Một số trong các bạn hỏi tôi về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và lo nghĩ về điều gì sẽ xảy ra khi các bạn tốt nghiệp. Tất nhiên, khó mà dự đoán tương lai. Thậm chí còn khó dự đoán tương lai hôm nay hơn khi thế giới đang thay đổi nhanh hơn điều mọi người có thể gõ trên bàn phím. Vài tháng trước đây, dầu giá $130 một thùng và mọi người dự đoán rằng nó sẽ lên tới $150 rồi tới $200. Vài ngày trước, dầu giá quãng $60 một thùng và chẳng ai nói về dầu chút nào nữa.
Hôm nay chủ đề là “ngành công nghiệp ô tô” Mĩ và có lẽ vài tuần sắp tới từ giờ, nó có thể là chủ đề khác. Cuộc khủng hoảng toàn cầu đã tác động tới mọi quốc gia, mọi ngành công nghiệp, mọi người, mọi thứ và không ai có thể dự đoán được khi nào nó sẽ kết thúc. Bởi sự nghiêm trọng của suy thoái, phần lớn các ngành công nghiệp dừng chi tiêu cho nên chúng ta có thể trông đợi ngành công nghiệp phần mềm cũng sẽ làm như vậy. Ngân sách phần mềm sẽ bị rút lại phần trăm nào đó, và điều tiếp sẽ là giảm chi phí nhiều hơn.
Khi nhiều người trong các bạn nhìn vào tương lai và nó có vẻ không ổn. Cảm thấy không thoải mái là được. Tất cả chúng ta đều cảm thấy không thoải mái bởi vì đây là thời gian thách thức. Nhưng đừng để điều đó bóp méo tư duy của bạn; đừng hoảng sợ, và đừng phản ứng thái quá. Bạn phải mạnh mẽ, ngay cả trong thời gian khủng hoảng này. Bạn phải tin rằng bạn sẽ tồn tại và nổi lên khôn ngoan hơn trong thời tốt hơn đang sắp tới. Bạn phải liên tục nghiên cứu cần mẫn trong những thời thay đổi này.
Trong vài năm tới, mục đích của bạn phải là học tập, cải thiện tri thức của bạn và điều đó sẽ giúp bạn trên con đường tới thành công lâu dài. Dễ dàng bị tràn ngập bởi biến cố này, bởi đám mây đen bao phủ phía trước. Bạn phải tìm ra lòng dũng cảm để nhìn ra bên ngoài tình huống trực tiếp mà hướng tới tương lai tốt hơn. Bạn phải biết rằng việc học của bạn là đầu tư quan trọng nhất mà bạn có thể làm ngày hôm nay bởi vì điều bạn quyết định bây giờ sẽ xác định tương lai của bạn.
Nếu bạn nhìn lại trong lịch sử, bạn sẽ thấy rằng khủng hoảng tài chính có xu hướng là điểm ngoặt sang cái gì đó bởi vì nó buộc mọi người phải tạo ra những ý tưởng mới, những cái mới và ngành công nghiệp mới. Sau cuộc suy thoái của Mĩ năm 1979, đã có nổi lên ngành công nghiệp máy tính cá nhân. Sau cuộc suy thoái “dot-com” của năm 2001, nhiều công ti quản lí kém đã bị loại trừ nhưng nó cũng làm mạnh thêm các công ti như Amazon, eBay và tạo ra các công ti mới như Google. Cho nên là một nhà chuyên môn phần mềm, tôi lạc quan rằng sẽ có những canh tân mới, ý tưởng mới, công ti mới, những ngành công nghiệp mới nổi lên từ cuộc khủng hoảng này.
Vì cuộc khủng hoảng tài chính này là toàn cầu, tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy một điểm rẽ khác mà có thể chấm dứt một số doanh nghiệp quản lí tồi như các dịch vụ tài chính, các ngành công nghiệp ngân hàng, thị trường chứng khoán, ngành công nghiệp ô tô v.v. nhưng sẽ có nhiều ý tưởng mới, ngành công nghiệp mới nổi lên và họ có thể tới không phải ở Mĩ hay châu Âu. Có thể một nhà canh tân Ấn Độ “vô danh tiểu tốt” làm việc về cái gì đó sẽ thay đổi ngành công nghiệp này vài năm sắp tới. Có thể một nhà khoa học Trung Quốc đang làm việc về những thuật toán kì diệu mà sẽ thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp phần mềm trong vài năm tới. Có thể sinh viên Việt Nam nào đó đang làm việc về những ý tưởng mà sẽ tạo ra công ti đáng giá hàng triệu đô la trong vài năm nữa kể từ nay.
