Nhiều nước công nhận sách là hàng hóa thiết yếu trong mùa dịch

14/08/2021 10:15
Nhiều nước công nhận sách là hàng hóa thiết yếu trong mùa dịch

Giữa lúc thế giới đang phải lựa chọn đâu là ưu tiên trong thời kỳ đại dịch, một số quốc gia vẫn kiên định với việc quyết định sách là mặt hàng thiết yếu.

Sach la hang hoa thiet yeu mua dich anh 1

Bỉ là quốc gia luôn duy trì việc mở cửa các hiệu sách và ưu tiên vận chuyển sách trong đại dịch. Phó thủ tướng Bỉ Georges Gilkinet giải thích trên nhật báo Le Soir: "Chúng ta luôn phải xem trọng chăm sóc sức khỏe tinh thần trong đại dịch, văn hóa giữ vai trò quan trọng, nhất là việc đọc sách".

Liều thuốc tinh thần giữa đại dịch

Buổi sáng tháng tám, bên ngoài một hiệu sách độc lập tại vùng ngoại ô London (Vương quốc Anh), Alastair Kenward, chủ tiệm Rye Books đang chuẩn bị mang sách đến giao cho khách hàng. Anh đã quen thuộc với công việc này từ khi đại dịch bùng phát vào năm ngoái.

"Khi không thể mở cửa hàng, tôi vẫn bán sách online và giao sách mỗi ngày. Hiện, cửa hàng của chúng tôi áp dụng chặt chẽ biện pháp phòng dịch", Kenward chia sẻ với tờ Esquire.

Tại Vương quốc Anh, vào thời điểm dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng, các hiệu sách không được mở cửa. Tuy nhiên, việc kinh doanh trực tuyến hay giao hàng vẫn được chính phủ nước này tạo điều kiện tối đa.

"Khi giao hàng, tôi nghe mọi người nói rằng thật tuyệt khi dành thời gian đọc sách với con của họ. Các kênh bán hàng lớn như Amazon đưa sách về cuối danh mục ưu tiên, thế nên những hiệu sách độc lập như chúng tôi trở thành giải pháp", Alastair Kenward nói thêm.

Sách là hàng hóa thiết yếu, không có gì phải bàn cãi về vấn đề này cả.

Bộ trưởng Văn hóa Pháp Roselyne Bachelot

Bỉ là quốc gia châu Âu đưa sách vào danh mục hàng hóa thiết yếu từ rất sớm. Ngay đợt phong tỏa đầu tiên, hầu hết loại hình kinh doanh đều phải đóng cửa để tránh dịch thì tại Bỉ, các cửa hàng chocolate và hiệu sách vẫn hoạt động. Với người dân tại quốc gia này, đây là hai loại hàng hóa thiết yếu.

Theo AP, chủ hiệu sách tại Brussels và các thành phố của Bỉ đều rất vui mừng. Họ hài lòng vì những nỗ lực của chính phủ và luôn tôn trọng việc nghiêm túc thực hiện tất cả biện pháp phòng dịch.

Anh Wouter Cajot, chủ hiệu sách Stad Leest, gần cảng Antwerp (Bỉ), chia sẻ: "Chúng tôi xem sách là hàng hóa thiết yếu. Khi khách hàng ngại ra khỏi nhà vì đại dịch, tôi vẫn có trang web để họ chọn mua. Các nhân viên giao hàng và khách cũng phần nào yên tâm vì chúng tôi hạn chế tiếp xúc".

Trong khi đó, các hiệu sách ở Đức vẫn duy trì việc bán hàng, cả trực tiếp lẫn trực tuyến.

John Owen, chủ cửa hàng Dussmann English Bookshop tại Berlin, nói với AP: "Mọi người ở đây đang tích trữ sách như cách họ tích trữ bánh mì vậy. Hàng chồng sách cao được mua trực tiếp lẫn đặt trên online, sách cho trẻ em cũng bán rất chạy".

Hoạt động trong lúc đại dịch Covid-19 lan rộng, các hiệu sách thực hiện hàng loạt biện pháp phòng dịch. Owen cho biết việc mua bán, trao đổi với khách hàng được thực hiện thông qua vách ngăn bằng nhựa và không sử dụng tiền mặt để thanh toán.

John Owen cùng đồng nghiệp cũng tính toán những biện pháp mới để đưa sách đến tay độc giả như đóng gói sẵn sách theo chủ đề, phục vụ những sở thích khác nhau...

