lai.

Trở về từ cõi sáng: Những trải nghiệm quý giá về cuộc sống sau cái c.hết

Có thể bạn cho rằng điều tôi sắp trình bày chỉ là những lời an ủi hay những dự đoán mơ hồ mà thôi. Nhưng tôi muốn hỏi bạn, sự đau khổ và suy nghĩ của bạn hiện nay đã được xây dựng trên nền tảng nào?

Nhiều nước công nhận sách là hàng hóa thiết yếu trong mùa dịch

Giữa lúc thế giới đang phải lựa chọn đâu là ưu tiên trong thời kỳ đại dịch, một số quốc gia vẫn kiên định với việc quyết định sách là mặt hàng thiết yếu.

Sách cần được coi là mặt hàng thiết yếu

Cục Xuất bản, in và phát hành vừa tổ chức hội nghị trực tuyến với 35 đơn vị xuất bản và phát hành, do Thứ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chủ trì, để lắng nghe những kiến nghị về việc đưa sách vào diện mặt hàng thiết yếu.

Can đảm - Sống an nhiên giữa dòng đời nghiệt ngã: Tìm căn nguyên nỗi sợ bên trong bạn

Nếu cái chết là nỗi sợ cơ bản, thì chỉ một thứ mới có thể khiến bạn không sợ hãi, đó chính là ý thức về sự bất tử bên trong bạn.

Đường về tỉnh thức - Chánh niệm như là một loại siêu nhận thức về khoảnh khắc hiện tại

Chúng ta thấy từ “chánh niệm” được kết nối đến mọi thứ, từ làm vườn cho đến trị liệu, huấn luyện thể thao hay tin học. Thậm chí, ta còn thấy những tập tô màu để rèn luyện chánh niệm. Về cơ bản, tất cả đều hướng về một mục tiêu duy nhất là sống tỉnh thức.

Sức bật tinh thần - Biến khó khăn thành cơ hội giữa đại dịch

Sức bật tinh thần - Học cách xóa bỏ những bài học cũ và đón nhận cách hoạt động mới là rất cần thiết để tạo ra đột phá trong công nghệ, phát kiến hay phát triển sáng tạo trong bất kỳ lĩnh vực nào.

TP.HCM: Bắt đầu chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Giải trí - Song Phạm - 22/04/2025 13:00
Tối 19.4.2025, TP.HCM bắt đầu chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước bằng chương trình trình diễn ánh sáng 3D trước trụ sở UBND thành phố, thu hút đông đảo người dân.

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước Kỳ 3: Nội các Dương Văn Minh và tuyên bố đầu hàng

Giải trí - Vũ Trung Kiên - 22/04/2025 12:00
Việc đầu tiên đại tướng Dương Văn Minh làm trên cương vị tổng thống là ông đã giao cho Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền thông báo với phía Mỹ về việc “không phản đối việc Mỹ phải ra đi trong 24 giờ”.

Sẽ rất tiếc nếu sử dụng Zalo mà bạn không biết các tính năng này

Kỹ năng - Nhật Hạ - 22/04/2025 11:00
Zalo thường xuyên cập nhật cho người dùng các chức năng, tùy chọn mới giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn

Xem mạng xã hội gần đây, tôi chợt nhớ đến phim Sex Education: Hãy dạy con điều này càng sớm càng tốt

Điện ảnh - Thanh Hương - 22/04/2025 10:00
Tôi đã lo lắng đến mất ăn mất ngủ, nghĩ rất nhiều về chuyện dạy con.

Giữa làn sóng AI, thứ giết chết con người không phải Chat GPT, DeepSeek,... mà là lối tư duy này

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 22/04/2025 09:00
DeepSeek giống như cần sa, nó có tác dụng giảm đau. Nhưng một khi bạn bị nghiện, nó sẽ chỉ gây tổn hại đến não và khiến bạn hoàn toàn mất khả năng suy nghĩ.