Bất kì cuộc khủng hoảng nào cũng là cơ hội, nếu bạn biết cách vượt qua nó. Mười năm trước, trong cuộc suy thoái, ba sinh viên đại học Stanford đã viết ra một chương trình “Động cơ tìm kiếm” trong kí túc xá và đã tạo ra “Google.” Ba mươi năm trước, trong cuộc suy thoái khác, hai sinh viên Harvard đã mơ tạo ra “hệ điều hành” có thể được dùng trong máy tính cá nhân rồi gọi công ti hai người của họ là “Microsoft.” Tôi chắc các bạn tất cả đều biết điều gì đã xảy ra cho “Google” và “Microsoft” cũng như những người sáng lập của chúng.
Chúng ta đang ở chỗ bắt đầu của thời đại toàn cầu hoá, nơi các biến cố ở chỗ này cũng có tác động lớn tới các chỗ khác và chung cuộc tới toàn thế giới bởi vì toàn thế giới được nối đầy đủ rồi. Cuộc khủng hoảng hiện thời bắt đầu với việc xì hơi giá trị trong thị trường nhà và chứng khoán của Mĩ nhưng bởi vì nhiều quốc gia thế đã đầu tư vào ngân hàng và dịch vụ tài chính Mĩ, họ tất cả đều cảm thấy tác động khi giá trị tài sản giảm đi và kéo xuống toàn bộ nền kinh tế toàn cầu. Cho nên trong cuộc khủng hoảng này, nhiều công ti sẽ không tồn tại, một số ngành công nghiệp có thể bị xoá sổ nhưng sẽ có những miền nổi lên mạnh hơn và tốt hơn. Tại thời điểm này, ngành công nghiệp phần mềm đang trong “thời kì hoảng sợ” nơi mọi người cắt chi phí và cố gắng làm nhiều hơn với chi phí ít hơn.
Người quản lí phần mềm đang ra lệnh như: Không thuê thêm người, không thêm thiết bị mới, không nâng cấp mới, không gia hạn hợp đồng, giảm số dự án, chỉ những dự án then chốt hỗ trợ cho doanh nghiệp mới có thể được duy trì. Tuy nhiên, mọi doanh nghiệp vẫn cần sự hỗ trợ của công nghệ thông tin để vận hành và đem tiền về cho nên sau “thời kì hoảng sợ” các công ti sẽ chuyển sang “thời kì ổn định” nơi họ sẽ ra quyết định về cách đạt tới mục đích giảm chi phí “một cách dự tích cực.”
Tôi đã để nhiều năm làm nghiên cứu về xu hướng công nghệ cho nên sau đây là dự đoán tốt nhất của tôi: Để giảm chi phí, nhiều công ti sẽ dùng “Phần mềm như dịch vụ -Software as a Service” (SaaS) thay vì mua phần mềm mới và trang thiết bị mới. Tôi đã làm các cuộc kiểm điểm tài liệu và thấy rằng ngay cả trong cuộc khủng hoảng này; công ti như Salefore.com vẫn làm việc tốt cho nên “miền nóng” sẽ là “Phần mềm như dịch vụ” và tôi khuyên là sinh viên nên chú ý tới lĩnh vực này. “Miền nóng” khác có thể nổi lên mạnh hơn có thể là “Nguồn mở” bởi vì nó tự do.
Đây là miền khác mà sinh viên có thể phải chú ý tới. “Miền nóng” thứ ba có thể là “Web 2.0” nơi có nhiều công cụ; các chương trình mà công ti có thể dùng và thay thế nền hiện thời của họ bằng web (Xem bài báo của tôi về Web 2.0). “Miền nóng” khác mà nhiều công ti sẽ hội tụ vào là “Quản lí rủi ro.” Cuộc khủng hoảng tài chính buộc mọi công ti phải thay đổi cách họ quản lí rủi ro và nghĩ lại chiến lược rủi ro của họ. Các kế hoạch giảm nhẹ của họ sẽ hội tụ nhiều hơn vào việc cung cấp thông tin theo thời gian thực để cấp quản lí có thể can thiệp khi cần. Lí do cho cuộc khủng hoảng toàn cầu này là ở ngân hàng; nhà đất và công nghiệp tài chính đã không có quản lí rủi ro. Họ đã không thu thập thông tin rủi ro hay không tạo ra kế hoạch giảm thiểu rủi ro. Nhiều công ti thậm chí không có kiểm điểm rủi ro hay kiểm toán tài chính cho nên quản lí tồi và những thực hành vô luân đã xảy ra mà không có giám sát của cấp quản lí.