"Tôi phải tìm cách thích ứng để mang đến trải nghiệm tốt cho khách hàng. Sách đang được đọc nhiều hơn trong đại dịch này", John Owen chia sẻ.

Bổ sung sách vào dịch vụ thiết yếu

Tại Italy, quốc gia châu Âu gặp khủng hoảng lớn vì virus SARS-CoV-2, các hiệu sách độc lập và thư viện công cộng được cho phép mở cửa với yêu cầu hàng đầu là đảm bảo biện pháp chống dịch.

Thống kê từ Hiệp hội Nhà xuất bản nước này cho thấy người dân thậm chí đọc sách nhiều hơn trước.

Bộ trưởng Bộ Di sản và Hoạt động Văn hóa Italy, Dario Franceschini nhận định: "Đây là thước đo để thấy rằng nỗ lực mang đến liều thuốc cho tinh thần mỗi người là cần thiết. Văn hóa là trụ cột cơ bản của Italy và ngành công nghiệp sách chiếm vị trí quan trọng".

Sach la hang hoa thiet yeu mua dich anh 2

Chủ tiệm sách đi giao hàng tại Venice (Italy). Ảnh: El Pais.

Trước đó, khi Italy phải đóng cửa và chống chọi với làn sóng dịch như "cơn bão", chính phủ nước này đã chấp thuận đề nghị của các nhà xuất bản, đơn vị phát hành cùng các hiệp hội thư viện đưa sách vào danh mục hàng hóa thiết yếu. Đặc biệt, ngày tại những vùng "đỏ" (tâm dịch), các hiệu sách vẫn được mở cửa.

Ông Ricardo Franco, Chủ tịch Hiệp hội nhà xuất bản Ý (AIE), bày tỏ: "Sách là mặt hàng thiết yếu nhất vào thời điểm như thế này. Sách giúp người Italy vượt qua nỗi cô đơn và khó khăn, kéo họ ra khỏi vòng lo lắng của tin tức tiêu cực".

Trong khi đó, tại Pháp, đất nước nổi tiếng với văn hóa và tình yêu với sách, nơi đứng đầu về số lượng giải Nobel văn học, cũng có nhiều điều chỉnh để đưa sách vào danh mục hàng hóa thiết yếu.

"Viện bảo tàng, nhà hát và cả rạp chiếu phim đều phải đóng cửa, hiệu sách và những cuốn sách là giới hạn cuối cùng để chúng ta tiếp cận với văn hóa", Anne Martelle, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sách Pháp chia sẻ trong bài phỏng vấn với tờ France 24.

Vào các đợt phong tỏa đầu tiên, các hiệu sách và kinh doanh sách vẫn còn bị hạn chế ở Pháp. Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực vận động của các nhà xuất bản, đơn vị phát hành, vào ngày 27/2 năm nay, chính phủ nước này đã chấp thuận đưa sách vào danh mục thiết yếu.

Bộ trưởng Văn hóa Pháp Roselyne Bachelot bày tỏ vui mừng khi trả lời phỏng vấn AFP: "Sách là hàng hóa thiết yếu, không có gì phải bàn cãi về vấn đề này cả".

Một số quốc gia khác như Mỹ, Mexico, Đan Mạch, Hy Lạp hay Tây Ban Nha, tình hình kinh doanh sách vẫn còn tùy thuộc vào mức độ phong tỏa. Song, dù các hiệu sách phải đóng cửa, hoạt động kinh doanh trực tuyến vẫn được chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện.

Sach la hang hoa thiet yeu mua dich anh 3

Hiệu sách tại Nhật vẫn được phép hoạt động trong lúc phong tỏa. Ảnh: Forbes.

Trong khi đó, tại châu Á, Nhật Bản là quốc gia đi đầu trong việc duy trì việc mở cửa hiệu sách. Miễn là đảm bảo đúng các quy định phòng, chống dịch, các cửa hiệu sách tại xứ sở Mặt Trời mọc vẫn hoạt động.

Tại Trung Quốc hay Singapore, việc mở cửa hiệu sách cũng có phần hạn chế, lượng khách vào mua cũng không được quá 5 người cùng lúc. Tuy nhiên, hầu hết đơn vị phát hành đều chuyển qua kinh doanh trực tuyến. Việc tiêu thụ sách trong thời điểm dịch bệnh vẫn được tạo điều kiện tối đa.


