Nhu cầu hàng đầu là trong lập trình máy tính vì số người tốt nghiệp bằng cử nhân trong Khoa học máy tính, Kĩ nghệ phần mềm và Quản lí hệ thông tin không tăng nhanh như mong đợi. Mặc dầu nhu cầu tổng thể vẫn còn cao nhưng có một số kĩ năng có nhu cầu mạnh nhất như Người quản trị cơ sở dữ liệu, An ninh tính toán, hỗ trợ Tính toán mây, và phân tích Big data. Khảo cứu này nói rằng toàn cảnh việc làm cho nhà chuyên nghiệp CNTT là tuyệt vời trong 10 năm tới với 72% các công ti mong đợi thuê thêm công nhân CNTT.
Tuy nhiên kĩ năng công nghệ không phải là điều duy nhất các công ti cần, để đảm bảo công nhân mới sẽ có hiệu quả, nhiều công ti cũng nhìn vào kĩ năng mềm của họ như kĩ năng làm việc trong tổ và kĩ năng trao đổi của họ, đặc biệt với người doanh nghiệp. Một người quản lí giải thích: “Tôi muốn người doanh nghiệp của chúng tôi hiểu cách CNTT có thể giúp họ được hiệu quả hơn và làm cho việc của họ được thực hiện, và điều đó có thể xảy ra chỉ khi công nhân CNTT có thể giải thích rõ ràng cách CNTT có thể được đưa vào sử dụng tốt.
Bạn có thể thực hiện hệ thống CNTT tốt nhất trên thế giới, nhưng nếu người doanh nghiệp không hiểu phải làm gì với chúng, chúng là vô dụng. Kĩ năng quan trọng nhất là khả năng giải thích trong ngôn ngữ chung được dùng trong miền doanh nghiệp, như tiếp thị, bán hàng và tài chính, và KHÔNG dùng ngôn ngữ kĩ thuật CNTT mà người doanh nghiệp không hiểu và đó là lí do tại sao người tốt nghiệp Quản lí hệ thông tin là có giá trị hơn Khoa học máy tính vì họ có tri thức về doanh nghiệp bên cạnh tri thức kĩ thuật.”
Ngày nay kĩ năng kĩ thuật là KHÔNG đủ cho thăng tiến nghề nghiệp vì phần lớn các công ti đang tìm người có sự trộn lẫn khác biệt của kĩ năng và kinh nghiệm để đề bạt vào cấp quản lí hay vị trí cao hơn. Do đó sinh viên kĩ thuật cần bổ sung kĩ năng kĩ thuật của họ bằng những “kĩ năng mềm” nào đó cho việc thăng tiến tiềm năng. Sau đây là một số kĩ năng mềm quan trọng mà họ cần phát triển:
1) Kĩ năng trao đổi: Khả năng nói rõ ràng cũng như nghe chăm chú. Bạn cũng có thể cần học ít nhất một ngoại ngữ như tiếng Anh.
2) Kĩ năng làm việc tổ: Khả năng làm việc tốt trong tổ. Có khả năng chia sẻ thông tin, cộng tác và nhận vai trò lãnh đạo khi thích hợp.
3) Kĩ năng quản lí thời gian: Khả năng ưu tiên hoá các nhiệm vụ và dùng thời gian cho việc làm một cách khôn ngoan để làm cho mọi sự được thực hiện.
4) Kĩ năng giải quyết vấn đề: Khả năng giải quyết vấn đề khi chúng nảy sinh, nhận trách nhiệm giải quyết chúng tương ứng và không bỏ chúng cho ai đó khác.
5) Kĩ năng tâm trí cởi mở: Khả năng chấp nhận và học từ các phê bình và liên tục tăng trưởng như một nhà chuyên nghiệp.
6) Kĩ năng tự tin: Khả năng có dũng cảm để làm việc làm với thái độ bình thản và gây hứng khởi tin tưởng trong người khác. Khả năng làm việc tốt dưới sức ép.
7) Kĩ năng thích nghi: Khả năng thích nghi với tình huống mới và thách thức, sẵn lòng chấp nhận thay đổi và cởi mở với ý tưởng mới.
8) Kĩ năng học cả đời: Khả năng liên tục học những điều mới và đọc nhiều và có tri thức tổng thể về xu hướng thị trường.