Đối thoại với thầy giáo

GS John Vu24/08/2024 12:00
Đối thoại với thầy giáo

Bạn tôi cũng là một giáo sư bảo tôi rằng các khoa công nghệ thông tin đang tập trung tăng dần vào các mục tiêu của họ về kinh doanh toàn cầu, họ đẩy xa thêm khoảng cách giữa bản thân họ với giới hàn lâm truyền thống.

Ông ấy nói: “Chúng tôi không chắc về việc thay đổi cách tiếp cận của mình tới kinh doanh toàn cầu vì chúng tôi không hiểu toàn cầu hoá đủ rõ để dạy cho sinh viên, tất nhiên chúng tôi có thể thảo luận về lí thuyết nhưng ngày nay mọi sự thay đổi nhanh tới mức chúng tôi không thể theo kịp.”

Tôi bảo ông ấy rằng đại học phải đề cập tới lỗ hổng giáo dục và có hành động sửa chữa ngay lập tức sự khập khễnh giữ các chương trình đại học hiện thời và các kĩ năng thế giới thực đang yêu cầu để sinh viên vẫn còn có tính cạnh tranh trong thị trường toàn cầu. Tri thức và kĩ năng CNTT đã thay đổi rất lớn trong thập kỉ qua, và khi nhiều việc kĩ thuật chuyển sang toàn cầu, phần lớn những người sử dụng lao động không còn tìm người lập trình và nhà công nghệ thuần tuý nữa. Tuy nhiên các đại học đã không đáp ứng đủ nhanh chóng để thay đổi và đang không đáp ứng được nhu cầu về những kĩ năng mới nổi lên như kiến trúc phần mềm và người quản lí dự án phần mềm.

Các đại học và công ti toàn cầu cần làm việc cùng nhau để đề cập tới thách thức này bởi vì công việc CNTT có thể thực sự giúp cải tiến nền kinh tế khi nó đi tới xã hội dựa trên tri thức. Giáo dục hiện thời không còn phản ánh thích đáng nhu cầu của thị trường CNTT toàn cầu và nếu không thay đổi đủ nhanh, sinh viên của chúng ta sẽ bị thiệt thòi vì các nước khác đang tiến nhanh hơn để chiếm ưu thế của những lỗ hổng này. Các đại học cần thích ứng giáo trình mới để phát triển các cá nhân có kĩ năng cao với miền kĩ năng rộng của CNTT và doanh nghiệp.

Bạn tôi nói: “Nhưng phần lớn chúng tôi chưa bao giờ làm việc trong ngành công nghiệp phần mềm, chúng tôi không biết làm sao dạy những điều như kiến trúc hay quản lí toàn cầu. Chúng tôi là các nhà khoa học máy tính chứ không phải doanh nhân. Đáng ra trường kinh doanh phải nhận trách nhiệm này vì họ giải quyết với kinh doanh toàn cầu nhiều hơn chúng tôi.”

Tôi bảo ông ấy: “Kinh doanh truyền thống được dạy ở các trường Kinh doanh KHÔNG giải quyết được vấn đề hiện thời. Ngày nay công nghệ thông tin là kinh doanh mới; CNTT là kĩ năng kinh doanh mới mà doanh nghiệp toàn cầu cần. Điều không may là nhu cầu toàn cầu này là sẵn có trong thời gian rất ngắn vì cạnh tranh là cao. Do thiếu hụt người có kĩ năng, nhiều nước đang khoán ngoài công việc cho các nước khác, nhiều nước sẽ thuê những sinh viên có kĩ năng để làm việc ở nước họ, và nhiều nước sẽ mở văn phòng toàn cầu để có những kĩ năng họ cần. Nếu đại học không thay đổi nhanh thì chúng ta sẽ không có khả năng giáo dục sinh viên của mình tận dụng ưu thế của cơ hội này.

Là nhà giáo dục, chúng ta phải giám sát thị trường việc làm toàn cầu, các nhu cầu kinh tế và đáp ứng chúng vì chúng ta chịu trách nhiệm với sinh viên của mình và đất nước mình. Truyền thống về giáo sư biết cái gì là quan trọng cho sinh viên đã qua rồi. Ngày nay, giáo sư phải hiểu nền kinh tế toàn cầu vì công nghiệp đang chỉ đạo kĩ năng quan trọng nào sinh viên phải có trước khi họ có thể thuê sinh viên. Vì có nhiều trường, tôi nghĩ một số trường sẽ thay đổi và một số sẽ không đổi nhưng khi họ giáo dục sinh viên, ông sẽ thấy trường nào hấp dẫn nhiều sinh viên hơn trường khác. Ngày nay công ti sẽ thuê sinh viên từ các trường dạy một số kĩ năng và họ sẽ bỏ qua các trường  truyền thống không hiểu nhu cầu của họ. Khi sinh viên biết điều đó, họ sẽ đăng kí học ở các đại học có thể đề cập tới nhu cầu này để đảm bảo rằng họ sẽ có việc tốt khi họ tốt nghiệp. Trong tương lai gần nhiều sinh viên sẽ làm việc cho các công ti nước ngoài khi toàn cầu hoá mở rộng.