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Sách cần được coi là mặt hàng thiết yếu

Cục Xuất bản, in và phát hành vừa tổ chức hội nghị trực tuyến với 35 đơn vị xuất bản và phát hành, do Thứ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chủ trì, để lắng nghe những kiến nghị về việc đưa sách vào diện mặt hàng thiết yếu.

Can đảm - Sống an nhiên giữa dòng đời nghiệt ngã: Tìm căn nguyên nỗi sợ bên trong bạn

Nếu cái chết là nỗi sợ cơ bản, thì chỉ một thứ mới có thể khiến bạn không sợ hãi, đó chính là ý thức về sự bất tử bên trong bạn.

Đường về tỉnh thức - Chánh niệm như là một loại siêu nhận thức về khoảnh khắc hiện tại

Chúng ta thấy từ “chánh niệm” được kết nối đến mọi thứ, từ làm vườn cho đến trị liệu, huấn luyện thể thao hay tin học. Thậm chí, ta còn thấy những tập tô màu để rèn luyện chánh niệm. Về cơ bản, tất cả đều hướng về một mục tiêu duy nhất là sống tỉnh thức.

Sức bật tinh thần - Biến khó khăn thành cơ hội giữa đại dịch

Sức bật tinh thần - Học cách xóa bỏ những bài học cũ và đón nhận cách hoạt động mới là rất cần thiết để tạo ra đột phá trong công nghệ, phát kiến hay phát triển sáng tạo trong bất kỳ lĩnh vực nào.

Số 8 bí ẩn trong cuộc đời Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình Lê Viết Hải

Ông Lê Viết Hải đã mua 3 ấn bản Muôn Kiếp Nhân Sinh phiên bản đặc biệt số 235, 358 và 555, ủng hộ 100 triệu để mua máy thở cho các bệnh viện tại Tp.HCM. 3 cuốn sách chứa số 8 - con số vận mệnh của ông Hải.

Đường đến thành công - Lộ trình để chinh phục mục tiêu

Cuốn sách Đường đến thành công của Napoleon Hill sẽ vạch ra cho bạn một lộ trình rõ ràng và hiệu quả, để bạn chinh phục những mục tiêu lớn nhất mà mình đặt ra.

Muôn kiếp nhân sinh 2 - Alexander Đại đế: Tàn bạo và cuộc chinh phục 'nữ thần' tuyệt đẹp Roxana

Nhiều ghi chép sử sách, các tác phẩm văn học, điện ảnh… đều ca ngợi Alexander Đại đế như một vị vua vĩ đại, nhưng sự thực không đơn giản như vậy.

5 cuốn sách tâm linh hay nhất giúp bạn bình an và hạnh phúc

Những cuốn sách tâm linh sẽ giúp bạn giải phóng bản thân khỏi những ý nghĩ, cảm xúc và những hình thái năng lượng quen thuộc làm giới hạn tâm thức của bản thân mà chính bạn cũng không biết.(hatgiongtamhon.vn) -

Công nghiệp Ấn Độ

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/04/2024 12:00
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cảnh báo ngành công nghiệp CNTT của Ấn Độ đang đi tới sự thiếu hụt nhân công có kĩ năng cao. Họ nói Ấn Độ sẽ không thể đạt tới tỉ lệ tăng trưởng đúng với mục tiêu nếu vấn đề này không được giải quyết ngay tức khắc.

Việt Nam, dân tộc gầy nhất thế giới đang béo lên nhanh nhất

Phong cách sống - Thanh Long - 25/04/2024 11:00
Những đứa trẻ đang ăn kem và bim bim trước cổng trường, và đó là lúc 7 giờ sáng, trước giờ vào học của chúng.

35 tuổi là một cột mốc: Để thoát khỏi lo lắng và sống một cuộc sống ung dung tự tại

Suy ngẫm - Diệu Đan - 25/04/2024 10:00
Không lo lắng, không sợ hãi, thuận theo tự nhiên, mới có thể ung dung mà sống.

Người đàn bà trong tôi – Lệnh giám hộ, án tử đối với khả năng sáng tạo của Spears

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 25/04/2024 09:00
Tôi biết bên trong mình có một nội lực nào đó, nhưng tôi cảm nhận được nó đang dần yếu đi mỗi ngày. Theo thời gian, ngọn lửa trong tôi đã lụi tàn. Ánh mắt tôi không còn tia sáng nào nữa.