Tôi nghĩ từ giờ trở đi, người chủ doanh nghiệp và chính phủ sẽ yêu cầu nhiều thông tin hơn về tài chính công ti, về vận hành, quyết định và cách đo. Đây sẽ là miền khác mà sinh viên cần chú ý tới. “Miền nóng” tiếp sẽ là “Khoán ngoài phần mềm” để giảm chi phí. Vì công ti đã thải người nhưng họ vẫn cần ai đó làm những việc mà người bị thải trước đó vẫn làm, cho nên giải pháp logic là khoán ngoài nhiều hơn cho các nước có chi phí thấp hơn. Tôi tin trong suy thoái, phần lớn các công ti sẽ khoán ngoài nhiều hơn, không ít hơn. “Miền nóng” khác có thể là “Quản lí hệ thông tin” (MIS) bởi vì mọi công ti đều phải dùng hệ thông tin để phát hiện thay đổi, ra quyết định tốt hơn và trao đổi trực tiếp với mọi người trong công ti và với chính phủ.
Bằng việc dùng công cụ hệ thông tin như “Trinh sát doanh nghiệp,” quản lí cấp cao có thể nhận diện tổ chức nào có rủi ro và tổ chức nào không. Chẳng hạn, công cụ tin tức doanh nghiệp có thể cung cấp cho cấp quản lí thông tin liên quan tới thay đổi thị trường trong thời gian thực tốt hơn là qua giấy tờ chậm chạp mà có thể mất vài tuần hay vài tháng. Với những công cụ này cấp quản lí có thể thấy trước khách hàng nào sẽ cắt bớt kinh doanh của họ và điều chỉnh kho để làm giảm thiểu tổn thất. Các loại quyết định này yêu cầu công nhân có kĩ năng cao để phân tích một miền rộng các thông tin nội bộ và ngoại bộ để hỗ trợ cho phân tích rủi ro nhanh chóng và lập kế hoạch dự phòng.
Đó là kĩ năng được dạy trong hầu hết các chương trình MIS và đây là lí do tại sao tôi tin trong vài năm tới, chương trình MIS sẽ là ưa chuộng của sinh viên. “Miền nóng” khác là “Phương pháp Agile” (SCRUM hay Lập trình cực đoan) bởi vì với việc giảm tài nguyên (người và tiền), các công ti không thể đảm đương được các dự án lớn kéo dài vài năm mà chia nhỏ chúng thành nhiều dự án nhỏ hơn dùng cách phát triển gia tăng cho nên Agile sẽ là phương pháp để chọn lựa. Tôi khuyên rằng sinh viên nên học và thực hành phương pháp này (tôi sẽ có nhiều blog về Agile về sau).
Tóm lại, tôi đã đưa ra một số dự đoán cho dù biết rằng khó mà dự đoán tương lai. Vậy mà tôi không muốn để cuộc khủng hoảng này làm cho sinh viên bị tê liệt bởi sợ hãi và cảm thấy không thoải mái. Đã đến lúc cho mọi sinh viên tiếp tục việc học tập của mình và có dũng cảm để ra quyết định đúng. Khi mọi sự trở nên khắc nghiệt, sinh viên nên ra quyết định kiên quyết bởi vì thời kì xấu là bắt đầu của thời kì tốt tiếp theo.
Dear Students,
Some of you ask me about the global financial crisis and worry about what will happen when you graduate. Of course, it is difficult to predict the future. It is even more difficult to predict the future today as the world is changing faster than what people can type on the key board. Few months ago, oil costs $130 a barrel and people predicted that it would reach $150 then to $200. Few days ago, oil costs about $60 a barrel and nobody is talking about oil anymore. Today the topic is the U.S “automobile industry” and probably few weeks from now, it could be another topic. The global financial crisis has impacted every country, every industry, everybody, everything and nobody can predict when it would end. Because the severity of the recession, most industries stop spending so we can expect the software industry would do the same. Software budget would be reducing by some percentage, and the next thing would be more cost reductions.
As many of you look into the future and it does not look good. It is okay to feel uncomfortable. We are all feeling uncomfortable because this is challenging time. But do not let it distort your thinking; do not get panic, and do not overreact. You must be strong, even in this time of crisis. You must believe that you will survive and emerge wiser into the better times that are to come. You must continue to study hard in these changing times. During the next few years, your goals should be learning, improving your knowledge and that will help you on the path to long-term success. It is easy to be overwhelmed by the event, by the dark cloud that covers ahead. You must find the courage to look beyond the immediate situation toward the better future. You must know that your learning is the most important investment that you make today because what you decide now will define your future.