Một số người có thể đi làm việc ở nước ngoài; một số có thể làm việc ở nhà vì internet nối mọi người với công ti toàn cầu. Nhiều người sẽ nhận lương cao hơn các công ti địa phương khi cạnh tranh tăng nhiệt và với lương tốt hơn thì cuộc sống của họ sẽ cải thiện.  Điều quan trọng là hiểu xu hướng này bởi vì nó cũng ảnh hưởng tới sự thịnh vượng kinh tế. Mười năm trước, Ấn Độ là một nước nghèo với số dân lớn; do cải tiến trong giáo dục nó hội tụ mọi nỗ lực vào công nghệ thông tin và bây giờ có hơn 10 triệu người làm việc trong miền này. Công nghiệp CNTT Ấn Độ đóng góp 15% GDP trong thời gian rất ngắn. Nhiều nước bây giờ đang theo mô hình này khi họ cải tiến hệ thống giáo dục của họ.

Bạn tôi hỏi: “Những kĩ năng quan trọng nào chúng tôi không dạy  trong Khoa học máy tính hiện nay? Ông đang nói về các môn kinh doanh hay tài chính sao?”

Tôi bảo ông ấy: “Với công nghiệp phần mềm, hiểu khách hàng là kĩ năng quan trọng nhất cho nên tôi nghĩ kĩ năng nóng bản chất cho lực lượng lao động hiện thời là Kĩ nghệ yêu cầu, Kiến trúc công ti, An ninh hệ thống, Quản lí dự án phần mềm, Tích hợp hệ thống và Quản lí nhà cung cấp, và chúng tất cả đều là các môn công nghệ thông tin. Đây là các môn học được thiết kế với cái vào từ các công ti để phát triển ở các sinh viên những vai trò CNTT mới trong thế giới thay đổi nhanh này. Tuy nhiên, các môn học này còn chưa sẵn có tại đa số đại học nơi sinh viên giỏi nhất thường đăng kí học.

Yêu cầu kĩ năng mới đang gửi tín hiệu cho sinh viên rằng các môn học hàn hâm hiện thời bây giờ lạc hậu rồi hay không còn có giá trị trong công nghiệp. Các đại học hàng đầu cần tổ hợp những kĩ năng này vào trong giáo trình của họ ngay lập tức, vì chúng bây giờ là một phần của nghề CNTT. Họ cần nhận ra sinh viên của họ sẽ không làm việc tốt ở chỗ làm việc nếu thiếu chúng. Tương lai của nền kinh tế của chúng ta sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của những sinh viên mức cao này.

Bạn tôi nói: “Ông đang đòi hỏi nhiều việc rồi. Sẽ phải mất thời gian dài để đưa các môn này vào thực tế. Chúng tôi tìm đâu ra thời gian để dạy chúng vì chúng tôi đều rất bận dạy học.”

Tôi bảo ông ấy: “Tất nhiên chúng ta tất cả đều bận rộn nhưng trong vài năm qua, tôi đã thấy đầu tư khổng lồ vào miền giáo dục Công nghệ thông tin. Trên khắp thế giới, CNTT đang trở thành miền then chốt cho đầu tư và phát triển tài nguyên con người. Mĩ, châu Âu, Ấn Độ và Trung Quốc đang dẫn đầu thay đổi với nhiều môn công nghệ trong chương trình đào tạo của họ. Là nhà giáo dục chúng ta phải hiểu rằng ngay cả trong giáo dục, cạnh tranh cũng cao.

Nhiều trường đã làm việc chuyển đổi để thêm CNTT như một yêu cầu cho mọi lĩnh vực. Nhiều chính phủ có mong đợi lớn về CNTT như giải pháp cho việc suy thoái kinh tế hiện thời; khu vực giáo dục vẫn còn là một trong số ít khu vực vẫn nhận được ngân quĩ, cho dù trong thời kì khó khăn này. Tôi nghĩ nếu ông muốn, ông  có thể dành thời gian để cải tiến chương trình giáo dục bất kể ông bận thế nào.

Bạn tôi nói: “Nhưng điều đó sẽ tốn thời gian, cho dù chúng tôi làm việc vất vả sẽ mất nhiều năm cho thay đổi xảy ra. Ông đang đòi hỏi điều không thể được.”