Sát-na này là thiên thu - Cái giá của cơn giận

Từ sách - Phim - Quìn - 25/04/2024 08:00
Thời gian chính là thứ vô thường nhất trên đời. Chúng ta không thể khiến thời gian dừng lại, càng không thể điều khiển thời gian tiến hay lùi. Thời gian vì thế rất quý báu. Chớp mắt, có khi chạm đến ngưỡng cuối của cuộc đời.

40 tác giả nổi tiếng nói gì về việc đọc sách

Kỹ năng - TĐ tổng hợp - 24/04/2024 11:00
Bất kỳ nhà văn vĩ đại nào cũng cần phải là một người ham đọc sách. Dưới đây là những câu nói của 40 tác giả nổi tiếng khi nói về việc đọc.

Nếu giỏi chụp ảnh bằng điện thoại và có kỹ năng photoshop, đây sẽ là công việc giúp giới trẻ kiếm bộn tiền

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 24/04/2024 10:00
Điện thoại thông minh không chỉ để giải trí, nó còn là phương tiện giúp nhiều bạn trẻ kiếm được một khoản thu nhập không nhỏ nhờ vào ứng dụng chụp ảnh.

Thích Đồng Tâm, 'từ bỏ' học vị, xuất gia viết sách giúp người an yên

Từ sách - Phim - Lưu Đình Long - VNN - 24/04/2024 09:00
“Mỗi một tác phẩm mang dấu ấn riêng về sự trải nghiệm Pháp (cuộc sống) vận hành theo từng giai đoạn khác nhau của quá trình tu học và chiêm nghiệm của bản thân tôi”, Đại đức Thích Đồng Tâm chia sẻ.

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Khi nỗi đau cũng là một liều thuốc chữa lành

Từ sách - Phim - Quìn - 24/04/2024 08:00
Bởi nỗi đau cũng là một trong số những chất xúc tác giúp bạn kết nối với thế giới và trước khi bước vào kết nối rộng lớn ấy, bạn cần học cách kết nối với chính mình.

Phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/04/2024 12:00
Hiện nay phần mềm không còn là sản phẩm đem bán ra thị trường nữa mà là nhân tố bản chất chi phối cuộc sống của mọi người và ảnh hưởng chủ chốt cho nền kinh tế toàn cầu.

Ông Hoàng Nam Tiến: Đại học không phải cấp 4, hãy biến trí tuệ nhân tạo thành 'con sen', 'osin'

Kỹ năng - Ứng Hà Chi - 23/04/2024 11:00
Sinh viên cần bộc lộ khả năng làm chủ trí tuệ nhân tạo, tạo ra sự khác biệt chứ không phải dùng trí tuệ nhận tạo để tạo ra bài giải...

5 bí quyết giúp cuộc sống tiến vào trạng thái "ổn định"

Suy ngẫm - Trung Hạ - 23/04/2024 10:00
Sự thật về “ổn định” là gì? Gia đình có tài sản nhất định, cho dù gặp phải vấn đề gì cũng có thể giải quyết bằng số tiền này.

Bộ sách “Đủ duyên ta lại tương phùng” - Tìm bình yên trong từng ý niệm

Từ sách - Phim - Lan Phương - 23/04/2024 09:00
Những câu chữ trong bộ sách Đủ duyên ta lại tương phùng sẽ giúp độc giả có những phút dừng lại, chiêm nghiệm, từ đó, nhen lên trong lòng một chút ấm áp, thắp lên một chút bình an.

Người đàn bà trong tôi - Cô đơn trong chính gia đình mình

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 23/04/2024 08:00
Danh tiếng tạo nên thần tượng lớn và cũng chính danh tiếng khiến Britney Spears chìm trong khổ đau...

Sự phân chia công nhân công nghệ lớn lao

Blog GS John VU - GS John Vu - 22/04/2024 12:00
Với tấm bằng cử nhân về Khoa học máy tính, Rennie Sawade có thể kiếm việc làm dễ dàng trong ngành công nghệ phần mềm. Nhưng anh ta chỉ tìm được việc tạm thời, ngắn hạn kiểu như hợp đồng 5 tháng mà anh ta hiện đang làm tại một công ti ở Seattle.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 25/04/2024