If you look back in history, you will find that financial crisis tends to be a turning point for something because it forces people to create new ideas, new things and new industries. After the U.S recession of 1979, there was the emerging of the personal computer industry. After the “dot-com” recession of 2001, many poorly managed companies were eliminated but it also strengthened companies such as Amazon, eBay and created new companies such as Google. So as a software professional, I am optimistic that there will be new innovations, new ideas, new companies; new industries emerge from this crisis. Since this financial crisis is global, I think we will see different a turning point that could end some poorly managed businesses such as the financial services, the banking industries, the stock markets, the automotive industries etc. but there will be many new ideas, new industries emerge and they may come not be in the U.S or Europe. Maybe an “unknown” Indian innovator is working on something that will change the industry few years from now. Maybe a Chinese scientist is working on a miracle algorithms that would change the entire software industry in the next few years. Maybe some Vietnamese students are working on ideas that will create a company that worth million dollars few years from now. Any crisis is also an opportunity, if you know how to overcome it. Ten years ago, during the recession, three StanfordUniversity students wrote a “Search engine” program in their dormitory and created “Google”. Thirty years ago, during another recession, two Harvard students dreamed of creating an “operating system” that can be used on a personal computer then called their two-person company “Microsoft”. I am sure you all know what happened to “Google” and “Microsoft” as well as their founders.
We are at the beginning of the globalization era, where events in one place also have significant impact on other places and eventually the whole world because the whole world is fully connected. The current crisis started with the deflation of values in the U.S housing and stock markets but because so many countries invested in U.S banks and financial services, they all felt the impact as the assets value decreased and dragged the entire global economy down. So in this crisis, many companies will not survive, some industries may be eliminated but there will be areas that emerge stronger and better. At this time, the software industry is in the “Panic period” where people cut costs and try to do more with less. Software managers are giving orders such as: No more hiring, no new equipments, no new upgrade, no renewal of contracts, reduce number of projects, only key projects that support business can be maintained. However, every business still needs the support of information technology to operate and bring in money so after the “Panic period” companies will transition to the “Stabilize period” where they will make decisions on how to achieve the goal of reduce costs “pro-actively”.
I have spent several years doing research on technology trends so following is my best guess: To reduce costs, many companies will use “Software as a Service” (SaaS) rather than buy new software and new equipments. I did some reviews and found that even in this crisis; company such as Salefore.com is still doing well so the “Hot area” would be “Software as a Service” and I recommend that students pay attention to this field. Another “Hot area” that may emerge stronger could be “Open source” because it is free. This is another area that students may also want to pay attention. The third “Hot area” could be “Web 2.0” where there are many tools; programs that company could utilize and replace their current platforms with the web (See my articles on Web 2.0). Another “Hot area” that many companies will focus is “Risk management.” The financial crisis forces every company to change the way they manage risks and to re-think their risk strategies. Their mitigation plans will focus more on providing information in real time so management can intervene when needed. The reason for this global crisis was the banking; housing and financial industries did not have risk management. They did not collect risk information or created risk mitigation plan. Many did not even have risks reviews or financial audits so the mismanagement and unethical practices happened with no management oversight. I think from now on, business owners and governments will demand more information about company finances, operations, decisions, and metrics. This would be another area that students need to pay attention. The next “Hot area” would be “Software outsourcing” to reduce costs. Since company already laid-off people but they still need someone do the jobs that their laid-off people used to do, so the logical solution is to outsource more to lower cost countries. I believe in the recession, most companies will outsource more, not less. Another “Hot area” could be the “Management of Information System” (MIS) because every company must use information system to detect changes, make better decisions and communicate direction to people in the company and to government. By using information system tools such as “Business Intelligence”, senior manager can identify which organization has the risk and which do not. For example, business intelligence tools could provide management with information regarding market change in real time rather than a slow paperwork that may take weeks or months. With these tools management can anticipate which customers will cut back their business and adjust the inventory to minimize loss. These kinds of decisions require highly skilled workers to analyze a wide range of internal and external information to support rapid risk analysis and contingency planning. That is the skills taught in most MIS program and this is why I believe in the next few years, the MIS program would be students’ favorite. Another “Hot Area” is the “Agile methods” (SCRUM or Extreme Programming) because the reducing in resources (people and money), companies can not afford to do large projects that last several years but break them into many smaller projects using incremental development so Agile would be the method of choice. I recommend that students learn and practice this method (I will have more Agile Blogs later).
To summary, I have made some predictions even knowing that it is difficult to predict the future. Yet I do not want to let this crisis make students paralyze with fear and feel uncomfortable. It is time for all students to continue their studies and have the courage to make the right decisions. When things get tough, students should make tough decision because bad times are the beginning of the next good times.