Tôi bảo ông ấy: “Vâng, đó là thách thức cho mọi nhà giáo dục. Chúng ta tất cả đều đối diện với sức ép lớn vô cùng từ sinh viên để làm thay đổi xảy ra nhưng chúng ta phải làm thay đổi này thật nhanh chóng. Mọi năm, vào quãng thời gian này phần lớn sinh viên đang chuẩn bị để xin việc và nhiều người tới gặp tôi xin lời khuyên. Kiếm việc trong phần mềm còn nhiều điều hơn chỉ là điền đơn nhưng có một số điều sinh viên có thể đem theo tới cuộc phỏng vấn để làm cực đại hoá cơ hội kiếm việc.

Tính ‘làm thuê được’ như vậy về bản chất là hợp thành của tri thức, kĩ năng, và tính hiệu quả trong việc giới thiệu những kĩ năng đó và cách thức theo đó họ phải trao đổi với người chủ sử dụng lao động của mình. Chúng ta có trách nhiệm giúp họ kiếm được cơ hội tốt nhất có thể được. Tôi nghĩ nền giáo dục tốt là sự bắt đầu tốt, khi có liên quan tới tính làm thuê. Bằng cấp CNTT bao giờ cũng là cần để kiếm nghề tốt trong thời gian dài. Điều then chốt mà chúng ta phải nhớ là giáo dục CNTT không kết thúc với mảnh bằng mà nó chỉ là bắt đầu. Nếu sinh viên của chúng ta muốn vẫn còn có khả năng cạnh tranh, họ sẽ cần thường xuyên cải tiến kĩ năng của mình.

Chúng ta phải giáo dục sinh viên của mình rằng việc học tập không bao giờ dừng khi họ rời khỏi trường mà nó phải là việc học cả đời. Ngày nay nhiều người đang học ở các lĩnh vực khác đang chuyển vào CNTT bởi vì đây là miền có sự phát đạt nghề tốt. Là nhà giáo dục chúng ta chịu trách nhiệm với sinh viên của mình và nước mình và nếu chúng ta không làm việc tốt trong giáo dục họ, không giúp họ có nghề nghiệp tốt, thì chúng ta làm hỏng sinh viên của mình cũng như bản thân mình

English version

Conversation with teacher

My friend who is also a professor told me that as Information Technology departments increasingly focus their objectives with global business, the further they distance themselves from traditional academia. He said: “We are not sure about changing our approach to global business since we do not understand globalization well enough to teach our students, of course we can discuss theories but today things change so fast that we can not keep up”.

I told him that university must address its education gap and take immediate action to correct the mismatch between current university programs and the real-world skills required for its students to remain competitive in a global market. The IT knowledge and skills have changed significantly over the past decade, and as many technical jobs move globally, most employers are no longer looking for programmers and pure technologists anymore. However universities have not responded quickly enough to the change and are failing to fulfill the need for emerging skills such as software architect and software project manager. Universities and global companies need to work together to address the challenge because IT works could really help improve the economy as it moves towards a knowledge-based society. Current education no longer adequately reflects the needs of the global IT market and if not change fast enough, our students will suffer as other countries are moving faster to take advantage of these gaps. Universities need to adapt new curricula to develop highly-skilled individuals with a broad range of IT and business skills.

My friend said: “But most of us never work in the software industry, we do not know how to teach things such as architect or global management. We are computer scientist not business people. It should be the business school responsibilities since they are dealing with global business more than we do”.

I told him: “It is NOT the traditional business taught at Business school that deals with the current issue. Today information technology is the new business; IT is the new business skills that global business wants. Unfortunately this global need is available for a very short time as competition is high. Due to the shortage of skilled people, many countries are outsourcing works to other countries, many will hire skilled students to work in their countries, and many will open office globally to have the skills that they need. If university does not change fast then we will not be able to educate our students to take advantage of this opportunity. As educator, we must monitor the global job market, the economy needs and fulfill them since we are responsible for our students and our country. The tradition that professor knows what is important to students is gone. Today, professor must understand the global economy as the industry is dictating what important skills that students must have before they can hire them. Since there are many schools, I think some will change and some will not but as they educate students, you will see which school attracts more students than the others. Today company will hire students from schools that teach certain skills and they will ignore the traditional schools that do not understand their needs. As students know that, they will enroll in universities that can address this need to ensure that they will get good jobs when they graduate. In the near future many students will work for foreign companies as globalization is expanding. Some may travel to work oversea; some may work at home as the internet connects people with global companies. Many will receive higher salaries than local companies as the competition heat up and with better salaries their life will improve.  It is important to understand this trend because it also influences the prosperity of the economy. Ten years ago, India is a poor country with a large population; due to the improvement in education it focuses all efforts on the information technology and now has more than 10 million people working in this area. India IT industry contributes 15% of the GDP in a very short time. Many countries are now following this model as they improving their education system.