Lời hứa 20 năm của Larry Berman với 'điệp viên hoàn hảo' Phạm Xuân Ẩn

Từ sách - Phim - Trần Thường - VNN - 22/04/2025 08:00
Khi viết về Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, Giáo sư, nhà sử học Larry Berman đã hứa không sử dụng những thông tin có thể làm tổn thương đến nhiều người. Sau gần 20 năm, lời hứa đó vẫn còn.

Infographic hoạt động văn hóa nghệ thuật du lịch kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước

Giải trí - TTXVN - 21/04/2025 13:00
TP.HCM tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

Facebook cập nhật tính năng mới, nhiều người Việt "bị ảnh hưởng": từ nay thôi khỏi xem lén, hết thời stalk!

Kỹ năng - Huỳnh Duy - 21/04/2025 12:00
Giờ đây, ngoài bạn bè, bạn có thể thấy cả những người theo dõi và không theo dõi trong danh sách người xem", thông báo của Facebook cho biết.

Rùng mình với robot cơ bắp sinh học co giật như người thật

Thư giãn - Hoàng Vũ - 21/04/2025 11:00
Một video mới vừa được Clone Robotics công bố đã khiến cộng đồng mạng và giới công nghệ rúng động: robot hình người “Protoclone” uốn cong cơ bắp, co giật tay chân và nhún vai như một sinh vật sống thật sự.

Sức mạnh của đói nghèo: Mẹ mù chữ, bại liệt nhưng nuôi dạy con trai trở thành sinh viên giỏi nhất

Truyền cảm hứng - Trang Đào - 21/04/2025 10:00
Không quan trọng bạn có xuất thân từ gia đình nghèo khó hay không, những điều kì diệu luôn xảy ra.

Xem 'Khi cuộc đời cho bạn quả quýt', tôi nhận ra mình toàn tặng con "quả quýt" có vị chua chát và đắng ngắt

Điện ảnh - Đông - 21/04/2025 09:00
Hóa ra tôi chỉ đưa cho con những "quả quýt chua", đầy thử thách và nỗi niềm mà có lẽ tôi đã không nhận ra.

Con đường chuyển hoá - Tâm càng rộng, thế giới càng mở

Từ sách - Phim - Quìn - 21/04/2025 08:00
Mỗi người có một cách nhìn cuộc sống riêng. Có người nhìn bằng lòng bao dung, có người lại nhìn bằng sự khó chịu, phán xét. Một câu chuyện, người thấy thương có kẻ lại thấy ghét. Nhưng khác biệt không nằm ở câu chuyện, mà nằm ở cái tâm.

Đạo diễn Lý Hải - người dẫn dắt 'hiện tượng mạng xã hội' lên màn ảnh

Điện ảnh - Tiểu Vũ - 20/04/2025 13:00
Lý Hải là một trong số ít đạo diễn của Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh qua việc dẫn dắt các nhân vật "hiện tượng mạng xã hội" (MXH) thành diễn viên chuyên nghiệp.

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước Kỳ 2: Chính quyền Sài Gòn thay người vác cờ trắng đầu hàng

Giải trí - Vũ Trung Kiên - 20/04/2025 12:00
Đầu tháng 4.1975, sau khi mất Tây Nguyên và Phước Long, chế độ Sài Gòn đứng trước sự suy yếu về mọi mặt và khả năng sụp đổ hoàn toàn. Lúc này, ông Dương Văn Minh và nhóm ủng hộ ông “chính thức công bố ý định thay thế Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu”.

Quách Tĩnh không làm phò mã mà nhất mực lấy Hoàng Dung: Câu trả lời chỉ Dương Quá biết

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 20/04/2025 11:00
Quách Tĩnh và Hoa Tranh vốn là thanh mai trúc mã, vậy tại sao chàng lại quyết định kết duyên cùng Hoàng Dung?
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 3, 22/04/2025