Đồng thời, năng suất nông nghiệp đã tăng lên trên 250% do nhiều tự động hoá và các trang thiết bị nông trại phức tạp. Một nông trại điển hình sử dụng quãng 200 công nhân năm 1950 nay chỉ cần quãng 75 công nhân nhưng có thể tạo ra nhiều sản lượng hơn bao giờ.
Một nhà phân tích giải thích: “Tương tự như công nghiệp chế tạo, nông nghiệp cũng áp dụng công nghệ để tăng tự động hoá cho năng suất và lợi nhuận cao hơn. Ngay cả các nông trại nhỏ bây giờ đang dùng công nghệ thông tin để dự báo hình mẫu thời tiết, gió, điều kiện đất đai, nhu cầu thị trường, và làm giá trước khi họ bắt đầu trồng cây trồng.”
Công nghệ thông tin đã giảm số công nhân lao động trong các cơ xưởng và nông trại nhưng làm tăng số công nhân trong các công ti công nghệ. Công nghệ có thể làm tăng năng suất, hiệu quả và lợi nhuận với ít người hơn nhưng cũng tạo ra tác động nghiêm trọng cho các nước vẫn còn phụ thuộc vào lao động chi phí thấp như Trung Quốc, Malaysia, và Bangladesh v.v. Câu hỏi nhiều nhà kinh tế đã nêu ra là “Các nước đó đang làm gì với số lớn công nhân thất nghiệp không có việc làm tương lai?” Một nhà phân tích kết luận: “Nó là quả bom hẹn giờ đợi lúc nổ và không có hành động thích hợp bây giờ, mọi sự sẽ thành tồi tệ nhất.”
Ngày nay chế tạo cỡ lớn của Mĩ có thể tạo ra nhiều sản phẩm hơn với ít công nhân hơn vì họ dùng robot thay vì con người. Công nghệ robotic đã tiến bộ và làm thay đổi nhiều thứ. Tuần trước tôi gặp một nhà khoa học làm việc trên công nghệ về xe tự lái. Ông ấy dự đoán rằng trong mười năm tới sẽ không có việc làm cho người lái taxi hay xe tải.
Ông ấy nói: “Các công ti vận tải sẽ là công ti đầu tiên chấp nhận xe tự lái. Công ti taxi sẽ có hàng nghìn xe đỗ tại các vị trí quanh thành phố. Khách hàng có thể liên lạc với trung tâm điện thoại và bảo họ nơi bạn muốn đi rồi trả tiền bằng thẻ tín dụng của bạn. Chiếc taxi được lập trình theo yêu cầu của bạn sẽ đón bạn ở nơi bạn ở và rồi lái bạn tới chỗ bạn muốn đi.” Ông ấy háo hức về tương lai: “Bước tiếp sẽ là thay thế mọi xe hơi bằng xe tự lái. Không có người lái, nó sẽ an toàn hơn vì mọi xe tự lái sẽ được lập trình tuân theo tốc độ nào đó và tránh tai nạn. Cùng điều này cũng xảy ra cho công nghiệp vận tải nữa. Trong năm mươi tới sáu mươi năm nữa, mọi người sẽ không phải lái xe mà ngồi trong xe tự lái, đọc tin tức trên điện thoại thông minh của họ, hay gửi tin nhắn cho bạn bè họ. Tưởng tượng rằng mọi người sẽ mua xe tự lái mới và các công ti như Toyota, Honda, Ford, Mercedes v.vc. sẽ làm ra nhiều tiền. Tất nhiên, Google cũng ở trong kinh doanh xe bây giờ và ai biết cái gì sẽ xảy ra tiếp? Nếu Steve Jobs còn sống, có thể Apple sẽ có xe tự lái nữa.”
Khi tôi nhìn vào tương lai gần, tôi có thể hình dung ra một thế giới đầy những robots đang làm nhiều thứ mà mọi người đang làm hiện nay. Nhiều công việc văn phòng sẽ có robots để trả lời điện thoại, viết tài liệu và lập lịch các nhiệm vụ; những quyết định đơn giản nào đó sẽ được thực hiện bởi phần mềm trinh sát doanh nghiệp; phân tích tài chính và kế toán sẽ được thực hiện một cách tự động bằng phần mềm; thầy giáo sẽ dạy lớp với vài nghìn sinh viên trong Môn học trực tuyến mở dành cho đại chúng (MOOC).
Mọi thứ có thể được tự động hoá sẽ được tự động và công nghệ sẽ thay đổi mọi thứ. Ngày nay những công nghệ này đã được dùng theo qui mô nhỏ nhưng nó sẽ bành trướng nhanh vì nó hiệu quả và giảm chi phí cho công ti. Mười năm trước, nếu tôi nói một giáo sư có thể dạy cho hàng nghìn sinh viên vào cùng một lúc thì bạn có thể đã cười nhưng bạn tôi dạy MOOC ở Stanford bảo tôi rằng lớp Trí tuệ nhân tạo của anh ấy đã có mười bẩy nghìn sinh viên tuần trước. Vài năm trước, nếu tôi nói xe hơi có thể tự lái, bạn có thể nghĩ rằng đó là sản phẩm của truyện khoa học viễn tưởng nhưng nó là thực tại ngày nay.
Mối bận tâm của tôi không phải là với công nghệ hay điều nó có thể làm mà với con người, người sẽ mất việc làm do tiến bộ trong công nghệ. Điều gì sẽ xảy ra cho họ? Ai đó có thể nghĩ rằng họ sẽ tìm việc làm khác trong khu vực không dùng công nghệ nhưng câu hỏi của tôi là khu vực nào sẽ không bị tác động bởi công nghệ?
Ngày nay công việc văn phòng, công việc chế tạo, công việc nông nghiệp toàn áp dụng công nghệ để giảm chi phí. Chúng ta đang ở giữa cuộc cách mạng công nghệ thông tin điều làm thay đổi mọi thứ và cuộc cách mạng này đang xảy ra nhanh hơn và mạnh mẽ hơn cuộc cách mạng công nghiệp đã xảy ra một thế kỉ trước. Với công nghệ mới được tạo ra tương ứng theo luật Moore, những thứ mới được tạo ra cứ mỗi 18 tháng; nhiều thứ sẽ xảy ra nhanh hơn và ảnh hưởng tới toàn thể nền kinh tế toàn cầu.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp, công nhân làm việc trong nông nghiệp có thể chuyển việc làm vào chế tạo với đào tạo tối thiểu vì phần lớn công việc vẫn dựa trên lao động thủ công. Tuy nhiên ngày nay, không có giáo dục đúng trong khu vực đặc thù như STEM điều đó sẽ là không thể được vì công việc công nghệ là công việc trí tuệ chứ không phải là công việc lao động thủ công. Với tiến bộ của công nghệ, nhiều người sẽ mất việc làm hơn là tìm được việc làm vì mọi công việc tương lai đều yêu cầu tri thức và kĩ năng khác và nó KHÔNG cần nhiều công nhân lao động.