My friend asked: “What are the important skills that we do not teach in Computer science today? Are you mentioning business or finance courses?”

I told him: “For software industry, understand customer is the most important skills so I think the hot skills essential to current workforce are Requirements Engineering, Enterprise Architecture, System Security, Software Project management, System Integration and Supplier management, and they are all Information technology courses. These are courses designed with input from companies to develop students for new IT roles in this fast changing world. However, these courses are not yet available at major universities where the best students used to enroll. The new skill requirement is sending a signal to students that current academic courses are now obsolete or no longer valued at industry. Top universities need to incorporate these skills into their curricula immediately, as they are now an integral part of the IT profession. They need to realize their students will not fare well in the workplace without them. The future of our economy will depend on the development of these high-level students.

My friend said: “You are asking for a lot of works. It will take a long time to get these courses in place. Where do we find time to do them as we are very busy teaching.”

I told him: “Of course we are all busy but in the past few years, I have seen huge investment in Information Technology education area. All over the world, IT is becoming a key area for investment and development of human resources. The U.S, Europe, India and China are leading the change with more technology courses in their training programs. As educator we must understand that even in education, competition is also high. Many schools have made the switch to add IT as a requirement for all fields. Many governments have great expectation for IT as the solution for the current economic recession; the education sector remains one of the few that is still receiving funding, even in these difficult times. I think if you want, you could make time to improve the education program regardless of how busy you are.

My friend said: “But it will take time, even we work hard it will be several years for change to happen. You are asking the impossible.”

I told him: “Yes, it is a challenge for all educators. We are all facing tremendous pressure from our students to make change happens but we have to make this transition quickly. Every year, around this time most students are preparing for applying jobs and many come to see me for advises. Getting a job in software is much more than just filling applications but there are a number of things that students can bring to an interview to maximize your chances of getting the job. Such ‘employability’ is essentially a composite of knowledge, skills, and the effectiveness in presenting those skills and the manner in which they must communicate to their employers. We are responsible to help them to get the best chance possible. I think a good education is a good start, as far as employability is concerned. An IT degree is always necessary to break into a good career for the long term. A key thing that we must remember is that IT education does not end with the degree but it is just the beginning. If our students wish to remain competitive, they will need to constantly improve their skills. We must educate our students that learning never stops when they leave the school but it must be a lifelong learning. Today many people who study other fields are moving into IT because this is the area that have good job prospect. As educator we are responsible for our students and our country and if we do not does a good job in educating them, help them to have a good career, then we fail our students as well as ourselves

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Xu hướng thị trường

Khi tôi đi tiến hành nghiên cứu về xu hướng phần mềm toàn cầu, tôi có thể thấy bằng chứng về cuộc khủng hoảng tài chính ở hầu khắc mọi nước với công nhân bị sa thải và các công ti phần mềm hết khả năng kinh doanh.

Kỹ năng doanh nghiệp - kỹ thuật

Sinh viên thường hỏi tôi liệu họ nên theo đuổi nghề trong kĩ thuật hay quản lí.

Gửi các bạn sinh viên

Để giúp một số sinh viên có thể muốn ghi danh vào đào tạo phần mềm

Gửi sinh viên

Các bạn sinh viên thân mến,

Tìm việc làm trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp

Trong mười năm qua, các trường doanh nghiệp và đặc biệt là Thạc sĩ về Quản trị doanh nghiệp (MBA) đã là lĩnh vực phổ biến nhất với số lớn sinh viên đăng kí học nhưng cuộc khủng hoảng tài chính đang toả chấn động tới tất cả các trường doanh nghiệp.

Tình huống việc làm tại Mỹ cho các đại học

Ngành công nghiệp công nghệ Mĩ có được việc làm trong năm 2008

Tìm việc làm trong thời kinh tế kém

Cuộc khủng hoảng tài chính đang tạo ra thời kì gay go cho mọi quốc gia và mọi công ti.

Lời khuyên cho sinh viên tốt nghiệp

Nhiều sinh viên nghĩ tốt nghiệp là chặng cuối của học tập bởi vì họ không phải tới trường nữa. Đó là sai lầm lớn bởi vì có bằng cấp mới chỉ là bắt đầu.

Sinh viên tốt nghiệp tìm việc làm

Để tôi chia sẻ với các bạn một câu chuyện hay tôi đã đọc từ báo hôm nay (5/5/2009) về hai sinh viên khoa học máy tính John Smith và Thomas Jones. Cả hai đều tốt nghiệp năm nay và đang tìm việc.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025